jalyosha

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Quản lý chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện Y học Cổ truyền - Bộ Công an : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 04 10
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2015
Miêu tả: Luận văn ThS.Quản lý kinh tế -Trường Đại học Kinh tế - . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2015
DANH MỤC SƠ ĐỒ .................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN
LÝ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH .........................................5
1.1. Tổng quan nghiên cứu ......................................................................................5
1.2. Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ và quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh..........................................................................................................................9
1.2.1. Một số khái niệm ........................................................................................9
1.2.2. Một số mô hình quản lý chất lượng dịch vụ .............................................12
1.2.3. Quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh...........................................14
1.2.4. Tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh ...........................17
1.2.5. Nội dung quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện......19
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................21
2.1. Nguồn dữ liệu, tài liệu ...................................................................................21
2.2. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng .........................................................21
2.3. Công cụ được sử dụng ....................................................................................21
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG KHÁM CHỮA
BỆNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN - BỘ CÔNG AN ...................26
3.1. Giới thiệu về bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an .................................26
3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..............................................................26
3.1.2. Cơ cấu tổ chức Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an ........................28
3.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện ........................................................30
3.2. Thực trạng quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ
truyền - Bộ Công an...............................................................................................32
3.2.1. Quản lý công tác chuyên môn và khám chữa bệnh ..................................32
3.2.2. Quản lý trang thiết bị y tế.........................................................................36
3.2.3. Quản lý cơ sở vật chất hạ tầng và trang thiết bị......................................37
3.2.4. Quản lý nguồn nhân lực ...........................................................................38
3.2.5. Công tác chỉ đạo tuyến.............................................................................39
3.2.6. Quản lý Hậu Cần - Tài Vụ........................................................................40
3.2.7. Thực trạng triển khai quản lý chất lượng Bệnh viện theo quy định của Bộ
Y tế......................................................................................................................40
3.2.8. Đánh giá chung ........................................................................................42
3.3. Đánh giá mức độ hài lòng của người bệnh đối với chất lượng dịch vụ khám
chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an .......................................45
3.4. Nhận xét chung ...............................................................................................53
CHƢƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƢỢNG KHÁM CHỮA
BỆNH TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN - BỘ CÔNG AN TRONG
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020.........................................................................................56
4.1. Phương hướng quản lý chất lượng khám chữa bệnh của Bệnh viện Y học cổ
truyền - Bộ công an giai đoạn 2016 - 2020 ...........................................................56
4.2. Một số giải pháp quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ
truyền Bộ Công an giai đoạn 2016-2020...............................................................57
4.2.1. Áp dụng bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng Bệnh viện................57
4.2.2. Xây dựng quy chế dân chủ, nâng cao đạo đức nghề nghiệp....................58
4.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin công tác quản lý .....................................60
4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ......................................................63
4.2.5. Kiểm kê thường xuyên mức độ hài lòng của người bệnh.........................64
4.2.6. Phòng ngừa sự cố y khoa và đảm bảo an toàn người bệnh .....................65
4.2.7. Cải cách thủ tục hành chính giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.....66
4.2.8. Thông tin cho người bệnh đầy đủ, đúng và kịp thời.................................67
4.3. Một số khuyến nghị ........................................................................................68
KẾT LUẬN...............................................................................................................70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................71
1. Tính cấp thiết của đề tài
Con người là vốn quý nhất, vừa là động lực vừa là mục tiêu phát triển của
kinh tế - xã hội, quyết định sự phát triển bền vững của đất nước, sức khỏe là vốn
quý nhất của con người. Vì vậy, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là
hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà
nước (Nghị quyết 46-NQ/TW, ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị).
Nhiều năm qua, Việt Nam đã từng bước lồng ghép Y dược học cổ truyền
(YDHCT) vào hệ thống Y tế quốc gia, phát huy được vai trò to lớn của YDHCT.
Đường lối phát triển YDHCT Việt Nam đã được khẳng định nhất quán là: Kế thừa,
phát huy, phát triển y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại. Theo Tổ chức Y tế
thế giới đánh giá Việt Nam là một trong bốn nước hàng đầu thế giới có hệ thống y
học cổ truyền phát triển lâu đời và đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc sức
khỏe nhân dân (gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam).
