daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA HỌC SINH
THÔNG QUA DẠY HỌC LĨNH VỰC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Hà Thị Lan Hương
Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Đổi mới giáo dục phổ thông theo quan điểm phát triển chương trình nhằm hình
thành phẩm chất chủ yếu và phát triển năng lực cho người học đã được quán triệt trong các
văn bản pháp lí của Việt Nam ở tất cả các cấp trong đó tập trung chủ yếu vào các thông tư,
quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên có một yếu tố không kém phần quan
trọng đóng góp cũng như quyết định cho thành công của công cuộc đổi mới là thông qua
dạy học các môn học/ lĩnh vực khoa học đó làm thế nào để góp phần phát triển năng lực
chung cũng như năng lực chuyên biệt của học sinh. Bài báo đưa ra bối cảnh để chứng minh
vì sao cần phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh
vực khoa học tự nhiên ở trung học cơ sở (THCS), cấu trúc năng lực nghiên cứu khoa học
và việc phát triển năng lực này cho học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên
ở THCS. Đây có thể coi như là mô hình minh họa cho việc phát triển các năng lực khác
thông qua các môn học/lĩnh vực khác nhau ở THCS.
Từ khóa: Năng lực nghiên cứu khoa học, lĩnh vực khoa học tự nhiên, cấu trúc năng lực
nghiên cứu khoa học, phát triển năng lực.
1. Mở đầu
Phát triển chương trình môn học theo tiếp cận năng lực đã được nhiều quốc gia có nền giáo
dục tiên tiến tổ chức thực hiện và đạt được những thành tựu nhất định, qua đó người học được
phát triển những năng lực để từ đó vận dụng vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc
sống hàng ngày [5, 9,12-14]. Đi liền với việc phát triển chương trình môn học theo tiếp cận này là
việc tổ chức dạy học để làm thế nào phát triển được năng lực chung và năng lực chuyên biệt thông
qua dạy học môn học/lĩnh vực cũng được các nước quan tâm và tìm kiếm giải pháp thực hiện. Ở
Việt Nam, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [2] đã được chuẩn bị và triển khai từ rất sớm,
ngay sau Đại hội Đảng lần thứ 11 (năm 2011), và nhất là từ khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế [1]. Một trong những quan điểm
được nhấn mạnh trong chương trình là xây dựng yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu, năng lực
hàng đầu. Ở các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến và phát triển, trong chương trình bậc THCS đã
xây dựng các lĩnh vực học tập trong đó có lĩnh vực Khoa học Tự nhiên mà thông qua học tập lĩnh
vực này đã phát triển được năng lực chung và năng lực chuyên biệt của học sinh trong đó có năng
lực khoa học, năng lực tìm tòi nghiên cứu khoa học, kĩ năng quá trình khoa học,. . . Hiện nay ở
Việt Nam, Bộ GD&ĐT vẫn đang gặp khó khăn cho quyết định chương trình phổ thông tổng thể có
phân chia thành các lĩnh vực như đã dự thảo hay giữ nguyên theo các môn học truyền thống ở cấp
THCS. Tuy nhiên, dù theo quyết định nào thì việc phát triển năng lực trong đó có năng lực nghiên
cứu khoa học thông qua môn học hay lĩnh vực học tập là cần thiết và phù hợp với xu hướng của
thời đại. Mô hình phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh
vực Khoa học Tự nhiên ở THCS được tác giả đưa ra để áp dụng cho việc xây dựng chương trình
theo các lĩnh vực dự thảo của Bộ GD&ĐT nhưng cũng có thể vận dụng cho việc dạy các môn học
riêng rẽ về Khoa học Tự nhiên và luôn thích ứng với xu hướng cũng như trào lưu của các quốc gia
trên thế giới và trong khu vực thời kì hội nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị TW 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo.
[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015. Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình
giáo dục phổ thông mới. Dự thảo của Bộ GD&ĐT.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2011. Sổ tay PISA. Dành cho cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên
trung học (lưu hành nội bộ).
[4] Trương Xuân Cảnh, 2015. Đề xuất cấu trúc năng lực thực nghiệm và tiêu chí đánh giá năng
lực thực nghiệm của học sinh THPT. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 114, tr. 25-27.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp phát triển kỹ năng tiền học đường cho trẻ 5 – 6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
D kinh nghiệm dạy học môn âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học đáp ứng mục tiêu chương trình gdpt 2018 Luận văn Sư phạm 0
D vận dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận trong chương trình ngữ văn thpt nhằm phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trong dạy học đại số lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
D Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát triển năng lực cảm thụ văn học Luận văn Sư phạm 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển năng lực cho học sinh thông qua dạy học Đa thức trong chương trình THCS Luận văn Sư phạm 0
D Phát Triển Năng Lực Tư Duy Và Lập Luận Toán Học Cho Học Sinh Lớp 5 Qua Dạy Học Giải Bài Tập Hình Học Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top