Download miễn phí Chuyên đề Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Nội dung chính
I.Sự cần thiết đổi mới cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân
II.Cơ sở thực tiễn nhằm đổi mới cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân
III. Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển
Kết luận
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-03-13-chuyen_de_phuong_huong_tiep_tuc_doi_moi_co_che_chinh_sach_de_5vNdGG1eGV.png /tai-lieu/chuyen-de-phuong-huong-tiep-tuc-doi-moi-co-che-chinh-sach-de-nham-thuc-day-kinh-te-tu-nhan-o-viet-nam-phat-trien-92341/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
You must be registered for see links
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
u hút được 1,7 lao động trên 1 tỷ đồng tiền vốn. Riêng các doanh nghiệp tư bản tư nhân trong 5 năm(1991-1996) tuy số vốn huy động chưa lớn nhưng bình quân mỗi năm giải quyết thêm khoảng 72020 việc làm, năm 1996 cả nước có 336146 người đang trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Năm 1997 là 428009 lao động, năm 1998vào khoảng 497480 lao động ( tăng 16,2% so với năm 1997) chiếm 1,3% tổng số lao động toàn xã hội. Riêng khu vực hộ gia đình nông dân, năm1995 đã thu hút 30.820.224 lao động, chiếm 88,93% lao động xã hội. Nếu gộp với 1,3% số lao động trong khu vực doanh nghiệp tư bản tư nhân thì tốngr số lao động thuộc kinh tế tư nhân chiếm 90,1% tổng số lao động toàn xã hội(khu vực nhà nước chỉ giải quyết việc làm cho khoảng 9% tổng số lao động xã hội và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 0,67% tổng lao động toàn xã hội). Qua đó ta càng thấy rõ đay là một khu vực kinh tế có vai trò thực sự quan trọng trong việc tạo việc làm cho lao động xã hội cả ở hiện tại và trong tương lai. Đồng thời, các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã tạo ra thu nhập ổn định cho người lao động trong khu vực này. ở thành phố Hồ Chí Minh, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân khoảng 500.000 đến 600.000 đồng/1 tháng, ở Hà Nội là 400.000 đến 500.000 đồng/1tháng.
Kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưỏng nền kinh tế. Phát triển kinh tế tư bản tư nhân đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh mục tiêu cơ bản là huy động tiềm năng về vốn và giải quyết việc làm cho lao động xã hội, khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân còn đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm xã hội. Năm 1995, khu vực tư nhân đóng góp 43,50% GDP, trong đó hộ gia đình và nông dân chiếm tỷ trọng 35,95% GDP, khối tư bản tư nhân chiếm 7,5%GDP. Mặc dù các năm 1996,1997 có sự giảm sút nhưng năm 1998 khu vực này vẫn chiếm tỷ trọng 41,1%GDP, trong đó: hộ gia đình và nông dân chiếm 33,6%GDP, khu vực tư bản tư nhân chiếm trên 50%GDP cả nước. Nhờ vậy, khu vực kinh tế nhà nước và đầu tư nước ngoài thúc đẩy nền kinh tế nước ta đạt tốc đọ tăng trưởng cao trên 8%/năm liên tục trong giai đoạn 1992-1997, và đỉnh cao đạt 9,5% vào năm1995.
Không chỉ đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc nội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân còn góp phần quan trọng tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội đặt ra. Nguồn thu ngân sách từ các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã tăng lên đáng kể trong những năm qua từ 51 tỷ đồng năm 1991 lên 1475 tỷ đồng năm 1996. Nếu năm 1990 khu vực kinh tế ngoài quốc doanh( không kể kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) nộp ngân sách (qua thu thuế) là 969 tỷ đồng chiếm 2,3%GDP, thì đến năm 1998 đã tăng lên 11086 tỷ đồng chiếm 3,5%GDP, tính ra bình quân hàng năm khu vực ngoài quốc doanh đóng góp vào nguồn thu ngân sách trên dưới 3%GDP của cả nước, cao gấp trên 3 lần đóng góp của khu vực liên doanh với nước ngoài( 0,9%GDP/năm) và gần bằng một nửa đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm( khoảng 7%GDP/năm). Tính riêng các doanh nghiệp tư bản tư nhân: năm 1991 đóng góp cho ngân sách nhà nước được 51 tỷ đồng, năm 1996 tăng lên 1457 tỷ đồng(tăng gần 300 lần). Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm 1995-1996 khu vực kinh tế tư bản tư nhân đã đóng góp khoảng 50% ngân sách địa phương. Thực tế cho thấy địa phương nào chú ý khuyến khích phát triển khu vực kinh tế này đều tự cân đối được ngân sách. Tuy so với khu vực kinh tế nhà nước, tỷ trọng của kinh tế tư bản tư nhân trong tổng thu ngân sách nhà nước còn thấp xong khu vực kinh tế tư nhân đã và đang có những đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách và tăng tiềm lực cho nền kinh tế.
