reytintin_1405
New Member
Download miễn phí Quá trình hình thành và phát triển của công ty vật tư - Vận tải xi măng
Phần I:
Quá trình hình thành và phát triển của công ty vật tư - vận tải xi măng 1
I. Sự ra đời và các giai đoạn phát triển của công ty 1
1.1. Sự ra đời và hoạt động của Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải xi măng 1
1.2. Sự ra đời và phát triển của Công ty vật tư vận tải xi măng 2
2. Chức năng - nhiệm vụ chủ yếu của Công ty vật tư vận tải xi măng 4
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty vật tư vận tải xi măng 4
Phần II
Khảo sát các mặt hoạt động của Công ty vật tư vận tải xi măng 8
I. Tổ chức kinh doanh vật tư và tiêu thụ xi măng của Công ty vật tư vận tải xi măng 8
1. Tổ chức kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho các nhà máy xi măng 8
2. Tổ chức tiêu thụ xi măng của Công ty 10
3. Kinh doanh vận tải 10
II. Nhân sự - lao động tiền lương trong Công ty vật tư vận tải xi măng 12
1.1. Đặc điểm về nhân sự 12
1.2. Cơ cấu nhân sự trong Công ty vật tư vận tải xi măng 13
3. Công tác tổ chức tiền lương trong công ty 14
III. Qui trình công nghệ kỹ thuật sản xuất trong Công ty 15
Phần III
Các chiến lược kế hoạch trong thời gian tới của Công ty vật tư vận tải
xi măng 17
1. Đặc điểm tình hình 17
2. Những định hướng kế hoạch trong thời gian tới 18
3. Chiến lược của Công ty trong thời gian tới 18
Kết luận 20
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-10-qua_trinh_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_cong_ty_vat_tu_van_ta.V6uNFDkfLa.swf /tai-lieu/qua-trinh-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-cong-ty-vat-tu-van-tai-xi-mang-80779/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
* Giai đoạn 2: Từ năm 1994 đến giữa năm 1998
Đặc trưng của giai đoạn này là: Theo sự chỉ đạo của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, kể từ tháng 1-1994 nhiệm vụ tiêu thụ xi măng được chuyển từ các Công ty kinh doanh giao cho các công ty khác trong Tổng công ty xi măng Việt Nam. Vì vậy, Công ty vật tư vận tải xi măng trong giai đoạn 1994 đến giữa năm 1997 không làm nhiệm vụ kinh doanh vật tư đầu vào, kinh doanh dịch vụ vận tải gồm một số loại vật tư chủ yếu là:
+ Than Quảng Ninh
+ Các loại phụ gia cho sản xuất xi măng (xỉ Pyzit, xỉ Phả Lại, quặng sắt, Bôxit, Thạch cao…)
+ Cung ứng và vận tải Cliker Bắc - Nam
+ Cung ứng vỏ bao xi măng
+ Kinh doanh vận tải.
* Giai đoạn 3: Từ tháng 6/ 1998 đến 1/4/2000.
Đặc trưng của giai đoạn này: Thời kỳ nền kinh tế của nước ta có nhiều thay đổi, tốc độ phát triển khá cao, đơì sống xã hội có nhiều cải thiện. Hiện nay có 3 lực lượng sản xuất xi măng trong cả nước là.
- Các nhà máy xi măng thuộc tổng Công ty xi măng Việt Nam (gồm xi măng Hải Phòng, Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hà Tiên 1, Hà Tiên 2).
- Các nhà máy xi măng liên doanh với nước ngoài (gồm xi măng Chinfon, xi măng Sao Mai, xi măng Nghi Sơn).
- Các nhà máy xi măng lò đứng địa phương.
Ba lực lượng sản xuất xi măng nói trê trong cả nước đã sản xuất ra một lượng xi măng nhiều hơn nhu cầu sử dụng, tức cung vượt cầu. Chính phủ đã có chỉ thị cấm nhập khẩu xi măng từ cuối năm 1998 đến nay để đảm bảo sản xuất xi măng trong nước có thị trường tiêu thụ.
Để giữ vững thị phần và thực hiện nhiệm vụ của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam trong việc sản xuất tiêu thụ và bình ổn giá xi măng trong cả nước theo chức năng và nhiệm vụ Nhà nước giao cho. Vì vậy, Tổng Công ty xi măng ra quyết định số 605/XMVN – HĐQT ngày 23-5-1998 để tổ chức lại khâu kinh doanh tiêu thụ xi măng, trong đó kể từ ngày 1-6-1998 đến nay, Tổng Công ty xi măng giao cho Công TyVận Tải Xi Măng có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn 3 huyện ngoại thành Hà Nội và 9 tỉnh phía Bắc Sông Hồng ( gồm: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng ).
Ngoài nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra tại các địa bàn trên, Công ty vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ kinh doanh cung ứng vật tư đầu vào, vận chuyển Cliker, kinh doanh dịch vụ vận tải.
* Giai đoạn 4 ( từ 1/4/2000 đến nay ).
