thuyduongdaovu

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẨU……………………………………………………………… 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP SIX SIGMA………….
1.1: Khái quát về Six Sigma………………………………………………
1.1.1 : Định nghĩa về Six Sigma……………………………………………
1.1.2 : Các chủ đề chính của Six Sigma…………………………………….
1.1.3 : Các cấp độ của Six Sigma…………………………………………...
1.1.4 : Lợi ích của Six Sigma………………………………………………
1.2 : Nguyên tắc của Six Sigma…………………………………………...
1.2.1: Hướng vào khách hàng………………………………………………
1.2.2: Quản trị theo dữ liệu và dữ kiện……………………………………..
1.2.3: Tập trung vào quá trình, quản trị và cải tiến………………………...
1.2.4: Quản trị chủ động……………………………………………………
1.2.5: Hợp tác không biên giới……………………………………………..
1.2.6: Hướng tới sự hoàn thiện nhưng vẫn cho phép thất bại………………
1.3 : Sự khác biệt và kết hợp Six Sigma với các phương pháp khác…...
1.3.1: Sự khác biệt và kết hợp Six Sigma với ISO 9001…………………...
1.3.2 : Sự khác biệt và kết hợp Six Sigma với TQM……………………….
1.3.3 : Sự khác biệt và kết hợp Six Sigma với Lean………………………..
1.4 : Triển khai Six Sigma…………………………………………………
1.4.1: Các bước thực hiện Six Sigma trong tổ chức………………………..
1.4.2: Yếu tố tiên quyết để triển khai thành công Six Sigma………………
1.5 : Chi phí cho các dự án Six Sigma……………………………………
1.6 : Cách thức áp dụng Six Sigma và DMAIC…………………………
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SIX SIGMA TẠI MỘT
SỐ NGÂN HÀNG Ở VIỆT NAM…………………………………………..
2.1 : Giới thiệu về các ngân hàng………………………………………….
2.1.1 : Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam……………………………
2.1.2 : Ngân hàng TMCP Á Châu…………………………………………..
2.1.3 : Ngân hàng Sài Gòn Thường Tín…………………………………….
2.2 : Quá trình áp dụng Six Sigma tại một số ngân hàng Việt Nam…….
2.2.1 : Điểm chung…………………………………………………………..
2.2.2 : Điểm riêng……………………………………………………………
2.3 : Kết quả đạt được sau khi áp dụng Six Sigma tại các ngân hàng
( Techcombank, Sacombank, ACB) ………………………………………
2.4 : Nhận xét, đánh giá về việc áp dụng Six Sigma tại một số
ngân hàng Việt Nam………………………………………………………..
2.4.1 : Ưu điểm……………………………………………………………….
2.4.2 : Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế…………………………………
CHƯƠNG 3 :MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIÚP NÂNG CAO HIỆU QUẢ………..
TRONG VIỆC ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP SIX SIGMA……………
3.1 : Định hướng và mục tiêu phát triển của nghành ngân hàng
Việt Nam……………………………………………………………………..
3.2 : Một số đề xuất………………………………………………………….
KẾT LUẬN…………………………………………………………………...
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………
DANH MỤC HÌNH ẢNH…………………………………………………….
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG SIX SIGMA TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG
Ở VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu về các ngân hàng Việt Nam
2.1.1 : Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam
Lịch sử hình thành Techcombank
Được thành lập ngày 27/9/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, trải qua 18 năm hoạt động , đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt trên 180.874 tỷ đồng ( tính đến hết năm 2011) Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC với 20% cổ phần. Với mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên 44 tỉnh và thành phố trong cả nước, dự kiến đến cuối năm 2012, Techcombank sẽ tiếp tục mở rộng, nâng tổng số Chi nhánh và Phòng giao dịch lên trên 360 điểm trên toàn quốc. Techcombank còn là ngân hàng đầu tiên và duy nhất được Financial Insights tặng danh hiệu Ngân hàng dẫn đầu về giải pháp và ứng dụng công nghệ. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới trên 7.800 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66 .000 khách hàng doanh nghiệp.

2.1.2 : Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
1. Bối cảnh thành lập
Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về ngân hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993, GIấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
2. Tầm Nhìn
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB



