mynak44b

New Member
Link tải miễn phí luận văn

Luận văn đã nghiên cứu và phân chia thành 3 chương; Chương 1: Cơ sở hình thành mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam. Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam từ năm 1995 đến nayChương 3: Dự báo quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam, các giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước Thái Lan và Việt Nam là hai nước có quan hệ từ lâu đời. Quan hệ giữa hai nước đã trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử từ khi hai nước thiết lập mối quan hệ ngoại giao với nhau vào năm 1976. Từ đó tạo tiền đề và các điều kiện thuận lợi cho hai nước phát triển mối quan hệ thương mại và đầu tư. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc năm 1991, đặc biệt là sau khi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế đối với Việt Nam (1994) và sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của Hiệp hội ASEAN vào năm 1995, mối quan hệ kinh tế giữa Thái Lan và Việt Nam đã được cải thiện rõ rệt. Từ năm 1995 đến nay, quan hệ kinh tế giữa Thái -Việt, mà biểu hiện trước hết là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư, đã có những bước phát triển liên tục theo chiều hướng tích cực. Nhìn lại chặng đường gần 20 năm qua (1995 - 2014), có thể nói, quan hệ thương mại và đẩu tư giữa hai quốc gia đã có những bước tiến triển khá vững chắc. Về quan hệ thương mại, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Thái Lan và Việt Nam đã không ngừng tăng lên, từ mức chỉ đạt khoảng 3 triệu USD vào năm 1995, rồi đạt tới kim ngạch 1,179 tỷ USD vào năm 2000. Cho đến năm 2013, kim ngạch thương mại giữa hai nước đã đạt tới con số 10,451 tỷ USD, tức là tăng gấp hơn 20,3 lần so với năm 1995. Về quan hệ đầu tư, Thái Lan tiến hành đầu tư vào thị trường Việt Nam từ năm 1988, với bước khởi đầu bằng 3 dự án có tổng số vốn 2.424.000 USD. Tuy nhiên, càng về sau số dự án và số vốn đều tăng lên. Cho đến năm 1995, Thái Lan có 138 dự án đầu tư tại Việt Nam với tổng giá trị vốn đăng ký đạt 476 triệu USD. Nếu tính lũy kế cho đến năm 2013, thì Thái Lan có tổng số vốn đăng ký đầu tư tại Việt Nam đạt giá trị 6,468 tỷ USD, xếp vị trí thứ 10 trong số các nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Ngược lại, sự đầu tư của Việt Nam vào Thái Lan tuy còn khiêm tốn, nhưng nó cũng giúp cho các nhà đầu tư Việt Nam tích lũy những kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh trong cơ chế thị trường. Rõ ràng, quan hệ thương mại và đầu tư giữa Thái Lan và Việt Nam đạt được nhiều thành công và ngày càng tiến triển kể từ năm 1995 đến nay. Mối quan hệ này mang tính tích cực, đáp ứng cho lợi ích thiết thực của hai quốc gia, góp phần vun đắp cho tình hữu nghị giữa hai nước ngày càng phát triển.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa các nƣớc ngày càng đóng
vai trò quan trọng trên thế giới vì kết quả của nó đã và đang thúc đẩy sự tăng
trƣởng kinh tế của các quốc gia. Điều này làm cho kinh tế quốc gia không thể
tách rời nền kinh tế khu vực và thế giới, bởi vì chỉ có phát triển thƣơng mại và
đầu tƣ thì các quốc gia mới có thể phát triển giàu mạnh. Thái Lan và Việt
Nam cũng không ngoại lệ.
Thái Lan và Việt Nam là hai nƣớc có quan hệ từ lâu đời. Quan hệ giữa
hai nƣớc đã trải qua nhiều bƣớc thăng trầm của lịch sử từ khi hai nƣớc thiết
lập quan hệ ngoại giao vào năm 1976. Kể từ đó, hai nƣớc đã luôn cố gắng để
xây dựng mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Bắt đầu từ năm 1977, đã có những
chuyến thăm chính thức của nguyên thủ cả hai nƣớc, cụ thể là Bộ trƣởng
Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Duy Trinh đã sang thăm chính thức Thái Lan
năm 1978. Trong chuyến thăm đó, hai bên ra Thông cáo chung khẳng định
quyết tâm củng cố và phát triển mối quan hệ giữa hai nƣớc trên cơ sở Thông
cáo đƣợc ký tại Hà Nội ngày 6/8/1976; đồng thời hai bên cũng đã thỏa thuận
về việc lập đại sứ quán và trao đổi Đại sứ giữa hai nƣớc. Ngoài ra, hai bên
còn ký Hiệp định thƣơng mại, hợp tác kinh tế, kỹ thuật và Hiệp định về vận
chuyển hàng không giữa hai nƣớc. Đây là hiệp định đầu tiên đƣợc ký giữa hai
nƣớc nằm trong thời gian đầu vừa mới thiết lập quan hệ ngoại giao.