Đóng góp chung trong thành tựu của ngành YDHCT nước nhà, Bệnh viện Y
học cổ truyền - Bộ Công an là một trong năm bệnh viện hàng đầu của hệ thống y
học cổ truyền (YHCT) toàn quốc với lịch sử 29 năm hình thành và phát triển. Từ
một cơ sở y tế quy mô chỉ có 50 giường điều trị nội trú, 05 khoa, phòng và 42 cán
bộ chiến sỹ. Đến nay, Bệnh viện YHCT đang triển khai xây dựng quy mô 400
giường điều trị nội trú với 20 khoa phòng. Đội ngũ thầy thuốc gồm các cán bộ khoa
học có trình độ chuyên môn cao như tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa I, II được
đào tạo trong và ngoài nước. Với phương pháp y học cổ truyền kết hợp y học hiện
đại, Bệnh viện đã điều trị được nhiều ca bệnh khó, mãn tính như: Bệnh lý hậu môn
trực tràng, hiếm muộn, tiền liệt tuyến, viêm gan, zona thần kinh, viêm đa khớp,
thoát vị đĩa đệm, phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não, chấn thương sọ
não, bệnh lý tiêu hoá... Cùng với chiến lược nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và
cơ sở vật chất, Bệnh viện còn tập trung bảo tồn các giống cây thuốc quý ở các vùng,
chú trọng kế thừa, phát triển những bài thuốc y học cổ truyền hay (bài thuốc “Thanh
não hoàn điều trị tăng huyết áp, tăng Cholesterol máu”, “Đoạt mệnh tán gia vị” điều
trị viêm họng đỏ cấp tính, “Bổ dương hoàn ngũ” phục hồi chức năng vận động sau
tai biến mạch máu não, “Quan tâm trục ứ thang” trong điều trị bệnh tim thiếu máu
cục bộ, “Kim hoàng giải độc” trong điều trị zona thần kinh, “Kỳ châu phục hương
phiến” trong điều trị viêm gan B mãn tính...); kinh nghiệm quý, kỹ thuật mới trong
điều trị như: phương pháp laser châm phối hợp xoa bóp bấm huyệt, hỏa long cứu,
nhu châm, chườm thuốc y học cổ truyền, ngâm chân bằng thuốc y học cổ truyền…
Tuy nhiên, với đặc thù là Bệnh viện công lập nằm trong hệ thống Y tế Công
an nhân dân, Bệnh viện Y học cổ truyền – Bộ công an còn mang thêm nhiệm vụ
phục vụ trong chiến đấu và các yêu cầu nghiệp vụ của ngành. Có thể nói không có
nhiệm vụ chiến đấu nghiệp vụ nào của Công an mà không có sự phục vụ của y tế
(phục vụ chuyên án như cuộc đấu tranh chống các phần tử ly khai phục hồi tổ chức
Fulro và nhà nước Đề Ga, hay bọn phản động kích động đồng bào dân tộc bạo loạn
năm 2004, phản động tuyên truyền đòi thành lập Vương quốc Mông tự trị năm
2011, hay trong chuyên án ma túy…); Quản lý, tăng cường khám chữa bệnh nâng
cao sức khỏe CBCS thường xuyên, đảm bảo đủ quân số khỏe phục vụ trong chiến
đấu; Trực tiếp thực hiện chính sách nhân đạo của Đảng và nhà nước đối với can
phạm nhân. Đảm bảo khám chữa bệnh cho can phạm nhân tại trại giam, cơ sở giáo
dục cho BCA quản lý; Đảm bảo công tác vệ sinh phòng dịch, giúp nhân dân phòng
chống thiên tai, bão lũ…
Bên cạnh những kết quả đạt được Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
cũng còn tồn tại còn một số những hạn chế như: trang thiết bị y tế trang bị đã lâu
thiếu đồng bộ, các thủ tục hành chính tuy đã được cải cách nhưng vẫn còn nhiều bất
cập trong quy trình quản lý công việc, giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý
bệnh viện chưa được chú trọng, chất lượng nguồn nhân lực đặc biệt là đội ngũ bác
sĩ, y tá tuy đã có nhiều chuyển biến nhưng nhìn chung vẫn còn chưa đáp ứng được
yêu cầu của người bệnh.
