Tải miễn phí
Mục lục
I. LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................3
II. BỐI CẢNH ...........................................................................................................................4
1. Vai trò của vùng biển Nam Trung Hoa ( biển Đông ) và hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa 4
2. Các bên tranh chấp ..............................................................................................................5
III. VIỆN DẪN CỦA TRUNG QUỐC ........................................................................................6
IV. TÍNH TOÁN CỦA TRUNG QUỐC ......................................................................................8
Xuất phát điểm của những tính toán ........................................................................................8
Những động thái gần đây của nhà cầm quyền Trung Quốc .................................................... 11
V. ĐÁNH GIÁ TRANH CHẤP, GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ ........................................ 12
1.Đánh giá tranh chấp ............................................................................................................ 12
2.Giải pháp ............................................................................................................................ 13
3.Bài học lịch sử .................................................................................................................... 15
VI. KẾT LUẬN: ....................................................................................................................... 16
Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 17
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh khi mà cuộc khủng hoảng năng lượng nguyên liệu đang ngày càng trở
nên trầm trọng trên thế giới và vai trò của đại dương đang ngày càng gia tăng ít nhất là
trong quan niệm của các nhà nghiên cứu “Thế kỷ 21 là thế kỷ của Biển” thì việc sở hữu
các vùng lãnh thổ dồi dào về khả năng khai thác tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ, các
nguồn hải sản và những tuyến đường giao thông huyết mạch trên biển trở thành một đặc
quyền đối với bất kỳ quốc gia nào. Điều này là một trong những khởi nguồn cho mọi
tranh chấp về lãnh thổ hiện nay trên thế giới, trong đó có tranh chấp trên biển Nam Trung
Hoa (biển Đông) khi các nước ven biển đều tuyên bố chủ quyền và tất cả các bên đều rất
cứng giọng đầy kiên quyết. Hy vọng phát hiện nguồn dự trữ dầu hỏa và khí đốt dồi dào
càng làm họ cứng rắn hơn. Vì thế, chúng ta thường thấy hầu hết các bên đều tìm cách
củng cố sự kiểm soát những hòn đảo mà họ đã giữ được, và sẽ phản ứng mạnh trước hành
vi đơn phương của các bên khác.
Tranh chấp mới nhất xảy ra trong bối cảnh tất cả các bên đều bị ảnh hưởng nặng bởi suy
thoái kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế không chỉ là cú giáng vào các nền kinh tế
châu Á, mà có thể có tác động xấu tới hòa bình và ổn định khu vực.
“Ai chiếm được Trường Sa Hoàng Sa sẽ làm chủ được biển Đông”. Điều này dường như
luôn ám ảnh các nước tham gia vào cuộc tranh chấp. Và không thể phủ nhận nó cũng là
nỗi ám ảnh lớn đối với Trung Quốc.
Vậy Vì sao các nước và đặc biệt là Trung Quốc lại ra sức khẳng định chủ quyền với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa)? Và đề chứng
minh cho chủ quyền này Những luận cứ người Trung Quốc đưa ra là gì? Từ đó có thể thấy
Những tính toán của Trung Quốc với việc xác lập chủ quyền này? Từ góc độ quốc tế, Việt Nam
cần làm những gì để bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo cũng như trên biển Đông? Tính
khả thi của những hành động này? Bài tập nhỏ này sẽ cố gắng giải quyết những thắc mắc
này và trong khả năng có hạn phần trình bày nhất định sẽ có nhiều thiếu sót, em rất mong
được sự góp ý và bổ sung của các thầy cô và những người quan tâm tới vấn đề này. Xin
chân thành cảm ơn!
