Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ninh Bình có tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) vô cùng đa dạng
và phong phú. Trong những năm qua Du lịch Ninh Bình đã bước đầu phát
triển và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Ngành Du lịch đã được Tỉnh
ủy, UBND tỉnh định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch phát
triển sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của địa phương, cải
thiện về cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lực
lượng lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, góp phần làm
chuyển dịch cơ cầu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước thì đến nay du lịch Ninh Bình phát triển chưa thực sự
tương xứng với tiềm năng. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua
chỉ là kết quả bước đầu, chưa toàn diện, chưa vững chắc và còn nhiều hạn
chế. Lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, trình độ chuyên
môn hóa chưa cao; các yếu tố về chính sách, pháp luật còn đang trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện, đôi khi chưa theo kịp với sự phát triển của hoạt
động thực tiễn. Bộ máy nhân sự quản lý ngành và nhất là nguồn nhân lực du
lịch tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện đã bộc lộ nhiều những
khiếm khuyết cần được khắc phục. Đây là một trong những điều kiện tiên
quyết, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn như Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 20 đề ra.
Để giải quyết yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch,
việc phân tích, đánh giá về thực trạng và công tác phát triển nguồn nhân lực
du lịch, xác định những điểm mạnh, ưu thế cần phát huy, đồng thời tìm ra
những vấn đề còn hạn chế, yếu kém, nhằm đề xuất những giải pháp thiết thực,
khả thi, góp phần nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu
cầu cả về số lượng, chất lượng và có cơ cấu phù hợp là một việc làm cần thiết.
Vì vậy, đề tài “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình” là rất quan
trọng và cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề tồn
đọng nêu trên.
2. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ,
chi tiết về các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình. Tuy
nhiên trong những năm qua Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Ninh Bình nay là
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình cũng đã có thống kê và đưa ra
giải pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2005 - 2010.
Tuy nhiên, trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng có nhiều
công trình nghiên cứu về nhu cầu nguồn nhân lực du lịch ở cấp địa phương
(ví dụ đề tài luận văn “Phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Quảng
Ninh” của tác giả Bùi Thị Thúy Hằng… Đối với ngành du lịch cả nước, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, đã xác định nhu cầu (về
số lượng, trình độ đào tao, cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ…) về nguồn nhân
lực du lịch cho cả nước, từng vùng du lịch trọng điểm và một số địa phương
có ngành du lịch phát triển. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các tỉnh, thành
phố trong cả nước xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch cho
địa phương mình.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đề xuất các giải pháp khả thi,
góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng, chất
lượng, cơ cấu lao động du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch tỉnh Ninh
Bình nhanh và bền vững.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung nghiên cứu
những nội dung chính sau:
- Tổng quan các vấn đề về phát triển du lịch nói chung và nguồn nhân
lực du lịch nói riêng, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn ở Ninh Bình.
- Xác định vị trí, vai trò quan trọng của nguồn nhân lực du lịch trong sự
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.
- Thực trạng phát triển du lịch và nguồn nhân lực du lịch, và hoạt động
phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình. Phân tích đánh giá những mặt
tích cực và những điểm còn hạn chế cần khắc phục.
- Định hướng về yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch: về số
lượng, chất lượng, cơ cấu lao động du lịch tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình,
tập trung vào các nhóm giải pháp về: tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác
phát triển nguồn nhân lực du lịch; cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển
nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2020; nâng cao năng
lực các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh; duy trì và mở rộng hợp tác quốc tế về
phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Du lịch cũng như của tỉnh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các yếu tố về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao
động du lịch, chủ yếu tập trung vào lao động du lịch trực tiếp; hoạt động phát
triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình thời gian qua; phát hiện những điểm
mạnh, những yếu tố tích cực cần phát huy cũng như những khó khăn, bất cập
cần được giải quyết; đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp
với yêu cầu phát triển ngành Du lịch Ninh Bình hiện nay.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Phạm vi lãnh thổ tỉnh Ninh Bình
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố liên quan đến
nguồn nhân lực du lịch, tập trung vào lực lượng lao động trực tiếp của ngành
du lịch Ninh Bình; công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực du lịch và đề
xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ninh Bình có tài nguyên du lịch (tự nhiên và văn hóa) vô cùng đa dạng
và phong phú. Trong những năm qua Du lịch Ninh Bình đã bước đầu phát
triển và đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ. Ngành Du lịch đã được Tỉnh
ủy, UBND tỉnh định hướng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Du lịch phát
triển sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế chung của địa phương, cải
thiện về cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ lực
lượng lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, góp phần làm
chuyển dịch cơ cầu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước thì đến nay du lịch Ninh Bình phát triển chưa thực sự
tương xứng với tiềm năng. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua
chỉ là kết quả bước đầu, chưa toàn diện, chưa vững chắc và còn nhiều hạn
chế. Lực lượng sản xuất còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ, trình độ chuyên
môn hóa chưa cao; các yếu tố về chính sách, pháp luật còn đang trong quá
trình xây dựng và hoàn thiện, đôi khi chưa theo kịp với sự phát triển của hoạt
động thực tiễn. Bộ máy nhân sự quản lý ngành và nhất là nguồn nhân lực du
lịch tại các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện đã bộc lộ nhiều những
khiếm khuyết cần được khắc phục. Đây là một trong những điều kiện tiên
quyết, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn như Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 20 đề ra.
