adminxen

Administrator
Staff member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 7 1.1. Các bộ sử và công trình nghiên cứu ở Việt Nam ........................................ 7 1.2. Các bộ sử và công trình nghiên cứu trên thế giới ..................................... 11 1.3. Nhận xét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án ..... 17 CHƢƠNG 2. RYUKYU TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG Á THẾ KỶ XV - XIX ....... 22 2.1. Quá trình thống nhất của vƣơng quốc Ryukyu ........................................ 22 2.1.1. Ryukyu trước khi thống nhất .................................................................. 22 2.1.2. Quá trình thống nhất của vương quốc Ryukyu ...................................... 26 2.2. Vƣơng quốc Ryukyu trong các mối bang giao khu vực (1429-1879) ...... 30 2.2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Ryukyu ......... 30 2.2.2. Thời hoàng kim của vương quốc Ryukyu: mở rộng quan hệ với “thế giới Đông Á” (1429-1608) ........................................................................ 33 2.2.3. Chính sách duy trì nền “độc lập tương đối” của Ryukyu (1609-1853) ...... 35 2.3. Sự suy vong của vƣơng quốc Ryukyu (1853-1879) ................................... 40 CHƢƠNG 3. QUAN HỆ GIỮA VƢƠNG QUỐC RYUKYU VỚI KHU VỰC ĐÔNG BẮC Á ............................................................................................... 44 3.1. Đƣờng lối đối ngoại của Ryukyu với các quốc gia Đông Bắc Á .............. 44 3.2. Quan hệ giữa Ryukyu - Trung Quốc thế kỷ XV - XIX ............................ 46 3.2.1. Ryukyu và chính sách đối ngoại mềm dẻo với Trung Quốc .................. 46 3.2.2. Quan hệ giao thương giữa Ryukyu với Trung Quốc .............................. 51 3.2.3. Tiếp thu văn hóa và truyền thống giáo dục Trung Quốc ........................ 57 3.2.4. Vai trò của người Hoa trong quan hệ của Ryukyu với các nước trong khu vực .................................................................................................... 62 3.3. Quan hệ giữa Ryukyu - Nhật Bản thế kỷ XV - XIX ................................. 69 3.3.1. Chính sách “thần thuộc hình thức” của Ryukyu trong quan hệ với Nhật Bản (1415-1609) ...................................................................................... 69
3.3.2. Chủ trương ngoại giao “cân bằng nước lớn” đối với Nhật Bản (1609-1879) ...................................................................................................... 73 3.3.3. Hàng hóa trao đổi giữa Nhật Bản và Ryukyu thông qua chính sách “thuế hiện vật” .................................................................................................. 78 CHƢƠNG 4. QUAN HỆ CỦA VƢƠNG QUỐC RYUKYU VỚI CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á THẾ KỶ XV - XIX ................................................. 84 4.1. Sự thiết lập mối quan hệ bang giao của Ryukyu với khu vực Đông Nam Á .................................................................................................................. 84 4.1.1. Nhu cầu mở rộng bang giao với khu vực Đông Nam Á ......................... 84 4.1.2. Ryukyu thiết lập quan hệ bang giao với các nước Đông Nam Á ........... 87 4.2. Mức độ quan hệ của Ryukyu với các quốc gia Đông Nam Á .................. 97 4.3. Hàng hoá trao đổi giữa Ryukyu và Đông Nam Á ................................... 102 4.3.1. Hàng hoá đưa từ Ryukyu đến các quốc gia Đông Nam Á ................... 102 4.3.2. Hàng hóa từ Đông Nam Á tới Ryukyu ................................................. 114 4.4. Quan hệ giữa Ryukyu với Đại Việt .......................................................... 117 CHƢƠNG 5. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ BANG GIAO VÀ LỊCH SỬ CỦA VƢƠNG QUỐC RYUKYU THẾ KỶ XV - XIX ................................................ 126 5.1. Sự thăng trầm của Ryukyu trong bối cảnh Đông Á thế kỷ XV - XIX ...... 126 5.1.1. Quan hệ “nước lớn - nước nhỏ” ở Đông Á: số phận của các tiểu quốc .... 126 5.1.2. “Hệ thống thương mại Đông Á” và môi trường phát triển của vương quốc Ryukyu ....................................................................................... 132 5.2. Sự lựa chọn con đƣờng phát triển của Ryukyu ...................................... 135 5.2.1. “Thể chế biển” Ryukyu - “cầu nối” thương mại khu vực Đông Á ...... 135 5.2.2. Đường lối đối ngoại linh hoạt là nhân tố quan trọng để bảo về độc lập ... 141 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ................................................................... 