Chia sẻ cho ae tài liệu
Điện di là hiện tượng di chuyển của tiểu phân tích điện hòa tan hay phân tán trong
chất điện giải khi có dòng điện đi qua. Cation di chuyển về phía cực âm (cathod),
anion di chuyển về phía cực dương (anod). Các phần tử không tích điện không bị hút
về phía hai điện cực.
Trong phương pháp điện di mao quản (CE) việc sử dụng mao quản để làm kênh di
chuyển cho phép thực hiện quá trình tách điện di trên một thiết bị có thể so sánh với
thiết bị của sắc ký lỏng hiệu năng cao. Tuy nhiên, vẫn còn những khác biệt rõ rệt về
cách vận hành, những điểm thuận lợi và không thuận lợi so với sắc ký lỏng hiệu
năng cao. Quá trình vận hành của CE điển hình với mao quản mà mặt trong thành
mao quản không có lớp bao và mao quản chứa dung dịch đệm làm việc, thì nhóm
silanol hiện diện trên thành phía trong của mao quản thủy tinh sẽ giải phóng ion
hydrogen vào dung dịch đệm và bề mặt thành mao quản sẽ tích điện âm ngay cả ở
pH rất thấp. Cation hay các chất hòa tan tích điện dương một phần trong môi trường
bị hút tĩnh điện vào thành mao quản tích điện âm tạo nên một lớp điện tích kép. Quá
trình điện di bắt đầu bằng cách đặt thế trên chiều dài cột mao quản làm cho phần
dung dịch của lớp điện tích kép di chuyển về phía đầu cathod của mao quản kéo theo
khối dung dịch. Sự chuyển động của khối dung dịch dưới tác dụng của lực điện
trường được gọi là dòng điện thẩm (electroosmotic flow - EOF). Mức độ ion hóa của
nhóm silanol trên thành mao quản phụ thuộc chủ yếu vào pH của dung dịch đệm làm
việc và các chất điều chỉnh được thêm vào chất điện giải. Ở pH thấp, nhóm silanol
nói chung có độ ion hóa thấp và dòng EOF nhỏ. Ở pH cao hơn, nhóm silanol bị ion
hóa nhiều hơn và dòng EOF tăng. Trong một số trường hợp, các dung môi hữu cơ
như methanol hay acetonitril được cho thêm vào dung dịch đệm để làm tăng độ tan
của các chất hòa tan và các chất phụ gia hay để ảnh hưởng đến mức độ ion hóa của
mẫu. Nói chung, việc thêm các chất điều chỉnh hữu cơ sẽ làm giảm dòng EOF.
Detector được đặt về phía đầu cathod của mao quản. Dòng EOF thường lớn hơn linh
độ điện di. Do vậy, ngay cả anion cũng bị đẩy về phía cathod và detector. Khi sử
dụng đệm phosphat pH 7,0 ở mao quản không có lớp bao, thông thường trình tự xuất
hiện các chất tan trong điện di đồ là các cation, các chất trung tính và các anion.
Hiện nay, có 5 loại chủ yếu của điện di mao quản:
Điện di mao quản vùng (capillary zone electrophoresis - CZE) còn gọi là điện di
dung dịch tự do hay điện di mao quản dòng tự do.
Sắc ký mixen điện động, còn gọi là sắc ký điện động mixen (micellar electrokinetic
chromatography - MEKC).
Điện di mao quản gel (capillary gel electrophoresis - CGE).
Điện di mao quản hội tụ đẳng điện (capillary isoelectric focusing - CIEF)
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Điện di là hiện tượng di chuyển của tiểu phân tích điện hòa tan hay phân tán trong
chất điện giải khi có dòng điện đi qua. Cation di chuyển về phía cực âm (cathod),
anion di chuyển về phía cực dương (anod). Các phần tử không tích điện không bị hút
về phía hai điện cực.
Trong phương pháp điện di mao quản (CE) việc sử dụng mao quản để làm kênh di
chuyển cho phép thực hiện quá trình tách điện di trên một thiết bị có thể so sánh với
thiết bị của sắc ký lỏng hiệu năng cao. Tuy nhiên, vẫn còn những khác biệt rõ rệt về
cách vận hành, những điểm thuận lợi và không thuận lợi so với sắc ký lỏng hiệu
năng cao. Quá trình vận hành của CE điển hình với mao quản mà mặt trong thành
mao quản không có lớp bao và mao quản chứa dung dịch đệm làm việc, thì nhóm
silanol hiện diện trên thành phía trong của mao quản thủy tinh sẽ giải phóng ion
hydrogen vào dung dịch đệm và bề mặt thành mao quản sẽ tích điện âm ngay cả ở
pH rất thấp. Cation hay các chất hòa tan tích điện dương một phần trong môi trường
bị hút tĩnh điện vào thành mao quản tích điện âm tạo nên một lớp điện tích kép. Quá
trình điện di bắt đầu bằng cách đặt thế trên chiều dài cột mao quản làm cho phần
dung dịch của lớp điện tích kép di chuyển về phía đầu cathod của mao quản kéo theo
khối dung dịch. Sự chuyển động của khối dung dịch dưới tác dụng của lực điện
trường được gọi là dòng điện thẩm (electroosmotic flow - EOF). Mức độ ion hóa của
nhóm silanol trên thành mao quản phụ thuộc chủ yếu vào pH của dung dịch đệm làm
việc và các chất điều chỉnh được thêm vào chất điện giải. Ở pH thấp, nhóm silanol
nói chung có độ ion hóa thấp và dòng EOF nhỏ. Ở pH cao hơn, nhóm silanol bị ion
hóa nhiều hơn và dòng EOF tăng. Trong một số trường hợp, các dung môi hữu cơ
như methanol hay acetonitril được cho thêm vào dung dịch đệm để làm tăng độ tan
của các chất hòa tan và các chất phụ gia hay để ảnh hưởng đến mức độ ion hóa của
mẫu. Nói chung, việc thêm các chất điều chỉnh hữu cơ sẽ làm giảm dòng EOF.
Detector được đặt về phía đầu cathod của mao quản. Dòng EOF thường lớn hơn linh
độ điện di. Do vậy, ngay cả anion cũng bị đẩy về phía cathod và detector. Khi sử
dụng đệm phosphat pH 7,0 ở mao quản không có lớp bao, thông thường trình tự xuất
hiện các chất tan trong điện di đồ là các cation, các chất trung tính và các anion.
Hiện nay, có 5 loại chủ yếu của điện di mao quản:
Điện di mao quản vùng (capillary zone electrophoresis - CZE) còn gọi là điện di
dung dịch tự do hay điện di mao quản dòng tự do.
Sắc ký mixen điện động, còn gọi là sắc ký điện động mixen (micellar electrokinetic
chromatography - MEKC).
Điện di mao quản gel (capillary gel electrophoresis - CGE).
Điện di mao quản hội tụ đẳng điện (capillary isoelectric focusing - CIEF)
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links