Thực hiện mục tiêu lớn nhất của Đảng và nhà nước ta là: “lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, năng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh”, huy động sức mạnh tổng lực của nền kinh tế cho phát triển đất nước, xây dựng nước Việt Nam “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, thì chính sách phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân những năm qua đã góp phần thực hiện có kết quả mục tiêu đó. Nhìn một cách tổng thể, sự hồi sinh và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm đổi mới vừa qua đã mang lại nhiều kết quả kinh tế xã hội to lớn, mà nổi bật là:
1.1.Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.
Kinh tế tư nhân đã huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ tuy qui mô nhỏ nhưng với số lụơng cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nên đã động viên được nhiều nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh: từ 14000tỷ đồng năm 1992 đã tăng lên 26500 tỷ đồng vào năm 1996, chiếm tới 8,5% tổng vốn đầu tư sản xuất của toàn xã hội. Ta thấy được sự tăng lên của vốn đầu tư và qui mô của nó. Các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã huy động được lượng vốn vào kinh doanh là 20.665 tỷ đồng(tình đến hết năm 1996), bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1991- 1996 tăng thêm 3940 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội và 6,9% vốn kinh doanh của các ngành. Tính đến thời điểm năm 1996, khu vực kinh tế tư nhân đã huy động được tổng lượng vốn lên đến 47155 tỷ đồng, chiếm tới 15% tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội. Mặc dù trong nhữn năm đổi mới vừa qua với chính sách mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài của nhà nước đã thu hút thêm nguồn vốn FDI ngày một tăng( từ 13,7% tổng số vốn đầu tư phát triển của nhà nước năm 1990 lên đến trên 35% năm 1998) nhưng khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn đóng góp lượng vốn đầu tư phát triển rất đáng kể cho nền kinh tế: 49% tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội năm 1990 và trên 21% năm 1998, tức là chiếm trên 1/5 tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội-là một tỷ trọng không nhỏ.
1.2.Kinh tế tư nhân đã thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế, tăng qui mô của kim ngạch xuất khẩu.
Trứơc đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành sản xuất kinh doanhđều do kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đảm nhận. Hiện nay, trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước độc quyền, kinh tế tư nhân không được kinh doanh, còn lại hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thì khu vực kinh tế tư nhân đều tham gia. Trong đó nhiều lĩnh vực, ngành nghề khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng áp đảo như: sản xuất lương thực, thực phẩm;nuôi trồng hải sản, đánh cá; lâm nghiệp, hàng hoá bán lẻ; chế biến; sành sứ; giầy dép.Lĩnh vực sản xuất lương thực đặc biệt là xuất khẩu gạo và các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ hải sản, lĩnh vực dệt may, thủ công mỹ nghệ xuất khẩuđã mang về hàng tỷ đô la ngoại tệ cho nền kinh tế,trong đó có đóng góp to lớn của kinh tế tư nhân. Chính sự phát triển phonh phú, đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm dịch vụ, các hình thức kinh doanhcủa khu vực kinh tế tư nhân đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp nhà nước buộc các doanh nghiệp nàh nước phải cải tổ, sắp xếp lại để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường. Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên năng động; đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của nhà nước phải đổi mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. Như vậy, phát triển kinh tế tư bản tư nhân sẽ tăng cường lực lượng kinh tế dân tộc và cùng với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt với kinh tế nhà nước tạo thế và lực làm đói trọng với tư bản nước ngoài trong việc bảo đảm sự phát triển dộc lập của nền kinh tế. Đến nay đã có 59 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữư hạn, công ty cổ phần là đối tác trong liên doanh với nước ngoài có số vốn đầu tư theo giấy phép gần 146 triệu USD. Một số doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị phương án liên doanh với nhà nước. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và xác lập vai trò, vị trí của các chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách cơ chế quản lý theo hướng thị trường, mở cửa hợp tác với bên ngoài.
