trungnguyen0206
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại bùng nổ thông tin đã tiếp sức cho tri thức khoa học của nhân
loại phát triển và đổi mới nhanh chóng theo tốc độ lũy tiến. Do đó khoảng
cách giữa sự vô hạn của tri thức nhân loại và sự có hạn của kiến thức cá nhân
ngày càng lớn hơn, thậm chí những kiến thức, kĩ năng hiện có nhanh chóng trở
nên lạc hậu và không đủ thỏa mãn nhu cầu sống của con người. Tự học, tự
nghiên cứu đã trở thành chìa khóa vàng để rút ngắn khoảng cách trên. Với mục
đích đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng hiện đại
hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước cũng sớm đưa vào
Luật Giáo dục yêu cầu: “Cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập theo
hướng tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và
năng lực tự học của học sinh…” (NQ TW2 – Luật Giáo dục). Theo đó, tự học
đã trở thành nhu cầu của thời đại, không những thế “ Tự học, tự đào tạo là một
con đường phát triển suốt đời của mỗi con người trong nền kinh tế xã hội nước ta
hiện nay và cả mai sau " (Đỗ Mười)
Đổi mới phương pháp dạy học với phương châm:“ Học sinh là mặt trời
xung quanh nó quy tụ mọi phương diên giáo dục” (J. Dewey) đã đề cao vai trò
của học sinh như là nhân vật trung tâm. Mục đích của đổi mới giáo dục là “
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, chuyển mạnh nền giáo dục
chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều sang giáo dục tương tác nhằm hình thành
nhân cách và phát triển năng lực người học. Trong số những phẩm chất, năng lực
cần hình thành cho học sinh thì năng lực đầu tiên và quan trọng nhất là năng lực
tự học. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khuyên “Trong cách học, phải lấy tự
học làm cốt ”. Năng lực tự học có sẵn trong mỗi người. Để đánh thức được kho
báu tiềm ẩn đó người học phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu, nhà trường phải
thay đổi cách dạy: dạy học sinh cách học trong đó có dạy cách tự học.
Dù đang trên đường đổi mới nhưng dạy học Văn hiện nay vẫn còn nặng về
truyền thụ kiến thức theo hướng đọc chép nên nhiều học sinh tỏ ra không mặn
mà, không hứng thú với môn Văn. Để khắc phục hạn chế đó phương pháp dạy
học Văn đã chuyển dần từ giảng văn sang đọc - hiểu văn bản và “dạy cho học
sinh biết cách tự đọc, lấy việc tự đọc nuôi việc tự học, từ đó mà lớn lên, tham gia
chủ động vào các hoạt động xã hội ” (Trần Đình Sử). Nghĩa là chuyển từ truyền
thụ kiến thức sang hình thành kĩ năng, lấy kĩ năng tự đọc làm cơ sở cho kĩ năng
tự học, lấy kĩ năng tự học làm cốt lõi để phát triển năng lực tự học Ngữ văn.
Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là một phần quan trọng của
chương trình Ngữ văn 11 với những truyện ngắn chọn lọc nổi tiếng nhất trong
đời văn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan (Truyện
“Hai đứa trẻ ” , “Chữ người tử tù”, “Chí Phèo”, “ Đời thừa ”, “Tinh Thần thể
dục”). Trong số đó có bốn truyện ngắn là trọng tâm của kì thi THPT quốc gia, tuy
nhiên do thời gian học trên lớp có hạn, người dạy chưa chú trọng dạy kĩ năng tự
học, học trò còn thụ động, chưa dành thời gian cần thiết cho việc tự học nên hiệu
quả của chưa cao.
Xuất phát từ yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực và thực
trạng trên chúng tui chọn đề tài “Phát triển năng lực tự học truyện ngắn Việt
Nam giai đoạn 1930 - 1945 cho học sinh lớp 11 – Trung học phổ thông” với
mong muốn giúp học sinh lớp 11 tự học truyện ngắn có hiệu quả cao, từ đó
phát triển năng lực tự học môn Văn nói riêng và các môn học khác nói chung.