II. BỐI CẢNH
1. Vai trò của vùng biển Nam Trung Hoa ( biển Đông ) và hai quần đảo Trường Sa
Hoàng Sa
Trong thế kỷ 21, ít nhất về phương diện kinh tế và quân sự, không thể phủ nhận vai trò
quan trọng ngày càng gia tăng của Biển Đông đối với các quốc gia trong vùng Đông Nam
Á, bao gồm Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào (không có lãnh hải),
Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra, Biển Đông
còn là nguồn cung cấp hải sản, dầu thô, và khí đốt rất đáng kể. Một số khảo sát cho thấy
Biển Đông chứa lượng cá và các nguồn dầu mỏ, khí gas tự nhiên có giá trị lên đến một
nghìn tỷ đôla. Vào năm 1988, Biển Đông chiếm 8% tổng số lượng đánh bắt cá và hải sản
của thế giới, một con số chắc chắn còn có thể tăng lên. Theo con số điều tra, tổng lượng
hải sản vùng này ước lượng và khoảng 9,26 triệu tấn với mật độ trung bình 15,93 tấn/km2
Vùng này đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1.2 km³ (7.7 tỷ barrel), với ước
tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ barrel). Trữ lượng khí gas tự nhiên được ước tính
khoảng 7.500 km³ (266 nghìn tỷ feet khối).
1
Đây cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Biển
Đông là thủy đạo nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca, nối
châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Mọi di chuyển bằng hàng hải giữa các
quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương với vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Á, Địa
Trung Hải, và xuống châu Úc, đều thường xuyên đi qua vùng biển này. Biển Đông nằm
ngay trên ngã tư đường hàng hải từ phía Bắc (Trung Hoa, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật
Bản ) xuống Nam ( Malaysia, Indonesia, Châu Úc) và từ Tây ( châu Âu, châu Phi, Trung
Đông, Ấn Độ) sang Đông ( Indonesia, châu Mỹ, Châu Úc, Philippins). Nơi thông thương
của ¼ thương mại thế giới. Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua
Biển Đông, và hiện tại hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới chạy qua vùng
biển này hàng năm. Lượng tàu chở dầu chạy qua Biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu
chạy qua kênh Suez và gấp năm lần lượng tàu qua Kênh đào Panama; gần 20% lượng dầu
thô trên thế giới được chuyên chở ngang qua Biển Đông. Giao thông ổn định qua vùng
này là một điều kiện tiên quyết cho sự mở rộng của thương mại quốc tế.
Hoàng Sa Trường Sa là hai quần đảo nằm trên thủy lộ đó. Những xung đột đẫm máu và
các tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông cho thấy chủ quyền của Hoàng Sa Trường Sa
là then chốt trong việc nắm quyền kiểm soát thuỷ đạo quan trọng bậc nhất của Đông Nam
Á và bậc nhì của thế giới cũng như quyền kiểm soát chiến lược trong việc tự do đi lại của
tàu bè nước ngoài và các máy bay quân sự.
Thế kỷ 21 cũng được coi là thế kỷ của Biển : Các chiến lược gia cho rằng nền kinh tế thế
giới tăng trưởng với mức 6%/năm, dân số tăng khoảng 2%/năm và với trình độ công nghệ
như hiện nay thì chỉ khoảng 20 năm nữa trên đất liền các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt
với trình độ như hiện thời thì không thể giải quyết vấn đề đói nghèo, ôi nhiễm môi trường
và thất nghiệp…Vì thế nhân loại sẽ chuyển hướng ngành công nghệ mũi nhọn của mình
và một trong số đó có công nghệ Đại dương1
.
Những thông tin trên chỉ là một phần nhỏ các dữ liệu về biển Đông tuy nhiên nó cũng cho
chúng ta thấy tầm quan trọng của vùng này đối với sự phát triển của các quốc gia trong
vùng cũng như vai trò của nó với thương mại và kinh tế thế giới. Do vậy thật dễ hiểu khi
các nước đều muốn nắm chủ quyền đối với vùng biển này. Thậm chí có quan điểm cho
rằng “Ai chiếm được Trường Sa Hoàng Sa sẽ làm chủ được biển Đông”.
