starla1774

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Về sức khoẻ cộng đồng, điều tra cho thấy các hội chứng phổ biến ở làng nghề là hô hấp, tai mũi họng, phổi. Các loại bệnh này liên quan với các yếu tố môi trường như bụi, hoá chất và tính chất công việc. Tai nạn lao động nguyên nhân do sử dụng điện, sử dụng máy cưa, vận chuyển gỗ. Số tiền chữa bệnh cho một người dân bình quân 1 năm là 50.000đ/người, cả xã là 565 triệu đồng.
IV.3. Hiệu quả hoạt động của làng nghề cân đối giữa kinh tế và môi trường.
Làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ hoạt động đã thu hút được 6.000 lao động trong xã và 4000 lao động từ các vùng lân cận (baó cáo hàng năm của UBND xã - 2000).
Tổng thu nhập năm 2000 là 83 tỷ đồng.
Đóng góp vào ngân sách xã 500 triệu đồng.
Đóng góp vào ngân sách huyện 500 triệu đồng.
Để phát triển bền vững hàng năm làng nghề phải chi ra 200 triệu (cung cấp và xử lý nước).
20 x 12 = 240 triệu (thu gom rác)
500 triệu (khôi phục cảnh quan, bảo đảm diện tích xanh)
565 triệu (chi phí bảo vệ sức khoẻ).
Tổng số, làng nghề phải chi ra mỗi năm 1.505 triệu cho việc bảo vệ môi trường.
Để đạt được hiệu quả hoạt động của làng nghề, kết hợp với bảo vệ môi trường, làng nghề đã có dự án xây dựng khu sản xuất tách khỏi khu dân cư.
Với diện tích mặt bằng 12,6 ha, có hệ thống cung cấp nước và xử lý nước 1,5 tỷ (trong khu sản xuất) dự kiến đi vào hoạt động vào quý II/2002 khi đó hoạt động của làng nghề ít ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất.
Khi khu sản xuất đi vào hoạt động, hiệu quả kinh tế được nâng cao, đồng thời môi trường được đảm bảo.
Ta có thể nhận xét tổng hợp sự hoạt động của làng nghề là có hiệu quả cân đối giữa kinh tế và môi trường, nên phát huy phát triển kinh tế, kết hợp với đầu tư cho việc bảo vệ môi trường, vừa đạt hiệu quả kinh tế, vừa mang nét văn hoá truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam ta.
V- Giải pháp - kiến nghị.
1. Qui hoạch thành những khu công nghiệp tập trung xa khu dân cư giảm thiểu sự ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân về: tiếng ồn, ô nhiễm không khí, nguồn nước.
2. Mỗi hộ sản xuất phải tự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề môi trường từ đó đưa ra những biện pháp làm giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình sản xuất của mình, làm được như vậy sẽ thoả mãn nguyên tắc cả hai đạt được hiệu quả kinh tế, giảm chi phí môi trường.
3. Trồng thêm những cây xanh để cung cấp nhiều ô xy, hạn chế lượng bụi bay trong không khí.
4. Cơ quan có chức năng phải quan tâm tới làng nghề và khuyến khích các hộ sản xuất bằng việc tìm được đầu ra, xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường ngoài nước.
5. Cũng cần có cơ quan quản lý nguồn đầu vào của làng nghề: gỗ lấy ở đâu? Những loại gỗ nào được khai thác, chi phí?
6. cần tuyên truyền, giáo dục cho người dân vấn đề môi trường, những ảnh hưởng của việc sản xuất trực tiếp với sức khoẻ của họ để họ có thể biết cách bảo hộ phòng ngừa cho mình trong khi đang sản xuất.
7. Mở trung tâm đào tạo để thu hút các nghệ nhân, thợ giỏi có chuyên môn sư phạm trực tiếp giảng dạy hướng dẫn nhằm bồi dưỡng kiến thức, tay nghề và năng khiếu nghề nghiệp cho những người có nhu cầu.
8. cần tổ chức cho cán bộ, thợ lành nghề đi tham quan, nghiên cứu thị trường trong nước và ngoài nước để tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu và ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
9. Những mùn cưa một mặt sử dụng cho việc sấy gỗ và sử dụng cho sinh hoạt đun nấu hàng ngày của con người phần còn thừa có thể làm sản xuất bàn bằng các chất liệu đó ép lại.

