Download miễn phí Đề tài Phát triển kinh tế tập thể trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt Nam, lý luận thực trạng giải pháp
Tính đến cuối năm 2005, cả nước có trên 17.000 hợp tác xã, trong đó có khoảng 8.500 hợp tác xã nông nghiệp, 2.150 hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trên 600 hợp tác xã thương mại - dịch vụ, trên 500 hợp tác xã xây dựng, gần 500 hợp tác xã thuỷ sản, trên 1.100 hợp tác xã giao thông vận tải, trên 2.600 hợp tác xã dịch vụ điện năng, 50 hợp tác xã môi trường . và trên 900 quỹ tín dụng nhân dân. Các hợp tác xã đã tạo việc làm và thu nhập cho trên 10 triệu lao động với mức thu nhập bình quân 300.000 - 500.000 đồng/tháng, đóng góp 8% GDP.
Những năm gần đây, nhờ có Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và đặc biệt là từ khi có Nghị quyết 13 Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 5 (Khoá IX) về kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, HTX ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ và đang ngày càng giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Đến 30/06/2004, cả nước có trên 16.000 HTX, liên hiệp HTX trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, thu hút trên 8,5 triệu hộ xã viên và người lao động tham gia. Đến nay, hầu hết các HTX cũ đã chuyển đổi sang mô hình HTX mới, số yếu kém hay tồn tại hình thức đã làm thủ tục giải thể, mỗi năm có trên 1000 HTX mới thành lập. Mô hình HTX kiểu mới đã được xác lập và khẳng định trong thực tiễn cuộc sống với các yêu cầu : xã viên tham gia HTX là hoàn toàn tự nguyện, có góp vốn; công tác quản lý trong HTX từng bước được củng cố và hoàn thiện; quyền tự chủ của kinh tế hộ không bị mất đi, mà được hỗ trợ thêm từ phía HTX; nội dung hoạt động của HTX được mở rộng theo hướng đa dạng và nâng cao hiệu quả.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-06-de_tai_phat_trien_kinh_te_tap_the_trong_thoi_ki_qua_do_len_c_v7IHtQnYDz.png /tai-lieu/de-tai-phat-trien-kinh-te-tap-the-trong-thoi-ki-qua-do-len-cnxh-o-viet-nam-ly-luan-thuc-trang-giai-phap-90864/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Kinh tế tập thể góp phần hướng tới xã hội hợp tác cùng phát triển
Với nền tảng tư tưởng hợp tác và phong trào HTX gần 200 năm qua, Kinh tế tập thể (KTTT) đã trở thành một loại hình tổ chức phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới, có ý nghĩa kinh tế, chính trị, văn hoá- xã hội to lớn đối với từng quốc gia. Không những thế, KTTT còn trở thành phong trào quốc tế sâu rộng, liên kết trong tổ chức Liên minh HTX quốc tế (ICA- International Cooperative Allien). Đối với nước ta, phát triển KTTT là một tất yếu khách quan trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội và củng cố nền quốc phòng - an ninh đất nước, là chủ trương lớn, nhất quán và xuyên suốt của Đảng trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Vị trí của KTTT trong phát triển đất nước :
-Về kinh tế: KTTT đóng góp quan trọng cho GDP của cả nước trên hai kênh: trực tiếp và gián tiếp thông qua việc nâng cao hiệu quả của kinh tế thành viên hợp tổ chức KTTT. KTTT chiếm bình quân gần 8,28% GDP (1995-2006), trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân (bao gồm các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp) chiếm bình quân 7,92%, khu vực kinh tế nhà nước chiếm bình quân 39,06%, khu vực kinh tế cá thể chiếm bình quân 31,93% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm bình quân 12,36% trong cùng thời kỳ.
Kinh tế thành viên tổ chức KTTT là bộ phận hữu cơ của KTTT, thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện đang được thống kê vào khu vực kinh tế cá thể, cùng với KTTT ước tính chiếm trên 15% trong GDP.
-Về xã hội: KTTT tạo việc làm, góp phần tăng thu nhập cho thành viên và người lao động, cung cấp hàng hoá và dịch vụ xã hội. Hiện có khoảng 14 triệu người, trong đó khu vực HTX khoảng 10,5 triệu lao động, tổ hợp tác khoảng 3,5 triệu lao động. Lao động khu vực KTTT tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản, chiếm tới 96% tổng số lao động.
Thông qua việc đạt được lợi ích chung về kinh tế, thành viên tổ chức KTTT tăng thu nhập, gắn kết hơn với nhau, mở rộng các sinh hoạt cộng đồng, giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, cải thiện đời sống văn hoá.