2. Các bên tranh chấp
a, Tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa
Việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa luôn luôn không giống nhau căn cứ vào những thay
đổi chính trị diễn ra trên trường quốc tế. Trước năm 1954 tranh chấp nổ ra giữa Pháp (với
tư cách là nước bảo hộ cho An Nam), Trung Quốc và Nhật. Tiếp đến sự thất bại của Nhật
sau chiến tranh thế giới thứ II buộc Nhật phải từ bỏ việc tranh chấp quần đảo từ năm
1951, nhưng lại để ngỏ sự thừa kế hai đảo này.
Cũng trong thời gian này, Trung Quốc được chia thành hai quốc gia từ năm 1949 thay thế
cho quốc gia duy nhất Trung Quốc trước kia. Mỗi nước này đòi hỏi phải có chủ quyền
với quần đảo Hoàng Sa vì quyền lợi của riêng mình, đó là nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa và Cộng hòa Trung Quốc (Đài Loan).
Về phía Pháp, Pháp rút lui khỏi Trung Quốc khi kết thúc chế độ thuộc địa ở Đông Dương,
và nước An Nam trở thành Việt Nam đứng rat hay thế họ. Như vậy từ năm 1954, việc
tranh chấp chỉ còn diễn ra giữa Việt Nam, Đài Loan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
b, Tranh chấp trên quần đảo Trường Sa
Trước năm 1945, tranh chấp diễn ra giữa Pháp và Nhật.
Sau năm 1945, tranh chấp kéo theo nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam, Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Philippins.
Khái quát lý do thay đổi các bên tranh chấp : Là do Pháp rút khỏi Đông Dương và thất
bại của Nhật sau chiến tranh.
III. VIỆN DẪN CỦA TRUNG QUỐC
Trung Quốc cũng viện dẫn quyền khám phá và sự hành xử chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đã khẳng định rằng mình đã khám phá ra hai quần đảo tranh chấp từ đời
nhà Hán, năm 206 trước Công nguyên. Tuy nhiên, có tác giả Trung Hoa lại xác định là
những tài liệu sớm nhất ghi chép sinh hoạt của người Trung Hoa trên những đảo này,
thuộc đời nhà Tống (thế kỷ XIII). Bên cạnh đó họ còn viện dẫn các sách sử trước, trong
và sau thế kỷ XIII.
Sự chiếm đóng chính thức diễn ra vào năm 1946 là năm một đội quân đồn trú cũng như
nhiều nhóm thanh tra được cử ra quần đảo Hoàng Sa.
Những dữ kiện mà Trung Quốc và các tác giả Trung Hoa đưa ra để chứng minh mình
hành xử chủ quyền trên hai quần đảo gồm có: những cuộc thanh tra, những cuộc viễn
chinh, và những di vật đào bới được từ các đảo. Vào năm 1974 các đoàn khảo cổ thuộc
viện bảo tàng tỉnh Quảng Đông đã cho biên soạn và xuất bản một tài liệu về các đồ tạo
tác của người Trung Quốc tìm thấy ở Hoàng Sa, phần lớn các đồ vật tìm thấy là các đồ sứ
có niên đại từ đầu thời nhà Minh. Bằng chứng này đã nhanh chóng tạo cơ sở cho một số
bài báo phổ biến về lịch sử Hoàng Sa cũng như cho một cuốn phim tài liệu dài một giờ
đồng hồ sản xuất năm 1975 của Quân giải phóng Nhân dân (PLA) và các đơn vị du kích
địa phương ở quần đảo này, nhan đề “Các hòn đảo biển Đông”
1
Trung Hoa ngày xưa đã viện dẫn Hiệp ước Pháp – Thanh ký năm 1887 để khẳng định
rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về mình. Sau này, phát ngôn viên của Trung Quốc và
các tác giả Trung Quốc đều nhiều lần dùng Hiệp ước này để khẳng định Hoàng Sa thuộc
về Trung Quốc.Một số tác giả trên đã trích đoạn sau đây của Hiệp ước để khẳng định chủ
quyền của Trung Quốc.