154 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 155 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 170 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Là một quốc đảo nhỏ ở khu vực Đông Bắc Á, tồn tại độc lập trong khoảng thời gian những năm 1429 - 1879, Ryukyu sớm nhận thức và tận dụng được những cơ hội phát triển từ điều kiện tự nhiên và xã hội chính trị khu vực. Trước thế kỷ XVII, Ryukyu đạt trình độ phát triển cao về kinh tế thương nghiệp, nắm giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thương mại khu vực Đông Á. Năm 1879, Ryukyu bị sáp nhập vào lãnh thổ Nhật Bản, trở thành tỉnh Okinawa cho đến hiện nay. Lịch sử phát triển độc đáo của vương quốc Ryukyu gắn liền với đường lối đối ngoại khôn khéo của triều đình Shuri với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Trong sự phát triển đa dạng của các quốc gia châu Á, chính sách đối ngoại của quốc đảo này đã tạo nên dấu ấn, sự khác biệt với các nước. Trong hơn 4 thế kỷ, vương quốc Ryukyu đã theo đuổi đường lối ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa. Triều đình Shuri vừa lợi dụng được chính sách đóng cửa của nhà Minh ở Trung Quốc, vừa tận dụng được tình thế hỗn loạn chính trị của Nhật Bản và khai thác vị trí địa lý thuận lợi của đất nước để tìm ra cơ hội phát triển cho chính mình. Từ đó, Ryukyu đã tự khẳng định được vị thế độc lập về chính trị và kinh tế ở khu vực Đông Á. Thế kỷ XIV - XVI, vương quốc Ryukyu nhanh chóng thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực. Mối quan hệ đó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của vương quốc Ryukyu, trong đó, quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản được triều đình Shuri đặc biệt coi trọng. Từ những mối bang giao đó, Ryukyu vươn lên trở thành một Vương quốc thương nghiệp, đạt được sự phát triển phồn thịnh nhờ vào chính sách đối ngoại năng động, linh hoạt, nắm giữ và duy trì vai trò cầu nối thương mại giữa hai khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Dưới tác động của mối quan hệ đa chiều với Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia Đông Nam Á, Ryukyu trở thành một “Thể chế biển” (Marine polity) với những đặc tính văn hóa, hoạt động kinh tế, thể chế chính trị mang đậm sắc thái biển. Ryukyu trở thành một "trường hợp độc đáo" trong nền hải thương của khu vực. Để tồn tại và phát triển, đường lối đối ngoại và chính sách kinh tế là một nhân tố đặc biệt quan trọng mang lại sự phát triển của luật chung, các nước luôn phải chủ động và linh hoạt trong việc lựa chọn con đường phát triển kinh tế, mở rộng bang giao khu vực và quốc tế để giữ gìn được nền độc lập dân tộc. Với vị thế là một vương quốc nhỏ bé, tài nguyên thiên nhiên không thực sự thuận lợi, luôn chịu áp lực chính trị từ Trung Quốc và Nhật Bản, tại sao Ryukyu có thể có những bước phát triển nhanh chóng để trở thành một “vương quốc thương mại” trong khu vực như vậy? Chịu sức ép liên tục từ hai nước lớn là Trung Quốc và Nhật Bản, Ryukyu phải có được chính sách đối ngoại như thế nào để vừa giữ được chủ quyền vừa phát triển đến cực thịnh ở thế kỷ XV - XVI? Những câu hỏi đó khiến Ryukyu trở thành đề tài hấp dẫn trong nghiên cứu so sánh khu vực và nghiên cứu về hệ thống thương mại châu Á. Vì vậy, nghiên cứu về lịch sử Ryukyu và quan hệ của nước này với các quốc gia Đông Á có thể giúp chúng ta thấy rõ hơn những vấn đề có tính quy luật về sự tồn tại và phát triển của các nước nhỏ bên cạnh các nước lớn ở khu vực châu Á. Thông qua đó, cũng cho thấy bối cảnh chung về kinh tế và chính trị của các quốc gia trong khu vực thời kỳ này. Năm 1879, sau nhiều cố gắng duy trì nền độc lập tương đối, vương quốc Ryukyu sụp đổ hoàn toàn. Sự suy yếu và sụp đổ của vương quốc Ryukyu cũng gợi mở cho các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu và nhìn nhận sâu hơn về lịch sử khu vực ở một số khía cạnh như: số phận của các tiểu quốc trước âm mưu bành trướng của các nước lớn trong khu vực, sự khôn khéo trong chính sách đối ngoại có thể tạo ra sự phát triển bền vững thực sự cho các quốc gia nhỏ hay không, vai trò của thương nghiệp trong sự phát triển chung của khu vực,... Cho đến nay, Ryukyu vẫn là một địa danh tương đối xa lạ đối với nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam. Nghiên cứu về lịch sử phát triển Ryukyu trong mối quan hệ bang giao với các quốc gia Đông Á góp phần lấp đi một khoảng trống trong nhận thức về quốc đảo Ryukyu trong nước hiện nay. Với những lí do như vậy, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài "Quan hệ của vƣơng quốc Ryukyu với các quốc gia Đông Á thế kỷ XV - XIX" làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về quá trình hình thành, phát triển các mối quan hệ đa dạng, phong phú của vương quốc Ryukyu với khu vực Đông Á thế kỷ XV - XIX. Mục tiêu cụ thể: - Làm rõ quan hệ ngoại giao và thương mại giữa vương quốc Ryukyu và các quốc gia trong khu vực Đông Á. - Làm rõ nguyên nhân Ryukyu đạt được sự phát triển nhanh chóng và nắm giữ được vai trò đặc biệt trong thương mại khu vực. - Tập trung phân tích một số vấn đề như bản chất, hệ quả của mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia trong bối cảnh khu vực châu Á nói chung và Đông Á nói riêng trong giai đoạn chuyển giao từ trung đại sang cận đại. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể như sau: 1. Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và khu vực tác động đến quá trình hình thành, phát triển của vương quốc Ryukyu, luận án đi sâu tìm hiểu tầm nhìn, chính sách của vương quốc Ryukyu trong việc thúc đẩy quan hệ thương mại, bang giao với các nước. Đặc biệt, luận án tập trung phân tích chính sách ngoại giao khôn khéo để xác định vị thế của vương quốc Ryukyu trong các mối quan hệ khu vực. 2. Để làm rõ hơn về hoạt động thương mại của Ryukyu trong khu vực, luận án chú ý phân tích, khảo cứu những nguyên nhân, động lực thúc đẩy cho sự phát triển quan hệ bang giao của Ryukyu như nguồn cung cấp, tiêu thụ hàng hóa, chính sách của các nước trong khu vực đối với Ryukyu thời kỳ này. Từ đó, luận án phân tích những tác động của hệ thống thương mại ở châu Á đến hoạt động thương mại của vương quốc Ryukyu, những thay đổi trong tính chất của những mối quan hệ ấy trong bối cảnh khu vực, đặc biệt là mối quan hệ với Nhật Bản và Trung Quốc. 3. Luận án đặt Ryukyu trong sự so sánh với các quốc gia khác để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt của Ryukyu với các nước trong khu vực Đông Á trong cùng thời gian và sự thay đổi tương ứng của mối quan hệ ấy qua các thời kỳ khác nhau. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về mối quan hệ của vương quốc Ryukyu với một số quốc gia trong khu vực Đông Á. Trong quá trình nghiên cứu, bên cạnh các vấn đề về chính trị, văn hóa, xã hội, luận án tập trung khảo cứu hoạt động kinh tế hải thương của Ryukyu trong quá trình lịch sử cùng những ứng biến và đối sách ngoại giao của vương quốc này trước những biến đổi lớn trong khu vực. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Giới hạn không gian: Luận án giới hạn trong phạm vi vương quốc Ryukyu (theo cách phiên âm của Trung Quốc, Ryukyu còn được gọi là vương quốc Lưu Cầu) và những mối quan hệ ngoại giao chính của vương quốc này với các quốc gia trong khu vực Đông Á, tập trung vào 2 khu vực: + Với Đông Nam Á, luận án tập trung khảo cứu quan hệ của Ryukyu với Ayutthaya, Malacca, Java, Palembang, Sumatra, Sunda-Karapa, Patani và Đại Việt. + Với Đông Bắc Á, luận án tập trung khảo cứu mối quan hệ của Ryukyu với Trung Quốc và Nhật Bản, là hai mối quan hệ có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phát triển của vương quốc Ryukyu. - Giới hạn thời gian của luận án: Phạm vi thời gian của đề tài luận án nằm trong khoảng từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX. 4. Nguồn tƣ liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tƣ liệu Luận án khai thác tối đa các nguồn tư liệu sẵn có trong nước: từ các sách, báo, tạp chí, chuyên đề nghiên cứu, luận án đã hoàn thành liên quan đến đề tài. Tuy nhiên, vì đây là một đề tài mới, hầu như chưa có những công trình khảo cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan trực tiếp đến đề tài nên luận án khai thác tối đa các tư liệu nước ngoài từ nhiều nguồn khác nhau: sách từ các thư viện nước ngoài, tạp chí nước ngoài, các chuyên đề nghiên cứu, công trình nghiên cứu của các trường đại học trên thế giới, các bài viết từ các hội thảo khoa học quốc tế,... và nguồn tài liệu Internet về các vấn đề có liên quan. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Là một luận án tiến sĩ sử học, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chính là các Phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử theo nguyên tắc khảo cứu những vấn đề đặt ra theo những lát cắt đồng đại và lịch đại, đặt Ryukyu trong quá trình hình thành - phát triển - suy vong, trong bối cảnh lịch sử cụ thể để phân tích, đối chiếu và nhận xét. Phương pháp thống kê, phân tích văn bản được sử dụng triệt để nhằm khai thác các nguồn tài liệu, đặc biệt là các thông tin từ Reikidai hoan và Minh thực lục để có thể phác họa lại bức tranh kinh tế và chính trị của Ryukyu một cách hiệu quả nhất. Phương pháp so sánh và tiếp cận theo quan điểm khu vực học, Phương pháp nghiên cứu hệ thống cấu trúc có ý nghĩa quan trọng trong mục tiêu đặt Ryukyu trong bối cảnh khu vực để tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt trong chính sách đối ngoại của vương quốc này so với các quốc gia khác. Coi Ryukyu như một vương quốc độc đáo trong khu vực, luận án sử dụng Phương pháp nghiên cứu trường hợp, luận án coi Ryukyu như một “trường hợp nghiên cứu điển hình” để đưa ra những nhận xét mang tính logic và lý thuyết về một số vấn đề trong khu vực trong thời kỳ này như về hệ thống triều cống, hệ thống thương mại Biển Đông... Lấy “mối quan hệ của Ryukyu với các quốc gia” là đối tượng nghiên cứu chính, việc sử dụng các Phương pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế, Phương pháp nghiên cứu liên ngành được luận án đặc biệt coi trọng. Đặt Ryukyu trong những mối quan hệ và sự “ràng buộc” với các quốc gia trong khu vực, luận án cố gắng tái hiện và lý giải những thay đổi trong chính sách ngoại giao của vương quốc này dưới góc nhìn khu vực và các lý thuyết về bang giao quốc tế thời kỳ trung - cận đại. 5. Đóng góp của luận án Luận án tập trung trình bày quá trình hình thành, phát triển và những đặc tính nổi bật của vương quốc Ryukyu giai đoạn 1429-1879, đồng thời