Không những thế, kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng qui mô của kim ngạch xuất khẩu. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã khơi dậy nhiều ngành nghề truyền thống trong các ngành, vùng địa phương, đã tạo ra nhiều chủng loại đa dạng, phong phú và cung cấp nhiều hơn hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Chỉ tính riêng năm 2000, con số thống kê của tổng cục hải quan, kinh ngạch xuất nhập khẩu đã tăng khá: xuất khẩu đạt 2,851 tỷ USD, nhập khẩu đ...
Kinh tế tư nhân đã đóng góp quan trọng trong GDP và thúc đẩy tăng trưỏng nền kinh tế. Phát triển kinh tế tư bản tư nhân đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Bên cạnh mục tiêu cơ bản là huy động tiềm năng về vốn và giải quyết việc làm cho lao động xã hội, khu vực kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân còn đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm xã hội. Năm 1995, khu vực tư nhân đóng góp 43,50% GDP, trong đó hộ gia đình và nông dân chiếm tỷ trọng 35,95% GDP, khối tư bản tư nhân chiếm 7,5%GDP. Mặc dù các năm 1996,1997 có sự giảm sút nhưng năm 1998 khu vực này vẫn chiếm tỷ trọng 41,1%GDP, trong đó: hộ gia đình và nông dân chiếm 33,6%GDP, khu vực tư bản tư nhân chiếm trên 50%GDP cả nước. Nhờ vậy, khu vực kinh tế nhà nước và đầu tư nước ngoài thúc đẩy nền kinh tế nước ta đạt tốc đọ tăng trưởng cao trên 8%/năm liên tục trong giai đoạn 1992-1997, và đỉnh cao đạt 9,5% vào năm1995.
Không chỉ đóng góp lớn vào tổng sản phẩm quốc nội và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân còn góp phần quan trọng tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết nhiều vấn đề kinh tế, xã hội đặt ra. Nguồn thu ngân sách từ các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã tăng lên đáng kể trong những năm qua từ 51 tỷ đồng năm 1991 lên 1475 tỷ đồng năm 1996. Nếu năm 1990 khu vực kinh tế ngoài quốc doanh( không kể kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) nộp ngân sách (qua thu thuế) là 969 tỷ đồng chiếm 2,3%GDP, thì đến năm 1998 đã tăng lên 11086 tỷ đồng chiếm 3,5%GDP, tính ra bình quân hàng năm khu vực ngoài quốc doanh đóng góp vào nguồn thu ngân sách trên dưới 3%GDP của cả nước, cao gấp trên 3 lần đóng góp của khu vực liên doanh với nước ngoài( 0,9%GDP/năm) và gần bằng một nửa đóng góp của các doanh nghiệp nhà nước vào nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm( khoảng 7%GDP/năm). Tính riêng các doanh nghiệp tư bản tư nhân: năm 1991 đóng góp cho ngân sách nhà nước được 51 tỷ đồng, năm 1996 tăng lên 1457 tỷ đồng(tăng gần 300 lần). Tại thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm 1995-1996 khu vực kinh tế tư bản tư nhân đã đóng góp khoảng 50% ngân sách địa phương. Thực tế cho thấy địa phương nào chú ý khuyến khích phát triển khu vực kinh tế này đều tự cân đối được ngân sách. Tuy so với khu vực kinh tế nhà nước, tỷ trọng của kinh tế tư bản tư nhân trong tổng thu ngân sách nhà nước còn thấp xong khu vực kinh tế tư nhân đã và đang có những đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách và tăng tiềm lực cho nền kinh tế.
Thực hiện mục tiêu lớn nhất của Đảng và nhà nước ta là: “lấy việc giải phóng sức sản xuất, động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, năng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sống của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và các hình thức tổ chức kinh doanh”, huy động sức mạnh tổng lực của nền kinh tế cho phát triển đất nước, xây dựng nước Việt Nam “Dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”, thì chính sách phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân những năm qua đã góp phần thực hiện có kết quả mục tiêu đó. Nhìn một cách tổng thể, sự hồi sinh và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm đổi mới vừa qua đã mang lại nhiều kết quả kinh tế xã hội to lớn, mà nổi bật là:
1.1.Khơi dậy và phát huy tiềm năng của một bộ phận lớn dân cư tham gia vào công cuộc phát triển đất nước, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm.
