quang17112001

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dƣờng nhƣ chƣa bao giờ vấn đề đạo đức kinh doanh lại trở nên nhạy cảm nhƣ
hiện nay. Những vi phạm về đạo đức trong vấn đề này dƣờng nhƣ đang ngày một
phổ biến và xuất hiện trên hầu hết mọi lĩnh vực, ở mọi loại mặt hàng kinh doanh,
từ thực phẩm, thuốc men tới thiết bị gia dụng, kinh tế dịch vụ… theo các quy mô
lớn - nhỏ khác nhau, khiến nhiều ngƣời cảm giác quan. Vì vậy nhu cầu về một
nhận thức đúng đắn và toàn diện hơn đối với vấn đề đạo đức trong kinh doanh
dƣờng nhƣ đang trở thành một điểm nóng và đòi hỏi các nhà khoa học cần đào
sâu tìm hiểu về vấn đề này.
Lật ngƣợc trở lại, có thể nhận thấy, những quan điểm về giá trị đạo đức cá
nhân đóng vai trò quan trọng trong vấn đề ra quyết định hành động của một
ngƣời - đây là một điều không thể phủ nhận. Việc một ngƣời quyết định sẽ có
hay không thực hiện một hành vi nào đó trong kinh tế nhiều khi phụ thuộc vào
việc họ đánh giá vấn đề đó là đúng hay là sai về mặt đạo đức, liệu có phù hợp
hay không phù hợp để thực hiện nó trong một hoàn cảnh cụ thể? Bởi thế mà
nghiên cứu về quan điểm, giá trị của các nhóm công dân về vấn đề đạo đức trong
kinh doanh là điều rất quan trọng.
Mặt khác, một trong nhiều yếu tố quyết định đến ý thức đạo đức cá nhân lại
rất có thể là niềm tin tôn giáo của họ. Mostafa Emami, Kamran Nazari (2012)
trong phần định nghĩa về đạo đức kinh doanh đã viết nhƣ sau: Dựa theo định
nghĩa của Jone (1991) về các quyết định đạo đức thì, các doanh nhân, người cho
rằng mối quan tâm của mình về tôn giáo chính là điều quan trọng nhất, và cả
những doanh nhân, người có một niềm tin tôn giáo hết sức chính thống, sẽ thể
hiện một sự nhạy cảm hơn trong những đánh giá về mặt đạo đức (trên ít nhất là
5/16 vấn đề đạo đức) so với các doanh nhân, người cho rằng mối quan tâm tôn
giáo của họ chỉ ở mức thấp hay thậm chí không quan trọng chút nào. Tuy
nhiên, cũng có những ý kiến trái chiều, cho rằng không phải cứ những ngƣời có
niềm tin tôn giáo mạnh mẽ thì đồng nghĩa với việc họ sẽ tuân thủ đạo đức kinh
doanh một cách nghiêm ngặt; Không phải cứ là những tín đồ thƣờng xuyên đi

