ct_bp783

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Đã đánh giá một cách khá toàn diện về thực trạng hoạt động Nghiên cứu khoa học (NCKH) của giảng viên Trường Đại học Hồng Bàng thành phố Hồ Chí Minh, tìm ra những lợi thế, phân tích những yếu kém, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất sử dụng các biện pháp quản lý tổ chức để thúc đẩy giảng viên gắn kết hoạt động NCKH với giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Đại học Hồng Bàng Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2013 – 2020
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trƣờng Đại học Hồng Bàng Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc thành lập
năm 1997, tiêu chí xây dựng và phát triển nhà trƣờng là “Khoa học - Phát
triển - Đạo đức”. Trải qua hơn 15 năm xây dựng và phát triển nhà trƣờng đến
nay, so với nhiều trƣờng đại học cao đẳng dân lập hay tƣ thục khác trƣờng
Đại học Hồng Bàng phát triển tƣơng đối bền vững. Trong những năm qua
trƣờng không ngừng cải tiến phƣơng pháp giảng dạy nâng cao chất lƣợng đào
tạo, nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học trong đội ngũ cán bộ, giảng
viên. Hằng năm, nhà trƣờng cũng đã chú trọng bồi dƣỡng phƣơng pháp
nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ cho cán bộ, giảng viên nhƣ: Mở lớp
bồi dƣỡng phƣơng pháp nghiên cứu khoa học (NCKH), nâng mức kinh phí,
có chế độ khen thƣởng thích hợp, mời các giáo sƣ nƣớc ngoài về bồi dƣỡng
chuyên đề khoa học… Những hoạt động tích cực trên đã làm chuyển biến
hoạt động NCKH trong nhà trƣờng một cách đáng kể, trình độ giảng viên,
chất lƣợng đào tạo cũng nâng lên thấy rõ.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và đặc biệt là ứng
dụng các đề tài NCKH vào trong công tác giảng dạy còn khiêm tốn so với yêu
cầu dạy và học cũng nhƣ phục vụ nhu cầu thực tiễn về sự phát triển chất
lƣợng giáo dục. Một bộ phận giảng viên chƣa coi trọng, chƣa mặn mà với
hoạt động NCKH, chất lƣợng đề tài còn thấp, việc xã hội hóa các đề tài chƣa
cao, khả năng ứng dụng của một số đề tài NCKH còn nhiều hạn chế, v.v…
Để góp phần thúc đẩy hoạt động NCKH tại đơn vị công tác ngày một
phát triển về số lƣợng lẫn chất lƣợng hơn, đây cũng là vấn đề đang đƣợc lãnh
đạo nhà Trƣờng quan tâm và là việc làm cấp bách hiện nay.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tui chọn đề tài “Phát triển nghiên
cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng
Bàng thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý
Khoa học và Công nghệ.
7
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngày nay, khi khoa học & công nghệ đã và đang trở thành lực lƣợng
sản xuất trực tiếp và là nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của từng quốc
gia, từng doanh nghiệp thì việc đổi mới công tác giáo dục đào tạo kết hợp
chặt chẽ với NCKH là một xu thế, là biện pháp tích cực của nền giáo dục
năng động, sáng tạo. Từ việc nhận thức đúng đắn về vai trò quyết định của
hoạt động NCKH và những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình quản lý hoạt
động NCKH ở các trƣờng đại học và cao đẳng, các nhà khoa học đã và đang
có những NC với nhiều góc độ, ở nhiều khía cạnh và cấp độ khác nhau. Để
khai thác tƣ liệu có liên quan đến đề tài: “Phát triển nghiên cứu khoa học
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trường Đại học Hồng Bàng TP.HCM”, tôi
đã tìm đọc, nghiên cứu và vận dụng một số tài liệu sau:
Viện quản lý khoa học; Viện nghiên cứu đại học và giáo dục chuyên
nghiệp, năm 1991 có đề tài: “Tổ chức và quản lý nghiên cứu triển khai trong
các trường đại học phục vụ sản xuất, đời sống và quốc phòng” do GS. PTS
Lê Thạc Cán chủ nhiệm, mã số 60A.01.03. Đề tài trên đã đóng góp những lý
luận và giải pháp của công tác quản lý hoạt động khoa học và công nghệ của
ngành Giáo dục & Đào tạo, gắn với đặc điểm tình hình trong giai đoạn đó.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách Khoa học & Công nghệ, tác
giả Phạm Liên Hƣơng với đề tài “Quản lý nghiên cứu khoa học trong trường
Đại học Sư phạm thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Thực trạng và giải pháp”
Năm 1999. Mã số: 9.01. Mã kho: LV 17. Đề xuất một số kiến nghị giải pháp
nhằm tăng cƣờng năng lực nghiên cứu khoa học của Đại học Sƣ phạm thuộc
ĐHQG Hà Nội.
Trong năm 2000, tác giả Lê Yên Dung với đề tài “Giải pháp đẩy mạnh
công tác nghiên cứu khoa học ở các trường Đại học”. Mã số: 9.01. Đề tài đề
cập đến nhà nƣớc cần cấp kinh phí thích đáng cho hoạt động NC cơ bản ở
trƣờng đại học, xây dựng định hƣớng nghiên cứu NC cơ bản, chính sách mở
rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động NCKH, tổ chức tốt hệ thống thông tin
khoa học & công nghệ.
Năm 2001, Bùi Thị Kim Phƣợng có đề tài “Thực trạng và biện pháp
nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục cho sinh viên trường
CĐSP Ninh Bình”. Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu công tác quản lý nhiệm vụ
hoạt động NCKH hàng năm của GV mà không đề cập đến những nội dung
khác của hoạt động KH&CN nhƣ các hoạt động dịch vụ KH&CN, hoạt động
chuyển giao công nghệ. Hoạt động NCKH của những ngƣời đi học nâng cao