Đồng thời giúp giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục và đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tự học trong nhà trường
Tự học không phải là vấn đề mới trong lý luận và thực tiễn dạy học,
đã có rất nhiều quan điểm, tư tưởng và công trình nghiên cứu về tự học dưới
các góc độ, khía cạnh khác nhau. Dù ở góc độ nào thì nhìn chung đều nhấn
mạnh tính chủ động, tích cực của người học để chiếm lĩnh tri thức.
Ở nước ngoài, người đặt nền móng cho ý thức về hoạt động tự học
là nhà giáo dục người cộng hòa Séc J.A Comenxki (1592-1670). Cùng với
việc “đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán của người học”, Komensky
đã tìm ra phương pháp cho phép giáo viên giảng ít hơn, học sinh học nhiều
hơn. Ông khẳng định: “Không có khát vọng học tập, không có khát vọng
suy nghĩ thì sẽ không thể trở thành tài năng” [39].
Vào thế kỷ XVIII – XIX, một số nhà giáo dục lỗi lạc như J.J.
Rousscau (1712-1778), Pestalozi (1746-1827), Disterver (1790-1886), Usinski
(1824-1890), J. Dewey (1859-1952)…đã hướng việc phát huy yếu tố tiềm ẩn
trong cá nhân con người, nhấn mạnh cách học tập bằng con đường
tích cực tìm tòi, khám phá, nỗ lực của bản thân để giành lấy tri thức. Những
tư tưởng đó được các nhà giáo dục thế hệ sau này tiếp thu và phát triển thành
các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực, tự chủ của HS [39].
Vào thế kỷ XX, các nhà giáo dục tiếp tục kế thừa và phát triển
những thành tựu trước đó, đã tạo ra một giai đoạn phát triển rực rỡ về lý
luận dạy học. Những nhà giáo dục tên tuổi như X.P.Baranov, T.A.Ilina,
A.N.Leonchiev, A.V. Petrovski, A.M.Machiuskin, Makiguchi, J.G.Pestalozi,
F.Disterver…đã nghiên cứu về vấn đề tự học và đưa ra vấn đề tự học như
thế nào; cách độc lập nghiên cứu khoa học; cách suy nghĩ tìm tòi; cách sáng
tạo; … [44]
N.A. Rubakin (1862-1946) trong tác phẩm “Tự học như thế nào” đã
nhấn mạnh vai trò và thái độ tích cực tự học của học sinh trong việc chiếm
lĩnh tri thức. N.A. Rubakin đã thấy rõ vai trò của yếu tố động cơ trong tự
học của HS. Muốn người học học tập có kết quả thì trong dạy học phải giáo
dục con người có động cơ đúng đắn trong tự học. Ông khẳng định: “Việc
giáo dục động cơ đúng đắn là điều kiện cơ bản để HS tích cực, chủ động
trong tự học”. Rubakin kết luận rằng: Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi
rồi tự mình tìm lấy câu trả lời - đó chính là phương pháp tự học. Tuy nhiên,
chỉ có động cơ thôi vẫn chưa đủ mà người học cần có kỹ năng tự học thì
mới tự học có hiệu quả [44].
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, I.F.Kharlamop khẳng định rằng:
tự học đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tính tích cực nhận
thức và hiệu quả cho hoạt động trí tuệ của SV. Hoạt động tự học diễn ra theo
cách tăng cường nghiên cứu, làm việc với tài liệu học tập, dạy học nêu và
giải quyết vấn đề, cải tiến công tác tự học, đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá, …[45].
Năm 1994, Raja Roy Singh - nhà giáo dục người Ấn Độ, trong
cuốn sách “Giáo dục thế kỷ XX: Những triển vọng của châu Á Thái Bình
Dương” đã nghiên cứu vai trò của tự học của người học và đề cao vai trò
chuyên gia cố vấn của người thầy trong học tập thường xuyên và học tập
suốt đời, trong việc hình thành và phát huy năng lực tự học của người học
[21]. Năm 1996, Uỷ ban quốc tế về Giáo dục cho Thế kỷ XXI do Jacque
Delor làm Chủ tịch đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan trọng của
giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại.