“Từ Quảng Đông, những điểm tranh chấp nằm từ phía đông đến phía tây bắc của
Móng Cái, ngoài biên giới đã được hai phái bộ xác định, có thể coi là thuộc về Trung
Quốc. Những hòn đảo nằm ở phía đông dọc đường kinh tuyến đông 105°43’ của Paris, có
nghĩa là trục bắc-nam đi qua điểm phía đông của đảo Tch’a Kou hay Ouan-Chan (Trà
Cổ) và làm thành đường biên giới, cũng thuộc về Trung Quốc. Các đảo Go-tho và các
đảo khác nằm phía tây của đường kinh tuyến thuộc về An Nam.”
Các tác giả trên lý luận rằng vì Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở phía đông kinh tuyến
Paris 105°43’ nên thuộc về Trung Quốc.
2
Trung Quốc nói rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo
Hoàng Sa vì những dữ kiện sau đây:
Ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã nói rằng “theo những tài liệu của Việt Nam, trên phương diện lịch sử, Xisha
và Nansha thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.”
Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai vào
ngày 14 tháng 9 năm 1958: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và
tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa
quyết định về hải phận của Trung Quốc.Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn
trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn
trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa trên mặt bể.”
Ngày 9 tháng 5 năm 1965, nhân lúc Mỹ leo thang chiến tranh tại Việt Nam và ấn
định những vùng chiến thuật, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên bố Xisha thuộc chủ
quyền của Trung Quốc.
Các tuyên bố và thông cáo báo chí :
Tuyên bố ngày 15/8/1951 của Chu Ân Lai: “Tất cả những hòn đảo như là toàn bộ những
hòn đảo Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa [quần đảo Hoàng Sa] và Nanwei [quần đảo
Trường Sa] xưa nay vẫn là những lãnh thổ của Trung Quốc.”
Thông báo của Bộ Ngoại Giao nước CHND Trung Hoa ngày 20/1/1974 “không ai không
biết rằng các đảo Tây Sa cũng như các đảo Nam Sa… vẫn là các lãnh thổ của Trung
Quốc”
1
Ngày 25/2/1992 họ ban bố Pháp lệnh mới về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải trong đó
có nhắc lại yêu sách của Trung Quốc với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2
IV. TÍNH TOÁN CỦA TRUNG QUỐC
1.Xuất phát điểm của những tính toán
Yếu tố tranh chấp phần nào xuất phát từ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên
được cho là vô cùng phong phú ở vùng biển này, đặc biệt là trữ lượng dầu mỏ dồi dào
của nó. Đã đến lúc Trung Quốc bừng tỉnh dậy sau một thời kỳ dài thiếu quan tâm tới
vùng biển Nam Trung Hoa, đó cũng là thời điểm phát triển của luật quốc tế về biển.