Từ năm 1979 đến 1985, quan hệ Thái Lan - Việt Nam trở nên xấu đi và
có lúc rất căng thẳng do vấn đề Campuchia. Thái Lan đã dùng các hoạt động
chính trị, ngoại giao và kinh tế để gây sức ép với Việt Nam trong vấn đề
Campuchia. Thái Lan sử dụng các diễn đàn quốc tế nhƣ ASEAN, Liên Hợp
Quốc nhằm yêu cầu Việt Nam rút quân khỏi Campuchia, hoãn các đoàn sang
thăm Việt Nam, tuyên bố đình chỉ quan hệ ở mức thích hợp, nhƣ chỉ có các
cuộc tiếp xúc ở cấp thứ trƣởng bộ ngoại giao. Về kinh tế thƣơng mại, năm
1985 Ngoại trƣởng Thái Lan đã tuyên bố rằng, “không ngăn cản, cũng không
khuyến khích tƣ nhân Thái Lan buôn bán với Việt Nam”. Trong năm 1985,
doanh nghiệp hai nƣớc đã thực hiện đƣợc một hợp đồng buôn bán gỗ, nối lại
quan hệ thƣơng mại đã bị gián đoạn trong một thời gian dài.
Trong giai đoạn từ 1986 đến 1990, cùng với những tiến triển tình hình ở
Campuchia, trong đó có việc Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và việc
Chính phủ mới đƣợc thành lập ở Thái Lan do ông Chatichat Choonhavan làm
Thủ tƣớng, với tuyên bố nổi tiếng “Biến Đông Dƣơng từ chiến trƣờng thành
thị trƣờng”, quan hệ giữa Thái Lan và Việt Nam đã dần đƣợc khôi phục và cải
thiện. Từ đây, quan hệ thƣơng mại hai nƣớc bắt đầu phát triển (kim ngạch
năm 1990 đạt 114 triệu USD). Còn đối với lĩnh vực đầu tƣ, do hiểu biết của
hai bên về khả năng kinh tế và thị trƣờng lẫn nhau còn rất nhiều hạn chế nên
lĩnh vực này phát triển chậm và gặp nhiều khó khăn. Hai bên còn thiếu nhiều
kinh nghiệm trong làm ăn với nhau. Tuy vậy, cả hai bên đã bắt đầu xúc tiến
việc hợp tác trên một số lĩnh vực nhƣ: dầu khí, ngân hàng, du lịch, chế biến
nông sản, xuất khẩu gạo, v.v.
Bƣớc sang giai đoạn 1991-1995, quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa
Việt Nam và Thái Lan bắt đầu có bƣớc phát triển mang tính bƣớc ngoặt. Hai
bên trao đổi nhiều đoàn cấp cao, nhiều Hiệp định quan trọng đã đƣợc ký kết,
tạo cơ sở vững chắc cho việc phát triển và tăng cƣờng quan hệ hai nƣớc. Đáng
chú ý là một số hiệp định và thỏa thuận đã đƣợc ký kết nhƣ: Hiệp định thành
lập Ủy ban hợp tác kinh tế kỹ thuật (9/1991), Hiệp định khuyến khích và bảo
hộ đầu tƣ (10/1991), Nghị định thƣ sửa đổi Hiệp định thƣơng mại, hợp tác
kinh tế và kỹ thuật 1978 (1/1992), các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu tác động của cam kết lao động trong hiệp định thương mại EVFTA đến quan hệ lao động tại các doanh nghiệp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
A Quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam - Hàn Quốc trong xu thế hội nhập hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Các giải pháp phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước Bắc Phi đến năm 2010 Luận văn Kinh tế 0
H Mối quan hệ giữa ngoại thương và đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam Công nghệ thông tin 0
T Quan hệ thương mại, đầu tư Pháp – Việt thực trạng và triển vọng Công nghệ thông tin 0
M Một số giải pháp nhằm thúc đăy mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN Luận văn Kinh tế 3
H Ngân hàng thương mại - Chức năng và mối quan hệ với ngân hàng trung ương Luận văn Kinh tế 2
S Tổng quan về hệ thống thông tin (HTTT) của ngân hàng công thương Việt Nam (NHCTVN) Luận văn Kinh tế 0
T Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU trong 10 năm qua (1990 - 2000) và đề ra triển vọng và những giải pháp Luận văn Kinh tế 2
K Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Trung quốc. thực trạng và triển vọng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top