Download miễn phí Quá trình chuẩn bị cho sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN . 3
I-/ KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. 3
1.1-/ Khái niệm về thị trường chứng khoán. 3
1.2-/ Chức năng của thị trường chứng khoán 4
II-/ CÁC CÔNG CỤ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 6
2.1-/ Khái niệm về chứng khoán 6
2.2-/ Đặc trưng của chứng khoán. 7
2.3-/ Phân loại chứng khoán. 8
III-/ CƠ CẤU, MỤC TIÊU VÀ CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA
TTCK. 11
3.1-/ Cơ cấu của TTCK. 11
3.2-/ Mục tiêu của TTCK. 12
3.3-/ Các nguyên tắc hoạt động của TTCK. 14
IV-/ CÁC TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN THAM GIA VÀO TTCK. 16
4.1-/ Nhà phát hành. 16
4.2-/ Nhà đầu tư. 16
4.3-/ Các tổ chức kinh doanh trên TTCK. 17
4.4-/ Các tổ chức có liên quan đến TTCK. 19
CHƯƠNG II - QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO VIỆC HÌNH THÀNH VÀ
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT
NAM. 21
I-/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG TTCK HOÀN CHỈNH Ở VIỆT NAM. 21
1-/ Vấn đề tạo lập vốn trong nền kinh tế. 21
2-/ TTCK- một hình thức kinh tế hiện đại. 23
II-/ NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐẠT ĐƯỢC TRONG NỖ
LỰC NHẰM XÂY DỰNG, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN TTCK Ở VIỆT NAM. 26
2.1-/ Thuận lợi. 26
2.2-/ Những kết quả bước đầu đạt được trong tiến trình chuẩn bị cho sự ra đời
của TTCK Việt Nam. 31
III-/ NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ CHO
SỰ RA ĐỜI CỦA TTCK Ở VIỆT NAM. 34
3.1-/ Hàng hoá. 34
3.2-/ Hệ thống pháp luật. 37
3.3-/ Hệ thống kiểm toán và kế toán thống kê. 37
3.4-/ Con người. 38
CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP CHO VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Ở VIỆT NAM 40
I-/ TẠO “HÀNG HOÁ” CHO TTCK 40
II-/ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG LUẬT PHÁP. CÓ BIỆN PHÁP XỬ LÝ KIÊN QUYẾT ĐỐI VỚI NHỮNG TRƯỜNG HỢP LÀM TRÁI LUẬT PHÁP 44
III-/ CƠ SỞ VẬT CHẤT. 46
IV-/ YẾU TỐ CON NGƯỜI. 47
V-/ CÁC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH. 48
KẾT LUẬN. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-qua_trinh_chuan_bi_cho_su_hinh_thanh_va_phat_trien_thi_truon.rXnf2VTWWg.swf /tai-lieu/qua-trinh-chuan-bi-cho-su-hinh-thanh-va-phat-trien-thi-truong-chung-khoan-o-viet-nam-84208/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
4.4.2- Sở giao dịch chứng khoán.
Sở giao dịch chứng khoán là trung tâm giao dịch có tổ chức để giao dịch các chứng khoán được niêm yết. Sở giao dịch thực hiện vận hành thị trường thông qua bộ máy tổ chức bao gồm nhiều bộ phận khác nhau phục vụ các hoạt động trên thị trường sở giao dịch. Ngoài ra, sở giao dịch cũng ban hành những quy định điều chỉnh các hoạt động giao dịch chứng khoán ở sở, phù hợp với các quy định luật pháp về chứng khoán và giao dịch chứng khoán.
4.4.3- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán.
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức của các công chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành công nghiệp chứng khoán được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng khoán nói chung. Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là một tổ chức tự điều hành.
4.4.4- Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán.
Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán.
4.4.5- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán.
Là tổ chức phụ trợ, phục vụ cho các giao dịch chứng khoán. Công ty này cung cấp hệ thống máy tính với các chương trình để thông qua đó có thể thực hiện được các lệnh giao dịch một cách chính xác, nhanh chóng. Thông thường, công ty dịch vụ máy tính chứng khoán ra đời khi TTCK đã phát triển đến một trình độ nhất định, bắt đầu đi vào tự động hoá các giao dịch.
4.4.6- Các tổ chức ty tài trợ chứng khoán.
Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng và tăng trưởng của TTCK thông qua các hoạt động cho vay bảo lãnh, cho vay để mua cổ phiếu, cho vay chứng khoán cho các giao dịch chênh lệch (giao dịch margin)... Các tổ chức tài trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khác nhau, có một số nước không có loại hình tổ chức này.
4.4.7- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm.
Là công ty chuyên thực hiện công việc đánh giá về tình hình và triển vọng hoạt động của các doanh nghiệp dưới dạng các hệ số tín nhiệm. Các nhà đầu tư có thể dựa vào các hệ số tín nhiệm do các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm cung cấp để cân nhắc đưa ra quyết định đầu tư của mình.
Chương II
Quá trình chuẩn bị cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
I-/ Sự cần thiết phải xây dựng TTCK hoàn chỉnh ở Việt Nam.
1-/ Vấn đề tạo lập vốn trong nền kinh té.