Những nguyên tắc về Vùng đặc quyền Kinh tế và cách tính của nó đã mở ra khả năng
Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với phần còn lại của biển Đông (biển Nam Trung
Hoa). Có thể thấy rằng nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc đã bắt đầu vượt quá khả
năng khai thác của họ ở đại lục Trung Hoa. Sự phát triển kinh tế chóng mặt với những
nhu cầu năng lượng buộc Trung Quốc bắt đầu phải nhập khẩu dầu. Một nhân tố khác
Link download pdf cho anh em ketnooi:
Mục lục
I. LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................3
II. BỐI CẢNH ...........................................................................................................................4
1. Vai trò của vùng biển Nam Trung Hoa ( biển Đông ) và hai quần đảo Trường Sa Hoàng Sa 4
2. Các bên tranh chấp ..............................................................................................................5
III. VIỆN DẪN CỦA TRUNG QUỐC ........................................................................................6
IV. TÍNH TOÁN CỦA TRUNG QUỐC ......................................................................................8
Xuất phát điểm của những tính toán ........................................................................................8
Những động thái gần đây của nhà cầm quyền Trung Quốc .................................................... 11
V. ĐÁNH GIÁ TRANH CHẤP, GIẢI PHÁP VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ ........................................ 12
1.Đánh giá tranh chấp ............................................................................................................ 12
2.Giải pháp ............................................................................................................................ 13
3.Bài học lịch sử .................................................................................................................... 15
VI. KẾT LUẬN: ....................................................................................................................... 16
Tài liệu tham khảo..................................................................................................................... 17
I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh khi mà cuộc khủng hoảng năng lượng nguyên liệu đang ngày càng trở
nên trầm trọng trên thế giới và vai trò của đại dương đang ngày càng gia tăng ít nhất là
trong quan niệm của các nhà nghiên cứu “Thế kỷ 21 là thế kỷ của Biển” thì việc sở hữu
các vùng lãnh thổ dồi dào về khả năng khai thác tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ, các
nguồn hải sản và những tuyến đường giao thông huyết mạch trên biển trở thành một đặc
quyền đối với bất kỳ quốc gia nào. Điều này là một trong những khởi nguồn cho mọi
tranh chấp về lãnh thổ hiện nay trên thế giới, trong đó có tranh chấp trên biển Nam Trung
Hoa (biển Đông) khi các nước ven biển đều tuyên bố chủ quyền và tất cả các bên đều rất
cứng giọng đầy kiên quyết. Hy vọng phát hiện nguồn dự trữ dầu hỏa và khí đốt dồi dào
càng làm họ cứng rắn hơn. Vì thế, chúng ta thường thấy hầu hết các bên đều tìm cách
củng cố sự kiểm soát những hòn đảo mà họ đã giữ được, và sẽ phản ứng mạnh trước hành
vi đơn phương của các bên khác.
Tranh chấp mới nhất xảy ra trong bối cảnh tất cả các bên đều bị ảnh hưởng nặng bởi suy
thoái kinh tế toàn cầu. Khủng hoảng kinh tế không chỉ là cú giáng vào các nền kinh tế
châu Á, mà có thể có tác động xấu tới hòa bình và ổn định khu vực.
“Ai chiếm được Trường Sa Hoàng Sa sẽ làm chủ được biển Đông”. Điều này dường như
luôn ám ảnh các nước tham gia vào cuộc tranh chấp. Và không thể phủ nhận nó cũng là
nỗi ám ảnh lớn đối với Trung Quốc.
Vậy Vì sao các nước và đặc biệt là Trung Quốc lại ra sức khẳng định chủ quyền với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa)? Và đề chứng
minh cho chủ quyền này Những luận cứ người Trung Quốc đưa ra là gì? Từ đó có thể thấy
Những tính toán của Trung Quốc với việc xác lập chủ quyền này? Từ góc độ quốc tế, Việt Nam
cần làm những gì để bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo cũng như trên biển Đông? Tính
khả thi của những hành động này? Bài tập nhỏ này sẽ cố gắng giải quyết những thắc mắc
này và trong khả năng có hạn phần trình bày nhất định sẽ có nhiều thiếu sót, em rất mong
được sự góp ý và bổ sung của các thầy cô và những người quan tâm tới vấn đề này. Xin
chân thành cảm ơn!