đi sâu phân tích mục tiêu, nội dung, phạm vi, mức độ hoạt động quan hệ giao thương của Ryukyu với các quốc gia Đông Á. So với các quốc gia khu vực, Ryukyu có nhiều “phát triển độc đáo” trong việc việc ứng đối và thúc đẩy mối quan hệ với các quốc gia được coi là tam giác kinh tế - chính trị quan trọng hàng đầu của khu vực Đông Á là: Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á. Từ đó, luận án tập trung làm rõ những vấn đề mang tính bản chất và hệ quả nhiều mặt của mối quan hệ bang giao giữa các quốc gia khu vực trong bối cảnh và chuyển biến chung của châu Á thế kỷ XV-XIX. Nghiên cứu và đánh giá sự lựa chọn con đường phát triển lấy kinh tế thương mại làm chủ đạo của Ryukyu, luận án tập trung khảo cứu vai trò của kinh tế hải thương đối với sự phát triển và củng cố mối bang giao, vị thế chính trị của vương quốc này. Từ đó, đưa ra những vấn đề có tính chất lý luận về mục tiêu và hệ quả đa diện của quan hệ giao thương Đông Á cùng những tác động của hệ thống này trước những tác động nội vùng, ngoại vi. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của vương quốc Ryukyu cũng cho thấy rõ diện mạo và những thách thức đặt ra đối với các quốc gia châu Á trong việc lựa chọn con đường phát triển, bảo vệ chủ quyền và nền độc lập dân tộc thời cận đại. Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về lịch sử thăng trầm của vương quốc Ryukyu và những quan hệ đối ngoại của vương quốc này một cách hệ thống, toàn diện; góp phần mở rộng và làm rõ hơn về định hướng nghiên cứu thương mại biển của châu Á cũng như Nhật Bản trong mối liên hệ vùng và liên vùng; phạm vi cùng những tác động nhiều mặt của các chính sách kinh tế đối ngoại mà Ryukyu cũng như các quốc gia khu vực theo đuổi. Các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt - Nhật, đồng thời tiếp tục củng cố, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược giữa hai nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương hiện nay. 6. Bố cục của luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án gồm có 5 chương nội dung: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương 2: Ryukyu trong bối cảnh Đông Á thế kỷ XV - XIX. Chương 3: Quan hệ giữa vương quốc Ryukyu với khu vực Đông Bắc Á. Chương 4: Quan hệ của vương quốc Ryukyu với các quốc gia Đông Nam Á. Chương 5: Một số nhận xét về bang giao và lịch sử của vương quốc Ryukyu với các quốc gia Đông Á. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU Do lịch sử phát triển đặc biệt của mình, vương quốc Ryukyu sớm trở thành đề tài nghiên cứu hấp dẫn với nhiều nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt là các chuyên gia nghiên cứu về Nhật Bản và quan hệ thương mại châu Á. Tuy vậy, đây vẫn là một đề tài mang tính chất chuyên sâu trong ngành Nhật Bản học do tính chất riêng biệt của lịch sử vương quốc này. Vì vậy, trong những năm 1960-1970, trên một số tạp chí, trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới có một số công trình nghiên cứu liên quan đến Ryukyu. Tuy vậy, hầu hết các công trình đó vẫn chưa khảo cứu đầy đủ và sâu sắc về nhiều nội dung, vấn đề khoa học trong lịch sử Ryukyu. 1.1. Các bộ sử và công trình nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, tài liệu viết về Ryukyu và quan hệ bang giao giữa vương quốc Ryukyu với các quốc gia trong khu vực không có nhiều, đặc biệt là tài liệu tiếng Việt. Hầu hết chúng ta chỉ biết đến quần đảo Okinawa (tên hiện nay của Ryukyu) là một tỉnh của Nhật Bản, đã và đang là một căn cứ quân sự của Mỹ. Các học giả Việt Nam chưa dành nhiều sự quan tâm đến Ryukyu, hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào viết về vương quốc này một cách cụ thể. Trong các bộ chính sử của các triều đại phong kiến Việt Nam như Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục,... Ryukyu không hề được nhắc đến. Tuy nhiên, khi khảo cứu Đại Việt sử ký toàn thư ta thấy, có hai lần Ryukyu (Lưu Cầu) đã được nhắc đến như một quốc gia đã từng xuất hiện trong đời sống chính trị của triều đình Lê Sơ. Đó là sự kiện Ngự sử đài đô sử Quách Hữu Nghiêm tâu sớ vào ngày 25-7-1499 (Mậu Ngọ) [58; tr.17] và lời bàn nhân dịp Mạc Đăng Dung xưng hoàng đế năm Thống Nguyên thứ 6 (1527) [58; tr.113]. Có thể nói, đối với chính quyền quân chủ Việt Nam, địa danh Lưu Cầu không hoàn toàn là xa lạ, nhưng ít được nhắc tới. Nguyên nhân có thể do mối quan hệ bang giao giữa Đại Việt và Ryukyu không thực sự thường xuyên, không có tác động mạnh mẽ đối với các vấn đề chính trị, xã hội của nước ta thời đó. Thế kỷ XVII, trong văn học Việt Nam nổi lên tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều, trong đó có hai câu thơ nổi tiếng:
