daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC.................................................................................................................. 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 3
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................4
CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG
PHÒNG THỦ TÊN LỬA Ở CHÂU ÂU ...............................................................13
1.1. Khái quát về hệ thống phòng thủ tên lửa ...........................................................13
1.1.1. Đặc điểm của một hệ thống phòng thủ tên lửa ........................................13
1.1.2. Vai trò của hệ thống phòng thủ tên lửa trong việc đảm bảo an ninh
quốc gia.....................................................................................................................14
1.1.3. Vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa trong quan hệ giữa Mỹ và Nga
trước khi có hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu ................................................18
1.2. Quan điểm của Mỹ và NATO trong việc triển khai hệ thống phòng thủ
tên lửa ở Châu Âu ....................................................................................................21
1.2.1. Quan điểm của Mỹ ...................................................................................21
1.2.2. Quan điểm của các nước NATO...............................................................24
CHƢƠNG 2. VIỆC TRIỂN KHAI HỆ THỐNG PHÒNG THỦ TÊN LỬA
Ở CHÂU ÂU VÀ PHẢN ỨNG CỦA NGA...........................................................27
2.1. Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu
của các chính quyền Mỹ ...........................................................................................27
2.1.1. Thời kỳ Chính quyền G. W. Bush .............................................................27
2.1.2. Thời kỳ Chính quyền B. Obama ...............................................................33
2.2. Phản ứng của Nga đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa
của Mỹ ở Châu Âu....................................................................................................45
2.2.1. Quan điểm của Nga về hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Châu Âu....45
2.2.2. Những biện pháp đáp trả của Nga đối với hệ thống phòng thủ
tên lửa của Mỹ .........................................................................................................46
2.2.3. Đối sách của Mỹ trước phản ứng của Nga về hệ thống phòng thủ
tên lửa ở Châu Âu .....................................................................................................52
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi2
CHƢƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG PHÒNG THỦ
TÊN LỬA CỦA MỸ Ở CHÂU ÂU .......................................................................55
3.1. Tác động tới môi trường an ninh chung ở Châu Âu..........................................55
3.2. Tác động tới quan hệ Mỹ - Nga .........................................................................56
3.3. Tác động tới quan hệ Nga - NATO ................................................................... 59
KẾT LUẬN..............................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................653
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1 ABM
Anti-Ballistic Missile
Treaty
Hiệp ước chống tên lửa
đạn đạo
4 NATO
The North Atlantic Treat
Organization
Tổ chức Hiệp ước
Bắc Đại Tây Dương
5 NMD National Missile Defense Phòng thủ tên lửa quốc gia
6 THAAD
Terminal High Altitude
Area Defense
Hệ thống phòng thủ khu
vực tầm cao giai đoạn cuối
7 START
Strategic Arms Reduction
Treaty
Hiệp ước cắt giảm vũ khí
chiến lược
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi4
MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ trải
qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Đồng thời, lúc này với sự sụp đổ của hệ thống
xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô đã làm cho tình hình thế
giới có sự thay đổi sâu sắc. Việc hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa sụp đổ
đã đưa Mỹ trở thành cường quốc số một thế giới với sự “trỗi dậy” trên nhiều
lĩnh vực, đánh dấu sự tan vỡ của trật tự hai cực Xô - Mỹ được hình thành từ
sau chiến tranh thế giới thứ hai. Một trật tự thế giới mới được xây dựng dựa
trên quan hệ hợp tác giữa các quốc gia với nhau. Trong bất kỳ mối quan hệ
quốc tế nào từ trước tới nay, những quốc gia lớn vẫn luôn có tiếng nói và tầm
ảnh hưởng trong tất cả các vấn đề, trong đó có Mỹ và Liên Bang Nga.
Mỹ và Liên Bang Nga được xem là những siêu cường trong “sân
chơi” quan hệ quốc tế hiện nay, cho nên mối quan hệ giữa hai cường quốc
này là vấn đề mà thế giới đang thực sự quan tâm. Mối quan hệ của hai quốc
gia ổn định thì tình hình thế giới sẽ hòa bình, tuy nhiên nếu hai quốc gia có
những mâu thuẫn, bất ổn trong quan hệ hợp tác thì thế giới đứng trước nguy
cơ của một cuộc chiến tranh mới. Hiện nay, các siêu cường có sự phát triển
vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, ngoại
giao và đặc biệt là trong vấn đề vũ khí hạt nhân. Đây cũng chính là nguyên
nhân dẫn đến thăng trầm trong quan hệ hợp tác của Nga - Mỹ từ sau Chiến
tranh Lạnh kết thúc.
Song song với vấn đề chạy đua vũ khí hạt nhân, Hoa Kỳ cũng xây dựng
thành công hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia. Phòng thủ tên lửa quốc gia
(National Missile Defense - NMD) của Hoa Kỳ là các hệ thống liên hợp chiến
lược của quân đội để bảo vệ đất nước, chống lại sự thâm nhập của các loại tên
lửa đạn đạo liên lục địa. Hoa Kỳ đã lên kế hoạch để thực hiện triển khai về5
một hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu. Đây là một kế hoạch xuất hiện
trong chiến lược an ninh quân sự của Mỹ. Sau sự kiện khủng bố ở Mỹ ngày
11/9/2001, Mỹ đã đơn phương rút khỏi Hiệp ước phòng thủ tên lửa đạn đạo
(ABM) ký năm 1972 với Liên Xô trước đây. Sau đó Mỹ triển khai “hệ thống
phòng thủ tên lửa” (NMD)trong đó có AMD ở Châu Âu, nhằm thiết lập một
hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu
đã gây căng thẳng cho mối quan hệ Nga- Mỹ.
Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu được Mỹ khởi xướng từ thời
tổng thống Ronald Reagan với mục tiêu chính là chống lại Liên Xô. Khi
“Chiến tranh Lạnh” kết thúc, kế hoạch bị gián đoạn và được nối lại dưới thời
cựu tổng thống George.W.Bush. Mỹ cho rằng việc triển khai hệ thống phòng
thủ tên lửa ở Ba Lan và Séc là nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa có
đầu đạn hạt nhân từ Iran và CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên kế hoạch này lại
vấp phải sự phản đối gay gắt từ phía Nga. Nga cho rằng kế hoạch của Mỹ và
NATO bố trí các thành phần của hệ thống “lá chắn tên lửa” ở các nước Đông
Âu, sát biên giới Nga là nhằm đe doạ trực tiếp nước này. Việc Mỹ quyết định
xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu đã khiến cho mối quan hệ
giữa Mỹ và Nga trở nên căng thẳng, tác động lớn đến tình hình an ninh chính
trị của hai quốc gia nói riêng và của thế giới nói chung.
Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu, chủ yếu của các học giả
nước ngoài về vấn đề vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên những công trình này chỉ đề
cập tới những vấn đề chung hay ở một số giai đoạn nhất định. Vấn đề hệ
thống lá chắn phòng thủ tên lửa ở Châu Âu chỉ là một vấn để nhỏ trong các
công trình nghiên cứu về vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên vẫn chưa có một công
trình nào đi sâu vào nghiên cứu một cách cụ thể nguyên nhân tại sao Mỹ và
NATO lại triển khai hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa ở Châu Âu và những
động thái phản ứng gay gắt đến từ phía Nga. Mặc dù sự kiện này đã đi qua
nhưng vấn đề hệ thống lá chắn phòng thủ ở Châu Âu để lại nhiều tác động đối
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi6
với tình hình an ninh chính trị quốc tế cũng như mối quan hệ giữa ba chủ thể
là Mỹ- Nga - NATO.
Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Quan hệ Mỹ-Nga trong
vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa phòng thủ ở Châu Âu” làm đề tài cho Luận
văn khoa học Thạc sĩ, chuyên ngành Quan hệ quốc tế.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với tư cách là hai cường quốc hàng đầu thế giới, có vai trò quan trọng
trong quan hệ quốc tế, những động thái trong quan hệ Mỹ-Nga trong vấn đề
vũ khí hạt nhân nói chung và vấn đề hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa ở
Châu Âu nói riêng không những tác động đến mỗi nước mà còn là chủ đề thu
hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đồng thời mối
quan hệ của hai nước trong vấn đề này cũng có sức ảnh hưởng lớn đến tình
hình an ninh khu vực và thế giới. Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu
vấn đề này được xuất bản, cụ thể như sau:
2.1 Ở nước ngoài
Quan hệ Mỹ-Nga luôn là đối tượng thu hút quan tâm nghiên cứu của
nhiều học giả trên thế giới. Những thông tin về cuộc chạy đua vũ trang hạt
nhân giữa hai siêu cường quốc Mỹ-Nga và quá trình cắt giảm kho vũ khí hạt
nhân của hai nước trong suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh được khái quát thông
qua cuốn sách “America, Russia, and the Cold War, 1945-2000” (tạm dịch
“Mỹ, Nga và Chiến tranh Lạnh, giai đoạn 1945-2000”). Tác giả của cuốn
sách là Walter Lafeber. Sách được The McGraw-Hill Companies, Inc., tái bản
lần thứ 8 năm 1997. Vì đây là một cuốn sách lịch sử quan hệ Mỹ-Nga nên vấn
đề vũ khí hạt nhân được trình bày rải rác, xen kẽ với nhiều sự kiện khác nhau
trong quan hệ song phương giữa hai nước theo dòng thời gian. Mặc dù vậy,
cuốn sách đã cung cấp nhiều thông tin về vấn đề vũ khí hạt nhân. Đây là một
vấn đề nổi bật trong quan hệ song phương giữa hai cường quốc Mỹ-Nga trong
suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh.7
Một cuốn sách khác về mối quan hệ Mỹ-Xô trong vấn đề vũ khí hạt
nhân nữa là đó “American Foreign Policy: Past; Prent; Future” (tạm dịch
„Chính sách đối ngoại của Mỹ: quá khứ, hiện tại; tương lai”) do Glenn
P.Hastedt chủ biên và được nhà xuất bản Prentice Hall tái bản lần thứ 5 năm
2003. Toàn bộ chương 16 và chương 17 của cuốn sách đã trình bày một cách
tổng quát quá trình phát triển của vũ khí hạt nhân và các cuộc đàm phán giữa
Hoa Kỳ và Liên Xô về vũ khí hạt nhân từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai
nên công trình này chưa phản ánh được đầy đủ những quan điểm của hai
cường quốc hạt nhân về vấn đề vũ khí hạt nhân cũng như tác động của nó đối
với tình hình an ninh chính trị thế giới trong suốt giai đoạn đó. Tuy có những
hạn chế nhất định, song các công trình nghiên cứu của học giả nước ngoài là
nguồn tư liệu tốt cho việc thu thập thông tin và tìm hiểu các quan điểm khác
nhau về vấn đề vũ khí hạt nhân nói chung và vấn đề Hoa Kỳ triển khai hệ
thống tên lửa phòng thủ ở Châu Âu nói riêng.
Ngoài ra, quan hệ Mỹ-Nga còn bị tác động và ảnh hưởng rất lớn từ
chiến lược an ninh cũng như chính sách đối ngoại của Mỹ. Về chính sách đối
ngoại của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh cũng có những cuốn sách tiêu biểu như
“Does America Need a Foreign Policy? Toward a Diplomacy for the 21
century” của của tác giả Henry Kissingger được xuất bản bởi Nhà xuất bản
Simon & Schuster phát hành năm 2002.
2.2 Ở trong nước
Tác giả Hà Mỹ Hương có cuốn sách “Quan hệ Mỹ-Nga sau chiến tranh
lạnh” xuất bản năm 2003, phân tích bao quát mối quan hệ Nga-Mỹ qua chính
sách đối ngoại của từng nước trong cục diện quan hệ quốc tế đã thay đổi
nhanh chóng, phức tạp, từ đó đánh giá bản chất và triển vọng mối quan hệ này
cũng như tác động của nó đối với quan hệ quốc tế trong tương lai. Cuốn sách
“Về chiến lược an ninh của Mỹ hiện nay”, xuất bản năm 2004 của tác giả Lê
Linh Lan, đã nêu lên một số khái niệm và chiến lược an ninh của Mỹ và sự
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi8
điều chỉnh chiến lược an ninh của Mỹ, trong một số giai đoạn cũng như chiến
lược an ninh khu vực của Mỹ.
