tinhla_gi205165

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

PHẦN I : MỞ ĐẦU
I.Nhiệm vụ của dạy học tập đọc ở tiểu học
1. Đọc là gì?
Để xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần làm rõ “Đọc là gì?”. Trong thực tế dạy đọc, người ta thường hay phiến diện và cực đoan, không hiểu khái niệm “đọc” một cách đấy đủ. Nhiều khi người ta thường nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ - âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát ra thành lời, nghĩa là đã đọc thì phải thành tiếng. Vì vậy họ đánh giá một giờ dạy chỉ dựa vào một căn cứ duy nhất : đếm xem có bao nhiêu em được đứng dậy đọc. Ngược lại, có người lại quan niệm đọc chỉ là để hiểu những nghĩa lý những gì được đọc, tức là tìm hiểu bài. Vì vậy, thầy - trò sa vào hỏi đáp về văn bản, sa vào bình giá mà không chịu đọc chính văn bản đó.
Có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định nghĩa thường nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của đọc. Trong cuốn “Sổ tay thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga” (1988), Viện sỹ M.R.Lơvôp đã định nghĩa : “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)”. Đây là một định nghĩa rất phù hợp với dạy học Tập đọc ở tiểu học. Định nghĩa này thể hiện một quan điểm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình giải mã bậc hai : chữ viết → âm thanh và chữ viết (âm thanh) → nghĩa. Như vậy, đọc không chỉ là “đánh vần”, phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đó chính là một sự tổng hợp của cả hai quá trình này.
2. Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở tiểu học
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dung trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khă năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Chính vì vậy, trường tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và có hệ thống. Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu này – đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học sinh.
3. Nhiệm vụ của dạy học Tập đọc ở tiểu học
Phân môn Học vần (thực hiện nhiệm vụ dạy học chữ) cũng thực hiện nhiệm vụ dạy đọc nhưng mới dạy đọc ở mức sơ bộ nhằm giúp học sinh sử dụng bộ mã chữ - âm. Hết lớp 1, học sinh có nhiệm vụ phải đọc trơn tiếng (âm tiết). Việc đọc trơn các từ, ngữ đoạn, câu chưa trở thành yêu cầu bắt buộc. Việc thông hiểu văn bản chỉ đặt ra ở mức độ thấp và chưa có hình thức chuyển thẳng từ chữ sang nghĩa (đọc thầm). Như vậy, Tập đọc với tư cách là một phân môn Tiếng Việt tiếp tục những thành tựu dạy học mà Học vần đạt được, năng lên đầy đủ, hoàn chỉnh hơn.
Tính đa nghĩa của đọc kéo theo tính đa nghĩa của “biết đọc”. “Biết đọc” được hiểu theo nhiều mức độ. Một em bé mới đi học, biết đánh vần “cờ - o - co”, ngập ngừng đọc từng tiếng một, thế cũng gọi là đã biết đọc. Đọc, thâu tóm được tư tưởng của một cuốn sách trong vài ba trang cũng là biết đọc. Chọn trong biển sách báo của nhân loại những gì mình cần, trong một ngày nắm được tinh thần của hàng chục cuốn sách cũng gọi là biết đọc. Những năng lực này không phải tự nhiên mà có. Không thể chờ đợi gặt hái những gì mà ta không gieo trồng. Nhà trường phải từng bước hình thành và trường tiểu học nhận nhiệm vụ đặt viên gạch đầu tiên.
3.1. Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của đọc : đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). cần hiểu kỹ năng đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên đọc là giải mã chữ - âm một cách sơ bộ. Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm được các từ chìa khóa, câu “chìa khóa” (câu trọng yếu, câu chốt) trong bài, biết tóm tắt nội dung của đoạn ; với những bài văn, biết phát hiện ra những yếu tố “văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như vậy, lúc này biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với văn bản, chiếm lĩnh được văn bản (bài khóa) ở các tầng bậc khác nhau : nội dung các sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thuydung231094

New Member
cho tui xin link mới của bài viết Phát triển năng lực đọc cho HS tiểu học với. Thank mọi người rất nhiều
 

thuydung231094

New Member
cho tui xin link mới của bài viết Phát triển năng lực đọc cho HS tiểu học với. Thank mọi người rất nhiều
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận trong chương trình ngữ văn thpt nhằm phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trong dạy học đại số lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát triển năng lực cảm thụ văn học Luận văn Sư phạm 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học Đa thức trong chương trình THCS Luận văn Sư phạm 0
D Phát Triển Năng Lực Tư Duy Và Lập Luận Toán Học Cho Học Sinh Lớp 5 Qua Dạy Học Giải Bài Tập Hình Học Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top