nguyenphuonganh22607
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, quá trình toàn cầu hóa kinh tế có những thay đổi sâu
sắc (sự chuyển dịch hàng hóa, vốn, lao động, công nghệ…gia tăng trong khi các
luật chơi quốc tế ngày càng chặt chẽ; gia tăng cạnh tranh toàn cầu trên mọi lĩnh vực;
các công ty xuyên quốc gia (TNCs) có vai trò chi phối trong chuỗi giá trị sản xuất
và kinh doanh toàn cầu; tình trạng biến đổi khí hậu tác động đến môi trường mạnh
mẽ) buộc các nước phải có những thay đổi chính sách phù hợp trong quan hệ kinh
tế với các nước khác.
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc nổi lên
như một cường quốc kinh tế có sức hấp dẫn toàn cầu. Sự nổi lên của Trung Quốc,
một mặt, thách thức cạnh tranh đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, mặt khác,
tạo cơ hội cho hàng hóa các nước có thể thâm nhập vào thị trường lớn nhất thế giới
này. Điều đó sẽ tác động tới các nước, buộc các quốc gia phải có những điều chỉnh
chính sách thích hợp trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi. Quan hệ kinh tế
thương mại giữa hai nước đã có lịch sử lâu đời. Trước đây, hiện nay và trong tương
lai Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác chiến lược quan trọng đối với Việt
Nam. Do vậy việc nhận diện được tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác kinh tế
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thập niên đầu của thế kỷ XXI có ý
nghĩa to lớn trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thông qua hợp tác thương
mại với Trung Quốc, Việt Nam có thể xây dựng một chiến lược hợp tác kinh tế lâu
dài và có khả năng thích ứng nhanh với sự nổi lên của Trung Quốc.
Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI” làm luận văn nghiên cứu, với mong muốn
đề xuất một số gợi mở cho Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược và lộ trình hợp
tác thương mại Việt- Trung, một mặt nhằm khai thác tối đa lợi ích trong mối quan
hệ này, mặt khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và hội nhập của kinh tế Việt Nam
vào kinh tế quốc tế và khu vực bởi mối quan hệ này nằm trong liên kết kinh tế khu
vực và thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, đặc biệt quan hệ thương mại luôn là đề tài
hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu ở trong nước. Bởi lẽ mối quan hệ này có ý nghĩa
hết sức quan trọng đến sự phát triển chung của hai nước và của khu vực. Những
nghiên cứu mà tác giả tiếp cận được chia làm bốn khía cạnh.
Thứ nhất, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung những năm cuối
thế kỷ XX. Bàn về quan hệ thương mại trong 10 năm cuối thế kỷ XX, cuốn Quan hệ
kinh tế- văn hóa Việt Nam- Trung Quốc hiện trạng và triển vọng Nxb. Khoa học xã
hội, xuất bản 2001 nhân kỉ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam- Trung Quốc đã đi sâu phân tích tương đối toàn diện mối quan hệ giữa hai
nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế- văn hóa xã hội. Trong đó, quan hệ kinh
tế thương mại được coi trọng.