Đến tháng 4/2000 theo sự chỉ đạo phân công của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, việc kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra được chuyển sang cho đơn vị khác trong Tổng Công ty. Từ đó đến nay Công ty không tham gia vào kinh doanh tiêu thụ xi măng đầu ra mà chỉ tập chung vào kinh doanh vật tư đầu vào cho các nhà máy xi măng và kinh doanh vận tải.
2. Chức năng- nhiệm vụ chủ yếu của Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng.
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước Trực thuộc tổng Công ty xi măng Việt Nam có chức năng- nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Tổ chức kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất cho các nhà máy xi măng lò quay thuộc Tổng Công ty xi măng và một số nhà máy xi măng lò đứng địa phương, bao gồm cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư phụ tùng thiết bị đảm bảo đúng số lượng chất lượng, kịp tiến độ sản xuất, giá cả theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.
- Tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng, tiêu thụ sản phẩm của các nhà máy theo kế hoạch và địa bàn của Tổng Công ty xi măng giao cho để đáp ứng nhu cầu xi măng cho toàn xã hội.
- Tổ chức kinh doanh và dịch vụ vận tải phục sản xuất của các nhà máy xi măng và lưu thông tiêu thụ xi măng một cách có hiệu quả.
- Công tyVật Tư Vận Tải Xi măng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam, có tư cách pháp nhân đầy đủ, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập tự chủ, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, chấp hành chế độ quản lý kinh tế theo đúng qui định của nhà nước.
* Cụ thể chức năng nhiệm vụ của Công ty Như sau:
- Mua, bán, chuyển tải than theo hợp đồng ký kết với các Nhà máy xi măng.
- Vận chuyển Clinker cho các nhà máy xi măng phía Nam.
- Vận cung ứng, vận chuyển quặng sắt, đá Bôxit,đá Bazan, xỷ Pyrit cho các nhà máy xi măng. Kinh doanh phụ gia.
3. Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty Vật Tư -Vận Tải -Xi Măng
3.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng.
Với chức năng nhiệm vụ là kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ cho hoạt động sản xuất xi măng của các nhà máy xi măng thuộc Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam và các nhà máy xi măng khác trong cả nước. Do vậy mà cơ cấu tổ chức trong Công ty cũng có những đặc điểm riêng.
Hiện nay, cơ cấu tổ chức trong Công ty là cơ cấu trực tuyến chức năng, với chế độ một thủ trưởng. Nó phù hợp với chức năng kinh doanh hiện nay của Công ty và nhiệm vụ mà Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam giao cho, phù hợp với đường lối chủ chương lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới.
3.1.Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Của Công Ty.
Phó Giám Đốc
Kinh Doanh
Phó Giám Đốc Kỹ Thuật
Đoàn
Vận Tải
Đại diện tại TP. HCM
Phòng Kinh doanh Phụ gia
Văn phòng công ty
Phòng vận tải
Phòng kinh doanh xi măng
Phòng điều độ
Phòng tổ chức lao động- tiền lương
Phòng
TCKT
thống
kê
Phòng kỹ Thuật
Phòng kế hoạch
Giám Đốc
Ban thanh tra
Trung Tâm KD Vật Liệu XD
Các chi nhánh cuối nguồn tai Hoàng thạch , Hải Phòng, Bỉm Sơn,Bút Sơn, Hoàng Mai
Các chi nhánh đầu nguồn tại: Quảng Ninh,Phú Thọ, Phả Lại
3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban , đơn vị trong Công ty Vật Tư Vận Tải Xi Măng
Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm toàn diện, trực tiếp chỉ đạo và điều hành kế hoạch kinh doanh trực tiếp về các lĩnh vực, phương án, công tác tài chính kế toán, công tác tổ chức lao động và công tác thanh tra.Trực tiếp chỉ đạo các đơn vị trong công ty.
Phó Giám đốc Kỹ thuật Là người giúp việc cho giám đốc và được phân công trực tiếp phụ trách các lĩnh vực kỹ thuật, đầu tư, xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn.
Phó Giám Đốc Kinh Doanh. Phụ trách điều hành sản xuất kinh doanh
Phòng kế hoạch: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch, tháng, quý, năm. Các phương án kinh doanh, phương án giá cả để trình giám đốc ký giao cho các đơn vị thực hiện, theo dõi thực hiện và tổ chức quyết toán vật tư hàng hoá, quản lý công tác hợp đồng kinh tế.
Phòng tài chính kế toán thống kê: Chịu trách nhiệm quản lý vốn, công tác hạch toán kinh tế, công tác thanh quyết toán, quản lý sử dụng chứng từ, hoá đơn theo qui định của pháp luật, công tác thống kê.
Phòng tổ chức lao động: Chịu trách nhiệm về công tác qui hoạch và tổ chức bộ máy nhân sự công tác lao động tiền lương, thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, công tác thi đua khen thưởng , kỷ luật,an toàn , quân sự . .
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng sản phẩm KCS, quản lý hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, công tác quản lý thiết bị, phương tiện vận tải, công tác cải tiến kỹ thuật.
Phòng điều độ: Chịu trách nhiệm theo dõi thực hiện kế hoạch, đôn đóc và điều độ phươpng tiện vận tải, các điều kiện kỹ thuật vật chất khác để đảm bảo tiến độ cho sản xuất kinh doanh, tổng hợp số ...