daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan.........................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................18
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................18
5. Câu hỏi nghiên cứu chủ yếu của đề tài .................................................................19
6. Các kết quả nghiên cứu đạt được của luận án.......................................................19
7. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................20
8. Kết cấu luận án......................................................................................................23
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH .............................24
1.1. Khái luận về quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ...................24
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại kinh tế biển...................................................24
1.1.2. Khái niệm phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững.................................26
1.1.3. Khái niệm, vai trò, công cụ quản lý nhà nước về phát triển kinh tế biển theo
hướng bền vững.........................................................................................................28
1.2. Nội dung quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững của địa phương
cấp tỉnh và các tiêu chí đánh giá ...............................................................................31
1.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững
...................................................................................................................................31
1.2.2. Ban hành chính sách phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ................33
1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ..........38
1.2.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhằm phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững...........................................................................................................................39
1.2.5. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững...........................................................................................................................40
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ....42
1.3.1. Các yếu tố khách quan ....................................................................................42
1.3.2. Các yếu tố chủ quan ........................................................................................44
1.4. Kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững của một số
địa phương trong và ngoài nước và bài học rút ra cho tỉnh Bình Định ....................46
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững của một số
địa phương trong và ngoài nước ...............................................................................46
1.4.2. Bài học rút ra cho tỉnh Bình Định về quản lý phát triển kinh tế biển theo
hướng bền vững.........................................................................................................51
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH ......................................................54
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội, tiềm năng và kết quả phát triển kinh tế
của tỉnh Bình Định ....................................................................................................54
2.1.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định ............................54
2.1.2. Tiềm năng phát triển kinh tế biển của tỉnh Bình Định....................................56
2.1.3. Khái quát về kết quả phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tại tỉnh
Bình Định giai đoạn 2013-2017................................................................................58
2.2. Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững tại tỉnh Bình Định.............................................................................................68
2.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững....68
2.2.2. Ban hành chính sách phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ................73
2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững ..........92
2.2.4. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhằm phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững...........................................................................................................................95
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững tại tỉnh Bình Định giai đoạn 2013-2017 ..........................................................99
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân........................................................99
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân....................................................................103
Chương 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH ..............................111
3.1. Dự báo xu hướng phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững trên thế giới và
Việt Nam .................................................................................................................111
3.2. Bối cảnh tác động đến quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững tỉnh
Bình Định ................................................................................................................113
3.3. Quan điểm, mục tiêu và phương hướng quản lý phát triển kinh tế biển theo
hướng bền vững tại tỉnh Bình Định ........................................................................118
3.3.1. Quan điểm .....................................................................................................118
3.3.2. Mục tiêu ........................................................................................................119
3.3.3. Phương hướng ...............................................................................................119
3.4. Các giải pháp hoàn thiện quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững
tại tỉnh Bình Định....................................................................................................120
3.4.1. Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững.........................................................................................................................120
3.4.2. Hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế biển theo hướng bền vững............123
3.4.3. Hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý phát triển kinh tế biển theo
hướng bền vững.......................................................................................................134
3.4.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững.........................................................................................................................136
3.5. Một số kiến nghị...............................................................................................137
3.5.1. Kiến nghị với Chính phủ...............................................................................137
3.5.2. Kiến nghị với các Bộ liên quan.....................................................................138
KẾT LUẬN.............................................................................................................142
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA NGHIÊN CỨU SINH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngày nay, phát triển kinh tế biển (PTKTB) được các quốc gia cũng như các
địa phương có biển trên thế giới đặc biệt quan tâm. Biển ngày càng đóng vai trò
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế (PTKT), đảm bảo an ninh - quốc phòng
(AN-QP) và chủ quyền lãnh thổ của các địa phương, các quốc gia có biển. Trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh và hợp tác giữa
các quốc gia trên thế giới ngày càng diễn biến phức tạp.
Việt Nam nằm phía Tây Biển Đông, có bờ biển dài khoảng 3620 km, nằm trên
đường hàng hải đông đúc thứ hai trên thế giới, con đường chiến lược về giao lưu,
thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, là nơi tập trung nhiều
nguồn tài nguyên thiên nhiên (TNTN), chiếm tới một phần ba toàn bộ đa dạng sinh
học biển thế giới. Với tiềm năng to lớn đó, biển đã và đang tạo nền tảng, cơ hội cho
Việt Nam từng bước trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đồng thời
Việt Nam cũng là một trong các quốc gia chịu hậu quả nặng nề nhất do tác động của
môi trường như bão, lụt, ngập mặn,...