Cũng bàn về tình hình thương mại Việt- Trung từ cuối những năm 90 của thế
kỷ XX, hai tác giả Lê Tuấn Thanh và Hà Thị Hồng Vân (2008) đã phân tích mối
quan hệ hợp tác này trong bài Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ khi
bình thường hóa quan hệ đến nay. Trong đó đề cập tới các giai đoạn phát triển của
quá trình hợp tác, về hình thức hợp tác…
Thứ hai, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong liên kết kinh tế
khu vực và thế giới. Bàn về vấn đề này, tác giả Lê Tuấn Thanh trong bài Tác động
của Khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc tới quan hệ Việt- Trung (2007), đề
cập tới mối quan hệ hợp tác thương mại Việt- Trung trong quan hệ kinh tế khu vực,
đó là việc thành lập Khu mâu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (ACFTA). Theo tác
giả Lê Tuấn Thanh, việc ra đời ACFTA mà trong đó Việt Nam và Trung Quốc là
những thành viên tích cực có ý nghĩa thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, tạo
điều kiện cơ sở hạ tầng vùng biên giới hai bên phát triển, cải thiện đời sống của cư
dân miền Tây, miền Trung Trung Quốc và các khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
sẽ đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. Cũng bàn về vấn đề này còn
có bài viết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc những tác động tới thương
mại Việt Nam và đối sách của Doãn Công Khánh(2010). Trong đó, tác giả đưa ra
những lưu ý khi đặt vấn đề hợp tác thương mại với Trung Quốc, đồng thời gợi mở
những kiến nghị đối sách cho Việt Nam- với tư cách là một thành viên của ASEAN
trong quan hệ thương mại với Trung Quốc
Trong bài viết Hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong bối cảnh quan hệ kinh tế quốc tế mới hiện nay của Trung Quốc (2005), tác giả
Nguyễn Văn Tuấn lại đề cập sâu tới khía cạnh so sánh lợi thế tiềm năng hai nước,
trong đó đặt mối quan hệ kinh tế Việt- Trung trong mối quan hệ hợp tác kinh tế của
Việt Nam và thế giới. Từ đó đưa ra nhận định về triển vọng hợp tác này.
Thứ ba, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong bối cảnh mới.
Tác giả Doãn Công Khánh trong bài Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam
Trung Quốc thành hình mẫu của quan hệ hữu nghị và hợp tác trong thế kỷ XXI
(2010) cho rằng, có thể phát triển mối quan hệ này thành kiểu mẫu về quan hệ hữu
nghị hợp tác thời kỳ mới. Bởi lẽ, quan hệ hợp tác kinh tế hai nước đã có bước phát
triển nhanh và ổn định từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX trên các mặt như quy
mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, cán cân thương mại hai nước…Để rộng đường
phát triển hợp tác kinh tế thương mại Việt- Trung, tác giả cũng đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết và những định hướng lớn của Việt Nam. Đó là vấn đề chúng ta phải
cải cách, phải tìm cách thâm nhập vào hệ thống kinh doanh toàn cầu, phải biết tận
dụng mọi lợi thế về địa kinh tế và địa chính trị của mình mới có thể cạnh tranh với
Trung Quốc. Cần có sự tính toán tổng thể để có sự phối hợp hành động, phát triển
quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Sự phát triển đó phải trên cơ sở đảm bảo an ninh
quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, bảo vệ
môi trường….
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đầy biến động, triển vọng quan hệ thương
mại Việt- Trung được tác giả Nguyễn Đình Liêm (2011) phân tích sâu trong Triển
vọng quan hệ Trung- Việt trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Trong đó, tác giả
nhấn mạnh tới các nhân tố tác động tới quan hệ Việt- Trung, đặc biệt vấn đề biển
Đông có tác động không nhỏ tới mối quan hệ hai nước trong thời gian gần đây, từ
đó đưa ra ba kịch bản cho mối quan hệ Việt- Trung. Trong ba kịch bản đó, theo tác
giả khả năng vừa hợp tác vừa kiềm chế là xu thế chủ yếu của quan hệ Việt- Trung
10 năm tới. Đây được coi là kim chỉ nam cho định hướng mọi mối quan hệ giữa hainước, trong đó có quan hệ thương mại.
Thứ tư, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung từ góc độ hợp tác
thương mại địa phương. Từ khi hai nước xây dựng ý tưởng “hai hành lang một
vành đai kinh tế” nằm trong chiến lược “một trục hai cánh” của Trung Quốc, quan
hệ thương mại giữa các địa phương hai nước được xúc tiến mạnh mẽ. Vấn đề này
đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả với nhiều bài viết phân tích về
những thuận lợi và khó khăn trong việc hợp tác giữa các vùng miền của hai
nước trong tuyến hai hành lang. Đó là Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam (2006) với Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh
Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Vai trò của tỉnh Lào Cai; Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007) với Phát triển hai hành lang
một vành đai kinh tế Việt- Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN- Trung Quốc (Kỷ
yếu hội thảo); Đoàn Văn Chỉnh (2010) với Quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh (Việt
Nam) với Trung Quốc; Nguyễn Quốc Trường (2014), Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ
mở rộng: Chặng đường đã qua, thuận lợi mới, khó khăn mới.