Kinh tế tư nhân đã huy động mọi nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế cá thể, tiểu chủ tuy qui mô nhỏ nhưng với số lụơng cơ sở sản xuất kinh doanh lớn nên đã động viên được nhiều nguồn vốn vào sản xuất kinh doanh: từ 14000tỷ đồng năm 1992 đã tăng lên 26500 tỷ đồng vào năm 1996, chiếm tới 8,5% tổng vốn đầu tư sản xuất của toàn xã hội. Ta thấy được sự tăng lên của vốn đầu tư và qui mô của nó. Các doanh nghiệp tư bản tư nhân đã huy động được lượng vốn vào kinh doanh là 20.665 tỷ đồng(tình đến hết năm 1996), bình quân mỗi năm trong giai đoạn 1991- 1996 tăng thêm 3940 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội và 6,9% vốn kinh doanh của các ngành. Tính đến thời điểm năm 1996, khu vực kinh tế tư nhân đã huy động được tổng lượng vốn lên đến 47155 tỷ đồng, chiếm tới 15% tổng số vốn đầu tư phát triển của toàn xã hội. Mặc dù trong nhữn năm đổi mới vừa qua với chính sách mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài của nhà nước đã thu hút thêm nguồn vốn FDI ngày một tăng( từ 13,7% tổng số vốn đầu tư phát triển của nhà nước năm 1990 lên đến trên 35% năm 1998) nhưng khu vực kinh tế tư nhân trong nước vẫn đóng góp lượng vốn đầu tư phát triển rất đáng kể cho nền kinh tế: 49% tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội năm 1990 và trên 21% năm 1998, tức là chiếm trên 1/5 tổng lượng vốn đầu tư toàn xã hội-là một tỷ trọng không nhỏ.
1.2.Kinh tế tư nhân đã thúc đẩy việc hình thành các chủ thể kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý theo hướng thị trường, tạo sự cạnh tranh trong nền kinh tế, tăng qui mô của kim ngạch xuất khẩu.
Trứơc đây hầu hết các lĩnh vực kinh tế, các ngành sản xuất kinh doanhđều do kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể đảm nhận. Hiện nay, trừ một số lĩnh vực, ngành nghề mà nhà nước độc quyền, kinh tế tư nhân không được kinh doanh, còn lại hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác thì khu vực kinh tế tư nhân đều tham gia. Trong đó nhiều lĩnh vực, ngành nghề khu vực kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng áp đảo như: sản xuất lương thực, thực phẩm;nuôi trồng hải sản, đánh cá; lâm nghiệp, hàng hoá bán lẻ; chế biến; sành sứ; giầy dép.Lĩnh vực sản xuất lương thực đặc biệt là xuất khẩu gạo và các sản phẩm nông nghiệp, thuỷ hải sản, lĩnh vực dệt may, thủ công mỹ nghệ xuất khẩuđã mang về hàng tỷ đô la ngoại tệ cho nền kinh tế,trong đó có đóng góp to lớn của kinh tế tư nhân. Chính sự phát triển phonh phú, đa dạng các cơ sở sản xuất, các ngành nghề, các loại sản phẩm dịch vụ, các hình thức kinh doanhcủa khu vực kinh tế tư nhân đã tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp nhà nước buộc các doanh nghiệp nàh nước phải cải tổ, sắp xếp lại để tồn tại và đứng vững trong cơ chế thị trường. Qua đó, khu vực kinh tế tư nhân đã thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các khu vực kinh tế, làm cho nền kinh tế trở nên năng động; đồng thời cũng tạo nên sức ép lớn buộc cơ chế quản lý hành chính của nhà nước phải đổi mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế thị trường nói chung. Như vậy, phát triển kinh tế tư bản tư nhân sẽ tăng cường lực lượng kinh tế dân tộc và cùng với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt với kinh tế nhà nước tạo thế và lực làm đói trọng với tư bản nước ngoài trong việc bảo đảm sự phát triển dộc lập của nền kinh tế. Đến nay đã có 59 doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữư hạn, công ty cổ phần là đối tác trong liên doanh với nước ngoài có số vốn đầu tư theo giấy phép gần 146 triệu USD. Một số doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị phương án liên doanh với nhà nước. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng trong việc hình thành và xác lập vai trò, vị trí của các chủ thể sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của cơ chế thị trường, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách cơ chế quản lý theo hướng thị trường, mở cửa hợp tác với bên ngoài.
Không những thế, kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng qui mô của kim ngạch xuất khẩu. Sự phát triển của kinh tế tư nhân đã khơi dậy nhiều ngành nghề truyền thống trong các ngành, vùng địa phương, đã tạo ra nhiều chủng loại đa dạng, phong phú và cung cấp nhiều hơn hàng hoá phục vụ xuất khẩu. Chỉ tính riêng năm 2000, con số thống kê của tổng cục hải quan, kinh ngạch xuất nhập khẩu đã tăng khá: xuất khẩu đạt 2,851 tỷ USD, nhập khẩu đ...