Năm 1567, chính sách “hải cấm” của Trung Quốc được xóa bỏ, cho phép tàu thuyền Trung Quốc mở rộng buôn bán xuống các vùng biển phía Nam. Đồng thời, nhu cầu hàng hóa ngày càng tăng khiến Nhật Bản thực hiện chính sách Châu Ấn thuyền, trực tiếp cử tàu thuyền của mình xuống trao đổi buôn bán với các quốc gia Đông Nam Á. Chính sách mở rộng thương nghiệp của Trung Quốc và Nhật Bản khiến cho vị trí cầu nối hải thương giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á của vương quốc Ryukyu không còn hiệu quả như trước nữa. Các tài liệu lưu trữ trong Reikidai hoan cho thấy, sau chuyến đi đến Ayutthaya năm 1570, Ryukyu không còn liên hệ với khu vực này. Trở lại “thế giới Đông Bắc Á”, Ryukyu tiếp tục giữ vị trí “cầu nối” trung chuyển hàng hóa trong khu vực Đông Bắc Á do chính sách đóng cửa của Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện với Nhật Bản. Hoạt động buôn bán của Ryukyu bị giới hạn lại trong mối quan hệ với một số quốc gia Đông Bắc Á như: Triều Tiên, Nhật Bản và Trung Quốc, Đài Loan. Mặc dù chưa hoàn toàn mất hết ưu thế thương nghiệp, nhưng nền hải thương của Ryukyu bị ảnh hưởng nghiêm trọng và triệt tiêu lợi thế thương mại Ryukyu đã nắm giữ trong hơn hai thế kỷ. Trong nhiều nguyên nhân, Josef Kreiner cho rằng nguyên nhân thực sự là do “cuộc chiến tranh thống nhất Nhật Bản đã đặt dấu chấm hết cho sự thịnh vượng của nền hải thương của vương quốc Ryukyu” [116; tr.7]. Sự suy giảm kinh tế thương mại biển khiến nền độc lập của Ryukyu đứng trước sự uy hiếp liên tục từ “thế lực Tokugawa” đang ngày càng nổi lên mạnh mẽ ở Nhật Bản. Tiếp tục theo đuổi chính sách thương mại triều cống với Trung Quốc, tận dụng mâu thuẫn ngoại giao và kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Ryukyu buộc Nhật Bản tránh can thiệp sâu vào nội bộ đất nước sau sự kiện 1609, tiếp tục duy trì được nền độc lập tương đối cho đến năm 1879. Sự kiện sáp nhập Ryukyu vào Nhật Bản trong cuộc cải cách năm 1879 khẳng định Ryukyu đã xác định số phận của mình (dù tự nguyện hay bị cưỡng chế). Từ một vương quốc độc lập, Ryukyu bị chinh phục và trở thành bộ phận của một vương quốc lớn mạnh hơn. Đó chính là một ví dụ điển hình cho hiện tượng “trở lại quy luật chung” của nền chính trị trong khu vực Đông Bắc Á. Nhật Bản và Ryukyu có nhiều điểm tương đồng với nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội. Các quốc gia Đông Bắc Á được chia thành hai loại hình thể chế mang tính bán đảo (Trung Quốc, Triều Tiên) và hải đảo (Ryukyu, Nhật Bản). Những “quốc gia hải đảo” như Ryukyu hay Nhật Bản thường có những điều kiện và cơ hội xây dựng con đường phát triển riêng cho mình, giảm bớt sự ảnh hưởng của đế quốc Trung Quốc hùng mạnh trong khu vực, tạo ra những sự phát triển vượt trội ở một số lĩnh vực nhất định. Sự tương đồng về điều kiện tự nhiên và văn hóa khiến cho người Ryukyu gần gũi với phong tục, tập quán và hệ thức “tư duy biển” của đảo quốc Nhật Bản hơn hẳn so với Trung Quốc. Là một thực thể đặt trên nền tảng chung của nền kinh tế nông nghiệp và nền chính trị phong kiến tập quyền của khu vực, việc Ryukyu bị sáp nhập vào Nhật Bản cuối thế kỷ XIX cũng là một xu thế không tránh khỏi. Đến thế kỷ XIX, xu thế bị chinh phục không còn giới hạn trong quần đảo Ryukyu nhỏ bé. Nó trở thành xu thế chung của cả khu vực Đông Bắc Á và thế giới phương Đông trước sức mạnh và sự giàu có của thế giới phương Tây. Ngay từ cuối thế kỷ XVI đầu thế kỷ XVII, Nhật Bản đã muốn thông qua lãnh địa Satsuma để biến Ryukyu trở thành “tấm rào chắn phía Tây”, bảo vệ chính quyền Edo. Sự ồ ạt tràn sang thị trường châu Á của các thương thuyền phương Tây với sức mạnh kinh tế và quân sự vượt trội khiến không một quốc gia nào có thể trực tiếp đương đầu. Nhật Bản nhanh chóng đoán được điều đó nên đã sớm có kế sách đẩy xa sức ảnh hưởng sớm của các đoàn thương thuyền châu Âu. Ở khu vực biên giới phía tây nam, Ryukyu được lựa chọn (cùng với lãnh địa Satsuma) như một “tấm lá chắn” vững chắc trong thời kỳ đầu. Sự kiện chinh phục Ryukyu năm 1609 cho thấy tầm nhìn sắc sảo và đi trước thời đại của Tokugawa Ieyasu trong kế sách bảo vệ đất nước. Những chính sách chặt chẽ về kinh tế ngoại thương thời kỳ này đối với Ryukyu cũng cho thấy Nhật Bản đang muốn từng bước thiết lập những rào cản nhằm tạo ra một vùng đệm ngăn cản sự thâm nhập trực tiếp của các đoàn thương thuyền châu Âu vào Nhật Bản. Thực tế lịch sử cũng chứng minh: rất nhiều các đoàn thuyền từ Anh, Pháp, Bồ Đào Nha... khi tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản đều phải hay căn cứ quân sự trên quân đảo Ryukyu. Dường như Ryukyu đã thực hiện tốt vai trò “rào chắn” của mình khiến các nước châu Âu đều rất vất vả và đều không thành công trong mục tiêu xâm nhập Ryukyu [114; tr.237-275]. Công trình nghiên cứu “Notes on the History of European - Ryukyuan contacts”, nhà nghiên cứu Josef Kreiner cũng khẳng định rất rõ ràng: Chắc chắn cuộc xâm lược của Satsuma đã ngăn cản việc thiết lập các thương điếm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan hay Anh ở Okinawa, những cơ sở có thể biến quần đảo thành thuộc địa như trường hợp của các nước Đông Nam Á hay Ấn Độ… Đến năm 1628, Satsuma ra lệnh cấm chính quyền Shuri không được cho tàu Tây Ban Nha, Anh, Hà Lan thả neo trong các cảng của Ryukyu [115; tr.26-27]. Như vậy, Nhật Bản tìm mọi cách bảo vệ quyền ảnh hưởng của mình tại quần đảo Ryukyu không chỉ đơn thuần vì mục tiêu bành trướng lãnh