Nhìn chung, các nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt- Trung khá bao quát
và toàn diện, nhưng chưa đề cập sâu tới những nhân tố tác động tới mối quan hệ này,
chưa đưa ra những phân tích so sánh về cán cân thương mại, cũng như chưa đánh
giá triển vọng thương mại hai nước để có giải pháp kịp thời thúc đẩy phát triển mối
quan hệ này. Đó là những vấn đề sẽ được luận văn từng bước giải quyết.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Quan hệ thương mại Việt- Trung cũng được coi là một vấn đề hấp dẫn nhiều
học giả Trung Quốc. Tuy số lượng các bài viết về vấn đề này chưa thực sự lớn
nhưng đã phản ánh khá chân thật về tình hình thương mại song phương hai nước.
Có thể chia làm ba hướng nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đặc trưng thương mại Việt- Trung. Đi sâu phân tích
những đặc trưng của thương mại Việt- Trung để có cái nhìn khách quan thúc đẩy
giảm siêu, tiến tới cân bằng mâu dịch song phương, đó là quan điểm của học giả
Phan Kim Nga- Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác- Viện KHXH Trung Quốc trong
bài viết Đặc trưng của thương mại Trung- Việt và phân tích nguyên nhân của nó
(2010). Trong đó tác giả nhấn mạnh vị trí thương mại hai nước, đặc biệt tỷ trọng
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bước sang thế kỷ XXI, quá trình toàn cầu hóa kinh tế có những thay đổi sâu
sắc (sự chuyển dịch hàng hóa, vốn, lao động, công nghệ…gia tăng trong khi các
luật chơi quốc tế ngày càng chặt chẽ; gia tăng cạnh tranh toàn cầu trên mọi lĩnh vực;
các công ty xuyên quốc gia (TNCs) có vai trò chi phối trong chuỗi giá trị sản xuất
và kinh doanh toàn cầu; tình trạng biến đổi khí hậu tác động đến môi trường mạnh
mẽ) buộc các nước phải có những thay đổi chính sách phù hợp trong quan hệ kinh
tế với các nước khác.
Sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Trung Quốc nổi lên
như một cường quốc kinh tế có sức hấp dẫn toàn cầu. Sự nổi lên của Trung Quốc,
một mặt, thách thức cạnh tranh đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, mặt khác,
tạo cơ hội cho hàng hóa các nước có thể thâm nhập vào thị trường lớn nhất thế giới
này. Điều đó sẽ tác động tới các nước, buộc các quốc gia phải có những điều chỉnh
chính sách thích hợp trong quan hệ hợp tác với Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi. Quan hệ kinh tế
thương mại giữa hai nước đã có lịch sử lâu đời. Trước đây, hiện nay và trong tương
lai Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác chiến lược quan trọng đối với Việt
Nam. Do vậy việc nhận diện được tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác kinh tế
thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thập niên đầu của thế kỷ XXI có ý
nghĩa to lớn trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thông qua hợp tác thương
mại với Trung Quốc, Việt Nam có thể xây dựng một chiến lược hợp tác kinh tế lâu
dài và có khả năng thích ứng nhanh với sự nổi lên của Trung Quốc.
Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Quan hệ thương mại giữa Việt Nam
và Trung Quốc thập niên đầu thế kỷ XXI” làm luận văn nghiên cứu, với mong muốn
đề xuất một số gợi mở cho Việt Nam trong việc xây dựng chiến lược và lộ trình hợp
tác thương mại Việt- Trung, một mặt nhằm khai thác tối đa lợi ích trong mối quan
hệ này, mặt khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh và hội nhập của kinh tế Việt Nam
vào kinh tế quốc tế và khu vực bởi mối quan hệ này nằm trong liên kết kinh tế khu
vực và thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Quan hệ Việt Nam- Trung Quốc, đặc biệt quan hệ thương mại luôn là đề tài
hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu ở trong nước. Bởi lẽ mối quan hệ này có ý nghĩa
hết sức quan trọng đến sự phát triển chung của hai nước và của khu vực. Những
nghiên cứu mà tác giả tiếp cận được chia làm bốn khía cạnh.