Bình Định là tỉnh ven biển có nhiều TNTN phong phú, có nguồn nhân lực
(NNL) dồi dào chưa khai thác hết, có tiềm năng phát triển các ngành kinh tế đang
vươn lên mạnh như: kinh tế hàng hải (vận tải biển, cảng biển), hải sản (khai thác,
nuôi trồng, chế biến hải sản), du lịch biển (DLB),.. Việc khai thác tiềm năng lợi thế
của biển có ý nghĩa to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của
Tỉnh. Trong thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung đầu tư phát triển mạnh kinh
tế biển (KTB) và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa KTB trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn.
Ngành kinh tế hàng hải (vận tải biển, cảng biển) đã góp phần tích cực vào
nguồn thu ngân sách thông qua hệ thống thuế, phí và lệ phí cảng, vận chuyển hàng
hóa, tạo một lượng lớn về công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao chất
lượng cuộc sống, góp phần ổn định an sinh xã hội; Ngành hải sản (khai thác, nuôi
trồng, chế biến hải sản) đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế
(PTKT), trở thành ngành mũi nhọn, đóng góp lớn vào ngân sách, giải quyết được
nhiều việc làm cho lao động của Tỉnh. Đáng chú ý là từ năm 2013 đến nay, các
chính sách hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ nhiên liệu, thiết bị máy móc,… được thực hiện tốt
đã góp phần cho ngư dân có điều kiện đóng mới, nâng công suất tàu cá, mua sắm
trang thiết bị và ngư lưới cụ, mở rộng ngư trường, bám biển dài ngày khai thác thủy
sản (KTTS) hiệu quả hơn. Từ năm 2013-2017, bình quân mỗi năm ngư dân trong
Tỉnh đã đóng mới 189 tàu cá công suất lớn; công suất bình quân 156 CV trở lên/tàu.
Tỉnh có 7.112 tàu, tổng công suất 1.109.472 CV, trong đó có 3.469 tàu công suất từ
90 CV trở lên, thành lập 204 tổ đoàn kết và 1 hợp tác xã KTTS để hỗ trợ nhau trong
việc tìm ngư trường, giúp đỡ nhau khi gặp hoạn nạn, thay phiên vận chuyển sản
phẩm vào bờ,… mang lại hiệu quả thiết thực [16], [17], [18], [19], [20]. Cơ sở hạ
tầng (CSHT) và dịch vụ hậu cần nghề cá được đầu tư phát triển. Khu neo đậu tàu
thuyền đã được Nhà nước đầu tư khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư
dân neo đậu và bán sản phẩm. Trên địa bàn Tỉnh có 3 doanh nghiệp (DN) và 6 cơ sở
dịch vụ thu mua, chế biến hải sản và 30 cơ sở chuyên cung cấp nước đá cho ngư
dân. Những năm qua, giá trị sản xuất (GTSX) ngư nghiệp của Tỉnh tăng bình quân
trên 9,1%/năm. Hàng năm nghề KTTS đã giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao
động trực tiếp và trên 3.000 lao động làm dịch vụ hậu cần nghề cá [20]. Đời sống
vật chất và tinh thần người dân ở các xã ven biển ngày càng được cải thiện. Sự lớn
mạnh của các đội tàu đánh bắt cá đã góp phần thiết thực vào PTKT, đồng thời góp
phần bảo vệ, giữ vững chủ quyền biển đảo của tổ quốc; Ngành DLB đóng góp lớn
vào nền kinh tế, doanh thu ngành du lịch và thu nhập xã hội từ du lịch không ngừng
tăng lên qua các năm; với tốc độ tăng trưởng về doanh thu ngành du lịch thì mức độ
đóng góp của ngành du lịch Bình Định cho ngân sách nhà nước (NSNN) cũng tăng
lên nhanh chóng, cả về quy mô lẫn tốc độ theo chiều hướng năm sau tăng hơn năm
trước.
