tctuvan

New Member
Chia sẻ cho anh em ketnooi

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tui đã nhận
được sự hướng dẫn, chỉ bảo và góp ý rất nhiệt tình của các thầy cô giáo Khoa
Du lịch học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia
Hà Nội. Trước tiên, tui gửi lời Thank chân thành tới các thầy cô đã hướng
dẫn học tập và bổ sung kiến thức cho tui trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Đặc biệt, tui xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới Tiến sỹ Nguyễn Quang
Vinh, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ rất lớn đối với tui trong suốt thời
gian thực hiện đề tài. Xin Thank sự giúp đỡ và tạo điều kiện rất thuận lợi của
Sở văn hóa, Thể thao và Du lịch Lào Cai trong việc cho phép sử dụng, khai
thác các nguồn tài liệu của ngành và được trực tiếp tham gia điều tra điển hình
về nguồn nhân lực. Xin Thank Cục thống kê tỉnh Lào Cai, các doanh nghiệp
và cá nhân trong ngành du lịch đặc biệt là các doanh nghiệp trong “Hiệp hội
khách du lịch 849 Lào Cai” và “Hiệp hội du lịch Sapa” đã tham gia trả lời
phiếu điều tra. Xin Thank các đồng nghiệp đã đóng góp những ý kiến rất có
ích cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Với mong muốn được đóng góp một phần nào công sức nhỏ bé và sự
đam mê của mình đối với sự nghiệp đào tạo phát triển du lịch Lào Cai nói
riêng, phát triển ngành du lịch Việt Nam nói chung. Mặc dù đã có rất nhiều cố
gắng và dành tâm huyết của mình, nhưng luận văn cũng còn những hạn chế,
thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân
tình của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp và những người quan tâm.
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn hai mươi năm kể từ Đại hội Đảng VI năm 1986, Việt Nam đã
tiến một bước dài trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Cũng
như tất cả các quốc gia khác, tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn được xác
định là mục tiêu hàng đầu trong quá trình phát triển của Việt Nam. Để thực
hiện mục tiêu này, tất cả các quốc gia đều dựa trên bốn yếu tố chính đó là: Tài
nguyên tự nhiên, vốn, công nghệ và nhân lực.
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế
giới (WTO). Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cuộc cạnh tranh của các
công ty Việt ngày càng khốc liệt và khó khăn Các doanh nghiệp không chỉ
phải cạnh tranh với các công ty trong nước, mà còn phải cạnh tranh với nhiều
công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh về nguồn vốn và kinh nghiệm hơn trong
kinh tế thị trường. Để có thể cạnh tranh thành công, các quốc gia, các doanh
nghiệp, các công ty, các sản phẩm chủ yếu là cạnh tranh về tỷ lệ hàm lượng
chất xám kết tinh trong sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhờ nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Do đó, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đối với các
quốc gia trên thế giới đã và đang trở thành vấn đề cấp bách có tầm chiến lược,
là vấn đề có tính chất sống còn trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế.
Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam đã và
đang dịch chuyển theo hướng nâng dần tỷ trọng của các ngành thương mại,
dịch vụ. Trong thời gian qua, các ngành dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh,
góp phần đẩy mạnh nền kinh tế đất nước đi lên, trong đó du lịch là ngành
được quan tâm nhiều nhất. Mục tiêu phát triển của du lịch Việt Nam đến năm
2020 là trở thành một điểm đến hấp dẫn trong khu vực và trên thế giới, nằm
trong những nước đứng đầu Đông Nam Á về các chỉ tiêu phát triển du lịch.
Muốn đạt được mục tiêu đó thì chất lượng nhân lực phục vụ trong ngành du
lịch cần phải được nâng cao hơn nữa, bởi phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao là chìa khóa để du lịch Việt Nam xóa dần khoảng cách với du lịch
của các quốc gia phát triển trên thế giới.