3. Chiếnlược
Cơ Sở Cho Việc Xây Dựng Chiến Lược Hoạt Động Qua Các Năm Là:
Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.
Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.
Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam.
Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả. Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt. ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa.
2.1.3 : Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thường Tín
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng lạm phát do những yếu kém nội tại và trước tác động nhiều mặt bởi cơn địa chấn tài chính toàn cầu, Tập đoàn Sacombank được hình thành và ra mắt công chúng nhằm khai thác lợi thế so sánh của các công ty thành viên và phát huy sức mạnh trí tuệ của cả Tập đoàn để hỗ trợ lẫn nhau cùng tồn tại và phát triển bền vững lâu dài.
Với quy mô ban đầu bao gồm 11 công ty thành viên hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tài chính-tiền tệ - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, đầy rủi ro và cạnh tranh khốc liệt, Sacombank Group đã phải đối mặt với không ít khó khăn. Bằng chiến lược tình thế vừa phòng thủ vừa tấn công, phát huy vai trò hạt nhân của Sacombank và lợi thế về uy tín thương hiệu, mạng lưới rộng khắp, sản phẩm phong phú đa dạng và khả năng dễ thích ứng của các công ty thành viên, Tập đoàn chúng tui tự hào đã vững vàng vượt qua sóng gió. Không những thế, Sacombank Group đã tham gia tích cực vào quá trình thực thi các giải pháp chống lạm phát và ngăn chặn suy giảm kinh tế của Chính phủ, đồng thời biến thách thức thành cơ hội để nhìn nhận những mặt yếu kém, những điểm bất cập của bản thân và tập trung khắc phục, điều chỉnh và kiện toàn mọi mặt nhằm đảm bảo nền móng vững chắc cho tiến trình hội nhập và phát triển trong thập niên tiếp theo.
Ngày 16/5/2009, Sacombank Group đã tổ chức Lễ kỷ niệm 1 năm hình thành Tập đoàn, đánh dấu sự trưởng thành vững vàng của các công ty thành viên sau thời gian đương đầu với khủng hoảng. Cùng với đà phục hồi của nền kinh tế trong nước và khu vực, các công ty thành viên đã tập trung nguồn lực để mở rộng mạng lưới trên toàn quốc, tích cực triển khai bán chéo sản phẩm và phát triển thị phần sang các nước trong khu vực Đông Dương. Bên cạnh các giải pháp khơi thông nguồn vốn trung dài hạn từ các định chế tài chính quốc tế, Sacombank Group chủ động thực hiện lộ trình cổ phần hóa các công ty thành viên nhằm gia tăng tiềm lực tài chính và nâng cao năng lực quản trị - điều hành tại các công ty.
Tháng 11/2009, Sacombank Group chào đón sự gia nhập của 02 thành viên mới là Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Thương Tín và Công ty cổ phần Kho vận Sài Gòn Thương Tín, góp phần vào mục tiêu phong phú hóa, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng.
Sau 2 năm phấn đấu, bằng kế hoạch bán chéo sản phẩm - chương trình tái cấu trúc doanh nghiệp; thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề - các buổi tọa đàm trao đổi kinh nghiệm – các lớp đào tạo ngắn ngày để bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng – và thông qua phong trào thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến quy trình, đổi mới phương pháp tư duy và hành động, Sacombank Group đã phát huy được sức mạnh tổng hợp và tiềm năng sáng tạo từ đội ngũ gần 9.000 cán bộ nhân viên cùng thực hiện mục tiêu tăng trưởng và sứ mệnh tiên phong.
Chúng tui nhận thức được rằng, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường theo xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa như hiện nay, hoạt động đúng hướng, đúng quy luật, đúng pháp luật, phát huy được lợi thế về quy mô – về am hiểu thị trường bản địa – về khả năng tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng thông qua việc cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói; và thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội, trách nhiệm cộng đồng, bằng tinh thần liên kết hợp tác giữa các doanh nhân, doanh nghiệp tư nhân dưới danh nghĩa các Tập đoàn kinh tế đa chức năng, đa sở hữu, có thể là yêu cầu tất yếu khách quan để tồn tại và phát triển bền vững lâu dài đối với các doanh nghiệp Việt Nam - vốn dĩ xuất phát điểm quá thấp so với khu vực và thế giới.
Xuất phát từ nhận thức đó, với khát vọng vượt lên chính mình để góp phần khẳng định vị thế của thương hiệu Việt trên thương trường khu vực và thế giới, hoài bão chung của chúng tui trong giai đoạn 2011 – 2020 là quyết tâm xây dựng Sacombank Group trở thành Tập đoàn kinh tế đa chức năng, đa sở hữu, có quy mô tổng tài sản tương đương 100 tỷ USD và là Tập đoàn kinh tế tư nhân tốt nhất khu vực Đông Dương. Để có thể đạt được mục tiêu kỳ vọng vừa nêu trong thời đại kinh tế tri thức, chúng tui nhận biết và đang tập trung hết sức vào quá trình đầu tư phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tương thích với xu thế của thời đại. Thời đại mới đòi hỏi một doanh nghiệp mạnh phải tập hợp được nhiều cá nhân có tư duy đột phá, vì chỉ có tư duy đột phá mới tạo ra sự khác biệt giữa thành công và thất bại, giữa người dẫn đầu và kẻ theo đuôi. Đây quả là một thách thức cực kỳ lớn đối với chúng tôi, nhưng chúng tui hoàn toàn tự tin là có thể đạt được, vì vượt qua thách thức, thậm chí biến thách thức thành cơ hội để tạo ra các bước đột phá đã trở thành truyền thống văn hóa tốt đẹp nhất của Sacombank cùng các công ty thành viên Tập đoàn Sacombank.
2.2. Quá trình áp dụng Six Sigma tại các ngân hàng
2.2.1. Điểm chung
Phương pháp Six Sigma hiện được một số NHTM áp dụng cho việc cải tiến quy trình hoạt động thông qua một số dự án được sự hỗ trợ của các chuyên gia chất lượng dịch vụ giàu kinh nghiệm. Các dự án này đã thu được những hiệu quả khá lớn như kỳ vọng ban đầu đặt ra, mang lại giá trị gia tăng vượt trội so với đối thủ cạnh tranh...
Đối với Ngân hàng, tiến trình thực hiện của phương pháp Six Sigma bao gồm một số bước chung như sau:
 Xác định
Trong ngân hàng, khách hàng hài lòng là mục tiêu quan trọng nhất cần đạt được. Bước xác định trong quá trình tư vấn với nhân viên ngân hàng và quản lý cấp cao là bước đầu tiên áp dụng Six Sigma trong ngân hàng.
 Đo lường
Trong giai đoạn này, các chuyên gia phải thu thập dữ liệu thống kê trong quản lý. Các dữ liệu có thể được đo để tìm ra tác động của nó lên khách hàng. Các quy trình cần cải tiến khẩn cấp có thể được đánh dấu để thay đổi (ví dụ như: thời gian chờ đợi cho từng quy trình có thể được đo tại các chi nhánh khác nhau của NHTM theo những điều kiện khác nhau).
 Phân tích
Trong giai đoạn này, các phân tích của các quy trình cần được cải tiến với các chi phí tối thiểu. Tất cả các khía cạnh có ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng sẽ được xem xét. Ví dụ: trong các giao dịch tiền mặt, các bước cụ thể mà mất nhiều nhất thời gian thì cần xem lại quá trình phê duyệt.
 Cải tiến
Hành động cải tiến quy trình được thực hiện với tư vấn của chuyên gia. Những cải tiến được dựa trên những sự kiện và thu thập dữ liệu thống kê. Hiệu quả của việc đề nghị cải tiến được kiểm tra bằng cách sử dụng công cụ mô phỏng.
 Kiểm soát
Các biện pháp kiểm soát được đưa vào để kiểm soát quá trình. Nếu quá trình không đạt được trong kỳ vọng, trong khoảng thời gian ngắn hạn sẽ quay lại để xem xét tiếp.
Thông qua phương pháp Six Sigma, nhận thấy rằng, một khách hàng khi đặt vấn đề một khoản tín dụng với ngân hàng, họ mong muốn bị yêu cầu xuất hiện tại ngân hàng một lần mà thôi. Cộng với thời gian xử lý nhanh chóng diễn ra tại chi nhánh và lãi suất cho vay hấp dẫn là những giá trị gia tăng khiến cho khách hàng thỏa mãn với dịch vụ ngân hàng cung cấp. Với việc triển khai áp dụng phương pháp quản trị Lean sẽ giúp các NHTM cải tiến dịch vụ và giảm thời gian tư vấn, thủ tục giấy tờ,… và kết quả cuối cùng sẽ nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng.
Thị trường ngân hàng ngày càng cạnh tranh gay gắt với nhiều thách thức nhằm làm hài lòng khách hàng. Các thách thức đối với một ngân hàng thương mại (NHTM) muốn nâng cao chất lượng dịch vụ có thể kể tới là:
- Cải tiến các dịch vụ tiêu chuẩn (Improve service standards)
- Tự động hóa công việc thủ công (Automate manual tasks)
- Thu hút và giữ nhân viên (Attract and retain staffs)
- Tăng lợi nhuận (Increase profitability)
- Giảm các công đoạn (Reduce cycle time)
- Hướng tới khách hàng trung thành (Drive customer loyalty)
- Giảm bớt chi phí phục vụ và bán hàng (Reduce cost to serve and sell)
- Giảm bớt gánh nặng về hành chính (Reduce administrative burden)