Về quan hệ Mỹ-Nga còn có một số bài viết tiêu biểu của các tác giả
như bài viết “Quan hệ Mỹ - Nga đến 2020” trong cuốn “Cục diện thế giới đến
2020” của Đỗ Văn Minh, trong đó tác giả cung cấp cái nhìn tổng quan về thực
trạng quan hệ Mỹ-Nga hiện nay và tương lai phát triển của mối quan hệ này.
Ngoài ra còn có bài viết “Chuyển biến trong quan hệ Mỹ - Nga dưới chính
quyền Obama: Nguyên nhân và triển vọng” của tác giả Lê Linh Lan.
Về vấn đề vũ khí hạt nhân, tiêu biểu phải kể đến cuốn sách “Hoa Kỳ
với vấn đề vũ khí hạt nhân trong hơn nửa thế kỷ quả (1945-2010)” của tác giả
Nguyễn Thị Thanh Thủy, nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2012.
Cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản về vấn đề vũ khí hạt nhân nói
riêng và vũ khí huỷ diệt hàng loạt nói chung. Từ đó, tác giả tập trung luận giải
cho các vấn đề: (i) Động cơ và vai trò của Hoa Kì trong quá trình kiểm soát
và cắt giảm vũ khí hạt nhân; (ii) Ý nghĩa của những hiệp ước về kiểm soát và
cắt giảm vũ khí hạt nhân mà Hoa Kì đã kí kết đối với hoà bình và an ninh thế
giới. Đồng thời, cuốn sách còn đề cập đến phong trào đấu tranh chống chạy
đua vũ trang, chống vũ khí hạt nhân trên thế giới; quan điểm và chính sách
của Việt Nam đối với vấn đề vũ trang hạt nhân và kĩ thuật hạt nhân.
Nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Mỹ tác động tới quan hệ Mỹ-
Nga, ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu chi tiết như “Các vấn đề
nghiên cứu về Hoa Kỳ” (2011), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội của tác giả
Nguyễn Thái Yên Hương và Tạ Minh Tuấn (đồng chủ biên).
Cùng với các công trình nghiên cứu trên, còn có rất nhiều các bài viết
được đăng trên các tạp chí chuyên ngành: Nghiên cứu Châu Âu, Châu Mỹ
ngày nay, Nghiên cứu quốc tế và các thông tin cập nhật thường xuyên của
Thông tấn xã Việt Nam.9
Các công trình nghiên cứu, các bài báo… ở trong nước cũng như ở
nước ngoài là những nguồn tư liệu quý cho tui tham khảo để hoàn thành Luận
văn của mình.
Mặc dù có rất nhiều đề tài nghiên cứu xoay quanh vấn đề vũ khí hạt
nhân xong lại không có một đề tài cụ thể nào đi sâu vào tìm hiểu mối quan hệ
giữa Mỹ- Nga trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu cũng như
đánh giá tác động của nó đối với tình hình an ninh chính trị của khu vực và
thế giới. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài “Quan hệ Mỹ- Nga” trong vấn đề
hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu” làm đề tài luận văn thạc sĩ để đi sâu
vào khai thác, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài này. Từ đó tác giả
có thể đưa ra được những nhận xét của cá nhân trong vấn đề mang tính quốc
tế này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong suốt 40 năm của cuộc Chiến tranh Lạnh cho đến nay, các vấn đề
liên quan đến vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang đã chi phối lớn đến các mối
quan hệ quốc tế đặc biệt là mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ và Nga.
Cũng chính vì vậy mà đối tượng nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung
vào tìm hiểu những động cơ cũng như những hành động cụ thể của Hoa Kỳ
trong việc thiết lập và triển khai hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu
Âu. Từ đó tìm hiểu những phản ứng cũng như hành động đáp trả từ phía Nga
trước vấn đề này ra sao? Vấn đề này có tác động đến mối quan hệ giữa hai
quốc gia Mỹ và Nga nói riêng cũng như tác động đến môi trường an ninh
chính trị của khu vực và thế giới nói chung như thế nào.
Về thời gian, luận văn chủ yếu tập trung và quan hệ Mỹ-Nga trong vấn
đề triển khai hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa ở châu Âu giai đoạn những
năm đầu thế kỷ XXI, lấy mốc từ năm 2001 đến năm 2016, tập trung vào hai
thời kỳ là Tổng thống G.W.Bush và Tổng thống Obama.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi10
Về không gian, luận văn tìm hiểu quan hệ Mỹ-Nga trong vấn đề hệ
thống lá chắn tên lửa ở Châu Âu và những tác động của nó đến quan hệ Mỹ-
Nga cũng như đối với tình hình an ninh thế giới và khu vực cũng như mối
quan hệ giữa các bên liên quan.
4. Mục đích nghiên cứu đề tài
4.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của luận văn là đi sâu vào tìm hiểu quan hệ Mỹ- Nga
trong vấn đề triển khai hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa ở Châu Âu giai
đoạn những năm đầu thế kỉ 21. Luận văn lấy mốc thời gian là giai đoạn 2001-
2016 và tập trung vào thời kì tổng thống G.W.Bush và tổng thổng B.Obama.
4.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của luận văn là đi sâu vào tìm hiểu những vấn đề liên
quan đến hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu. Để tìm hiểu được vấn
đề này tác giả sẽ tìm hiểu việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở
Châu Âu cũng như những hành động đáp trả của Nga vào vấn đề này.
Sau đó tác giá sẽ đánh giá những tác động của hệ thống phòng thủ tên
lửa của Mỹ ở Châu Âu đối với tình hình an ninh và chính trị quốc tế.
5. . Phƣơng pháp và nguồn tài liệu nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác- Lê-, trong quá trình thực
hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành là phương
pháp lịch sử và phương pháp logic. để phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện
là dòng mạch chính của luận văn.
Phương pháp lịch sử giúp tác giả tái hiện lại quá trình Mỹ triển khai hệ
thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu qua 2 đời tổng thống trong giai đoạn (2001-
2016) và những đáp trả đến từ phía Nga trong vấn đề này. Việc tìm hiểu này sẽ
giúp tác giả đánh giá được tác động của vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa với
tình hình an ninh chính của khu vực và thế giới.11
Phương pháp logic giúp tác giả lí giải được những vấn đề phức tạp trong
mối quan hệ Mỹ- Nga về vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu. Việc
làm này giúp tác giả rút ra được những nét bản chất, những đặc điểm có tính
quy luật trong quan hệ giữa Mỹ và Nga.
Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên
ngành như: phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và so
sánh… để hoàn thành Luận văn của mình.
5.2 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu bằng tiếng Anh bao gồm các cuốn sách, các công trình
nghiên cứu của các học giả nước ngoài, các bài viết trên các tạp chí, các trang
web,… Nguồn tư liệu bằng tiếng Việt, bao gồm các cuốn sách, các công trình
nghiên cứu, các sách chuyên khảo và các bài viết trên các tài chí (Tạp chí
Nghiên cứu Châu Âu, Châu Mỹ ngày nay, Nghiên cứu quốc tế, các chuyên
san của Thông tấn xã Việt Nam…) cũng như các bài viết của các tác giả trên
các trang web khác nhau.
Đặc biệt, Luận văn sử dụng các tài liệu gốc, đó là các bản Hiệp ước,
các tuyên bố chung giữa Mỹ và Nga. Cũng như các chiến lược an ninh của
Mỹ và Nga các giai đoạn, trong đó tập trung vào chiến lược an ninh qua hai
thời Tổng thống G.W.Bush và Tổng thống B.Obama. Các tài liệu này được
lấy từ website của Bộ Ngoại giao Mỹ và Nga.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Phần mở đầu và kết luận, luận văn còn có 3 chương chính:
Chƣơng 1: Những vấn đề liên quan đến hệ thống tên lửa phòng thủ
ở Châu Âu
Chương 1 của luận văn sẽ khái quát những vấn đề liên quan đến hệ
thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu. Nội dung triển khai sẽ đi vào việc tìm
hiểu những đặc điểm cũng như vai trò của hệ thống phòng thủ tên lửa trong
việc đảm bảo an ninh quốc gia. Tiếp đó, Chương 1 cũng sẽ làm rõ những mối
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi12
quan hệ giữa Mỹ-Nga trong vấn đề hệ thống tên lửa phòng thủ trước khi có hệ
thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu. Chương 1 cũng đi sâu vào việc tìm hiểu
và đánh giá quan điểm của Mỹ và NATO trong việc triển khai hệ thống phòng
thủ tên lửa ở Châu Âu.
Chƣơng 2: Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu
và phản ứng của Nga
Chương 2 đi sâu vào tìm hiểu việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa
ở Châu Âu và những phản ứng của Nga. Để làm rõ được vấn đề này, tác giả
sẽ tìm hiểu việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu của các
chính quyền Mỹ. Sau đó sẽ đi sâu vào tìm hiểu những phản ứng cũng như
hành động đáp trả cụ thể của Nga trước vấn đề này.
Chƣơng 3: Đánh giá tác động của hệ thống phòng thủ tên lửa của
Mỹ ở Châu Âu
Chương 3 của luận văn đánh giá những tác động của hệ thống tên lửa
phòng thủ của Mỹ ở Châu Âu đối với môi trường an ninh chung của Châu Âu,
mối quan hệ giữa Mỹ-Nga, mối quan hệ Nga-NATO. Từ đó đưa ra những
nhận xét chung về những tác động này.13
Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỆ THỐNG
PHÒNG THỦ TÊN LỬA Ở CHÂU ÂU
1.1. Khái quát về hệ thống phòng thủ tên lửa
1.1.1. Đặc điểm của một hệ thống phòng thủ tên lửa
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vấn đề về ổn định chính trị và quân sự
luôn được các quốc gia đặc biệt chú trọng. Sự phát triển mạnh mẽ của vũ khí
hạt nhân đã tạo điều kiện để thúc đẩy những cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.
Các quốc gia muốn nắm thế độc tôn về vũ khí hạt nhân để thể hiện sức mạnh
của một siêu cường trên thế giới. Đồng thời, một hệ thống phòng thủ tên lửa
quốc gia được hiểu là các hệ thống liên hợp chiến lược của quân đội để bảo vệ
đất nước, chống lại sự thâm nhập của các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Các tên lửa có thể bị chặn bằng các tên lửa khác hay cũng có thể bằng kỹ
thuật laze. Chúng có thể bị chặn ở gần bệ phóng, trong giai đoạn bay ngoài
tầm khí quyển hay ở giai đoạn cuối đi vào Trái Đất.
Các hệ thống phòng thủ tên lửa đều có những đặc điểm cơ bản như sau:
Thứ nhất, các hệ thống phòng thủ tên lửa có sức công phá và hủy diệt lớn.
Có thể thấy rằng mỗi quốc gia hay tổ chức đều đặt vấn đề an ninh lên
trên hết. Vì vậy để bảo vệ chính quốc gia, tổ chức của mình họ phải trang bị
những hệ thống phòng thủ tên lửa trong việc phát hiện, theo dõi mục tiêu và
đưa ra những phương án cũng như đánh chặn kịp thời. Để làm được những
điều này một cách chính xác và kịp thời, mỗi hệ thống tên lửa cần được
trang bị những thiết bị radar tân tiến để phát hiện mục tiêu một cách nhanh
chóng. Các hệ thống phòng thủ tên lửa chủ yếu được trang bị các radar cảnh
báo và các radar siêu cao tần, bao gồm việc nâng cấp hệ thống máy tính, hiển
thị đồ họa, thông tin liên lạc và các thiết bị thu phát sóng radar để phù hợp với
việc phát hiện tên lửa. Hệ thống phòng thủ tên lửa có nhiệm vụ phát hiện sớm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi14
các tên lửa đạn đạo đồng thời giám sát hoạt động của chúng cho đến khi các
hệ thống khác phân tích và đánh giá chi tiết hơn.
Thứ hai, Các hệ thống phòng thủ tên lửa hoạt động rất phức tạp.
Từ khi phát hiện cho đến khi tiêu diệt được mục tiêu, một hệ thống
phòng thủ tên lửa sẽ trải qua một quá trình rất dài. Ngay từ khi phát hiện tên
lửa đối phương, các thông tin sẽ được gửi về hệ thống radar để phân tích và
đưa ra quyết định, đây được xem như là bộ não của 1 hệ thống phòng thủ tên
lửa. Hệ thống sẽ phân tích mục tiêu về quỹ đạo và phạm vi ảnh hưởng có thể
xảy ra được chuyển đến trung tâm dự báo trên những vệ tinh và hệ thống
radar trên mặt đất. Chỉ sau 20-35 phút từ khi có thông tin về tên lửa đối
phương, hệ thống tên lửa đánh chặn đã được chuẩn bị sẵn sàng.
