Arber

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Miêu tả:Luận văn ThS. Quản lý giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quản lý và bồi dưỡng Nghiệp vụ quản lý cho Hiệu trưởng các trường Trung học cơ sở (THCS). Tìm hiểu thực trạng trình độ Nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng các trường THCS và hoạt động bồi dưỡng Nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ này ở các trường THCS huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng Nghiệp vụ quản lý cho Hiệu trưởng các trường THCS nhằm xây dựng đội ngũ Hiệu trưởng có đủ năng lực để hoàn thành tốt công tác quản lý trường THCS đáp ứng yêu cầu phát triển của bậc học trong thời kỳ mới
Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ……………………………………… 5
4. Giả thuyết khoa học……………………………………………………... 5
5. Vấn đề nghiên cứu ……………………………………………………. 5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………………………… 5
7. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………….. 6
8. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu………………………………………. 7
9. Đóng góp mới của luận văn……………………………………………… 7
10. Cấu trúc của luận văn………………………………………………. 7
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI
DƢỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƢỞNG CÁC
TRƢỜNG THCS ……………………………………………………… 8
1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu. ……………………………………. 8
1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ……………………. 9
1.2.1. Khái niệm biện pháp…………………………………………………… 9
1.2.2. Khái niệm bồi dưỡng…………………………………………………… 9
1.2.3. Nghiệp vụ quản lý (NVQL) và bồi dưỡng NVQL ……………………. 10
1.2.4. Biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý………………………………... 11
1.3. Khái quát về quản lý và quản lý nhà trường …………………………... 12
1.3.1. Khái niệm quản lý ……………………………………………………. 12
1.3.2. Chức năng của quản lý ……………………………………………... 13
1.3.3. Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường……………………………. 15
1.4. Cơ sở pháp lý về bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ HT các trường THCS. 18
1.4.1. Vị trí, vai trò của trường THCS…………………………………….. 18
1.4.2. Mục tiêu giáo dục THCS…………………………………………… 19
1.4.3. Nhiệm vụ của trường THCS………………………………………….. 21
1.5. HT các trường THCS và bồi dưỡng NVQL cho HT các trường THCS ... 22
1.5.1. HT các trường THCS………………………………………………… 22
1.5.2. Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho HT các trường THCS…………… 29
Tiểu kết chương 1 31
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG NGHIỆP
VỤ QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG THCS
HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN ……………………………... 34
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn ……………………………………………………. 34
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư ………………………………………… 34
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội ................................................ 34
2.2. Khái quát chung về Giáo dục và đào tạo của huyện Hữu Lũng - tỉnh
Lạng Sơn ………………………………………………………………… 36
2.2.1. Khái quát về GD&ĐT của huyện Hữu Lũng………………………... 36
2.2.2 Khái quát về giáo dục THCS của huyện Hữu Lũng ………………… 42
2.2.3. Thực trạng đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Hữu Lũng …… 45
2.3. Thực trạng về nghiệp vụ quản lý của Hiệu trưởng các trường THCS
huyện Hữu Lũng………………………………………………………… 47
2.3.1. Thực trạng năng lực quản lý của HT các trường THCS huyện Hữu
Lũng …………………………………………………………………….. 47
2.3.2. Đánh giá chung về năng lực quản lý của đội ngũ CBQL trường
THCS huyện Hữu Lũng…………………………………………………. 49
2.3.3. Những khó khăn, hạn chế mà HT các trường THCS thường gặp
trong công tác quản lý nhà trường……………………………………… 50
2.4. Thực trạng về bồi dưỡng NVQL cho HT các trường THCS huyện
Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn ……………………………………………… 53 2.4.1. Nhận thức về việc bồi dưỡng NVQL cho HT trường THCS ……........... 53
2.4.2. Các biện pháp bồi dưỡng NVQL cho HT các trường THCS ……… 55
2.4.3. Thực trạng biện pháp bồi dưỡng NVQL cho HT các trường THCS 56
2.4.4. Nhu cầu cần bồi dưỡng NVQL của HT các trường THCS…………... 61
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệu
trưởng các trường THCS huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn……………… 68
2.5.1. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hiệu
trưởng các trường THCS huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn……………… 68
2.5.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho HT ………………………. 72
2.5.3. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho
HT ……………………………………………………………………… 74
2.5.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho HT ……… 76
2.5.5. Hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý của HT …. 77
Tiểu kết chương 2 78
Chƣơng 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƢỠNG
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ CHO HIỆU TRƢỞNG CÁC TRƢỜNG
THCS HUYỆN HỮU LŨNG, TỈNH LẠNG SƠN ………….. 80
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ……………………………………... 80
