daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam
ục hộp
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG
ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN 6
2.1 Một số vấn đề lý luận về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 6
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
2.1.2 Vai trò của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 9
2.1.3 Đặc điểm của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 10
2.1.4 Nội dung của quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 11
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 20
2.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 23
2.2.1 Kinh nghiệm một số nước về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 23
2.2.2 Kinh nghiệm trong nước về quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 24
2.2.3 Các bài học kinh nghiệm quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 27
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 28
3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 35
3.2 Phương pháp nghiên cứu 38
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 38
3.2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 39
3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu 42
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin 42
3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 43
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45
4.1 Thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Thanh Liêm 45
4.1.1 Thực trạng công tác phân cấp quản lý 45
4.1.2 Hiện trạng hệ thống đường giao thông nông thôn huyện 53
4.1.3 Thực trạng công tác quy hoạch hệ thống đường giao thông nông thôn 68
4.1.4 Thực trạng công tác xây dựng 70
4.1.5 Thực trạng công tác quản lý, khai thác, sử dụng và bảo trì 77
4.1.6 Thực trạng công tác kiểm tra, giám sát thực hiện quản lý hệ thống giao
thông nông thôn 80
4.1.7 Thực trạng tham gia quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn của
cộng đồng 82
4.1.8 Các ưu điểm và nhược điểm trong quản lý hệ thống đường giao thông
nông thôn 87
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam 89
4.2.1 Cơ chế và chính sách 89
4.2.2 Cơ chế đầu tư và quản lý 90
4.2.3 Năng lực của cán bộ địa phương 92
4.2.4 Trình độ dân trí của người dân 97

4.3 Các giải pháp nhằm tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông
thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam 98
4.3.1 Cơ sở khoa học 98
4.3.2 Một số giải pháp tăng cường quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn 100
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
5.1 Kết luận 111
5.2 Kiến nghị 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO 114
PHỤ LỤC 116

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam là một nước nông nghiệp, trong đó nông dân và nông thôn luôn
có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là cơ sở và lực
lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay, ở nước ta trên 75% dân
số sống ở nông thôn với 73% lực lượng lao động làm việc, sinh sống nhờ vào
hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp trong nước
là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng, tạo nguyên liệu cho nền
sản xuất công nghiệp, cung cấp trực tiếp và gián tiếp cho các ngành kinh tế khác
phát triển, tạo sự ổn định, đảm bảo sự bền vững cho xã hội phát triển (Nguyễn
Ngọc Đông, 2014).
Đứng trước yêu cầu phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước ta đã và đang
chủ trương xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, đồng thời
xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp. Theo
đó, ngày 16/4/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 491/QĐ-
TTg về bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đây là những mục tiêu và tiêu chí
đòi hỏi phải có sự phấn đấu cao độ trong giai đoạn tới nếu xét về thực trạng giao
thông nông thôn (GTNT) nước ta hiện nay. Trong đó, tiêu chí về thực hiện quy
hoạch và phát triển GTNT được đặt lên hàng đầu.
Phát triển cơ sở hạ tầng GTNT có vai trò vô cùng quan trọng đối với khu
vực nông thôn, đồng thời cũng là yêu cầu cấp thiết và có tính chất sống còn đối
với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách
phân hóa giàu cùng kiệt và góp phần mang lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm
năng để phát triển.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những sự quan tâm đặc
biệt cho lĩnh vực giao thông nông thôn. Theo tính toán, của Bộ Giao thông Vận
tải, hệ thống GTNT hiện nay phục vụ cho hơn 75% dân số trong cả nước. Nguồn
vốn phát triển GTNT không ngừng gia tăng. Về cơ bản, việc đầu tư phát triển
GTNT đã góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng toàn diện và xóa đói giảm
cùng kiệt và cung cấp hạ tầng cho người nghèo. Việc giảm tỷ lệ đói cùng kiệt của nước
ta từ 14,2% (năm 2010) xuống còn 11,76% (năm 2011) và 9,6% (năm 2012), ước
thực hiện năm 2013 là 7,6 – 7,8% (Bộ Giao thông Vận tải, 2013).
Tuy nhiên, hệ thống các công trình giao thông không tập trung mà phân
bố rải rác theo tuyến khắp các bản làng và thôn xóm, nên đòi hỏi phải có qui
hoạch tổng thể dài hạn, có kế hoạch để triển khai việc thực hiện xây dựng hệ
thống đường GTNT hợp lý, phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội đáp
ứng nhu cầu trong ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế
của Quốc gia cũng như của từng địa phương. Việc đầu tư xây dựng các công
trình đường GTNT, đặc biệt sau quá trình đầu tư là quá trình khai thác sử dụng,
nhu cầu cải tạo và bảo trì hệ thống đường GTNT đòi hỏi phải huy động nguồn
lực rất lớn mới có thể đáp ứng được, bởi vậy việc quản lý hệ thống đường
GTNT là hết sức cần thiết.
Trên thực tế, trong thời gian qua cho thấy quản lý hệ thống đường GTNT
của nước ta tồn tại nhiều hạn chế như: Cơ cấu tổ chức quản lý hệ thống đường
GTNT còn chồng chéo; việc quản lý hệ thống GTNT hiện nay chưa có một mô
hình quản lý thống nhất nên ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, quy
hoạch và đầu tư xây dựng, phát triển GTNT; thiếu hệ thống số liệu; thiếu quan
tâm và bố trí kinh phí quản lý, bảo trì; thiếu cán bộ chuyên môn quản lý hệ thống
đường huyện trở xuống.
Dưới tác động của nền kinh tế thị trường cùng với tốc độ đô thị hoá ngày
càng gia tăng, huyện Thanh Liêm nói riêng và tỉnh Hà Nam nói chung đang có
những bước chuyển mình phù hợp hơn về cơ cấu kinh tế. Để làm được điều đó
thì việc phát triển mạng lưới đường GTNT cho huyện Thanh Liêm trở nên cần
thiết hơn bao giờ hết nhằm đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu của địa
phương cũng như của xã hội.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn
huyện còn nhiều hạn chế. Chất lượng thi công một số tuyến đường chưa đảm