Để quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của Bệnh viện Y học cổ
truyền - Bộ Công an, hướng tới mục tiêu đạt được dịch vụ y tế chất lượng cao (gồm:
dịch vụ chăm sóc y tế phải an toàn, tin cậy, phải lấy bệnh nhân làm trung tâm, phục
vụ đúng lúc, hiệu quả và công bằng), đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của cán bộ
chiến sĩ và nhân dân. Đồng thời, khẳng định vị trí vững chắc của Bệnh viện trong hệ
thống Y tế Việt Nam, cũng như trong khu vực và quốc tế. Vấn đề đặt ra hiện nay
đối với Bệnh viện là cần tìm kiếm các giải pháp hiện đại để quản lý hiệu quả chất
lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an phù
hợp với tình hình mới của sự phát triển của đất nước. Nhận thức được tầm quan
trọng của vấn đề, học viên đã chọn đề tài “Quản lý chất lượng dịch vụ tại Bệnh
viện Y học cổ truyền - Bộ Công an” để nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Tác động của công tác quản lý đối với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
như thế nào và cần giải pháp gì để quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại
bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an?
3. Mục tiêu và Nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục tiêu: Đánh giá công tác quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh
viện Y học cổ truyền - Bộ Công an và đề xuất các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa những lý luận liên quan đến chất lượng dịch vụ và quản lý
chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
- Phân tích thực trạng quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y
học cổ truyền - Bộ Công an giai đoạn 2011 - 2014. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra những
nhận xét đánh giá.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện
Y học cổ truyền - Bộ Công an trong giai đoạn 2016-2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý
chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu công tác quản lý chất lượng
dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an trong giai
đoạn 2011-2014, đề xuất giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh
trong giai đoạn tiếp theo 2016- 2020.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, Luận văn đã tổng hợp một số thông tin, kiến thức chung về chất
lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh và những vấn đề về quản lý chất
lượng dịch vụ khám chữa bệnh.
Thứ hai, Luận văn cung cấp bức tranh toàn cảnh về công tác quản lý dịch vụ
khám chữa bệnh tại bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an. Chỉ ra những kết quả
đạt được cũng như khó khăn, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ
khám chữa bệnh tại Bệnh viện.
Thứ ba, Trên cơ sở phân tích những tồn tại, tiếp thu những bài học kinh
nghiệm đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng dịch vụ khám
chữa bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng, nêu ra những ưu và nhược điểm
trong công tác quản lý chất lượng dịch vụ tại bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công
an. Kết quả nghiên cứu của luận văn đóng góp những ý kiến tham vấn có giá trị
nhằm hoàn thiện định hướng về công tác quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh tại Bệnh viện.
- Luận văn là một công trình nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn về vấn
đề quản lý chất lượng trong dịch vụ y tế. Đây có thể là một tài liệu hữu ích cho các
nhà quản lý cũng như các cán bộ công tác trong ngành y tế.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của
đề tài được trình bày trong 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý chất lượng dịch
vụ khám chữa bệnh
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng quản lý chất lượng khám chữa bệnh tại Bệnh viện Y
học cổ truyền - Bộ Công an.
Chương 4: Một số giải pháp quản lý chất lượng dịch vụ khám chữa tại Bệnh
viện Y học cổ truyền - Bộ Công an giai đoạn 2016-2020.
4.2.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Cơ sở, lý do chọn giải pháp: Trong công tác khám chữa bệnh yếu tố quyết
định đến chất lượng của dịch vụ quan trọng nhất là trình độ chuyên môn của đội
ngũ nhân viên y tế trong Bệnh viện. Tại Bệnh viện Y học cổ truyền - Bộ Công an
vấn đề nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế được
lãnh đạo hết sức quan tâm, nhưng với mục tiêu phấn đấu trở thành bệnh viện hạng I
thì đội ngũ nhân viên y tế của Bệnh viện cần tiếp tục được nâng cao trình độ để
đáp ứng được những đòi hỏi mới khi Bệnh viên trở thành bệnh viện loại I trong
tương lai.
- Mục tiêu của giải pháp: Xây dựng nguồn nhân lực có trình độ chuyên sâu
đáp ứng được nhu cầu của người bệnh và tiêu chuẩn của Bệnh viện loại I.
- Nội dung của giải pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính
trị tư tưởng cho cán bộ nhân viên nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ, hành
vi trong thực thi nhiệm vụ. Nâng cao tinh thần trách nhiệm ý thức tổ chức kỷ luật
lao động, tinh thần thái độ phục vụ người bệnh. Không ngừng rèn luyện trau dồi đạo
đức nghề nghiệp, văn hóa giao tiếp ứng xử đối với đồng nghiệp, người bệnh và gia
đình người bệnh.