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống………………………………… 80
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa…………………….……………. 80
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện ………………………………... 81
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả ………………………………... 81
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi………………………………….. 82
3.2. Biện pháp bồi dưỡng NVQL cho HT các trường THCS huyện Hữu
Lũng, tỉnh Lạng Sơn…………………………………………. 82
3.2.1. Biện pháp 1: Đánh giá đúng thực chất về NVQL của đội ngũ HT
các trường THCS……………………………………………………….. 82
3.2.2. Biện pháp 2: Xác định rõ các nhu cầu cần bồi dưỡng về NVQL 86 của trường THCS…………………………………………………………
3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp bồi
dưỡng …………………………………………………………………… 89
3.2.4. Biện pháp 4: Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bồi
dưỡng đạt hiệu quả ………………………………………………………. 95
3.2.5. Biện pháp 5: Nâng cao khả năng tự bồi dưỡng NVQL cho HT
trường THCS …………………………………………………………….. 98
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý cho HT các trường THCS huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn đã đề xuất. ……………………………………………………. 103
Tiểu kết chương 3 106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ………………………………………... 107
1. Kết luận …………………………………………………………………… 107
2. Khuyến nghị………………………………………………………………. 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………. 110
PHỤ LỤC 01: Mẫu phiếu số 01…………………………………………. 113
PHỤ LỤC 02: Mẫu phiếu số 02………………………………………… 116
PHỤ LỤC 03: Mẫu phiếu số 03………………………………………… 117 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Mục tiêu giáo dục Việt Nam là hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ
trẻ và đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có ý chí vươn lên, góp phần
làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sinh thời, dù bận trăm công ngàn việc, Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh
tụ kính yêu của dân tộc ta vẫn thường xuyên chăm lo tới công tác cán bộ. Bác
thường căn dặn và nhắc nhở cán bộ: "có cán bộ tốt việc gì cũng xong ", cũng
như" Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [21; tr.240]
Nghị quyết Hội nghị lần thứ II của Ban chấp hành Trung ương (BCHTW)
Đảng khoá VIII đã chỉ rõ, một trong các giải pháp thực hiện nhiệm vụ và mục
tiêu phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là đổi mới công tác quản lý giáo
dục (QLGD), cụ thể là: "Đổi mới cơ chế quản lý, bồi dưỡng cán bộ, sắp xếp,
chấn chỉnh và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý giáo dục và đào
tạo."[16; tr.15] Đồng thời, khâu then chốt để phát triển giáo dục là phải đặc biệt
chăm lo đào tạo bồi dưỡng và tiêu chuẩn hoá đội ngũ giáo viên (GV) cũng
như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực
chuyên môn. Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý
nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước.
Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một
thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bước vào
thế kỷ XXI, thế giới trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá, ngành GD&ĐT
nước ta đã và đang đứng trước những cơ hội phát triển mới, đồng thời cũng phải
đương đầu với những thử thách không kém phần cam go ác liệt. Yêu cầu phát
triển quy mô nhưng phải đảm bảo chất lượng, nâng cao hiệu quả GD&ĐT ở
tất cả các cấp học, bậc học đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết từ mục đích giáo dục (GD), nội dung, chương trình, phương pháp GD, từ cơ
chế quản lý, hệ thống chính sách đến việc huy động các nguồn lực để phát triển
GD&ĐT đặc biệt là vấn đề bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý (CBQL) giáo
dục. Đây là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến chất lượng GD& ĐT.
Trong việc bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL giáo dục, quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta là khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo trong việc nâng cao
chất lượng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ CBQL giáo dục trong việc
điều hành hệ thống GD đang mở rộng quy mô phát triển.
Hội nghị lần thứ VI của BCHTW Đảng khoá IX kết luận, tiếp tục thực
hiện Nghị quyết TW II khoá VIII, phương hướng phát triển GD &ĐT, khoa học
và công nghệ đồng thời cũng chỉ rõ xây dựng và triển khai chương trình: "Xây
dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện"[17;
tr.32], đồng thời "Các cấp uỷ Đảng từ trung ương tới địa phương quan tâm chỉ
đạo thường xuyên công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo vàcán bộ quản lý giáo
dục về mọi mặt, coi đây là một phần của công tác cán bộ, đặc biệt chú trọng
nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất lối sống của nhà giáo. xây dựng kế
hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ GV và cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo số
lượng, cơ cấu cân đối, đạt chuẩn đáp ứng thời kỳ mới" [17; tr.133].