Tuy nhiên, PTKTB của Tỉnh chưa theo hướng bền vững (BV) và đang gặp
nhiều khó khăn. Đối với ngành kinh tế hàng hải (vận tải biển, cảng biển), việc đầu
tư dàn trải, thiếu quy hoạch đồng bộ, hệ thống cảng chưa được kết nối tối ưu giữa
các cảng, bên cạnh đó chưa kết nối đồng bộ với hệ thống giao thông đường bộ,
đường không, đường sắt, đường thủy, đặc biệt là kết nối với các đầu mối quan trọng
đó là các cửa khẩu, sân bay, ga tàu để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, khu
vực kinh tế trọng điểm Miền Trung (KVKTTĐMT) và tỉnh Bình Định; Ngành hải
sản còn tình trạng khai thác mang tính hủy diệt, khai thác trái phép trên vùng biển
nước ngoài. Hải sản khai thác trên biển chưa được bảo quản kịp thời và đúng quy
trình công nghệ nên làm cho chất lượng hải sản bị giảm sút. Các mặt hàng hải sản
của Tỉnh chủ yếu phát triển theo chiều rộng, nghiêng về số lượng hơn chất lượng,
dẫn tới hiệu quả kinh tế thấp; việc đánh bắt và khai thác vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, ít
có DN lớn có thương hiệu nổi trội; sự cạnh tranh quyết liệt giữa các DN dẫn tới
hiệu quả đánh bắt không cao. Đội tàu biển mới chủ yếu đảm nhận các tuyến nội địa
và quanh khu vực Đông Nam Á; trình độ quản lý yếu, thiếu kinh nghiệm tham gia
thị trường vận tải quốc tế. Năng suất khai thác thuỷ sản giảm, hiệu quả khai thác xa
bờ thấp. Môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản (NLTS) vẫn tiếp tục giảm. Bên
cạnh đó công tác tìm kiếm thị trường, dự báo ngư trường, công tác thống kê còn bất
cập; Ngành DLB thiếu sự quy hoạch tổng thể (QHTT), đồng bộ và tổng hòa từ
nhiều khía cạnh của nền kinh tế trong Tỉnh nói riêng và KVKTTĐMT nói chung;
hiệu quả trong quản lý du lịch chưa cao, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước (QLNN)
chưa ngang tầm với nhiệm vụ trước mắt và lâu dài; v.v... Những hạn chế này đặt ra
cho chính quyền tỉnh Bình Định bài toán lớn trong việc quản lý phát triển kinh tế
biển theo hướng bền vững (PTKTBTHBV).
Với cách tiếp cận theo góc độ QLNN về PTKTBTHBV, trong những năm qua,
có thể thấy chính quyền tỉnh Bình Định đã có chủ trương, chiến lược, quy hoạch,
chính sách nhằm PTKTBTHBV. Tuy nhiên những chủ trương, chiến lược, quy
hoạch, chính sách này mới là bước đầu, chưa đồng bộ, nhất quán, chưa tạo môi
trường thuận lợi để PTKTBTHBV; tổ chức bộ máy quản lý và công tác kiểm tra,
giám sát cũng còn nhiều thiếu sót, thực hiện chưa nghiêm. Do đó, việc khảo sát,
phân tích, đánh giá thực trạng quản lý PTKTB tại tỉnh Bình Định, trên cơ sở đó tìm
ra những giải pháp nhằm quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định là cấp thiết, có
tính thời sự cao, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Từ những phân
tích, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững tại tỉnh Bình Định” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
2.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững của Việt Nam và nước ngoài
2.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững của Việt Nam
Nguyễn Thị Tú (2000), Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái
biển Việt Nam trong xu thế hội nhập, đề tài cấp Bộ [55]. Đề tài đã làm rõ thực trạng
về PTDL sinh thái biển Việt Nam trong xu thế hội nhập. Qua đó, đánh giá những
thành công, hạn chế và nguyên nhân của những thành công, hạn chế của quá trình
PTDL sinh thái biển Việt Nam để làm cơ sở đề xuất những định hướng, giải pháp
cho quá trình PTDL sinh thái biển Việt Nam. Đề tài mới chỉ nghiên cứu về du lịch
sinh thái biển mà chưa nghiên cứu đến các hoạt động, lĩnh vực khác trong nội dung
PTKTB và nghiên cứu ở Việt Nam nói chung chứ chưa nghiên cứu cụ thể tại một
địa phương nào.
Trần Quốc Quỳnh (2003), Bàn về phát triển kinh tế xã hội bền vững ở Việt
Nam, truy cập từ [48]. Bài báo đã đề
cập đến quan điểm PTBV từ ngày xưa đến hôm nay, trãi qua kinh nghiệm cuộc
sống lâu đời, ngày nay xã hội loài người đã nhận thức đầy đủ về khái niệm PTBV
tại nhiều quốc gia trên khắp hành tinh. Tuy vậy, Việt Nam vẫn đang đứng trước
nhiều thách thức và những vấn đề nóng bỏng về PTBV. Bài báo đã đưa ra một số
nội dung cần được quan tâm đầy đủ và ưu tiên hơn trong quá trình PTBV. Những
vấn đề này nếu không được triển khai thực hiện kịp thời, khi đã quá muộn sẽ rất tốn
kém và hậu quả khó lường trước. Tuy nhiên bài báo chỉ mới dừng lại ở việc bàn về
phát triển KT-XH nói chung mà chưa đề cập đến vấn đề quản lý PTKTBTHBV.
Trần Nguyễn Tuyên (2006), Phát triển bền vững - kinh nghiệm quốc tế và định
hướng giải pháp đối với Việt Nam, truy cập từ
TTHL_125/267 [56]. Bài báo này phân tích kinh nghiệm quốc tế về PTBV, một số
vấn đề rút ra đối với việc thực hiện chiến lược PTBV ở Việt Nam và đưa ra những
kiến nghị đối với Việt Nam trong việc thực hiện chiến lược PTBV. Tuy nhiên bài
báo chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới về
PTBV và một số giải pháp đối với Việt Nam mà chưa đề cập đến PTBV về KTB và
chưa đi sâu vào nghiên cứu cụ thể cho một địa phương nào.