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động của một hệ thống phòng thủ tên
lửa rất phức tạp. Chỉ chưa đầy trong vòng 30 phút kể từ lúc phát hiện mục tiêu
cho đến khi phóng tên lửa phải có rất nhiều thao tác chính xác và nhanh
chóng để đảm bảo vai trò bảo vệ an ninh quốc gia.
1.1.2. Vai trò của hệ thống phòng thủ tên lửa trong việc đảm bảo an ninh
quốc gia
Ngày nay cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật là
những cuộc chạy đua vũ trang của các nước trên thế giới, bất kể quốc gia nào
cũng muốn thể hiện sức mạnh về quân sự của mình. Thực tế đó đã dẫn đến
những cuộc chạy đua vũ trang trên thế giới, điển hình là sự hiện diện của những
“siêu cường” trên thế giới là Mỹ và Nga đã khiến cuộc chạy đua ngày càng gay
gắt hơn. Năm 2005, Nga đã phóng thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hệ
"Bạch dương" với tốc độ siêu âm, cùng khả năng chuyển hướng đột ngột mà
không ảnh hưởng đến độ chính xác đến mục tiêu. Chính điều này đã làm người
Mỹ lo ngại, để rồi sau đó Quốc hội Mỹ đã thông qua việc xây dựng một hệ
thống phòng thủ tên lửa hoàn toàn mới với mức đầu tư hơn 30 tỷ USD [49].15
Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia là một hệ thống ngăn chặn sự xâm
nhập của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, bằng cách phát hiện các tên lửa tấn
công và tiêu diệt chúng. Đồng thời, hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ giúp các
quốc gia chống lại những cuộc tấn công bằng tên lửa có sức hủy diệt lớn, máy
bay tàng hình và máy bay không người lái.
Như vậy, từ khái niệm nêu trên có thể thấy rõ vai trò vô cùng quan
trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa trong việc đảm bảo an ninh quốc gia.
Bởi đối với mỗi quốc gia sự đảm bảo về an ninh quốc gia là cơ sở để đảm bảo
và phát triển một cách toàn diện các lĩnh vực khác như: kinh tế, chính trị,
ngoại giao…Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa
nên những quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến như Mỹ, Nga,
Anh, Pháp đều cố gắng xây dựng cho mình một hệ thống riêng với những
chức năng tối tân nhất. Các quốc gia này cũng không ngại ngần trong việc chi
một số tiền “khổng lồ” cho hoạt động đầu tư xây dựng hệ thống phòng thủ tên
lửa hiện đại. Đối với những quốc gia chưa tự mình chế tạo được hệ thống
phòng thủ tên,họ sẽ đầu tư bằng cách mua những hệ thống hiện đại từ các
quốc gia khác như Mỹ, Nga, hay phối hợp với các nước này để lắp đặt hệ
thống phòng thủ tên lửa.
Hiện nay trên thế giới tồn tại một số hệ thống phòng thủ tên lửa tân
tiến. Phần dưới đây trình bày các hệ thống của hai siêu cường Mỹ và Nga.
Đối với Mỹ có các hệ thống phòng thủ tên lửa tiêu biểu như sau:
Thứ nhất, hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD của Mỹ được
thiết kế để bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung. Mặc dù THAAD
không mang theo đầu đạn chứa thuốc nổ như những tên lửa thông thường
nhưng nó dựa vào động năng từ vụ va chạm tốc độ cao để tiêu diệt mục tiêu.
Sau một thời gian dài thử nghiệm, năm 2008, THAAD chính thức đi vào phục
vụ trong quân đội Mỹ. Đây là hệ thống tên lửa được Tập đoàn quốc phòng
Lockheed Martin nghiên cứu và chế tạo.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi16
Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD sẽ được hoạt động theo quy trình
như sau: Sau khi radar phát hiện ra mục tiêu, những người giám sát hệ thống sẽ
xác định mức độ nguy hiểm của nó. Tiếp theo, thông tin được chuyển tiếp đến
hệ thống kiểm soát bắn. Một radar khác sẽ điều khiển hỏa lực dẫn đường cho
tên lửa đánh chặn mục tiêu. Toàn bộ quá trình trên diễn ra trong khoảng 5 phút.
THAAD được đánh giá là một trong những hệ thống đánh chặn tên lửa
đạn đạo chiến thuật, tên lửa đạn đạo tầm trung tối tân nhất thế giới hiện nay.
Chúng thiết lập nên "màn chắn" cho Mỹ và các đồng minh khỏi mối đe dọa từ
tên lửa đạn đạo của đối phương.
Thứ hai, Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo Patriot với tên đầy đủ
là Patriot Advanced Capability (PAC), được Mỹ phát triển để thay thế hệ
thống Nike Hercules (là hệ thống phòng không tầm trung và tầm cao của Lầu
Năm Góc) và thay thế hệ thống MIM -23 Hawk (hệ thống phòng không chiến
thuật tầm trung của quân đội Mỹ).
Hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo Patriot có phạm vi tác chiến từ
30-160 km tùy biến thể. Biến thể nâng cấp Patriot PAC sử dụng công nghệ
“hit-to-kill”(truy đuổi-tiêu diệt) rất tiên tiến cho phép khối lượng tên lửa nhẹ
hơn, đầu đạn có thể trang bị nhiều hơn các thiết bị điện tử cho nhiệm vụ truy
tìm và tiêu diệt mục tiêu. Hệ thống này được đánh giá là có chức năng vượt
trội so với S-300 của Nga vốn vẫn dùng đầu đạn nổ phá. Hiện tại, công nghệ
tân tiến này mới chỉ có Mỹ phát triển thành công.
Với những ưu điểm nổi trội về công nghệ tân tiến, Hệ thống tên lửa
chống tên lửa đạn đạo Patriot đã được rất nhiều quốc gia “săn đón” như: Ai
Cập, Đức, Israel, Nhật Bản, Các tiểu Vương quốc Arập thống nhất…
Thứ ba, Hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo Aegis (ACS) là hệ thống vũ
khí hải quân được triển khai di động trên biển, do Cơ quan radar mặt đất và tên
lửa của Mỹ phát triển, hiện do Tập đoàn Lockheed Martin sản xuất. Aegis được
thiết kế để tiêu diệt các tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa bằng tên lửa đánh
chặn SM-3, và đánh chặn tên lửa tầm ngắn bằng tên lửa đánh chặn SM-2.17
Hiện nay, hơn 100 tàu chiến có trang bị hệ thống đánh chặn Aegis đã
được triển khai cho hải quân của các quốc gia đồng minh là Hàn Quốc, Nhật
Bản, Na Uy, Tây Ban Nha. Hải quân Australia cũng đã lựa chọn hệ thống này
trang bị cho các tàu mới của mình.