Thứ nhất, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung những năm cuối
thế kỷ XX. Bàn về quan hệ thương mại trong 10 năm cuối thế kỷ XX, cuốn Quan hệ
kinh tế- văn hóa Việt Nam- Trung Quốc hiện trạng và triển vọng Nxb. Khoa học xã
hội, xuất bản 2001 nhân kỉ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt
Nam- Trung Quốc đã đi sâu phân tích tương đối toàn diện mối quan hệ giữa hai
nước trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế- văn hóa xã hội. Trong đó, quan hệ kinh
tế thương mại được coi trọng.
Cũng bàn về tình hình thương mại Việt- Trung từ cuối những năm 90 của thế
kỷ XX, hai tác giả Lê Tuấn Thanh và Hà Thị Hồng Vân (2008) đã phân tích mối
quan hệ hợp tác này trong bài Quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc từ khi
bình thường hóa quan hệ đến nay. Trong đó đề cập tới các giai đoạn phát triển của
quá trình hợp tác, về hình thức hợp tác…
Thứ hai, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong liên kết kinh tế
khu vực và thế giới. Bàn về vấn đề này, tác giả Lê Tuấn Thanh trong bài Tác động
của Khu mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc tới quan hệ Việt- Trung (2007), đề
cập tới mối quan hệ hợp tác thương mại Việt- Trung trong quan hệ kinh tế khu vực,
đó là việc thành lập Khu mâu dịch tự do Trung Quốc- ASEAN (ACFTA). Theo tác
giả Lê Tuấn Thanh, việc ra đời ACFTA mà trong đó Việt Nam và Trung Quốc là
những thành viên tích cực có ý nghĩa thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước, tạo
điều kiện cơ sở hạ tầng vùng biên giới hai bên phát triển, cải thiện đời sống của cư
dân miền Tây, miền Trung Trung Quốc và các khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
sẽ đẩy mạnh hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước. Cũng bàn về vấn đề này còn
có bài viết Khu vực mậu dịch tự do ASEAN- Trung Quốc những tác động tới thương
mại Việt Nam và đối sách của Doãn Công Khánh(2010). Trong đó, tác giả đưa ra
những lưu ý khi đặt vấn đề hợp tác thương mại với Trung Quốc, đồng thời gợi mở
những kiến nghị đối sách cho Việt Nam- với tư cách là một thành viên của ASEAN
trong quan hệ thương mại với Trung Quốc
Trong bài viết Hợp tác và cạnh tranh kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc
trong bối cảnh quan hệ kinh tế quốc tế mới hiện nay của Trung Quốc (2005), tác giả
Nguyễn Văn Tuấn lại đề cập sâu tới khía cạnh so sánh lợi thế tiềm năng hai nước,
trong đó đặt mối quan hệ kinh tế Việt- Trung trong mối quan hệ hợp tác kinh tế của
Việt Nam và thế giới. Từ đó đưa ra nhận định về triển vọng hợp tác này.
Thứ ba, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung trong bối cảnh mới.
Tác giả Doãn Công Khánh trong bài Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam
Trung Quốc thành hình mẫu của quan hệ hữu nghị và hợp tác trong thế kỷ XXI
(2010) cho rằng, có thể phát triển mối quan hệ này thành kiểu mẫu về quan hệ hữu
nghị hợp tác thời kỳ mới. Bởi lẽ, quan hệ hợp tác kinh tế hai nước đã có bước phát
triển nhanh và ổn định từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX trên các mặt như quy
mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa, cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, cán cân thương mại hai nước…Để rộng đường
phát triển hợp tác kinh tế thương mại Việt- Trung, tác giả cũng đặt ra nhiều vấn đề
cần giải quyết và những định hướng lớn của Việt Nam. Đó là vấn đề chúng ta phải
cải cách, phải tìm cách thâm nhập vào hệ thống kinh doanh toàn cầu, phải biết tận
dụng mọi lợi thế về địa kinh tế và địa chính trị của mình mới có thể cạnh tranh với
Trung Quốc. Cần có sự tính toán tổng thể để có sự phối hợp hành động, phát triển
quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Sự phát triển đó phải trên cơ sở đảm bảo an ninh
quốc gia, chủ quyền lãnh thổ, xử lý tốt các vấn đề tranh chấp thương mại, bảo vệ
môi trường….