thổ, mà còn vì chính sự tồn vong của chính quyền Shogun. Sáp nhập Ryukyu là để xây dựng vị trí trấn giữ tiền tiêu, tăng cường thêm sức mạnh của triều đình Tokugawa nhằm chống ảnh hưởng của thế giới phương Tây ở khu vực biên giới tây nam của mình. Thực tế lịch sử đã chứng minh, người Ryukyu và lãnh địa Satsuma đã góp công không nhỏ giúp Nhật Bản “từ chối” sự can thiệp mạnh mẽ của các nước Anh, Pháp, Nga vào đất nước Nhật Bản ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Trong mối quan hệ với Nhật Bản và Trung Quốc, Ryukyu luôn đóng vai trò “tiểu quốc”, Nhật Bản và Trung Quốc luôn là “đại quốc”. Lịch sử Ryukyu chịu sự chi phối sâu sắc của hai nước lớn là quy luật tất yếu trong thế giới Đông Á. Những thay đổi trong chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ làm thay đổi nền kinh tế, chính trị trong nước mà sẽ khiến chính quyền Ryukyu buộc phải thay đổi các đường lối chiến lược trong mục tiêu phát triển đất nước. Chính vì thế, Ryukyu thống nhất và hưng thịnh bắt đầu từ hệ thống triều cống và chính sách hải cấm của Trung Hoa; đồng thời, sự suy vong của Ryukyu cũng bắt đầu từ sự chính sách “mở cửa” của Trung Quốc và “bành trướng” của Nhật Bản. Trong quá trình phát triển, chính quyền Ryukyu luôn cố gắng tìm mọi cách
thoát khỏi vòng kiềm tỏa của nước lớn, và đã có những khoảng thời gian dường như Ryukyu đã khẳng định được nền độc lập của mình. Nhưng “số phận cuối cùng” của Ryukyu đã khẳng định lại vị thế “tiểu quốc” bị “phụ thuộc” khó tránh khỏi của vương quốc này. Quy luật này không chỉ đúng với Ryukyu mà đúng với nhiều quốc gia khác trong thế giới Đông Á thời trung - cận đại. 5.1.2. “Hệ thống thƣơng mại Đông Á” và môi trƣờng phát triển của vƣơng quốc Ryukyu Cuộc phát kiến địa lý của Vasco de Gama (1497-1498) đã xác lập vai trò là người đầu tiên chen chân đến Ấn Độ của người Bồ Đào Nha, và mở đường cho quá trình người châu Âu xâm nhập vào mạng lưới buôn bán truyền thống của người châu Á. Với những ưu thế nổi trội về khoa học kĩ thuật, sức mạnh quân sự và hàng hóa, người châu Âu nhanh chóng xây dựng ở thế giới châu Á một thời đại phát triển rực rỡ của hoạt động hải thương với một khái niệm quen thuộc “Thời đại thương mại châu Á”. Khái niệm “Thời đại thương mại” gắn liền với vai trò xác lập của nhà nghiên cứu Anthony Reid khi nhận định về kinh tế Đông Nam Á trong khoảng thời gian 1400-1680. Tuy nhiên, gần đây, trong giới nghiên cứu hải thương châu Á sử dụng ngày càng rộng rãi thuật ngữ “Kỷ nguyên thương mại sớm52 Đông Á” hay “Sự bùng nổ thương mại Á châu”53 để nhấn mạnh đến sự phát triển đặc biệt sôi động của kinh tế hải thương khu vực Đông Á trước khung thời gian Reid đưa ra khoảng 3 - 4 thế kỷ. Biểu hiện chính của một kỷ nguyên thương mại sớm đó là sự đột khởi các hoạt động giao thương trên biển diễn ra tại các trung tâm kinh tế lớn, cũng như các tuyến hải thương trong khu vực. Trong lịch sử ngoại thương thế giới, khu vực châu Á sớm để lại dấu ấn nổi bật bởi “ngay từ khoảng giữa thế kỷ II Tr.CN đến khoảng năm 450, các tuyến buôn bán nối liền giữa Trung Quốc và Ấn Độ đã được thiết lập. Trong đó, mạng lưới giao thương trên biển đã trải dọc theo dải bờ biển Đông Dương, qua bán đảo Mã Lai rồi tới Ấn Độ” [77; tr.248]. Cùng với đó là sự hình thành hàng loạt các cảng thị, trở thành những trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của các quốc gia cổ ở khu vực Đông Nam Á. Các thành tựu khảo cổ học và tài liệu sử học ghi chép về sự hưng thịnh của các cảng thị trong khu vực đã “tạo cơ sở chắc chắn cho lý thuyết về một con đường tơ lụa trên biển chạy xuyên quan nhiều nước Đông Nam Á” [43; tr.47]. Thế kỷ XI - XII, khu vực Đông Nam Á nhiều thương cảng và/hay các chính thể trọng thương mới (new trade-based polities) như là các cảng thị trên đảo Sumatra, các cảng thị mới trên bán đảo [Malay], cảng Thi Nại (Quy Nhơn - Việt Nam ngày nay) ở tiểu quốc Vijaya (Champa), thương cảng Vân Đồn (Đại Việt) và các cảng của Java,... Hải thương trở nên quan trọng hơn đối với các chính thể nằm trên bờ biển Đông, cho dù đó là chính thể trọng thương (trade-oriented polity) như là Champa, hay chính thể trọng nông (agriculture-based polity) như Đại Việt và Angkor. Các vùng biển, các hải cảng, các nguồn hàng và các tuyến hải thương ngày càng trở thành mối quan tâm lớn của các chính thể này, và cũng chính những nhân tố này đã tác động không nhỏ đến đời sống chính trị - kinh tế của các nhà nước này. Hình thành đất nước trong bối cảnh sôi động của hải thương Đông Á như vậy là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho Ryukyu phát triển. Với vị trí đặc biệt của vương quốc, trên nền tảng của tinh thần trọng thương đang phát triển mạnh mẽ trong khu vực, Ryukyu thực sự đã ra đời “đúng thời điểm” để tìm kiếm những cơ hội hiếm có, tạo ra sự phát triển độc đáo trong thế giới Đông Á. Mối quan hệ mật thiết với các nước Đông Bắc Á trở thành chỗ dựa chính trị và động lực cung cầu hàng hóa quan trọng đối với Ryukyu, thúc đẩy các đoàn thuyền Ryukyu tiến xuống phương Nam xa xôi, mở rộng quan hệ thương mại và bang giao với nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Thế kỷ XV - XVI là thời kỳ Ryukyu mở rộng quan hệ bang giao rộng rãi nhất với các quốc gia Đông Nam Á. Chưa bao giờ, trong lịch sử Đông Bắc Á, lại có một quốc gia nhỏ có thể mở rộng quan hệ ngoại giao với một mạng lưới kinh tế và chính trị rộng lớn đến như vậy. Quan hệ của Ryukyu không còn bó hẹp trong vùng Đông Bắc Á với Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên nữa mà đã tiến xuống khu vực Đông Nam Á rộng lớn. Đó là bước khởi đầu cho Ryukyu thâm nhập vào “hệ thống thương mại Biển Đông”, mục tiêu chính trong chính sách kinh tế của Ryukyu thời kỳ này. Bằng sự khôn khéo