-Về chính trị- văn hoá: KTTT hướng tới phát huy vai trò trong phát triển tinh thần “hợp tác”, cộng đồng, từng bước hiện thức hoá các giá trị đạo đức cao đẹp và các nguyên tắc HTX; nâng cao trách nhiệm xã hội của từng công dân cũng như của cộng đồng; tạo điều kiện cho cộng đồng ngày càng ổn định và gắn kết với nhau hơn. Thông qua tổ chức KTTT, thành viên của cộng đồng có thể cùng nhau giải quyết các vấn đề có liên quan đến cuộc sống của họ, góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ dân cư, củng cố an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, nhất là ở các vùng nông thôn, miền núi, biên giới, vùng đồng bào dân tộc.
-Về thể chế: KTTT, một mặt tạo ra kênh mới trong huy động nguồn lực để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặt khác thúc đẩy sự hợp tác giữa các thành viên để nâng cao hiệu quả hoạt động của từng thành viên; vừa góp phần tạo ra sự cạnh tranh trong nền kinh tế, vừa giảm sự khắc nghiệt và cạnh tranh không cần thiết giữa các thành viên; vừa phát huy cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của thành viên, vừa tạo ra sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
Như vậy thành phần kinh tế tập thể có vai trò vo cùng quan trọng trong nền kinh tế nước ta
II ,THỰC TRẠNG THÀNH PHẦN KINH TẾ TẬP THỂ Ở VIỆT NAM
1, Vài nét về kinh tế Việt Nam :
Muốn nói đến thực trạng của thành phần kinh tế tập thể truocs hết chúng ta hãy điểm qua vài nét chung của nền kinh tế Việt Nam .
Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Kể từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự đổi mới về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Con đường đổi mới đó đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng cùng kiệt đói, bước đầu xây dựng nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội.
Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Năm 1991 Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời. Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa - tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ chức tài chính, ngân hàng, hình thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ, thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường đất đai Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tạo môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong gần hai thập kỷ đổi mới vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra được một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được khuyến khích phát triển, tạo nên tính hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực xã hội phục vụ cho tăng trưởng kinh tế. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối...
Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1990 đến 2005, tỷ trọng của khu vực nông nghiệp đã giảm từ 38,7% xuống 20,89% GDP, nhường chỗ cho sự tăng lên về tỷ trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 41,03%, còn khu vực dịch vụ được duy trì ở mức gần như không thay đổi: 38,6% năm 1990 và 38,10% năm 2005. Trong từng nhóm ngành, cơ cấu cũng có sự thay đổi tích cực. Trong khu vực nông nghiệp, tỷ trọng của ngành nông và lâm nghiệp đã giảm từ 84,4% năm 1990 xuống 77,7% năm 2003, phần còn lại là tỷ trọng ngày càng tăng của ngành thủy sản. Trong cơ cấu công nghiệp, tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến tăng từ 12,3% năm 1990 lên 20,8% năm 2003, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của khu vực dịch vụ thay đổi theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch
Cơ cấu các thành phần kinh tế ngày càng được chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân được phát triển không hạn chế về quy mô và địa bàn hoạt động trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Từ những định hướng đó, khung pháp lý ngày càng được đổi mới, tạo thuận lợi cho việc chuyển dần từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, nhằm giải phóng sức sản xuất, huy động và sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tạo đà cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Khi sửa đổi Luật doanh nghiệp (năm 2000), các doanh nghiệp tư nhân đã có điều kiện thuận lợi để phát triển. Bộ luật này đã thể chế hóa quyền tự do kinh doanh của các cá nhân trong tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm, dỡ bỏ những rào cản về hành chính đang làm trở ngại đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp như cấp giấy phép, thủ tục, các loại phí Tính trong giai đoạn 2000-2004, đã có 73.000 doanh nghiệp tư nhân đăng ký mới, tăng 3,75 lần so với giai đoạn 1991-1999. Cho đến năm 2004, đã có 150.000 doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động theo Luật doanh nghiệp, với tổng số vốn điều lệ là 182.000 tỷ đồng. Từ năm 1991 đến năm 2003, tỷ trọng của khu vực kinh tế tư nhân trong GDP đã tăng từ 3,1% lên 4,1%, kinh tế ngoài quốc doanh khác từ 4,4% lên 4,5%, kinh tế cá thể giảm từ 35,9% xuống 31,2%, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 6,4% lên 14%. Từ 1/7/2006, Luật Doanh nghiệp 2005 (áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong nước và đầu...