A- Đặt vấn đề
Làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kị thuộc xã Đồng Quang - huyện Từ Sơn - thuộc tỉnh Bắc Ninh. Nó ra đời và tồn tại đã hơn 3 thế kỷ qua. Với dân số là 11.300 người và 1973 hộ gia đình mà gần như hầu hết đều tham gia vào việc sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ. Hàng năm thì GDP của xã đạt tới 83 tỷ VNĐ (GDP 2000). Hàng năm Đồng Kị đã tạo ra được hàng chục triệu sản phẩm các loại để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và làm cho cuộc sống của dân cư tăng lên rõ rệt. Song hiện nay Đồng Kị còn gặp một vấn để khó khăn đó chính là vấn đề mâu thuẫn giữa EG và EQ. Khi cuộc sống ngày càng được nâng lên thì chất lượng môi trường ở đây lại giảm xuống một cách rõ rệt. Và điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người dân và nói làm giảm đi tính hiệu quả trong kinh tế. Hàng ngày với lượng chất thải được thải ra từ các cơ sở sản xuất đã làm cho không khí ở đây rất ô nhiễm. Hầu hết cả làng diện tích xanh là không có. Để mở rộng diện tích sản xuất thì các diện tích cho hồ đã bị thu hẹp lại dẫn tới sự mất cân bằng trong hệ sinh thái. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe người dân.
Vì vậy việc xây dựng đề án nhằm giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là rất cần thiết.
Đồ án được xây dựng nhằm giúp Đồng Kị có những chính sách về đường lối kinh tế cũng như về môi trường đề góp phần nâng cao được tính hiệu quả trong phát triển sản xuất cũng như hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Do đây chỉ là đề tài nghiên cứu đầu tiên của chúng em nên phạm vi nghiên cứu mới chỉ ở mức độ nhỏ hẹp chưa đi sâu đượcvào bản chất bên trong của vấn đề được. Đề tài này mới chỉ nghiên cứu sơ bộ mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường.
Để thực hiện đề tài chúng em dùng những kiến thức ban đầu về phương pháp CBA kết hợp với phương pháp liệt kê danh mục các điều kiện môi trường.

B- Giải quyết vấn đề
I. Cơ sở lý luận.
Trước khi đi vào nghiên cứu đề tài, chúng tui muốn có một cách nhìn tổng quát về vấn đề môi trường. Đó là nhìn nhận trên góc độ các khái niệm từ đó hiểu rõ được các vấn đề về môi trường như tầm quan trọng trong của môi trường tự nhiên cũng như mối quan hệ giữa hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế - Để đảm bảo được tính khách quan và khoa học trong quá trình, nghiên cứu. Chính vì lẽ đó mà chúng tui sẽ nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau.
I.1. Các khái niệm về môi trường, môi trường tự nhiên.
Đứng trên góc độ kinh tế học môi trường thì chỉ quan tâm đến môi trường sống của con người đó là tổng hợp tất cả các yếu tố bao quanh con người nó có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người.
Môi trường tự nhiên là một tài sản hay một nguồn tài nguyên của xã hội loài người, nó bao gồm rất nhiều yếu tố cấu thành rất phức tạp. Các yếu tố đó có thể chia thành hai loại là tài nguyên có khả năng tái sinh và tài nguyên không có khả năng tái sinh được thể hiện qua sơ đồ sau:


Những tài nguyên không tái sinh nhưng tạo ra khả năng phục vụ tái sinh như một mảnh đất có thể được sử dụng để duy trì sản xuất nông nghiệp. Sản lượng nông nghiệp được duy trì đó là phục vụ tái sinh.


C- Kết thúc vấn đề

Nghề thủ công là một sự lựa chọn tất yếu cho sự phát triển của nông thôn Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ một nhà kinh tế môi trường chúng ta phải đánh giá một cách đầy đủ những lợi ích và chi phí cho hoạt động phát triển. Nếu chỉ quan tâm tới phát triển sản xuất kinh doanh mà không nhìn nhận tới những tác động xấu do hoạt động sản xuất kinh doanh đó đến môi trường và sức khỏe người dân thì không đảm bảo sự phát triển trong bền vững. Quá trình nghiên cứu đề tài đã cho thấy rõ được điều đó thể hiện trong mối quan hệ mật thiết giữa kinh tế và bảo vệ môi trường. Xu hướng phát triển của làng nghề Đồng Kỵ - Bắc Ninh trong tương lai hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn vì sản phẩm được ưa thích rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước, nên giữ cho làng nghề không bị mai một theo thời gian là mục tiêu trong chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ của những nhà kinh tế - môi trường của các cơ quan quản lý và của những người dân, đặc biệt là những người dân sống trong vùng.
Cuối cùng chúng em xin Thank sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình thầy giáo trực tiếp giảng dạy: TS. Nguyễn Thế Chinh, chúng em mong được sự đóng góp ý kiến của thầy để đề tài nghiên cứu của chúng em được hoàn chỉnh hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Phát triển kinh tế làng nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 Luận văn Kinh tế 0
F Thiết kế Trung tâm bảo tồn và phát triển làng tranh Đông Hồ Kiến trúc, xây dựng 0
L Thực trạng và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hải Dương Kiến trúc, xây dựng 0
P Thực trạng và các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống Đại Bái tỉnh Bắc Ninh Luận văn Kinh tế 0
U lễ hội, làng nghề ở Bắc Ninh và điều kiện để phát triển du lịch lễ hội làng nghề ở Bắc Ninh. Thực trạng và đề xuất Luận văn Kinh tế 0
D TĂNG CƯỜNG HOẠT ÐỘNG CỦA TRUNG TÂM KHUYẾN CÔNG VÀ TƯ VẤN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ÐỐI VỚI CÁC LÀNG NGHỀ Nông Lâm Thủy sản 0
D PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRONG CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM Nông Lâm Thủy sản 0
D Tiềm năng, thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng hoa Sa Đéc, Đồng Tháp Địa lý & Du lịch 0
M Mở rộng tín dụng ngân hàng phục vụ cho phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
F Phát triển các làng nghề ở tỉnh Hà Tĩnh theo hướng bền vững Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top