Báo cáo này nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một tầm
nhìn về giáo dục cho thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột (học để biết, học để
làm, học để khẳng định mình, học để cùng chung sống) cũng đã khẳng
định tầm quan trong của tự học trong xã hội đầy tính cạnh tranh và trong
thời đại bùng nổ của tri thức khoa học, công nghệ như hiện nay.
Ở nước ta, những năm gần đây vấn đề tự học rất được quan tâm. Tác giả
Vũ Quốc Anh có bài viết: “Tạo ra năng lực tự học sáng tạo của HS THPT”.
Tại Hà Nội năm 1998, một cuộc hội thảo khoa học với tiêu đề “Nghiên cứu tự
học – tự đào tạo” đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều giáo sư đầu ngành. Trong cuộc hội thảo này, nội dung các bài viết,
các bài phát biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tự học và yêu cầu các
cấp, các ngành phải chăm lo xây dựng phong trào tự học toàn dân. Bên cạnh
đó, còn có một số cuốn sách đã được xuất bản như “tui tự học” – Nguyễn
Duy Cần, “Tự học là một nhu cầu của thời đại” – Nguyễn Hiến Lê, “Luận
bàn và kinh nghiệm tự học” – Nguyễn Cảnh Toàn... Những cuốn sách này
chủ yếu đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong quá trình tự học của một
số tác giả. Đặc biệt, Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học còn cho ra mắt
bạn đọc tạp chí “Tự học”. Tạp chí này đã thu hút sự quan tâm chú ý và sự
tham gia luận bàn về vấn đề tự học của nhiều nhà khoa học, giáo sư, nhà
giáo...
Cuốn “Học và dạy cách học” do tác giả Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên
là một trong những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết một cách có hệ thống
về việc “học” và “dạy cách học”. Cuốn sách này thực sự là tài liệu bổ ích
giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy và học ở Việt Nam, đặc biệt là quá
trình dạy tự học.
Tác giả Trịnh Quốc Lập trong bài báo khoa học “Phát triển năng lực
tự học trong hoàn cảnh Việt Nam” (2008) đăng trên tạp chí khoa học
Trường Đại học Cần Thơ đã cho rằng năng lực tự học không chỉ là một
phẩm chất dành cho người học thuộc thế giới phương Tây, về bản chất mà
nói, sinh viên châu Á không phải là không có năng lực tự học; hệ thống
giáo dục ở các nước châu Á chưa tạo đủ điều kiện để sinh viên phát triển
năng lực tự học. Kết quả nghiên cứu của tác giả bài viết này đã chứng minh
rằng trong hoàn cảnh Việt Nam năng lực tự học có thể được phát triển
thông qua việc ứng dụng học tập tự điều chỉnh.
Nhìn chung, các nhà giáo dục đã tập trung nghiên cứu sâu vấn đề tự
học dưới nhiều góc độ khác nhau. Các tác giả đã đưa ra nhiều kỹ năng tự
học cho người học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về “Phát
triển năng lực tự học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 -1954 cho học sinh
lớp 12 – THPT”
2.2. Tự học môn Ngữ văn
Ngữ văn là một môn học có những đặc trưng riêng nên tự học môn Ngữ
văn cũng có những nét khác biệt. Cuốn “Áp dụng dạy và học tích cực trong môn
Văn học” do nhóm tác giả Trần Bá Hoành, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến,
Nguyễn Trọng Hoàn biên soạn đã nói đến một trong những đặc trưng của
phương pháp dạy học tích cực đó là tự học. Trong bài: “Dạy văn để HS tự
học văn”, GS Phan Trọng Luận đặt ra yêu cầu và mục tiêu của việc dạy Văn
là dạy HS cách tự học Văn. Trong các luận văn, luận án, bài viết của các tác
giả gần đây, vấn đề tự học cũng rất được quan tâm. Hai tác giả Phạm Thị
Xuyến và Vũ Thị Sáu trong hai cuốn luận văn Dạy học văn học sử theo hướng
hình thành và phát triển năng lực tự học ở học sinh lớp 10 và Hình thành thói
quen tự học cho học sinh THPT qua bài học Văn học sử (tác gia) đã quan tâm
đến việc hình thành năng lực, thói quen tự học trong phần văn học sử. Tác giả
Trần Thị Hương Mai trong luận văn Dạy học phần đọc thêm các tác phẩm tự
sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo hướng tự học có hướng dẫn lại đi
sâu nghiên cứu dạy học các bài đọc thêm theo hướng tự học có hướng dẫn.