nghe thuyết giảng về tình thƣơng, luân lý thì sẽ ngập ngừng trong quyết định bán
hàng với giá đắt cắt cổ; là ngƣời theo tôn giáo nào cũng đều nhƣ vậy. Vậy liệu
chăng có tồn tại mối liên hệ nào giữa tôn giáo và đạo đức kinh doanh trên thực tế
hay không? Nếu có, thì mối liên hệ ấy đƣợc biểu hiện ra nhƣ thế nào? Nói cách
khác, đi tìm thực trạng quan điểm của các tín đồ tôn giáo cũng chính là đi tìm
phần nào biểu hiện của mối liên hệ giữa tôn giáo và đạo đức kinh doanh.
Riêng ở Việt Nam, một đất nƣớc phƣơng Đông coi Phật giáo là tôn giáo chủ
đạo thì việc nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ giữa Phật giáo và đạo đức trong
kinh doanh lại đặc biệt có ý nghĩa. Bởi mặc dù những tri thức về đạo đức kinh
doanh cho tới thời điểm này đã đƣợc các học giả phƣơng Tây nghiên cứu một
cách bài bản đến nửa thế kỷ, song khi đặt nó vào bối cảnh phƣơng Đông thì cách
thức nào để truyền đạt hữu hiệu nhất những tri thức ấy lại là một vấn đề cần tìm
hiểu. Trong khi việc giảng dạy đạo đức đối với các giảng viên phƣơng Tây để
sinh viên của mình hiểu vẫn đƣợc coi là một “thử thách” (Laura P. Hartman, Joe
Desjardins: vi), thì việc áp dụng cách thức truyền bá đạo đức kinh doanh nhƣ vậy
vào đất nƣớc ta lại càng khó. Với số lƣợng ngƣời kinh doanh nhỏ lẻ lớn (năm
2013, số lƣợng chợ hạng 3 của cả nƣớc là 7.375 chợ, ở Hà Nội là 418 chợ - Tổng
cục Thống kê) và trình độ học vấn khác nhau thì việc tập trung tập huấn đạo đức
kinh doanh rất khó. Ngƣợc lại, với số lƣợng ngƣời theo và tin vào đạo Phật tƣơng
đối lớn (năm 2009 cả nƣớc có 6.802.318 ngƣời xác nhận theo đạo Phật – Tổng
điều tra dân số và nhà ở, chiếm 43,5% trong tổng số ngƣời theo các tôn giáo),
những tƣ tƣởng cốt lõi của đạo Phật lại dễ dàng truyền đƣợc đến với số đông
ngƣời Việt Nam. Vậy những tƣ tƣởng cốt lõi của đạo Phật rất gần gũi với nguyên
lý của đạo đức trong kinh doanh? Tƣ tƣởng Phật giáo ấy tạo ra hiệu ứng nhƣ thế
nào lên quan điểm của những ngƣời có hiểu biết về nó? Con đƣờng tìm kiếm câu
trả lời cho những câu hỏi này cũng chính là con đƣờng giúp tìm kiếm một giải
pháp có tính ứng dụng để giải quyết các vấn đề thuộc về đạo đức trong kinh
doanh ngày nay.
Vì những lý do trên, chúng tui lựa chọn đề tài tìm hiểu về “Quan điểm của
Phật tử Hà Nội về giá trị đạo đức trong kinh doanh hiện nay”, với mục đích vừa
là đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thực tế sự đánh giá tính đạo đức trong kinh doanh,
vừa là sự đáp ứng cho việc mở ra một chủ đề học thuật chƣa mấy đƣợc bàn đến ở
Việt Nam dƣới góc độ xã hội học là chủ đề về đạo đức kinh doanh.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Xung quanh vấn đề nghiên cứu về quan điểm của Phật tử Hà Nội về vấn đề
giá trị đạo đức trong kinh doanh, có thể điểm đến các nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc có liên quan đến lĩnh vực đạo đức trong kinh doanh và các nghiên cứu về
sự tham gia Phật giáo.
2.1. Những nghiên cứu về sự tham gia Phật giáo
Những nghiên cứu xã hội học về mảng đề tài Phật giáo có ở cả trong và ngoài
nƣớc.
Ở ngoài nƣớc, luận án của Buster G. Smith (2009) đã kiểm chứng mối quan
hệ giữa đạo Phật và Xã hội học tôn giáo bằng cách đƣa ra các con đƣờng mà việc
nghiên cứu về Phật giáo Hoa Kỳ có thể giúp làm sáng tỏ các giả thuyết của Xã
hội học tôn giáo, cũng nhƣ khả năng áp dụng các kỹ thuật và phƣơng pháp Xã
hội học vào chủ đề này. Ví dụ, chƣơng 1 miêu tả những khó khăn liên quan đến
nghiên cứu thực nghiệm Phật giáo Hoa kỳ, xem xét các cuộc điều tra hiện thời về
chủ đề Phật giáo, gợi ý định hƣớng cho các nghiên cứu tƣơng lai. Các chƣơng
khác lần lƣợt tìm hiểu về các vấn đề nhƣ làm thế nào tốt nhất để phân biệt các
dạng thức đặc trƣng của tôn giáo Phật giáo Hoa Kỳ; Vấn đề quan điểm chính trị
của ngƣời di cƣ vẫn mang theo tôn giáo truyền thống của đất nƣớc họ là Phật
giáo; Những cách thức mà toàn cầu hóa và hiện đại hóa đã dẫn đến sự thay đổi
của đạo Phật; Phân tích hiệu ứng ngày một đa dạng các giáo đoàn. Luận án đƣợc
viết dựa trên số liệu rút ra từ cuộc điều tra cấp quốc gia Mỹ với 231 trung tâm
Phật giáo (National Survey of Buddhist Organizations). Cuộc điều tra này bao
gồm các thông tin nhƣ: những hình thức Phật giáo nào đƣợc thực hành ở Mỹ,
tính sắc tộc và ngôn ngữ của các giáo phái, số lƣợng, tuổi và tình trạng kết hôn
của các thành viên, những hoạt động và định hƣớng của trung tâm… Bảng hỏi
này của cuộc điều tra chính là một tƣ liệu tham khảo tốt cho những nghiên cứu về
sau về các tín đồ đạo Phật. Đóng góp vào việc xây dựng thang đo cho một bảng

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Nhờ ad tải giúp mình tài liệu "Quan điểm cơ bản của đảng ta về phát triểu kinh tế trong giai đoạn hiện nay" với ạ Kinh tế chính trị 5
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê Nin nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Môn đại cương 0
D Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền Môn đại cương 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top