Sẽ không có nền kinh tế tăng trưởng cao, thất nghiệp ở mức thấp nếu nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp không được đáp ứng một cách đầy đủ. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một thực trạng “éo le”- các doanh nghiệp “đói vốn” trầm trọng, không có vốn cho những dự án có quy mô lớn, không có vốn để mở rộng sản xuất, ngược lại Ngân hàng lại dùng vốn không cho vay được để mua trái phiếu của Chính phủ, tiền tiết kiệm còn tồn rất nhiều trong dân cư.v.v...
Sở dĩ có những mâu thuẫn như vậy là do:
Thứ nhất là tăng đáp ứng về vốn của các công cụ tài chính tiền tệ hiện có bị hạn chế.
Thứ hai là thủ tục cho vay vốn của các Ngân hàng đối với các doanh nghiệp còn rườm rà gây nhiều trở ngại cho người đi vay. Đơn cử một ví dụ: doanh nghiệp chưa có cơ sở sản xuất riêng phải đi thuê địa điểm, khi muốn vay vốn của Ngân hàng thì Ngân hàng lại yêu cầu phải có tài sản thế chấp, như vậy vô hình chung đã đẩy doanh nghiệp đến chỗ “tiến thoái lưỡng nan”, không vay thì không có vốn để sản xuất, vay thì không có gì để thế chấp để yêu cầu Ngân hàng cung cấp vốn.
Thứ ba là tâm lý thích giữ tiền mặt, lãi suất của Ngân hàng không hấp dẫn để người dân gửi tiền đã khiến cho việc huy động vốn trong dân gặp nhiều trở ngại, khó khăn.
Thứ tư quan trọng hơn và cũng là vấn đề then chốt đó là: nguồn vốn mà doanh nghiệp cần để sản xuất, để đầu tư cho các dự án .v.v... thường là nguồn vốn trung và dài hạn, trong khi đó vốn mà các Ngân hàng thương mại huy động phần lớn là nguồn vốn ngắn hạn, vì vậy việc đầu tư dài hạn cho các doanh nghiệp bị hạn chế, thường thì Ngân hàng thương mại chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu vốn của doanh nghiệp.
Để giải quyết tình trạng “đói vốn” của mình, các doanh nghiệp cũng đã áp dụng rất nhiều hình thức huy động vốn khác ngoài việc vay ở các Ngân hàng thương mại như: phát hành trái phiếu công ty hay phân chia quyền sở hữu doanh nghiệp bằng cách phát hành thêm cổ phiếu.
Từ năm 1990, cùng với sự ra đời của luật công ty là sự xuất hiện một số loại trái phiếu với số lượng không lớn mà chủ yếu là trái phiếu Chính phủ, còn trái phiếu của ngân hàng và các công ty cổ phần cũng có khiêm tốn về số lượng. Sự việc xảy ra tương tự đối với các doanh nghiệp nhà nước, chỉ tính riêng hai doanh nghiệp ngành xi măng số trái phiếu phát hành mới ở mức 330 tỷ- một con số khiêm tốn so với nhu cầu hàng nghìn tỷ của doanh nghiệp. Theo thống kê mới nhất, việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu chỉ chiếm 5%GDP của cả nước. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn bị đặt trước tình trạng làm thế nào để có vốn, để mở rộng sản xuất một cách có hiệu quả?
Câu hỏi dường như có giải đáp khi ta xem xét việc tạo vốn từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Tuy nhiên không hẳn là như vậy, bởi vì chúng ta đã tiến hành cổ phần hoá một cách cưỡng ép, không tạo được động cơ khuyến khích DNNN cổ phần hoá cũng như thiếu kiên quyết với một số doanh nghiệp, dẫn đến rất ít DNNN được cổ phần hoá, các loại trái phiếu phát hành cho đến nay ở Việt Nam có tổng giá trị chiếm khoảng 1%GDP, tập trung vào 10 công ty cổ phần và 10 DNNN đã cổ phần hoá.
Tóm lại, từ những phân tích trên chúng ta thấy rằng đã đến lúc cần có một thị trường vốn hoàn chỉnh, hoạt động một cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng làm cầu nối, chuyển vốn từ những người có nhu cầu cho vay sang những người có nhu cầu vay. Có như vậy các doanh nghiệp sản xuất mới thoát khỏi sự lệ thuộc về vốn vào hệ thống Ngân hàng thương mại- hoạt động còn yếu kém, thủ tục hành chính còn rườm rà, khơi được nguồn tiền tiết kiệm còn tiềm tàng với quy mô lớn trong dân, làm cho các doanh nghiệp linh động hơn về vốn, dân cư có khả năng quyết định việc cho vay hay đầu tư của mình để thu được nhiều lợi nhuận nhất- đây chính là yếu tố thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế, làm cho các hoạt động của nền kinh tế trở nên sôi động, kích thích các nhân tố trong nền kinh tế tham gia một cách tích cực.
2-/ TTCK- một hình thức kinh tế hiện đại.
Hiện nay, hầu hết nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới đều vận hành theo cơ chế thị trường- trong lịch sử phát triển, kinh tế thị trường đã chứng tỏ tính ưu việt hơn của nó so với kinh tế tự cấp tự túc hay nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Ưu việt rõ hơn ở chỗ nào, mỗi chúng ta đều đã thấy rõ. TTCK ra đời trong nền kinh tế thị trường, chỉ có trong nền kinh tế thị trường hình thức TTCK mới xuất hiện và đương nhiên TTCK đượ...