Vũ Thị Minh Loan (2007), Quản lý nhà nước trong việc nâng cao thị phần
vận tải của đội tàu biển Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế, Viện nghiên cứu kinh tế
và phát triển, Hà Nội [40]. Luận án đã đề cập đến nội dung QLNN và thực trạng
công tác QLNN trong việc nâng cao thị phần vận tải của đội tàu biển Việt Nam,
nhưng chỉ nghiên cứu đối với việc nâng cao thị phần vận tải mà chưa đề cập đến
hoạt động QLNN ở các mảng nội dung khác như DLB hay hải sản.
Phạm Trung Lương (2007), Phát triển du lịch biển bền vững từ góc độ môi
trường, truy cập từ
&code=1054 [42]. Bài báo cho rằng DLB có vai trò quan trọng trong PTDL Việt
Nam và ngày càng phát triển với tư cách là một trong những ngành KTB chủ yếu.
Trong quá trình phát triển, hoạt động DLB hiện đang đứng trước nhiều vấn đề về
môi trường như sự suy giảm các hệ sinh thái biển, đa dạng sinh học, ô nhiễm nước
biển,... môi trường du lịch vùng biển và ven biển Việt Nam đã có những dấu hiệu
tố ảnh hưởng đến quản lý PTKTBTHBV và kinh nghiệm quản lý PTKTB của các
địa phương trong và ngoài nước.
Hai là, trên cơ sở thu thập các dữ liệu từ nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp,
luận án đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh
Bình Định về các mảng kinh tế, xã hội, môi trường; phân tích về chiến lược và quy
hoạch biển, về các chính sách, về bộ máy quản lý, về kiểm tra giám sát
PTKTBTHBV. Từ đó luận án đã chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế trong quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định.
Ba là, trên cơ sở một số dự báo xu hướng, bối cảnh PTKTB trên thế giới và ở
Việt Nam, cũng như quan điểm, mục tiêu và phương hướng quản lý PTKTB của
tỉnh Bình Định, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục những hạn chế
trong công tác quản lý PTKTBTHBV.
Việc giải quyết những khó khăn trong quản lý PTKTBTHBV của tỉnh Bình
Định có ý nghĩa hết sức quan trọng khi đất nước đang đẩy nhanh quá trình CNH,
HĐH. Điều này đòi hỏi cần có sự phối hợp hành động của các Bộ, Ngành từ
trung ương đến địa phương, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của cộng đồng,
đặc biệt là sự tham gia tích cực của chủ DN, dân cư vùng biển, đang tham gia trực
tiếp vào HĐKT biển.
Quá trình nghiên cứu, NCS đã thu thập và xử lý tài liệu, số liệu sơ cấp, thứ
cấp; khảo sát lấy ý kiến; đồng thời có những phỏng vấn chuyên gia, các nhà khoa
học, nhà quản lý, trao đổi ý kiến để làm sáng tỏ các quan điểm nghiên cứu liên quan
đến nội dung QLNN về PTKTBTHBV. Tuy nhiên có những vấn đề, nội dung tác
giả chưa thực sự nghiên cứu trọn vẹn hay cần có thời gian để thực tiễn kiểm
nghiệm. Thông qua kết quả nghiên cứu, NCS mong muốn đóng góp một phần nhỏ
vào công tác quản lý PTKTBTHBV tại tỉnh Bình Định. Đồng thời hy vọng công
trình nghiên cứu này sẽ đáp ứng được các yêu cầu đề ra đối với luận án tiến sĩ kinh
tế. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, xong do trình độ và khả năng còn hạn chế nên chắc
chắn trong luận án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót không mong muốn, NCS
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo, các nhà khoa học và
đồng nghiệp để hoàn chỉnh hơn nữa luận án.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế Văn hóa, Xã hội 0
D Nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình đối với phát triển kinh tế tại Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và sự phát triển của kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay Môn đại cương 0
D lý luận về sản xuất hàng hóa (kinh tế hàng hóa) và phát triển kinh tế hàng hóa ở việt nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Triết học của Khổng Tử nho gia và ý nghĩa của nó đỗi với sự phát triển kinh tế xã hội trong thời đại của chúng ta Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện công tác lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm tại huyện hòa an, tỉnh cao bằng Văn hóa, Xã hội 0
D Ảnh hưởng của vị trí địa lí của Singapore đối với phát triển kinh tế xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Báo cáo thực tập tại công ty phát triển kinh tế duyên hải (cofidec) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top