II. BỐI CẢNH
1. Vai trò của vùng biển Nam Trung Hoa ( biển Đông ) và hai quần đảo Trường Sa
Hoàng Sa
Trong thế kỷ 21, ít nhất về phương diện kinh tế và quân sự, không thể phủ nhận vai trò
quan trọng ngày càng gia tăng của Biển Đông đối với các quốc gia trong vùng Đông Nam
Á, bao gồm Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào (không có lãnh hải),
Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Ngoài ra, Biển Đông
còn là nguồn cung cấp hải sản, dầu thô, và khí đốt rất đáng kể. Một số khảo sát cho thấy
Biển Đông chứa lượng cá và các nguồn dầu mỏ, khí gas tự nhiên có giá trị lên đến một
nghìn tỷ đôla. Vào năm 1988, Biển Đông chiếm 8% tổng số lượng đánh bắt cá và hải sản
của thế giới, một con số chắc chắn còn có thể tăng lên. Theo con số điều tra, tổng lượng
hải sản vùng này ước lượng và khoảng 9,26 triệu tấn với mật độ trung bình 15,93 tấn/km2
Vùng này đã được xác định có trữ lượng dầu mỏ khoảng 1.2 km³ (7.7 tỷ barrel), với ước
tính tổng khối lượng là 4.5 km³ (28 tỷ barrel). Trữ lượng khí gas tự nhiên được ước tính
khoảng 7.500 km³ (266 nghìn tỷ feet khối).
1
Đây cũng là một trong những vùng có mật độ hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Biển
Đông là thủy đạo nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca, nối
châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Mọi di chuyển bằng hàng hải giữa các
quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương với vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Tây Á, Địa
Trung Hải, và xuống châu Úc, đều thường xuyên đi qua vùng biển này. Biển Đông nằm
ngay trên ngã tư đường hàng hải từ phía Bắc (Trung Hoa, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật
Bản ) xuống Nam ( Malaysia, Indonesia, Châu Úc) và từ Tây ( châu Âu, châu Phi, Trung
Đông, Ấn Độ) sang Đông ( Indonesia, châu Mỹ, Châu Úc, Philippins). Nơi thông thương
của ¼ thương mại thế giới. Trong thập niên 1980, mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua
Biển Đông, và hiện tại hơn một nửa số tàu chở dầu siêu cấp của thế giới chạy qua vùng
biển này hàng năm. Lượng tàu chở dầu chạy qua Biển Đông lớn gấp ba lần lượng tàu
chạy qua kênh Suez và gấp năm lần lượng tàu qua Kênh đào Panama; gần 20% lượng dầu
thô trên thế giới được chuyên chở ngang qua Biển Đông. Giao thông ổn định qua vùng
này là một điều kiện tiên quyết cho sự mở rộng của thương mại quốc tế.
Hoàng Sa Trường Sa là hai quần đảo nằm trên thủy lộ đó. Những xung đột đẫm máu và
các tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông cho thấy chủ quyền của Hoàng Sa Trường Sa
là then chốt trong việc nắm quyền kiểm soát thuỷ đạo quan trọng bậc nhất của Đông Nam
Á và bậc nhì của thế giới cũng như quyền kiểm soát chiến lược trong việc tự do đi lại của
tàu bè nước ngoài và các máy bay quân sự.
Thế kỷ 21 cũng được coi là thế kỷ của Biển : Các chiến lược gia cho rằng nền kinh tế thế
giới tăng trưởng với mức 6%/năm, dân số tăng khoảng 2%/năm và với trình độ công nghệ
như hiện nay thì chỉ khoảng 20 năm nữa trên đất liền các nguồn tài nguyên sẽ bị cạn kiệt
với trình độ như hiện thời thì không thể giải quyết vấn đề đói nghèo, ôi nhiễm môi trường
và thất nghiệp…Vì thế nhân loại sẽ chuyển hướng ngành công nghệ mũi nhọn của mình
và một trong số đó có công nghệ Đại dương1
.
Những thông tin trên chỉ là một phần nhỏ các dữ liệu về biển Đông tuy nhiên nó cũng cho
chúng ta thấy tầm quan trọng của vùng này đối với sự phát triển của các quốc gia trong
vùng cũng như vai trò của nó với thương mại và kinh tế thế giới. Do vậy thật dễ hiểu khi
các nước đều muốn nắm chủ quyền đối với vùng biển này. Thậm chí có quan điểm cho
rằng “Ai chiếm được Trường Sa Hoàng Sa sẽ làm chủ được biển Đông”.
