rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

Lời nói đầu
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Đại hội VI (năm 1986) của Đảng cộng sản Việt Nam đã đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế nước ta.Trong suốt 20 năm đổi mới nền kinh tế nước ta đã tăng trưởng rất mạnh mẽ, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.Trong suốt quá trình phát triển kinh tế quốc dân, Đảng và Nhà nước thực hiện phương châm sử dụng nội lực là chính nhưng không thể phủ nhận được vai trò quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài.
Nhận thức được vai trò to lớn của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, Đại hội IX của Đảng đã thừa nhận kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Trong thành phần kinh tế này có hình thức hợp tác kinh doanh có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam vì các doanh nghiệp Việt Nam thường không có đủ vốn để tham gia liên doanh.
Tuy nhiên do pháp luật về hình thức đầu tư này còn sơ sài nên không được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn. Vì vậy tỷ trọng về số lượng hợp đồng hợp tác kinh doanh và vốn so với các hình thức khác còn rất khiêm tốn. Hạn chế ở đây không nằm ở hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh mà do các nhà làm luật Việt Nam đã không nhận thức đúng đắn về hợp tác kinh doanh. Điều này dẫn đến việc các nhà lập pháp đã xây dựng một qui chế pháp luật không đúng về hợp đồng hợp tác kinh doanh.Vì vậy không tạo ra được sự hấp dẫn thực sự của hình thức này và không phát huy được thế mạnh của hình thức này so với các hình thức đầu tư khác. Vì lẽ đó mà một công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về hình thức đầu tư này là một đòi hỏi tất yếu.

Do vậy tui quyết định chọn vấn đề “Hợp đồng hợp tác kinh doanh –Những vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học luật.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, đã có một số công trình khoa học đề cập đến hợp đồng hợp tác kinh doanh: Luận án tiến sỹ luật học của tác giả Đỗ Nhất Hoàng về “Sự hình thành và phát triển của luật đầu tư nước ngoài trong hệ thống pháp luật Việt Nam”, luận án tiến sỹ luật học của tác giả Đỗ Khắc Định về “Hoàn thiện pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong xu hướng nhất thể hoá pháp luật về đầu tư ở Việt Nam”. Các luận án này đã đề cập đến một số vấn đề của hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng sơ sài và chưa chuyên sâu. Do vậy đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đi sâu vào vấn đề hợp đồng hợp tác kinh doanh.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài không nhằm giải quyết tất cả những vấn đề pháp luật liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh mà chỉ tập trung vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản sau đây:
Bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh
Thủ tục thành lập hợp doanh;
Quan hệ nội bộ giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và vấn đề giải quyết tranh chấp
Khi tiến hành so sánh luật của Việt Nam với pháp luật nước ngoài (chủ yếu là luật của Hoa Kỳ) tác giả chỉ so sánh những qui định pháp luật hiện nay đang có hiệu lực của pháp luật Việt Nam cũng như của pháp luật nước ngoài.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Tác giả sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, logíc và một số phương pháp khác.

5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn trước hết là làm cho các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ hơn về pháp luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các cơ sở đào tạo luật trong việc giảng dạy những vấn đề cụ thể cuả luật đầu tư nước ngoài. Đồng thời luận văn cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho các doanh nghiệp Việt Nam về hợp đồng hợp tác kinh doanh. Những đóng góp của đề tài này giúp cho các nhà làm luật hiểu đúng bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh, trên cơ sở đó xây dựng được hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ về hợp đồng hợp tác kinh doanh hoàn chỉnh.
Để thực hiện được mục đích trên luận văn cần làm rõ khái niệm, bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh và một số vấn đề pháp lý cũng như thực tiễn thi hành pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh ở Việt Nam.
Luận văn cũng chỉ ra những bất cập trong việc đưa những qui định của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh vào thực tiễn và một số kiến nghị hoàn thiện trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài.
6. Cơ cấu
có lời nói đầu và ba chương sau:
Chương 1: những vấn đề lý luận về hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Chương 2:pháp luật hiện hành về hợp đồng hợp tác kinh doanh và thực tiễn thi hành.
Chương 3:phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ngoài ra luận văn còn có phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1 Những vấn đề lý luận về hợp đồng hợp tác kinh doanh