Luận văn Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh THPT của tác giả
Nguyễn Kim Anh chú trọng đến các kĩ năng tự học phần văn học dân gian cho
học sinh lớp 10. Ngoài ra còn có một số bài viết khác như Cách tự học môn
Ngữ văn hiệu quả (Nguyễn Văn Phiên), Rèn kĩ năng tự học môn Ngữ văn (Đặng
Quang Sơn) trong đó các tác giả mới đề xuất những cách làm mang tính chất
kinh nghiệm chứ chưa đi sâu nghiên cứu kĩ vấn đề…
Như vậy, qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tui nhận thấy:
Lí luận chung về tự học đã được các tác giả nghiên cứu khá kĩ tạo ra cơ sở lí
luận vững chắc cho những nghiên cứu tiếp theo về tự học. Tuy nhiên có rất ít
công trình nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh cụ thể của tự học như năng
lực tự học, kĩ năng tự học…Riêng ở bộ môn Ngữ văn, những nghiên cứu sâu
về kĩ năng tự học các phần học cụ thể như Tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn
(trong đọc văn có đọc văn bản văn học) cũng chưa được quan tâm nghiên cứu
đúng mức.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển
năng lực tự học, đề xuất những hướng dẫn học sinh cách tự học truyện ngắn
Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, thiết kế giáo án và dạy thử nghiệm truyện
ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh,
góp phần đổi mới PPDH Ngữ văn ở trường THPT để từ đó nâng cao chất
lượng dạy học Ngữ văn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tự học và phát triển năng lực tự học.
- Nghiên cứu chương trình truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
cho HS lớp 11 và khảo sát thực tế dạy học truyện ngắn theo hướng phát triển
năng lực tự học ở THPT.
- Đề xuất những hướng dẫn học sinh tự học nhằm phát triển năng lực tự
học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của các biện pháp đã đề
xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.
1. Đối tượng nghiên cứu
Năng tự học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 của học sinh
lớp 11 THPT.
4.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Phần truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trong chương trình
Ngữ văn 11 và năng lực tự học truyện ngắn của học sinh lớp 11 THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Tìm hiểu các tài liệu, sách báo, văn kiện của Đảng và Nhà nước, nội
dung kiến thức của quá trình học tập cao học, các tài liệu khoa học có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: khảo sát bằng phiếu điều tra, phỏng vấn đối với
GV và HS.
- Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại kết quả khảo sát.
- Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động tự học của HS trong và
ngoài giờ lên lớp.