2. Các bên tranh chấp
a, Tranh chấp trên quần đảo Hoàng Sa
Việc tranh chấp quần đảo Hoàng Sa luôn luôn không giống nhau căn cứ vào những thay
đổi chính trị diễn ra trên trường quốc tế. Trước năm 1954 tranh chấp nổ ra giữa Pháp (với
tư cách là nước bảo hộ cho An Nam), Trung Quốc và Nhật. Tiếp đến sự thất bại của Nhật
sau chiến tranh thế giới thứ II buộc Nhật phải từ bỏ việc tranh chấp quần đảo từ năm
1951, nhưng lại để ngỏ sự thừa kế hai đảo này.
Cũng trong thời gian này, Trung Quốc được chia thành hai quốc gia từ năm 1949 thay thế
cho quốc gia duy nhất Trung Quốc trước kia. Mỗi nước này đòi hỏi phải có chủ quyền
với quần đảo Hoàng Sa vì quyền lợi của riêng mình, đó là nước Cộng hòa nhân dân
Trung Hoa và Cộng hòa Trung Quốc (Đài Loan).
Về phía Pháp, Pháp rút lui khỏi Trung Quốc khi kết thúc chế độ thuộc địa ở Đông Dương,
và nước An Nam trở thành Việt Nam đứng rat hay thế họ. Như vậy từ năm 1954, việc
tranh chấp chỉ còn diễn ra giữa Việt Nam, Đài Loan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
b, Tranh chấp trên quần đảo Trường Sa
Trước năm 1945, tranh chấp diễn ra giữa Pháp và Nhật.
Sau năm 1945, tranh chấp kéo theo nhiều nước khác, trong đó có Việt Nam, Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa, Đài Loan, Philippins.
Khái quát lý do thay đổi các bên tranh chấp : Là do Pháp rút khỏi Đông Dương và thất
bại của Nhật sau chiến tranh.
III. VIỆN DẪN CỦA TRUNG QUỐC
Trung Quốc cũng viện dẫn quyền khám phá và sự hành xử chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa.
Trung Quốc đã khẳng định rằng mình đã khám phá ra hai quần đảo tranh chấp từ đời
nhà Hán, năm 206 trước Công nguyên. Tuy nhiên, có tác giả Trung Hoa lại xác định là
những tài liệu sớm nhất ghi chép sinh hoạt của người Trung Hoa trên những đảo này,
thuộc đời nhà Tống (thế kỷ XIII). Bên cạnh đó họ còn viện dẫn các sách sử trước, trong
và sau thế kỷ XIII.
Sự chiếm đóng chính thức diễn ra vào năm 1946 là năm một đội quân đồn trú cũng như
nhiều nhóm thanh tra được cử ra quần đảo Hoàng Sa.
Những dữ kiện mà Trung Quốc và các tác giả Trung Hoa đưa ra để chứng minh mình
hành xử chủ quyền trên hai quần đảo gồm có: những cuộc thanh tra, những cuộc viễn
chinh, và những di vật đào bới được từ các đảo. Vào năm 1974 các đoàn khảo cổ thuộc
viện bảo tàng tỉnh Quảng Đông đã cho biên soạn và xuất bản một tài liệu về các đồ tạo
tác của người Trung Quốc tìm thấy ở Hoàng Sa, phần lớn các đồ vật tìm thấy là các đồ sứ
có niên đại từ đầu thời nhà Minh. Bằng chứng này đã nhanh chóng tạo cơ sở cho một số
bài báo phổ biến về lịch sử Hoàng Sa cũng như cho một cuốn phim tài liệu dài một giờ
đồng hồ sản xuất năm 1975 của Quân giải phóng Nhân dân (PLA) và các đơn vị du kích
địa phương ở quần đảo này, nhan đề “Các hòn đảo biển Đông”
1
Trung Hoa ngày xưa đã viện dẫn Hiệp ước Pháp – Thanh ký năm 1887 để khẳng định
rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về mình. Sau này, phát ngôn viên của Trung Quốc và
các tác giả Trung Quốc đều nhiều lần dùng Hiệp ước này để khẳng định Hoàng Sa thuộc
về Trung Quốc.Một số tác giả trên đã trích đoạn sau đây của Hiệp ước để khẳng định chủ
quyền của Trung Quốc.