của mình, không chỉ thâm nhập vào hệ thống buôn bán, Ryukyu đã giành được vị thế khá quan trọng trong nền kinh tế và chính trị trong khu vực Đông Á khi đó. Chủ trương mở rộng quan hệ ngoại giao với các quốc gia Đông Nam Á của Ryukyu trước hết là vì nhu cầu phát triển kinh tế thương mại. Đây là khu vực có nhiều loại hàng hoá cần có để Ryukyu trao đổi, buôn bán với các quốc gia khác như Nhật Bản, Trung Quốc và Triều Tiên. Dựa vào những mối quan hệ bang giao và hải thương đó, “vương quốc biển” Ryukyu phát triển ngày càng mạnh mẽ. Khác với mối quan hệ với Nhật Bản và Trung Quốc, quan hệ giữa Ryukyu và các quốc gia Đông Nam Á là quan hệ hai chiều và tương đối bình đẳng. Hiển nhiên, với biệt tài khéo léo trong chính sách ngoại giao, triều đình Shuri (trên cơ sở Nhà nước độc quyền ngoại thương) đã kiếm không ít lợi nhuận về kinh tế và chính trị từ mối quan hệ này. Xét về phạm vi, mức độ và hàng hóa buôn bán, thương nghiệp Ryukyu thực sự là thay mặt cho hệ thống thương mại Biển Đông của nền hải thương châu Á. Là trạm trung chuyển hàng hóa trong khu vực Đông Á, Ryukyu mua tơ lụa gốm sứ, đồ sơn mài, đồ trang sức, dược liệu, tơ sống, đường mía, vũ khí... từ Trung Quốc và Nhật Bản mang xuống khu vực Đông Nam Á dưới danh nghĩa và các “sản vật địa phương”54, mang hàng hóa sản vật Đông Nam Á về cung cấp cho thị trường Trung Quốc, Nhật Bản cũng dưới danh nghĩa “sản vật phương Nam” như lưu huỳnh, ngựa, hương liệu tự nhiên, một số loại vải vóc và gốm đặc biệt của vùng Đông Nam Á... Như vậy, hàng hóa của Ryukyu đều là những loại “đặc sản” mang tính đặc trưng vùng miền, có giá trị kinh tế cao, mang tính thay mặt điển hình cho hàng hóa trong hệ thống thương mại Đông Á thời kỳ này. Điều đặc biệt là Ryukyu đã phát huy tối đa giá trị hàng hóa các nước đó để mang lại lợi ích cho mình cả về kinh tế lẫn chính trị. Ryukyu đã lựa chọn phát triển kinh tế thương nghiệp biển như một trong những cơ sở quan trọng nhất nhằm thúc đẩy phát triển đất nước cả về kinh tế và chính trị. Sự mở rộng tối đa chính sách đối ngoại của Ryukyu cùng với kết quả tốt đẹp của Ryukyu từ chính sách đó cho thấy vai trò đặc biệt của nền kinh tế hải thương đối với sự phát triển của nhiều quốc gia trong khu vực Đông Á thời kỳ này. Sự hình thành “Thể chế biển Ryukyu” là một ví dụ điển hình cho hoạt động hiệu quả của hệ thống thương mại Biển Đông trong thế giới châu Á thời trung đại. Rất nhiều ý kiến cho rằng: trước khi các đoàn thuyền phương Tây xâm nhập và tác động đến hệ thống thương mại truyền thống châu Á, thương nhân Trung Quốc (trong đó có cả Hoa kiều ở các nước trong khu vực) giữ vai trò quan trọng ở nhiều thị trường này. Tuy nhiên, gần đây, nhiều nhà nghiên cứu có khuynh hướng cho rằng “trên thực tế, không ít nền kinh tế khu vực cũng đã có hoạt động tích cực, chủ động tham gia vào hệ thống thương mại châu Á và hơn thế cũng có những tác động trở lại đối với nền kinh tế Trung Quốc. Điều quan trọng là, tuy chịu nhiều áp lực nhưng các quốc gia Đông Á vẫn giữ được chủ quyền lãnh thổ và chủ động về ngoại giao” [45; tr.18]. Sự phát triển của Ryukyu trong khoảng thời gian thế kỷ XIV - XVI là một minh chứng cho khả năng “chủ động về ngoại giao” và “tác động ngược trở lại” đối với những nền kinh tế lớn trong khu vực bằng cách nắm bắt thời cơ hiếm có trong nền hải thương khu vực thời kỳ này. Nói cách khác, hệ thống thương mại Đông Á không chỉ là con đường thúc đẩy kinh tế phát triển mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là các nước nhỏ, trong quá trình xác lập vị thế chính trị và khẳng định nền độc lập của các nước. 5.2. Sự lựa chọn con đƣờng phát triển của Ryukyu 5.2.1. “Thể chế biển” Ryukyu - “cầu nối” thƣơng mại khu vực Đông Á Nhìn lại lịch sử phát triển của vương quốc Ryukyu, chúng ta thấy rằng sự hưng thịnh và suy yếu của quốc gia này luôn gắn liền với nền kinh tế thương mại. Trong khoảng hai thế kỷ, buôn bán quốc tế là nguồn thu nhập chính của đất nước này. Để đủ sức kiểm soát và quản lý được hệ thống kinh tế đó, triều đình Shuri đã phải thiết lập một cơ chế hành chính đặc biệt để đảm đương chức năng “chuyển giao hàng hoá quốc tế”, trở thành một “thể chế biển” được định danh với một khái niệm mang tính đặc thù trong hệ thống thương mại khu vực: entrepôt. Thế kỉ XV - XVI là thời kỳ Ryukyu đạt sự hưng thịnh nhất trong lịch sử nhờ chú trọng phát triển kinh tế ngoại thương. Từ một vương quốc mới thống nhất, hình thành từ các tiểu quốc trên quần đảo Nansei, sau khoảng 40 năm, Ryukyu bước vào