Trong bối cảnh quốc tế và khu vực đầy biến động, triển vọng quan hệ thương
mại Việt- Trung được tác giả Nguyễn Đình Liêm (2011) phân tích sâu trong Triển
vọng quan hệ Trung- Việt trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Trong đó, tác giả
nhấn mạnh tới các nhân tố tác động tới quan hệ Việt- Trung, đặc biệt vấn đề biển
Đông có tác động không nhỏ tới mối quan hệ hai nước trong thời gian gần đây, từ
đó đưa ra ba kịch bản cho mối quan hệ Việt- Trung. Trong ba kịch bản đó, theo tác
giả khả năng vừa hợp tác vừa kiềm chế là xu thế chủ yếu của quan hệ Việt- Trung
10 năm tới. Đây được coi là kim chỉ nam cho định hướng mọi mối quan hệ giữa hainước, trong đó có quan hệ thương mại.
Thứ tư, nghiên cứu quan hệ thương mại Việt- Trung từ góc độ hợp tác
thương mại địa phương. Từ khi hai nước xây dựng ý tưởng “hai hành lang một
vành đai kinh tế” nằm trong chiến lược “một trục hai cánh” của Trung Quốc, quan
hệ thương mại giữa các địa phương hai nước được xúc tiến mạnh mẽ. Vấn đề này
đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả với nhiều bài viết phân tích về
những thuận lợi và khó khăn trong việc hợp tác giữa các vùng miền của hai
nước trong tuyến hai hành lang. Đó là Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai, Viện Khoa
học xã hội Việt Nam (2006) với Hợp tác phát triển hành lang kinh tế Côn Minh
Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Vai trò của tỉnh Lào Cai; Viện Khoa học xã hội Việt
Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007) với Phát triển hai hành lang
một vành đai kinh tế Việt- Trung trong khuôn khổ hợp tác ASEAN- Trung Quốc (Kỷ
yếu hội thảo); Đoàn Văn Chỉnh (2010) với Quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh (Việt
Nam) với Trung Quốc; Nguyễn Quốc Trường (2014), Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ
mở rộng: Chặng đường đã qua, thuận lợi mới, khó khăn mới.
Nhìn chung, các nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt- Trung khá bao quát
và toàn diện, nhưng chưa đề cập sâu tới những nhân tố tác động tới mối quan hệ này,
chưa đưa ra những phân tích so sánh về cán cân thương mại, cũng như chưa đánh
giá triển vọng thương mại hai nước để có giải pháp kịp thời thúc đẩy phát triển mối
quan hệ này. Đó là những vấn đề sẽ được luận văn từng bước giải quyết.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Quan hệ thương mại Việt- Trung cũng được coi là một vấn đề hấp dẫn nhiều
học giả Trung Quốc. Tuy số lượng các bài viết về vấn đề này chưa thực sự lớn
nhưng đã phản ánh khá chân thật về tình hình thương mại song phương hai nước.
Có thể chia làm ba hướng nghiên cứu như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu đặc trưng thương mại Việt- Trung. Đi sâu phân tích
những đặc trưng của thương mại Việt- Trung để có cái nhìn khách quan thúc đẩy
giảm siêu, tiến tới cân bằng mâu dịch song phương, đó là quan điểm của học giả
Phan Kim Nga- Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác- Viện KHXH Trung Quốc trong
bài viết Đặc trưng của thương mại Trung- Việt và phân tích nguyên nhân của nó
(2010). Trong đó tác giả nhấn mạnh vị trí thương mại hai nước, đặc biệt tỷ trọng
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links