Đối với Nga có những hệ thống phòng thủ tên lửa tiêu biểu như:
Thứ nhất, hệ thống tên lửa phòng không S-300, là các hệ thống phòng
thủ tên lửa tầm xa do Tập đoàn Công nghiệp Vũ khí Almaz của Nga sản xuất,
dựa trên phiên bản S-300P đầu tiên. Hệ thống S-300 được phát triển cho Lực
lượng phòng không Liên Xô để đánh chặn máy bay và tên lửa hành trình của
đối phương. Mỗi phiên bản S-300 mới lại có chức năng ưu việt riêng biệt.
Thứ hai, hệ thống phòng thủ tên lửa S-400, đây là hệ thống phòng thủ
tên lửa hình thành để thay thế cho những hệ thống S-300. Đây là loại hệ thống
phòng thủ đã trở thành vũ khí chủ lực canh giữ bầu trời của Nga với chức năng
độc nhất vô nhị trên thế giới, có thể tương thích với 4 loại tên lửa khác nhau.
Đây là hệ thống phòng thủ hàng không được nhiều chuyên gia đánh giá là tốt
hiện nay, các chuyên gia của cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ đều cho rằng tổ hợp
phòng thủ tên lửa S-400 của Nga hiện nay vẫn là hệ thống tốt nhất thế giới,
Patriot của Mỹ không thể so sánh. Để hiểu rõ hơn quy trình cũng như hoạt
động sức công phá của Hệ thống S-400 qua hình ảnh dưới đây:
Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 đã được rất nhiều quốc gia trên thế
giới lựa chọn và đặt mua như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ…Điều này
có nghĩa, hệ thống S-400 đem lại được nhiều ưu điểm hơn so với những hệ
thống phòng thủ khác trên thế giới. Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 được ví
như "con át chủ bài" của hệ thống phòng thủ Nga ít nhất trong vài thập kỷ tới.
Thứ ba, Hệ thống phòng thủ tên lửa S-500, đây là bản nâng cấp chất
lượng cao của hệ thống S-400. Theo dự kiến, hệ thống phòng thủ trên không
S-500 sẽ bao gồm có 3 lớp tên lửa tầm trung, tầm xa và tầm siêu xa. Theo đại
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi18
diện Tập đoàn Almaz-Antey - đơn vị sản xuất tên lửa của Nga, về cơ bản, S-
500 là hệ thống thế hệ mới [3]. Hệ thống này được trang bị bộ định vị được
xây dựng trên nền tảng radar quét mảng pha điện tử chủ động, cho phép thu
được các dữ liệu quan trọng về công suất bức xạ, với tốc độ phản hồi của ăng
ten cao hơn đáng kể. Với những đặc tính ưu việt như vậy, hệ thống S-500
được đánh giá là sẽ vượt trội hơn so với hệ thống S-400 hiện đang phục vụ
trong lực lượng phòng không Nga.
Như vậy, có thể thấy tầm quan trọng của hệ thống phòng thủ tên lửa đối
với mỗi quốc gia trong vấn đề an ninh quốc gia. Nếu một quốc gia không có
hệ thống phòng thủ tên lửa hiệu quả sẽ tăng nguy cơ bị tấn công bằng tên lửa
có sức hủy diệt lớn, máy bay tàng hình và máy bay không người lái. Do đó,
nhiều quốc gia giàu có rất chú trọng vào vấn đề nay, họ sẵn sàng chi hàng
triệu USD để được sở hữu một hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân nhất.
1.1.3. Vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa trong quan hệ giữa Mỹ và Nga
trước khi có hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu
Trước khi Mỹ bắt tay triển khai kế hoạch phòng thủ tên lửa ở Châu Âu
châm ngòi cuộc chiến ngầm giữa Mỹ và Nga trong chạy đua vũ trang, vấn đề
này cũng trải qua nhiều giai đoạn.
Giai đoạn 1 vào cuối những năm 1950 và 1960, đặc biệt từ sau khi Liên
Xô phóng thành công vệ tinh Sputnik năm 1957 và Mỹ mất thế bất khả xâm
phạm chiến lược. Cùng với việc tăng cường chạy đua hạt nhân, Mỹ cũng bắt
đầu thúc đẩy việc nghiên cứu phòng thủ tên lửa. Thời chính quyền Johnson và
Nixon, Mỹ đã nghiên cứu những kỹ thuật phòng thủ tên lửa như Sentinel và
Safeguard. Đến cuối những năm 1960 và đầu 1970, Nixon đã có điều chỉnh
chính sách lớn do nhận thấy thế và lực của mình suy yếu tương đối, cấu kết
với Trung Quốc để rút khỏi chiến tranh Việt Nam và đẩy mạnh hoà hoãn với
Liên Xô. Năm 1972, Mỹ và Liên Xô ký kết Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo19
(ABM). Mục đích chính của Hiệp ước là để hạn chế những bên tham gia thiết
lập hệ thống phòng thủ trên phạm vi quốc gia chống các tên lửa đạn đạo. Hai
siêu cường hạt nhân đã cam kết giữ khả năng phòng thủ tên lửa của mình ở
mức tối thiểu [50].
Các nước ký Hiệp ước ABM có quyền tổ chức hai hệ thống phòng
chống tên lửa, một để bảo vệ thủ đô của nước đó và một tại khu vực phóng
tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Hai khu vực đó phải cách nhau ít nhất 1.300
km. Hiệp ước cũng hạn chế việc thành lập những hệ thống phòng thủ có quy
mô lớn trên toàn quốc gia.
Những hệ thống được triển khai phải đáp ứng những yêu cầu nghiêm
ngặt về số lượng và chủng loại vũ khí. Tại mỗi khu vực, chỉ được phép có
dưới 100 tên lửa đánh chặn và 100 bệ phóng. Thành viên tham gia hiệp ước
không được thử và triển khai những hệ thống ABM trên biển, trên không,
trong không gian hay di động trên đất liền bằng bất kỳ một công nghệ và kỹ
thuật nào.