1.1. Khái niệm và bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh
1.1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài
Đầu tư là “ Bỏ nhân lực, vật lực, tài lực vào công việc gì, trên cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội.”[26, tr 291] Tài lực chính là khả năng về vốn dùng cho một một mục đích nhất định. Trong thực tiễn đời sống kinh tế các chủ thể kinh doanh không chỉ tiến hành đầu tư, kinh doanh ở trong nội bộ một quốc gia mà còn tiến hành các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài thậm chí trên nhiều quốc gia như các công ty đa quốc gia đang là một thực thể pháp lý quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Để tiến hành các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài thì các chủ thể kinh doanh đó đầu tư vào lãnh thổ nước ngoài. Doanh nghiệp đó có thể đầu tư trực tiếp tại một quốc gia bằng cách mua một công ty đang tồn tại, thành lập một chi nhánh, thành lập một công ty con được tổ chức riêng rẽ, hay bắt đầu một liên doanh. [11, tr 501] Đó chính là đầu tư trực tiếp nước ngoài. “ “ Đầu tư trực tiếp- Thực tế tạo ra sự hiện diện hợp pháp và chính thức tại một thị trường nước ngoài.”[11, tr 501] Còn tại điểm 1 Điều 2 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 có định nghĩa “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hay bằng bất cứ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của luật này.” Giáo sư Charles W. L.Hill chuyên ngành kinh doanh quốc tế đại học Washington định nghĩa “ Đầu tư trực tiếp nước ngoài hình thành khi một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp các cơ sở sản xuất hay phân phối sản phẩm ở nước ngoài.”[33, tr 176]1
Từ các định nghĩa trên , nên định nghĩa đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc người nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn hay đóng góp công sức tại Việt Nam để tiến hành hoạt động tìm kiếm lợi nhuận.
Người nước ngoài bao gồm cá nhân, tổ chức kinh tế nước ngoài .Vấn đề này chúng tui sẽ đề cập sâu hơn ở chương sau.
1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài theo qui định của pháp luật Việt Nam
Pháp luật Việt Nam cho phép nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam dưới ba hình thức:
Hình thức thứ nhất là hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Thiếu các qui định điều chỉnh quan hệ sở hữu đối với vốn và tài sản trong hợp doanh.
- Thiếu các qui định điều chỉnh quan hệ quản lý giữa các bên hợp doanh.
- Thiếucác qui định về điểu chỉnh chế độ trách nhiệm của hợp doanh và các bên hợp doanh đối với bên thứ ba.
- Pháp luật không thừa nhận tư cách chủ thể của hợp doanh trong các giao dịch thương mại, dân sự, lao động.
- Pháp luật thiếu các cơ chế điều chỉnh các quan hệ nội bộ phát sinh trong quá trình hợp doanh thực hiện kinh doanh.
- Pháp luật còn có sự đối xử bất bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước trong hợp doanh.
- Pháp luật còn thiếu các biện pháp chế tài đặc thù để bảo vệ sự tồn tại bền vững của hợp doanh, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên hợp doanh và của bên thứ ba trước hành vi vi phạm pháp luật của một bên hợp doanh.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh còn nhiều bất hợp lý.
- Thủ tục thành lập hợp doanh còn rườm rà, phức tạp.
3. cần nhận thức hợp doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh. Do đó cần xây dựng pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh là một hệ thống các qui định điều chỉnh các quan hệ tổ chức kinh doanh. Từ đó luận văn đưa ra những kiến nghị sau nhằm làm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh:
- Thừa nhận tư cách chủ thể của hợp doanh;
- Mở rộng chủ thể tham gia hợp doanh;
- Hoàn thiện các qui định của pháp luật về việc thành lập hợp doanh;
- Hoàn thiện các qui định của pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu đối với vốn và tài sản trong hợp doanh;
- Hoàn thiện các qui định của pháp luật điều chỉnh quan hệ quản lý và thiết chế quản lý trong nội bộ của hợp doanh;
- Qui định chế độ trách nhiệm của hợp doanh và các bên hợp doanh;
- Hoàn thiện các qui định của pháp luật về chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của bên hợp doanh;
- Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh khi chấm dứt tư cách thành viên hợp doanh hay khi hợp doanh chấm dứt;
- Hoàn thiện các qui định của pháp luật về các biện pháp chế tài khi vi phạm hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Hoàn thiện các qui định của pháp luật về giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp doanh.