Chất lượng của sản phẩm du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức
hấp dẫn của tài nguyên du lịch, chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ
thuật ngành du lịch, chính sách phát triển ngành du lịch của Nhà nước, tình
hình an ninh chính trị của đất nước, mức độ mở cửa và hội nhập của nền kinh
tế, trình độ của lao động trong ngành du lịch,... Do đặc điểm đặc biệt của du
lịch là quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm các dịch vụ diễn ra đồng thời,
thông qua đội ngũ lao động phục vụ trực tiếp, nên chất lượng của nguồn nhân
lực ảnh hưởng trực tiếp, quyết định đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ
du lịch. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch là vấn đề mang
tính sống còn đối với sự phát triển du lịch của mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
Phát triển du lịch nhanh và bền vững, thu hẹp dần khoảng cách với những
quốc gia có ngành du lịch phát triển trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và
toàn diện là yêu cầu cấp bách đặt ra cho ngành du lịch. Việt Nam chỉ có thể
thực hiện được nếu có đội ngũ lao động chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu
hợp lý gồm đông đảo những nhà quản lý, những nhân viên du lịch lành nghề,
những nhà khoa học công nghệ du lịch giỏi chuyên môn nghiệp vụ, nhanh
nhẹn và có trách nhiệm trong công việc. Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực
là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài quyết định tương lai phát triển của
ngành du lịch.
Du lịch Lào Cai hiện nay được coi là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn - ngành công nghiệp không khói, đóng góp quan trọng cho sự phát
triển kinh tế của tỉnh. Hằng năm, doanh thu du lịch xã hội của Lào Cai luôn
đứng đầu khu vực Tây Bắc (gấp 7,8 lần so với Điện Biên và 14,2 lần so với
Lai Châu) và nằm trong top 5 tỉnh có ngành du lịch phát triển nhất miền Bắc.
Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có để phát triển du lịch, Lào Cai
đang quyết tâm phấn đấu trở thành trung tâm du lịch lớn của miền Bắc cũng
như cả nước. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đã xác định ngành
du lịch có vị trí hàng đầu, được ưu tiên đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, nguồn
nhân lực du lịch của tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, chưa thực sự
là động lực để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, công tác
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch Lào Cai đang là một
trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách.
Năm 2013, Lào Cai đón hơn 1,2 triệu lượt khách (riêng Sapa là vùng
du lịch trọng điểm của địa phương đón hơn 780 ngàn lượt), trong khi đó
nguồn nhân lực phục vụ cho lĩnh vực du lịch trên địa bàn cả tỉnh Lào Cai đến
thời điểm này mới có khoảng trên 2.800 lao động trực tiếp. Trong số đó lao
động đã qua đào tạo về du lịch chỉ chiếm khoảng 25%. Đa số lao động trực
tiếp có trình độ trung, sơ cấp, chưa qua đào tạo chuyên ngành du lịch và làm
việc theo hợp đồng thời vụ. Đây là một trong những điểm yếu, ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển của du lịch Lào Cai.
Vì vậy, việc nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng nguồn nhân lực
du lịch của tỉnh, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm tạo ra một sự
chuyển biến về số lượng, chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu
của xã hội trở thành nhiệm vụ cấp thiết.
Với ý nghĩa trên, tui đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Phát triển nguồn
nhân lực du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012-2020” làm luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay trong cả nước đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học,
luận văn tốt nghiệp về vấn đề nguồn nhân lực, phát triển nhân lực du lịch ở
nhiều góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau:
Trần Sơn Hải (2006), Phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ Học viện Hành
chính. Dương Đức Khanh (2010), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh
Ninh Bình, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Xem thêm
Phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay
Đầu tư phát triển ngành du lịch tỉnh Ninh Bình: Thực trạng và giải pháp
Giải pháp góp phần phát triển du lịch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020
Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch cho tỉnh khánh hòa
Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Kiên Giang : Luận văn ThS. Du lịch
Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2012 – 2020
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại FSI Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực tại huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Văn hóa, Xã hội 0
L Phát triển nguồn hàng nước ngoài ngành thời trang nữ của công ty TNHH Shopee Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 Quản trị Nhân lực 0
D Phát Triển Nguồn Nhân Lực Ở Việt Nam Theo Hướng Kinh Tế Tri Thức Văn hóa, Xã hội 0
D Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Hưng Yên Văn hóa, Xã hội 0
D Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top