Hiệp ước ABM sau đó đã có một số thay đổi. Tại Hội nghị Reykjavik
(11/10/1986), Tổng thống Ronald Reagan và Tổng bí thư Mikhail Gorbachev
đã đồng ý cắt giảm 50% số các lực lượng phòng vệ theo một kế hoạch 5 năm.
Cả hai bên cam kết sẽ từng bước xóa bỏ hoàn toàn số tên lửa đạn đạo phòng
thủ của mình [27]. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, các nước Belarus,
Kazakhstan, Nga và Ukraine đã tham gia hiệp ước ABM.
Giai đoạn 2 vào những năm 1980 với Sáng kiến phòng thủ chiến lược
(SDI) hay còn gọi là “chiến tranh giữa các vì sao” năm 1983 của Reagan.
Theo đó, SDI là kế hoạch xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa vũ trụ để
phát hiện, đánh chặn và tiêu diệt hàng nghìn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân
của Liên Xô. SDI cũng nằm trong kế hoạch của Reagan nhằm kích thích nhu
cầu trong nước bằng việc tăng chi chí quân sự. Reagan tăng 40% chi phí quốc
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi20
phòng từ năm 1980 đến 1984 (1100 tỷ lên tới 1500 tỷ). Mặc dù chính quyền
Reagan đã tiêu phí hàng chục tỷ USD vào SDI, cho đến cuối nhiệm kỳ 2 của
Reagan, bằng chứng cho thấy kế hoạch này không khả thi về mặt kỹ thuật.
Hoà hoãn Mỹ-Xô từ giữa những năm 1980 làm cho kế hoạch SDI không còn
chiếm ưu tiên trong chính sách của Mỹ.
Giai đoạn thứ ba có thể tính từ cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991
đến trước năm 2000. Việc Iraq dùng tên lửa Scud B tấn công lực lượng của
Mỹ và đồng minh ở Saudia Arabia và Israel làm cho nước Mỹ thay đổi cơ bản
nhận thức về mối đe doạ. Giới quân sự Mỹ cho rằng Mỹ cần phát triển hệ
thống phòng thủ tên lửa để đối phó với những mối đe doạ tên lửa khu vực chứ
không phải mối đe doạ hạt nhân ở quy mô lớn của Liên Xô. Thực tế chỉ có
9% tên lửa đánh chặn Patriot thành công trong việc đánh chặn Scud của Iraq
(lúc đầu Tổng thống G.W.Bush tuyên bố 90%) đã tạo ra một sự nhất trí về
việc tăng cường nghiên cứu và triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chiến
trường. Hai Viện Quốc hội Mỹ đã thông qua Luật Phòng thủ tên lửa 1991 với
đa số áp đảo.
Như vậy có thể thấy, trước khi có kế hoạch triển khai hệ thống phòng
thủ tên lửa ở Châu Âu, Mỹ luôn tìm kiếm ưu thế chiến lược đối với Liên Xô
và các cường quốc hạt nhân khác, khống chế đồng minh để thực hiện mưu đồ
bá chủ thế giới. Tuy nhiên, tuỳ tình hình tương quan lực lượng mà Mỹ có điều
chỉnh chiến lược linh hoạt nhằm củng cố và duy trì sức mạnh và vị trí của
mình. Khi nước Mỹ suy yếu tương đối như vào những năm 1970, Mỹ có nhu
cầu và tìm kiếm hoà hoãn với Liên Xô để tránh đi đến phá sản. Vì vậy, thời
điểm này, mặc dù vẫn còn ấp ủ việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa, Mỹ
đã phải ký hiệp ước ABM với Liên Xô. Khi tương quan lực lượng, môi
trường chiến lược và nhận thức đe doạ thay đổi, Mỹ làm sống lại kế hoạch
này ở hình thức này hay hình thức khác.21
Do đó, ngay khi lên nắm quyền năm 2001 Tổng thống G.W.Bush đã
tuyên bố triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu mặc dù nhận rất
nhiều sự phản đối gay gắt của Nga cũng như nhiều nước đồng minh. Thời
điểm đó, Bộ Ngoại giao Nga thể hiện sự lo ngại về việc Mỹ và NATO đẩy
nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu. Điều này ít nhiều ảnh
hưởng tới hệ thống chính trị quân sự của Nga. Nga cho biết dù tính chất đe
dọa từ tên lửa mà Mỹ và NATO phải đối mặt có thay đổi thế nào, họ đang đẩy
nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu “theo kế hoạch”, cụ thể
là quyết định lần lượt triển khai thiết bị phòng thủ tên lửa ở Romania, Thổ
Nhĩ Kỳ và Ba Lan.
Bộ ngoại giao Mỹ vẫn tiếp tục “trấn an” và mong muốn hợp tác với
Nga trong vấn đề lá chắn tên lửa của Mỹ ở châu Âu để bảo đảm lá chắn
phòng thủ này sẽ không làm tổn hại tới hệ thống phòng thủ của Nga. Việc
Nga đồng ý hợp tác với Mỹ và NATO trong vấn đề hệ thống phòng thủ tên
lửa ở Châu Âu sẽ đảm bảo chắc chắn hệ thống phòng thủ tên lửa Châu Âu
không ảnh hưởng đến hệ thống phòng thủ chiến lược của Nga. Điều này có
thể thấy rõ, nếu Nga đồng ý tham gia trong hệ thống phòng thủ tên lửa Châu
Âu sẽ giúp Nga ổn định trong hệ thống chiến lược của quốc gia mình. Đồng
thời, nếu Nga đồng ý hợp tác với Mỹ và NATO trong vấn đề phòng thủ tên
lửa Châu Âu sẽ tạo ra thông điệp gửi tới toàn bộ các quốc gia trên thế giới
trong việc họ đang hỗ lực để hợp tác nhau về vấn hệ thống phòng thủ tên lửa
chung ở Châu Âu.