Để giải quyết yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của ngành Du lịch,
việc phân tích, đánh giá về thực trạng và công tác phát triển nguồn nhân lực
du lịch, xác định những điểm mạnh, ưu thế cần phát huy, đồng thời tìm ra
những vấn đề còn hạn chế, yếu kém, nhằm đề xuất những giải pháp thiết thực,
khả thi, góp phần nhanh chóng phát triển nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu
cầu cả về số lượng, chất lượng và có cơ cấu phù hợp là một việc làm cần thiết.
Vì vậy, đề tài “Phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình” là rất quan
trọng và cấp thiết, có ý nghĩa thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề tồn
đọng nêu trên.
2. Lƣợc sử vấn đề nghiên cứu
Hiện nay chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách đầy đủ,
chi tiết về các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình. Tuy
nhiên trong những năm qua Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Ninh Bình nay là
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình cũng đã có thống kê và đưa ra
giải pháp để phát triển nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2005 - 2010.
Tuy nhiên, trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước cũng có nhiều
công trình nghiên cứu về nhu cầu nguồn nhân lực du lịch ở cấp địa phương
(ví dụ đề tài luận văn “Phát triển đội ngũ hướng dẫn viên du lịch tại Quảng
Ninh” của tác giả Bùi Thị Thúy Hằng… Đối với ngành du lịch cả nước, Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì xây dựng Quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực du lịch Việt Nam đến năm 2020. Theo đó, đã xác định nhu cầu (về
số lượng, trình độ đào tao, cơ cấu chuyên môn nghiệp vụ…) về nguồn nhân
lực du lịch cho cả nước, từng vùng du lịch trọng điểm và một số địa phương
có ngành du lịch phát triển. Đây cũng là cơ sở quan trọng để các tỉnh, thành
phố trong cả nước xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch cho
địa phương mình.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đề xuất các giải pháp khả thi,
góp phần thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực du lịch cả về số lượng, chất
lượng, cơ cấu lao động du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch tỉnh Ninh
Bình nhanh và bền vững.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Để giải quyết được mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung nghiên cứu
những nội dung chính sau:
- Tổng quan các vấn đề về phát triển du lịch nói chung và nguồn nhân
lực du lịch nói riêng, trên cơ sở đó vận dụng vào thực tiễn ở Ninh Bình.
- Xác định vị trí, vai trò quan trọng của nguồn nhân lực du lịch trong sự
phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.
- Thực trạng phát triển du lịch và nguồn nhân lực du lịch, và hoạt động
phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình. Phân tích đánh giá những mặt
tích cực và những điểm còn hạn chế cần khắc phục.
- Định hướng về yêu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch: về số
lượng, chất lượng, cơ cấu lao động du lịch tỉnh Ninh Bình.
- Đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình,
tập trung vào các nhóm giải pháp về: tổ chức bộ máy, nhân sự làm công tác
phát triển nguồn nhân lực du lịch; cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển
nguồn nhân lực du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2013 - 2020; nâng cao năng
lực các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh; duy trì và mở rộng hợp tác quốc tế về
phát triển nguồn nhân lực của Tổng cục Du lịch cũng như của tỉnh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các yếu tố về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao
động du lịch, chủ yếu tập trung vào lao động du lịch trực tiếp; hoạt động phát
triển nguồn nhân lực du lịch Ninh Bình thời gian qua; phát hiện những điểm
mạnh, những yếu tố tích cực cần phát huy cũng như những khó khăn, bất cập
cần được giải quyết; đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực phù hợp
với yêu cầu phát triển ngành Du lịch Ninh Bình hiện nay.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Phạm vi lãnh thổ tỉnh Ninh Bình
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố liên quan đến
nguồn nhân lực du lịch, tập trung vào lực lượng lao động trực tiếp của ngành
du lịch Ninh Bình; công tác quản lý, phát triển nguồn nhân lực du lịch và đề
xuất một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links