Quan tâm tạo điều kiện, động viên khích lệ cán bộ chiến sĩ tham gia học tập
nâng cao trình độ chuyên môn tiếp thu và ứng dụng được công nghệ kỹ thuật cao
nhất là các chuyên khoa sâu trong KCB, ngoại ngữ, tin học, quản lý mang kiến thức
về phục vụ hoạt động ở đơn vị.
Bệnh viện phải thay đổi chính mình để đáp ứng đòi hỏi nâng cao chất lượng
KCB, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân. Để làm được điều này bệnh viện cần
thay đổi bộ mặt của mình như khoa khám bệnh phải thuận tiện, thoáng mát có đủ
ghế ngồi chờ cho người bệnh và người nhà người bệnh đồng thời phải công khai
minh bạch giá dịch vụ y tế mới. Làm sao để bộ phận đón tiếp, hướng dẫn bệnh nhân
đến các khoa, khám bệnh, xét nghiệm siêu âm… thuận tiện và khoa học.
Quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất; Bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết
bị, cải thiện môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả trong đơn vị.
Muốn tăng chất lượng chăm sóc khám chữa bệnh, Giám đốc bệnh viện cần có
kế hoạch đào tạo theo kíp gồm bác sĩ và kỹ thuật viên theo chuyên khoa sâu (ngắn hạn,
dài hạn). Quan tâm đội ngũ thầy thuốc trẻ có trình độ, cán bộ có kinh nghiệm nhiệt tình
trong công tác mang lại hiệu quả cho đơn vị. Đồng thời cử cán bộ đi thăm quan học tập
kỹ thuật mới và cao.
Cần tập trung xây dựng cơ chế trong công tác thi đua khen thưởng khích lệ
động viên kịp thời những cán bộ có trình độ cao, tích cực làm việc với tinh thần
trách nhiệm mang lại hiệu quả đích thực cho hoạt động của khoa phòng, bệnh viện.
Bệnh viện có biện pháp tích cực can thiệp vào các hiện tượng tiêu cực, biểu
hiện lơ là, thất trách của nhân viên y tế; Động viên khen thưởng kịp thời những
gương người tốt, việc tốt.
Đối với đội ngũ cán bộ viên chức, trước hết phải có lòng say mê nghề
nghiệp, tinh thần tự giác, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác thể hiện thái
độ quan tâm đến người bệnh, chủ động trong công việc được giao. Tích cực học tập,
tự học nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, đạo đức nghề nghiệp,
ngoại ngữ, tin học phục vụ cho công tác nghiên cứu chuyên môn, quản lý bệnh viện.
Bên cạnh đó bệnh viện cần có kế hoạch tuyển dụng thêm nguồn nhân lực cán
bộ có trình độ chuyên sâu để đảm bảo định mức biên chế do Bộ Y tế quy định.
- Kết quả dự kiến: Nguồn nhân lực mới chất lượng cao sẽ là yếu tố đảm bảo
uy tín và tạo dựng được niềm tin của người bệnh đối với Bệnh viện. Góp phần nâng
cao chất lượng dịch vụ Bệnh viện.
4.2.5. Kiểm kê thường xuyên mức độ hài lòng của người bệnh
- Cơ sở, lý do chọn giải pháp: Việc tiến hành đo lường mức độ hài lòng của
bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện một cách định kỳ sẽ là cơ sở quan
trọng trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh tại bệnh viện.
- Mục tiêu của giải pháp: Nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ khám chữa
bệnh của bệnh viện theo định kỳ, từ đó giúp cho lãnh đạo bệnh viện biết được sự
đánh giá của người bệnh về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, để hoàn thiện và
nâng cao hơn chất lượng dịch vụ.
- Nội dung của giải pháp: Điều tra đo lường sự hài lòng của người bệnh phải
coi là một trong những công cụ của quản lý bệnh viện, giám đốc bệnh viện phải coi

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

ngmcuongbl

New Member
Cho em xin tài liệu, em xin cám ơn
Luận văn:Quản lý chất lượng dịch vụ tại Bệnh viện Y học Cổ truyền - Bộ Công an
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt heo Nông Lâm Thủy sản 0
A Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý chất thải rắn tại thành phố đông hà tỉnh Quảng trị Khoa học Tự nhiên 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Ebook Quản lý chất lượng trong công nghiệp thực phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Trắc nghiệm ôn tập môn quản lý chất lượng thực phẩm ( có đáp án) Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Mô tả quá trình quản lý chất lượng và minh họa bằng bộ chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top