1.2. Quan điểm của Mỹ và NATO trong việc triển khai hệ thống phòng
thủ tên lửa ở Châu Âu
1.2.1. Quan điểm của Mỹ
Giai đoạn 2001- 2016 đã trải qua thời kỳ của hai vị Tổng thống. Tổng
thống George Walker Bush với nhiệm kỳ 2001 - 2008 và Tổng thống Barack
Obama với nhiệm kỳ 2009-2016. Ở mỗi nhiệm kỳ của mình mỗi Tổng thống
KẾT LUẬN
Mối quan hệ Mỹ- Nga sau khi Mỹ quyết định lắp đặt hệ thống phòng
thủ tên lửa ở Châu Âu đã trở nên hết sức căng thẳng và đã có những giai đoạn
không thể tìm được tiếng nói chung. Trong phần chương 1 của luận văn tác
giả đã đi sâu vào tìm hiểu bản chất của một hệ thống phòng thủ tên lửa. Vấn
đề triền khai Hệ thống phòng thủ tên lửa là xu hướng của thế giới ngày nay
bởi nó là một trong những công cụ để các quốc gia tự bảo vệ sự toàn vẹn lãnh
thổ, tránh sự xâm lược của các thế lực từ bên ngoài. Việc Mỹ triển khai một
hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu đã nhận được phản ứng gay gắt đến từ
phía Nga.
Về những hành động cụ thể của Mỹ trong vấn đề hệ thống tên lửa
phòng thủ ở Châu Âu cũng như những đáp trả của Nga đã được tác giả làm rõ
trong chương 2 của luận văn. Mỹ và Nga đều có những quan điểm và động
thái đối với vấn đề này. Việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu
của Mỹ trải qua hai thời kỳ tổng thống G.W.Bush và B.Obama vì vậy có
những định hướng khác nhau để phù hợp với chiến lược an ninh của từng thời
kỳ. Vấn đề hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Châu Âu không chỉ đơn
thuần chỉ để bảo vệ anh ninh của quốc gia này mà còn là thứ vũ khí để Mỹ
khẳng định vị tế của mình trong khu vực cũng như trên thế thới.
Về phía Nga, khi sự cân bằng trong quan hệ quốc tế bị đe doạ, Nga
nhận ra được những động thái từ phía Mỹ không chỉ đơn thuần như những gì
quốc gia này đưa ra. Vì vậy Nga bày tỏ quan điểm rất rõ ràng và quyết liệt về
việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu của Mỹ cũng như có
những hành động đáp trả cứng rắn trong cuộc chạy đua này đối với Mỹ.
Hệ quả cuả cuộc chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Nga đã gây tác động rất lớn
đến tình hình an ninh chung của khu vực và thế giới.Vấn đề này đã được tác
giả nêu rõ trong chương 3 của luận văn. Hệ thông phòng thủ tên lửa ở Châu63
Âu của Mỹ đã có nhiều tác động đến môi trường an ninh chung của Châu Âu
và ảnh hưởng trực tiếp tới mối quan hệ của Mỹ- Nga và quan hệ Nga- Nato.
Mặc dù những bất đồng này đã được giải quyết bằng những biện pháp tránh
gây ra xung đột vũ trang xong vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa
vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.
Mối quan hệ Mỹ và Nga đã có những giai đoạn căng thẳng đến tột cùng
bởi không tìm được tiếng nói chung giữa các quốc gia trong nhiều vấn đề,
trong đó việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Châu Âu cũng là
một trong những chất “xúc tác” làm cho mối quan hệ của hai cường quốc trở
nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, để quan hệ hai quốc gia tiến triển
đến thời kỳ tốt đẹp thì cả hai quốc gia phải tìm thấy những tiếng nói chung
trong tất cả các vấn đề, không chỉ riêng trong vấn đề Hệ thống phòng thủ tên
lửa ở Châu Âu. Đây mới là “chất kết dính” để giữ cho mối quan hệ của hai
quốc gia ở trong thái đối thoại, hỗ trợ lẫn nhau. Mỹ cũng nhận ra rằng để có thể
thực hiện được “giấc mộng” Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu cần
có sự hỗ trợ của Nga, kể cả trong các vấn đề liên quan đến chính sách đối ngoại
của quốc gia mình. Đồng thời, Nga cũng đã nhận thấy được tầm quan trọng
trong việc “bắt tay” hợp tác với Mỹ trong vấn đề Hệ thống phòng thủ tên lửa.
Nga sẽ nhận được những cam kết đảm bảo từ Mỹ về việc Mỹ triển khai thực
hiện hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu sẽ không nhắm vào Nga cũng như
ảnh hưởng tới Nga, ngoài vấn đề trên Nga sẽ được Mỹ hỗ trợ trong các vấn đề
kinh tế, từ đó Nga sẽ nâng cao được vị thế của mình trên trường quốc tế. Mối
quan hệ Mỹ- Nga là mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, đôi bên cùng có lợi
trong vấn đề triền khai Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu. Để mối quan hệ
Nga Mỹ tiến triển ngày càng tốt ngoài sự nỗ lực nội tại của chính hai quốc gia
thì những tác động khách quan trong tình hình thế giới cũng góp phần hỗ trợ
cho mối quan hệ của hai quốc gia ngày càng cải thiện và tìm thấy tiếng nói
chung trong vấn đề triền khai Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Châu Âu.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi64
Do đó sự “cộng hưởng” để giúp đỡ lẫn nhau giữa các quốc gia là hết
sức cần thiết, một quốc gia muốn mạnh và phát triển thì phải có sự hỗ trợ từ
bên ngoài, không thể “cô lập” mình trong tình hình các quốc gia trên thế giới
đang đẩy mạnh hoạt động quan hệ quốc tế. Sự ra đời của Hiệp ước START
mới, với những cam kết đầy hứa hẹn đến từ hai cường quốc hạt nhân cũng là
một “bước ngoặt” lịch sử trong quan hệ của hai quốc gia…Mối quan hệ của
hai quốc gia dù có tiến triển tốt đến đâu vẫn còn tồn tại những vấn đề chưa
được giải quyết hoàn toàn triệt để như vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu
hay vấn đề chạy đua vũ trang…Trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm
2016 đã trải qua rất nhiều thời kỳ “chông gai” và đã thu được những thành
quả nhất định. Trong thời gian tới nếu Mỹ và Nga tìm được tiếng nói chung
trong các vấn đề trên mọi lĩnh vực thì hai quan hệ hai nước sẽ thực sự chuyển
từ đối đầu sang đối tác trong tương lai.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top