- Phương pháp thực nghiệm: ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tổ chức dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 11 – Trung học phổ
thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời đại bùng nổ thông tin đã tiếp sức cho tri thức khoa học của nhân
loại phát triển và đổi mới nhanh chóng theo tốc độ lũy tiến. Do đó khoảng
cách giữa sự vô hạn của tri thức nhân loại và sự có hạn của kiến thức cá nhân
ngày càng lớn hơn, thậm chí những kiến thức, kĩ năng hiện có nhanh chóng trở
nên lạc hậu và không đủ thỏa mãn nhu cầu sống của con người. Tự học, tự
nghiên cứu đã trở thành chìa khóa vàng để rút ngắn khoảng cách trên. Với mục
đích đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng hiện đại
hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước cũng sớm đưa vào
Luật Giáo dục yêu cầu: “Cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập theo
hướng tích cực hóa hoạt động học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo và
năng lực tự học của học sinh…” (NQ TW2 – Luật Giáo dục). Theo đó, tự học
đã trở thành nhu cầu của thời đại, không những thế “ Tự học, tự đào tạo là một
con đường phát triển suốt đời của mỗi con người trong nền kinh tế xã hội nước ta
hiện nay và cả mai sau " (Đỗ Mười)
Đổi mới phương pháp dạy học với phương châm:“ Học sinh là mặt trời
xung quanh nó quy tụ mọi phương diên giáo dục” (J. Dewey) đã đề cao vai trò
của học sinh như là nhân vật trung tâm. Mục đích của đổi mới giáo dục là “
biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”, chuyển mạnh nền giáo dục
chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều sang giáo dục tương tác nhằm hình thành
nhân cách và phát triển năng lực người học. Trong số những phẩm chất, năng lực
cần hình thành cho học sinh thì năng lực đầu tiên và quan trọng nhất là năng lực
tự học. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng khuyên “Trong cách học, phải lấy tự
học làm cốt ”. Năng lực tự học có sẵn trong mỗi người. Để đánh thức được kho
báu tiềm ẩn đó người học phải có năng lực tự học, tự nghiên cứu, nhà trường phải
thay đổi cách dạy: dạy học sinh cách học trong đó có dạy cách tự học.
Dù đang trên đường đổi mới nhưng dạy học Văn hiện nay vẫn còn nặng về
truyền thụ kiến thức theo hướng đọc chép nên nhiều học sinh tỏ ra không mặn
mà, không hứng thú với môn Văn. Để khắc phục hạn chế đó phương pháp dạy
học Văn đã chuyển dần từ giảng văn sang đọc - hiểu văn bản và “dạy cho học
sinh biết cách tự đọc, lấy việc tự đọc nuôi việc tự học, từ đó mà lớn lên, tham gia
chủ động vào các hoạt động xã hội ” (Trần Đình Sử). Nghĩa là chuyển từ truyền
thụ kiến thức sang hình thành kĩ năng, lấy kĩ năng tự đọc làm cơ sở cho kĩ năng
tự học, lấy kĩ năng tự học làm cốt lõi để phát triển năng lực tự học Ngữ văn.
Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 là một phần quan trọng của
chương trình Ngữ văn 11 với những truyện ngắn chọn lọc nổi tiếng nhất trong
đời văn của Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan (Truyện
“Hai đứa trẻ ” , “Chữ người tử tù”, “Chí Phèo”, “ Đời thừa ”, “Tinh Thần thể
dục”). Trong số đó có bốn truyện ngắn là trọng tâm của kì thi THPT quốc gia, tuy
nhiên do thời gian học trên lớp có hạn, người dạy chưa chú trọng dạy kĩ năng tự
học, học trò còn thụ động, chưa dành thời gian cần thiết cho việc tự học nên hiệu
quả của chưa cao.
Xuất phát từ yêu cầu dạy học theo hướng phát triển năng lực và thực
trạng trên chúng tui chọn đề tài “Phát triển năng lực tự học truyện ngắn Việt
Nam giai đoạn 1930 - 1945 cho học sinh lớp 11 – Trung học phổ thông” với
mong muốn giúp học sinh lớp 11 tự học truyện ngắn có hiệu quả cao, từ đó
phát triển năng lực tự học môn Văn nói riêng và các môn học khác nói chung.
Đồng thời giúp giáo viên đáp ứng mục tiêu giáo dục và đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
2.1. Tự học trong nhà trường
Tự học không phải là vấn đề mới trong lý luận và thực tiễn dạy học,
đã có rất nhiều quan điểm, tư tưởng và công trình nghiên cứu về tự học dưới
các góc độ, khía cạnh khác nhau. Dù ở góc độ nào thì nhìn chung đều nhấn
mạnh tính chủ động, tích cực của người học để chiếm lĩnh tri thức.