bảo về chất lượng và mỹ quan như: mui luyện chưa đảm bảo, độ bằng phẳng,
khe co giãn chưa đứng quy cách, mặt đường bị rỗ, nền đường còn yếu, chưa
hoàn thiện phần lề đường, một số tuyến chưa xây dựng đồng bộ với hệ thống
thoát nước. Công tác đăng ký tiếp nhận xi măng của các xã, huyện chưa sát với
tình hình thực tế, một số tuyến chưa có đủ mặt bằng đã đăng ký tiếp nhận xi
măng dẫn đến tồn kho lớn phải điều chuyển sang tuyến khác, mặt khác việc
quản lý xi măng của một số địa phương cũng chưa chặt chẽ. Dẫn đến kết quả
xây dựng đường GTNT chưa đồng đều, công tác quyết toán các tuyến đường và
điều chỉnh hồ sơ địa chính cho các hộ hiến đất làm đường còn chậm.
Do đó, huyện Thanh Liêm rất cần có cơ chế quản lý hệ thống đường
GTNT thống nhất, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương, tạo điều kiện
cho người dân tích cực tham gia vào xây dựng bộ mặt nông thôn mới xứng đáng
với sự phát triển của tỉnh Hà Nam. Tính đến nay, tuy đã có một số nghiên cứu
tìm hiểu về quản lý hệ thống đường GTNT ở một số huyện nhưng chưa có
nghiên cứu nào đi sâu và thực hiện tại huyện Thanh Liêm. Xuất phát từ ý tưởng
trên, chúng tui đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Quản lý hệ thống đường giao
thông nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam” vừa có ý
nghĩa về mặt lý luận – tổng kết các bài học kinh nghiệm về quản lý hệ thống
đường GTNT, vừa có ý nghĩa về thực tiễn – trên cơ sở đánh giá được thực trạng
quản lý hệ thống đường GTNT, và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hệ
thống đường GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường giao thông nông thôn
ở huyện Thanh Liêm, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường
quản lý hệ thống đường GTNT huyện Thanh Liêm trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống đường GTNT;
- Đánh giá thực trạng quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện
Thanh Liêm hiện nay;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống đường GTNT
của huyện Thanh Liêm;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý hệ
thống đường GTNT huyện Thanh Liêm trong những năm tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu này tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Quản lý hệ thống đường GTNT gồm những nội dung, phương pháp, yếu
tố ảnh hưởng nào?
- Những kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống GTNT trên
thế giới và trong nước?
- Tình hình quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Thanh
Liêm như thế nào?
- Kết quả quản lý hệ thống GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm ra sao?
- Các yếu tố nào ảnh hưởng tới công tác quản lý hệ thống đường GTNT
trên địa bàn huyện Thanh Liêm?
- Những định hướng và giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý hệ
thống GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là các nội dung liên quan đến tình
hình quản lý hệ thống đường GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm.
- Khách thể nghiên cứu của đề tài là người dân, các cán bộ quản lý và các
cán bộ lãnh đạo.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1 Phạm vi về nội dung
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống đường
GTNT, từ đó chỉ ra thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới việc quản lý hệ
thống đường GTNT trên địa bàn huyện Thanh Liêm, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện và tăng cường quản lý hệ thống đường GTNT trên địa
bàn huyện
1.4.2.2 Phạm vi về không gian
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
1.4.2.3 Phạm vi về thời gian
Đề tài thu thập các số liệu thứ cấp trong 3 năm từ 2011 – 2013, số liệu
điều tra sơ cấp trong năm gần đây nhất 2014 và các giải pháp được đề xuất với
định hướng trong thời gian tới. Và nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ
tháng 8/2014 đến tháng 8/2015.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top