“Từ Quảng Đông, những điểm tranh chấp nằm từ phía đông đến phía tây bắc của
Móng Cái, ngoài biên giới đã được hai phái bộ xác định, có thể coi là thuộc về Trung
Quốc. Những hòn đảo nằm ở phía đông dọc đường kinh tuyến đông 105°43’ của Paris, có
nghĩa là trục bắc-nam đi qua điểm phía đông của đảo Tch’a Kou hay Ouan-Chan (Trà
Cổ) và làm thành đường biên giới, cũng thuộc về Trung Quốc. Các đảo Go-tho và các
đảo khác nằm phía tây của đường kinh tuyến thuộc về An Nam.”
Các tác giả trên lý luận rằng vì Hoàng Sa và Trường Sa nằm ở phía đông kinh tuyến
Paris 105°43’ nên thuộc về Trung Quốc.
2
Trung Quốc nói rằng Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên quần đảo
Hoàng Sa vì những dữ kiện sau đây:
Ngày 15 tháng 6 năm 1956, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa đã nói rằng “theo những tài liệu của Việt Nam, trên phương diện lịch sử, Xisha
và Nansha thuộc lãnh thổ của Trung Quốc.”
Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai vào
ngày 14 tháng 9 năm 1958: “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và
tán thành bản tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chính phủ nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa
quyết định về hải phận của Trung Quốc.Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn
trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn
trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa trên mặt bể.”
Ngày 9 tháng 5 năm 1965, nhân lúc Mỹ leo thang chiến tranh tại Việt Nam và ấn
định những vùng chiến thuật, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tuyên bố Xisha thuộc chủ
quyền của Trung Quốc.
Các tuyên bố và thông cáo báo chí :
Tuyên bố ngày 15/8/1951 của Chu Ân Lai: “Tất cả những hòn đảo như là toàn bộ những
hòn đảo Nam Sa, Đông Sa, Trung Sa, Tây Sa [quần đảo Hoàng Sa] và Nanwei [quần đảo
Trường Sa] xưa nay vẫn là những lãnh thổ của Trung Quốc.”
Thông báo của Bộ Ngoại Giao nước CHND Trung Hoa ngày 20/1/1974 “không ai không
biết rằng các đảo Tây Sa cũng như các đảo Nam Sa… vẫn là các lãnh thổ của Trung
Quốc”
1
Ngày 25/2/1992 họ ban bố Pháp lệnh mới về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải trong đó
có nhắc lại yêu sách của Trung Quốc với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
2
IV. TÍNH TOÁN CỦA TRUNG QUỐC
1.Xuất phát điểm của những tính toán
Yếu tố tranh chấp phần nào xuất phát từ việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên
được cho là vô cùng phong phú ở vùng biển này, đặc biệt là trữ lượng dầu mỏ dồi dào
của nó. Đã đến lúc Trung Quốc bừng tỉnh dậy sau một thời kỳ dài thiếu quan tâm tới
vùng biển Nam Trung Hoa, đó cũng là thời điểm phát triển của luật quốc tế về biển.
Những nguyên tắc về Vùng đặc quyền Kinh tế và cách tính của nó đã mở ra khả năng
Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền với phần còn lại của biển Đông (biển Nam Trung
Hoa). Có thể thấy rằng nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc đã bắt đầu vượt quá khả
năng khai thác của họ ở đại lục Trung Hoa. Sự phát triển kinh tế chóng mặt với những
nhu cầu năng lượng buộc Trung Quốc bắt đầu phải nhập khẩu dầu. Một nhân tố khác
Link download pdf cho anh em ketnooi:
You must be registered for see links