Ở nước ngoài, người đặt nền móng cho ý thức về hoạt động tự học
là nhà giáo dục người cộng hòa Séc J.A Comenxki (1592-1670). Cùng với
việc “đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán của người học”, Komensky
đã tìm ra phương pháp cho phép giáo viên giảng ít hơn, học sinh học nhiều
hơn. Ông khẳng định: “Không có khát vọng học tập, không có khát vọng
suy nghĩ thì sẽ không thể trở thành tài năng” [39].
Vào thế kỷ XVIII – XIX, một số nhà giáo dục lỗi lạc như J.J.
Rousscau (1712-1778), Pestalozi (1746-1827), Disterver (1790-1886), Usinski
(1824-1890), J. Dewey (1859-1952)…đã hướng việc phát huy yếu tố tiềm ẩn
trong cá nhân con người, nhấn mạnh cách học tập bằng con đường
tích cực tìm tòi, khám phá, nỗ lực của bản thân để giành lấy tri thức. Những
tư tưởng đó được các nhà giáo dục thế hệ sau này tiếp thu và phát triển thành
các phương pháp dạy học tích cực, phát huy tính tích cực, tự chủ của HS [39].
Vào thế kỷ XX, các nhà giáo dục tiếp tục kế thừa và phát triển
những thành tựu trước đó, đã tạo ra một giai đoạn phát triển rực rỡ về lý
luận dạy học. Những nhà giáo dục tên tuổi như X.P.Baranov, T.A.Ilina,
A.N.Leonchiev, A.V. Petrovski, A.M.Machiuskin, Makiguchi, J.G.Pestalozi,
F.Disterver…đã nghiên cứu về vấn đề tự học và đưa ra vấn đề tự học như
thế nào; cách độc lập nghiên cứu khoa học; cách suy nghĩ tìm tòi; cách sáng
tạo; … [44]
N.A. Rubakin (1862-1946) trong tác phẩm “Tự học như thế nào” đã
nhấn mạnh vai trò và thái độ tích cực tự học của học sinh trong việc chiếm
lĩnh tri thức. N.A. Rubakin đã thấy rõ vai trò của yếu tố động cơ trong tự
học của HS. Muốn người học học tập có kết quả thì trong dạy học phải giáo
dục con người có động cơ đúng đắn trong tự học. Ông khẳng định: “Việc
giáo dục động cơ đúng đắn là điều kiện cơ bản để HS tích cực, chủ động
trong tự học”. Rubakin kết luận rằng: Hãy mạnh dạn tự mình đặt ra câu hỏi
rồi tự mình tìm lấy câu trả lời - đó chính là phương pháp tự học. Tuy nhiên,
chỉ có động cơ thôi vẫn chưa đủ mà người học cần có kỹ năng tự học thì
mới tự học có hiệu quả [44].
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, I.F.Kharlamop khẳng định rằng:
tự học đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tính tích cực nhận
thức và hiệu quả cho hoạt động trí tuệ của SV. Hoạt động tự học diễn ra theo
cách tăng cường nghiên cứu, làm việc với tài liệu học tập, dạy học nêu và
giải quyết vấn đề, cải tiến công tác tự học, đổi mới phương pháp kiểm tra
đánh giá, …[45].
Năm 1994, Raja Roy Singh - nhà giáo dục người Ấn Độ, trong
cuốn sách “Giáo dục thế kỷ XX: Những triển vọng của châu Á Thái Bình
Dương” đã nghiên cứu vai trò của tự học của người học và đề cao vai trò
chuyên gia cố vấn của người thầy trong học tập thường xuyên và học tập
suốt đời, trong việc hình thành và phát huy năng lực tự học của người học
[21]. Năm 1996, Uỷ ban quốc tế về Giáo dục cho Thế kỷ XXI do Jacque
Delor làm Chủ tịch đưa ra một báo cáo khẳng định vai trò quan trọng của
giáo dục đối với sự phát triển tương lai của cá nhân, dân tộc và nhân loại.