Mục lục
Lời nói đầu
Chương 1: những vấn đề lý luận về hợp đồng hợp tác kinh doanh 1
1.1. Khái niệm và bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh 1
1.1.1 Khái niệm về đầu tư nước ngoài 1
1.1.2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài theo qui định của pháp luật Việt Nam 2
1.1.3 Khái niệm và bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh 3
1.2. Vai trò của hợp đồng hợp tác kinh doanh trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam 11
1.3.Quá trình phát triển của pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh 12
1.3.1. Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh trong giai đoạn từ năm 1975 đến năm 1987 12
1.3.2. Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh trong giai đoạn từ năm 1987 đến năm 1996 12
1.3.3. Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh trong giai đoạn từ năm 1996 cho đến nay: 17
1.4 pháp luật một số nước trên thế giới về hợp đồng hợp tác kinh 18
Chương 2:pháp luật hiện hành về hợp đồng hợp tác kinh doanh và thực tiễn thi hành 24
2.1. Giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh 25
2.1.1.Chủ thể giao kết hợp đồng hợp tác kinh doanh 25
2.1.2.Hình thức của hợp đồng hợp tác kinh doanh 27
2.1.3.Thủ tục thành lập hợp đồng hợp tác kinh doanh 27
2.2 . Nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh 34
2.2.1. Những qui định của pháp luật về nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh 34
2.2.2. Những bất cập của các qui định pháp luật về nội dung của hợp đồng hợp tác kinh doanh 40
2.3. Thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh 50
2.3.1. Khái niệm thực hiện hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh 50
2.3.2. Cơ chế quản lý kinh doanh 51
2.3.3. Tư cách chủ thể của hợp doanh (nhóm hợp tác kinh doanh) trong các giao dịch dân sự, thương mại 55
2.3.4. Nghĩa vụ thuế 58
2.3.5. Vấn đề chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của bên hợp doanh 59
2.3.6. Chấm dứt tư cách bên hợp doanh khi hợp đồng hợp tác kinh doanh chưa hết hiệu lực 60
2.3.7. Chấm dứt tư cách tư cách thành viên khi hợp đồng hợp tác kinh doanh hết hiệu lực 62
2.4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến Hợp đồng hợp tác kinh doanh 65
2.4.1. trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 65
2.4.2. Giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh 68
2.5. Thực trạng thi hành pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh 70
Chương 3: Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh 72
3.1 Phương hướng chung của việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh 73
3.1.1. Xây dựng luật doanh nghiệp và luật bảo đảm và khuyến khích đầu tư cho cả đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước 73
3.1.2. Hạn chế đến mức tối đa sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào hoạt động của các chủ thể kinh doanh- Bỏ cơ chế “xin-cho” và đơn giản hoá thủ tục hành chính 75
3.1.3. Pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh phải đảm bảo tính minh bạch 78
3.1.4. Pháp luật phải bảo đảm sự bình đẳng giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước 79
3.1.5. Pháp luật phải bảo đảm sự tồn tại ổn định của hợp doanh 80
3.1.6. Pháp luật phải bảo đảm quyền lợi của thiểu số phải phục tùng quyền lợi của đa số 80
3.2 Những kiến nghị cụ thể về việc hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh 80
3.2.1. thừa nhận tư cách chủ thể của hợp doanh (nhóm hợp tác kinh doanh) 80
3.2.2. Mở rộng chủ thể tham gia hợp doanh 81
3.2.3. Hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh 81
3.2.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu đối với tài sản trong hợp doanh 86
3.2.5. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quan hệ quản lý – thiết chế quản lý trong nội bộ của hợp doanh 87
3.2.6. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chế độ trách nhiệm của hợp doanh và các bên hợp doanh 90
3.2.7. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên hợp doanh 92
3.2.8. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về chấm dứt tư cách thành viên hợp doanh 92
3.2.9. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng hợp tác kinh doanh 97
Kết luận 98

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho khách lẽ nội địa đã đặt trước tại khách sạn Hoàng Mai Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2
V Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất - Tính giá thành sản phẩm và phương hướng nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty xây dựng 492 Luận văn Kinh tế 0
C Phương hướng hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính - Kế toán trong việc phân tích tình hình tài chính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tại Việt Nam Công nghệ thông tin 0
H phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Khách sạn - Du lịch Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
T Phương hướng hoàn thiện kế toán tscđ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tscđ tại công ty CP xây dựng số 2 Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
E Hoàn thiện phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cơ khí - Điện Thủy Lợi theo hướng vận dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
H đánh giá và đề xuất phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính và kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền Luận văn Kinh tế 0
Y Phương hướng hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty Miwon Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top