trình độ ở cơ sở khác (học Cao học, làm Nghiên cứu sinh...) hay việc tham gia
NCKH của các đối tƣợng khác nhƣ sinh viên, cán bộ quản lý, chuyên viên
trong nhà trƣờng vv…cũng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Năm 2005, Lê Thị Thanh Chung bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài “Biện
pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục của sinh viên Đại
học sư phạm”. Trần Thanh Bình (2005): “Các biện pháp quản lý hoạt động
NCKH của đội ngũ giảng viên ở Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Định”. Một
số nghiên cứu về vai trò NCKH trong trƣờng đại học nhƣ nghiên cứu của
Nguyễn Thúy Nga (2005) với đề tài “Nghiên cứu khoa học trong giảng viên
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học”. Mục đích nghiên cứu nhằm khảo sát
ý kiến của giảng viên về các vấn đề liên quan đến NCKH.
Nguyễn Thị Kim Nhung bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ chuyên
ngành QLGD với đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu
khoa học giáo dục của trường Cao đẳng sư phạm Hưng Yên”. Trên cơ sở
phân tích thực trạng, tìm ra những nguyên nhân ảnh hƣởng kết quả của hoạt
động NCKH ở Trƣờng CĐSP Hƣng Yên, tác giả đã đƣa ra 7 biện pháp quản
lý để nâng cao chất lƣợng, hiệu quả cho NCKH giáo dục của trƣờng này.
Luận văn thạc sĩ năm 2007 của Nguyễn Thị Thanh Nga với đề tài
“Quản lý hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh” từ việc khảo sát thực trạng
công tác quản lý của CBQL đối vối hoạt động giảng dạy và NCKH của GV
Trƣờng đã đề xuất một số giải pháp để đẩy mạnh công tác quản lý đối với
hoạt động giảng dạy và NCKH của GV Trƣờng Trƣờng ĐH Sƣ phạm Kỹ
thuật TP. Hồ Chí Minh. Lê Thị Phƣơng Thảo, năm 2008 đã bảo vệ thành công
luận văn thạc sĩ chuyên ngành QLGD với đề tài “Biện pháp cải tiến quản lý
hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên trường Đại học Công đoàn”.
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến biện pháp quản lý
hoạt động khoa học hàng năm của GV mà không đề cập đến các nội dung
khác nhƣ hoạt động NCKH của những đối tƣợng khác nhƣ sinh viên, học
viên, …trong nhà trƣờng.
Bên cạnh những nhận định của các cấp quản lý về nguyên nhân GV
chƣa tích cực tham gia NCKH nhƣ tại Hội thảo “Giải pháp tạo động lực cho
giáo viên đại học tham gia NCKH và chuyển giao công nghệ” do Bộ GD&
ĐT tổ chức năm 2010 cho rằng hoạt động NCKH chƣa gắn kết chặt chẽ với
đào tạo. Hoạt động chuyển giao kết quả nghiên cứu phục vụ sản xuất và đời
sống chƣa đƣợc đẩy mạnh.
“Đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên
đại học” của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa, Tạp chí luật học số 7/2007. “Thực
trạng và các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học
của giảng viên đại học Huế” của Phan Thị Tú Nga (Đại học Huế). Tạp chí
khoa học, Số 68, 2011.tr. 67-78.
Nguyễn Chí Phƣơng với đề tài:” Nâng cao năng lực tổ chức nghiên cứu
khoa học của trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh” (năm 2011) tác
giả tìm hiểu và phát hiện những yếu tố tích cực, nhất là những yếu tố bất cập,
những vấn đề cần giải quyết trong việc tổ chức NCKH ở Trƣờng Đại học Mở
Tp.HCM giai đoạn 2006 - 2010 và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao năng lực tổ chức NCKH của Trƣờng…
Nhìn chung, các tác giả đã đóng góp lý luận và hƣớng giải quyết nhiều
vấn đề thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động NCKH ở các trƣờng ĐH,
CĐ. Các tác giả đều đề cao ý nghĩa, vai trò của NCKH đối với việc nâng cao
chất lƣợng dạy học, đào tạo trong nhà trƣờng. Tuy nhiên, mỗi công trình hoặc
chỉ giải quyết một vài vấn đề riêng lẻ, hay chỉ gắn với một nhà trƣờng trong
một giai đoạn lịch sử ngắn với những hoàn cảnh chính trị, kinh tế xã hội nhất
thời. Nhiều công trình lại mang tầm bao quát lớn với những lý luận và kiến


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

cuongb1302038

New Member
Chào mod, phiền mod cho xin lại file tài liệu này ạ. Link tải về bị lỗi rồi ạ.
Thank mod.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu về Kinh tế học của Phát triển Carbon thấp, Chống chịu với Khí hậu ở Việt Nam – Giai đoạn Xác định Phạm vi Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Sử dụng nghiên cứu bài học để phát triển năng lực giao tiếp toán học cho học sinh trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Biển Tỉnh Cà Mau Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên Cứu Khả Năng Sinh Trưởng, Phát Triển Của Một Số Dòng Giống Đậu Tương Tại Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với cộng đồng dân tộc thiểu số ở Sa Pa theo hướng phát triển bền vững Văn hóa, Xã hội 1
D Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón vi sinh đến sinh trưởng và phát triển của măng tây xanh trồng tại Thái Nguyên Nông Lâm Thủy sản 0
D Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học của học sinh thông qua dạy học lĩnh vực khoa học tự nhiên ở trường trung học cơ sở Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển kinh tế biển, nghiên cứu trường hợp của tỉnh bình định Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top