Báo cáo này nhấn mạnh giáo dục là “kho báu tiềm ẩn” và đã đưa ra một tầm
nhìn về giáo dục cho thế kỷ XXI dựa trên bốn trụ cột (học để biết, học để
làm, học để khẳng định mình, học để cùng chung sống) cũng đã khẳng
định tầm quan trong của tự học trong xã hội đầy tính cạnh tranh và trong
thời đại bùng nổ của tri thức khoa học, công nghệ như hiện nay.
Ở nước ta, những năm gần đây vấn đề tự học rất được quan tâm. Tác giả
Vũ Quốc Anh có bài viết: “Tạo ra năng lực tự học sáng tạo của HS THPT”.
Tại Hà Nội năm 1998, một cuộc hội thảo khoa học với tiêu đề “Nghiên cứu tự
học – tự đào tạo” đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu,
nhiều giáo sư đầu ngành. Trong cuộc hội thảo này, nội dung các bài viết,
các bài phát biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tự học và yêu cầu các
cấp, các ngành phải chăm lo xây dựng phong trào tự học toàn dân. Bên cạnh
đó, còn có một số cuốn sách đã được xuất bản như “tui tự học” – Nguyễn
Duy Cần, “Tự học là một nhu cầu của thời đại” – Nguyễn Hiến Lê, “Luận
bàn và kinh nghiệm tự học” – Nguyễn Cảnh Toàn... Những cuốn sách này
chủ yếu đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong quá trình tự học của một
số tác giả. Đặc biệt, Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học còn cho ra mắt
bạn đọc tạp chí “Tự học”. Tạp chí này đã thu hút sự quan tâm chú ý và sự
tham gia luận bàn về vấn đề tự học của nhiều nhà khoa học, giáo sư, nhà
giáo...
Cuốn “Học và dạy cách học” do tác giả Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên
là một trong những cuốn sách đầu tiên ở Việt Nam viết một cách có hệ thống
về việc “học” và “dạy cách học”. Cuốn sách này thực sự là tài liệu bổ ích
giúp cho việc đổi mới phương pháp dạy và học ở Việt Nam, đặc biệt là quá
trình dạy tự học.
Tác giả Trịnh Quốc Lập trong bài báo khoa học “Phát triển năng lực
tự học trong hoàn cảnh Việt Nam” (2008) đăng trên tạp chí khoa học
Trường Đại học Cần Thơ đã cho rằng năng lực tự học không chỉ là một
phẩm chất dành cho người học thuộc thế giới phương Tây, về bản chất mà
nói, sinh viên châu Á không phải là không có năng lực tự học; hệ thống
giáo dục ở các nước châu Á chưa tạo đủ điều kiện để sinh viên phát triển
năng lực tự học. Kết quả nghiên cứu của tác giả bài viết này đã chứng minh
rằng trong hoàn cảnh Việt Nam năng lực tự học có thể được phát triển
thông qua việc ứng dụng học tập tự điều chỉnh.