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thanhtoyz

Member
Re: Phương pháp Six Sigma và việc áp dụng phương pháp Six Sigma đối với nghành ngân hàng Việt Nam.

Cho mình xin link download tài liệu này.

Thank các mod nhiều!
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Phương pháp Six Sigma và việc áp dụng phương pháp Six Sigma đối với nghành ngân hàng Việt Nam

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Thiết kế cầu BTCT DUL nhịp liên tục thi công bằng phương pháp đúc hẫng cân bằng Kiến trúc, xây dựng 0
R Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ CORS trong đo đạc địa chính bằng phương pháp đo GPS động Khoa học Tự nhiên 0
R Đánh giá khả năng ứng dụng phương pháp ELISA để phân tích Clenbuterol trong thịt lợn Nông Lâm Thủy sản 0
R Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng hợp tác kinh doanh Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu xử lý nước thải gara ôtô bằng phương pháp sinh học Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu khả năng chế tạo kết cấu mềm tuân theo mômen bằng phương pháp ép phun nhựa Ngoại ngữ 0
D Vận dụng phương pháp giáo dục tích cực trong tổ chức hoạt động nhận thức cho trẻ mẫu giáo Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Bằng chứng kiểm toán và các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC Kế toán & Kiểm toán 0
D So sánh kết quả điều trị sốt xuất huyết độ iii ở trẻ dư cân béo phì bằng hai phương pháp truyền dịch Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top