thời kỳ phát triển cực thịnh và trở thành một “Vương quốc thương mại” đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thương mại Đông Á. Ryukyu đã đạt được tốc độ phát triển hiếm có trong khu vực Đông Á. Lựa chọn con đường phát triển như thế nào, làm sao để có thể đạt được sự phát triển đặc biệt như vậy, Ryukyu trở thành một đối tượng nghiên cứu thú vị trong lịch sử khu vực Đông Á. Xác định chính xác tình thế và địa vị chính trị của mình, Ryukyu lựa chọn chính sách đối ngoại khôn khéo và rộng mở đối với các quốc gia trong khu vực Đông Á, lấy kinh tế hải thương làm nền tảng phát triển chính của đất nước. Bối cảnh khu vực Đông Bắc Á cũng tạo cho Ryukyu nhiều thuận lợi phát triển, đặc biệt là mâu thuẫn ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản thời kỳ này: Chính sách hải cấm của triều Minh khiến phạm vi hoạt động và điều kiện phát triển kinh tế ngoại thương của Nhật Bản bị giảm sút nhanh chóng. Nạn wako khiến thương nhân và chính quyền Trung Quốc (và nhiều các nước khác) rất e dè khi tiến hành buôn bán với người Nhật. Thế kỷ XV - XVI, tình hình chính trị Nhật Bản có những chuyển biến ngày càng phức tạp, cuộc tranh giành quyền lực, cát cứ đất đai và nhu cầu khuếch trương thanh thế giữa các lãnh chúa khiến nhu cầu hàng hoá ngoại nhập của Nhật Bản ngày càng cao hơn, đặc biệt là hàng hoá từ Trung Quốc. Điều đó dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa nghiêm trọng trong đời sống nhân dân Nhật Bản, đặc biệt là hàng hóa Trung Quốc. Trong khi đó, chính sách hải cấm tuy giúp chính quyền Bắc Kinh nắm giữ được quyền kiểm soát ngoại thương và đảm bảo an ninh tương đối trên các vùng biển cả nước, nhưng cũng gây nhiều bất lợi đối với ngoại thương của Trung Quốc. Rõ nét nhất là hiện tượng thiếu hàng Nhật Bản do sự bế tắc trong quan hệ Trung - Nhật. Nhật Bản có nhiều mặt hàng cần thiết cho quá trình bình ổn đất nước, dẹp loạn biên giới ở giai đoạn đầu triều Minh như: lưu huỳnh, quặng sắt, bạc... Trong hoàn cảnh đó, cả Nhật Bản và Trung Quốc vẫn có nhu cầu trao đổi hàng hóa với nhau, nhưng không thể thông thương buôn bán. Triều đình Shuri đã nhạy bén nắm bắt tình hình, mở rộng quan hệ chính trị và kinh tế với hai nước, sẵn sàng trở thành cầu nối trung gian giúp Trung Quốc và Nhật Bản giải quyết sự khan hiếm hàng hóa trong thời kỳ này.
Phụ lục 1.1: CÁC VUA TRỊ VÌ TRONG LỊCH SỬ RYUKYU Lãnh chúa Okinawa Tên Kanji Âm Hán Việt Thời gian Vƣơng triều Chú thích Shunten 舜天 Thuấn Thiên 1187-1237 Triều Tenson Shunbajunki 舜馬順熈 1238-1248 Triều Tenson Gihon 義本 Nghĩa Bản 1249-1259 Triều Tenson Eiso 英祖 Anh Tổ 1260-1299 Triều Eiso Taisei 大成 Đại Thành 1300-1308 Triều Eiso Eiji 英慈 Anh Từ 1309-1313 Triều Eiso Vua Chuzan Tamagusuku 玉城 Ngọc Thành 1314-1336 Triều Eiso Seii 西威 Tây Uy 1337-1354 Triều Eiso Satto 察度 Sát Độ 1355-1397 - Bunei 武寧 Vũ Ninh 1398-1406 - Sho Shisho 尚思紹 Thương Tư Thiệu 1407-1421 Triều Sho I Shō Hashi 尚巴志 Thượng Bá Chí 1422-1429 Triều Sho I Vua của Chūzan Vua của Ryukyu Tên Kanji Âm Hán Việt Thời gian Vƣơng triều Chú thích Sho Hashi 尚巴志 Thượng Bá Chí 1429–1439 Triều Sho I Vua của Ryūkyū Sho Chu 尚忠 Thương Trung 1440–1442 Triều Sho I Sho Shitatsu 尚思達 Thương Tư Đạt 1443–1449 Triều Sho I Sho Kinpuku 尚金福 Thương Kim Phúc 1450–1453 Triều Sho I Sho Taikyū 尚泰久 Thượng Thái Cửu 1454–1460 Triều Sho I Sho Toku 尚徳 Thượng Đức 1461–1469 Triều Sho I Sho En 尚円 Thượng Viên 1470–1476 Triều Sho II Còn gọi là Kanamaru Uchima Sho Sen'i 尚宣威 Thương Tuyên Uy 1477 Triều Sho II Sho Shin 尚真 Thượng Chân 1477–1526 Triều Sho II Sho Sei 尚清 Thượng Thanh 1527–1555 Triều Sho II
Làm rõ quan hệ ngoại giao và thương mại giữa vương quốc Ryukyu và các quốc gia trong khu vực Đông Á. Làm rõ nguyên nhân Ryukyu đạt được sự phát triển nhanh chóng và nắm giữđược vai trò đặc biệt trong thương mại khu vực. Tập trung phân tích một số vấn đề như bản chất, hệ quả của mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia trong bối cảnh khu vực châu Á nói chung và Đông Á nói riêng trong giai đoạn chuyển giao từ trung đại sang cận đại.
Quan hệ của Vương quốc Ryukyu với các quốc gia Đông Á thế kỷ XV - XIX
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D một số xu thế lớn trong quan hệ quốc tế, ý nghĩa đối với việc thực hiện đường lối đối ngoại của đảng Môn đại cương 0
D Thực trạng quan hệ công chúng của Unilever đối với bột giặt OMO Marketing 0
D Chính sách của việt nam với mỹ và quan hệ việt mỹ những năm đầu thế kỷ XXI, thực trạng và triển vọng Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của việc sử dụng facebook đến mạng lưới quan hệ xã hội của thanh niên Hà Nội hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
D kết cấu của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất Khoa học kỹ thuật 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0
A Tổng quan mô hình hệ thống y tế của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top