Nhìn chung, các nhà giáo dục đã tập trung nghiên cứu sâu vấn đề tự
học dưới nhiều góc độ khác nhau. Các tác giả đã đưa ra nhiều kỹ năng tự
học cho người học. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về “Phát
triển năng lực tự học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 -1954 cho học sinh
lớp 12 – THPT”
2.2. Tự học môn Ngữ văn
Ngữ văn là một môn học có những đặc trưng riêng nên tự học môn Ngữ
văn cũng có những nét khác biệt. Cuốn “Áp dụng dạy và học tích cực trong môn
Văn học” do nhóm tác giả Trần Bá Hoành, Nguyễn Trí, Cao Đức Tiến,
Nguyễn Trọng Hoàn biên soạn đã nói đến một trong những đặc trưng của
phương pháp dạy học tích cực đó là tự học. Trong bài: “Dạy văn để HS tự
học văn”, GS Phan Trọng Luận đặt ra yêu cầu và mục tiêu của việc dạy Văn
là dạy HS cách tự học Văn. Trong các luận văn, luận án, bài viết của các tác
giả gần đây, vấn đề tự học cũng rất được quan tâm. Hai tác giả Phạm Thị
Xuyến và Vũ Thị Sáu trong hai cuốn luận văn Dạy học văn học sử theo hướng
hình thành và phát triển năng lực tự học ở học sinh lớp 10 và Hình thành thói
quen tự học cho học sinh THPT qua bài học Văn học sử (tác gia) đã quan tâm
đến việc hình thành năng lực, thói quen tự học trong phần văn học sử. Tác giả
Trần Thị Hương Mai trong luận văn Dạy học phần đọc thêm các tác phẩm tự
sự trong chương trình Ngữ văn lớp 11 theo hướng tự học có hướng dẫn lại đi
sâu nghiên cứu dạy học các bài đọc thêm theo hướng tự học có hướng dẫn.
Luận văn Rèn kĩ năng tự học truyện dân gian cho học sinh THPT của tác giả
Nguyễn Kim Anh chú trọng đến các kĩ năng tự học phần văn học dân gian cho
học sinh lớp 10. Ngoài ra còn có một số bài viết khác như Cách tự học môn
Ngữ văn hiệu quả (Nguyễn Văn Phiên), Rèn kĩ năng tự học môn Ngữ văn (Đặng
Quang Sơn) trong đó các tác giả mới đề xuất những cách làm mang tính chất
kinh nghiệm chứ chưa đi sâu nghiên cứu kĩ vấn đề…
Như vậy, qua tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tui nhận thấy:
Lí luận chung về tự học đã được các tác giả nghiên cứu khá kĩ tạo ra cơ sở lí
luận vững chắc cho những nghiên cứu tiếp theo về tự học. Tuy nhiên có rất ít
công trình nghiên cứu chuyên sâu về các khía cạnh cụ thể của tự học như năng
lực tự học, kĩ năng tự học…Riêng ở bộ môn Ngữ văn, những nghiên cứu sâu
về kĩ năng tự học các phần học cụ thể như Tiếng Việt, Làm văn, Đọc văn
(trong đọc văn có đọc văn bản văn học) cũng chưa được quan tâm nghiên cứu
đúng mức.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển
năng lực tự học, đề xuất những hướng dẫn học sinh cách tự học truyện ngắn
Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, thiết kế giáo án và dạy thử nghiệm truyện
ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao, nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh,
góp phần đổi mới PPDH Ngữ văn ở trường THPT để từ đó nâng cao chất
lượng dạy học Ngữ văn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về tự học và phát triển năng lực tự học.
- Nghiên cứu chương trình truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
cho HS lớp 11 và khảo sát thực tế dạy học truyện ngắn theo hướng phát triển
năng lực tự học ở THPT.
- Đề xuất những hướng dẫn học sinh tự học nhằm phát triển năng lực tự
học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của các biện pháp đã đề
xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.
1. Đối tượng nghiên cứu
Năng tự học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 của học sinh
lớp 11 THPT.
4.
2. Phạm vi nghiên cứu
- Phần truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 trong chương trình
Ngữ văn 11 và năng lực tự học truyện ngắn của học sinh lớp 11 THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Tìm hiểu các tài liệu, sách báo, văn kiện của Đảng và Nhà nước, nội
dung kiến thức của quá trình học tập cao học, các tài liệu khoa học có liên
quan đến vấn đề nghiên cứu.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: khảo sát bằng phiếu điều tra, phỏng vấn đối với
GV và HS.
- Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại kết quả khảo sát.
- Phương pháp quan sát: quan sát các hoạt động tự học của HS trong và
ngoài giờ lên lớp.
- Phương pháp thực nghiệm: ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Tổ chức dạy học truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
theo hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 11 – Trung học phổ
thông
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links