Điều 99 Luật Giáo dục năm 2005, khẳng định nội dung: "Quản lý Nhà
nước về giáo dục", và đồng thời cũng đã quy định là phải: " Tổ chức, chỉ đạo việc
đào tạo bồi dưỡng, quản lý nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục" .
Theo mục tiêu của chiến lược phát triển GD của Đảng và Nhà nước ta,
ngành GD& ĐT đã đề ra ba mục tiêu lớn: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài. Để đạt được các mục tiêu trên, vấn đề bồi dưỡng đội ngũ
GV, đặc biệt là bồi dưỡng đội ngũ CBQL giáo dục là hết sức quan trọng và rất
cần thiết, có ý nghĩa chiến lược, vì đây là lực lượng đóng vai trò quyết định cho
sự phát triển của nền giáo dục quốc dân trong tương lai. Trong hệ thống giáo dục
quốc dân, giáo dục trung học cơ sở (THCS) là cấp học cơ sở của bậc trung
học phổ thông (THPT), người Hiệu trưởng (HT) trường THCS là người tổ
chức bộ máy của nhà trường, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, thay mặt cho nhà trường về mặt pháp lý, có trách nhiệm và có thẩm
quyền cao nhất về hành chính và chuyên môn trong nhà trường, có vai trò và
ảnh hưởng lớn tới kết quả GD toàn diện của nhà trường. Chính vì vậy, HT phải
là người được hội tụ đầy đủ những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, năng lực quản
lý để thực hiện mục tiêu giáo dục.
Điều lệ trường trung học và một số văn bản khác của Bộ GD&ĐT quy
định nhiệm vụ, quyền hạn, tiêu chuẩn về phẩm chất, năng lực, trình độ của HT
trường trung học. Các cấp quản lý, các nhà khoa học đã nghiên cứu để đề xuất
những biện pháp bồi dưỡng đội ngũ nói chung và đội ngũ CBQL nói riêng,
nhằm đáp ứng nhu cầu của sự nghiệp GD&ĐT.
Như vậy, việc bồi dưỡng NVQL cho đội ngũ HT các trường THCS nhằm
nâng cao năng lực quản lý là việc làm quan trọng và rất cần thiết.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm gần đây giáo dục THCS ở huyện Hữu Lũng tỉnh Lạng
Sơn đã có những bước phát triển và đạt được nhiều thành tựu về nhiều mặt:
Chất lượng học sinh giỏi có bước khởi sắc, Chất lượng GD đại trà có nhiều
chuyển biến tích cực. Sự nghiệp GD &ĐT đã thực sự góp phần vào việc nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên, bên cạnh đó giáo dục THCS còn tồn tại
những hạn chế, làm ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả giáo dục. Những
nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp gây nên những hạn chế của giáo dục THCS
huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn thì có nhiều. Song một trong những nguyên
nhân rất cơ bản, chủ yếu là do công tác quản lý của cấp học THCS còn có
hạn chế và những bất cập, cụ thể như:
- Một số HT các trường THCS chưa được đào tạo bồi dưỡng có hệ thống về
lý luận và nghiệp vụ QLGD.
- Một số HT các trường THCS tuổi cao, việc tiếp cận với nội dung,
chương trình, sách giáo khoa mới và các phương pháp dạy học tích cực còn
hạn chế, đặc biệt là khả năng sử dụng máy tính và ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác quản lý nhà trường rất hạn chế. - Một số HT các trường THCS là GV giỏi, nhưng còn thiếu về kiến thức
quản lý nhà trường, về pháp chế, về quản lý tài chính, thiếu năng lực tổ chức
các điều kiện phục vụ mục tiêu giáo dục.
- Một số HT các trường THCS dành nhiều thời gian và công sức cho
công tác quản lý tài chính và cơ sở vật chất, công tác chuyên môn hầu hết giao
cho Phó HT quản lý, thiếu sự kiểm tra đối với GV.
- Một số HT các trường THCS tuy năng động tháo vát trong việc điều hành
nhà trường, nhưng tầm nhìn của họ hạn chế nên không thúc đẩy được nhà
trường phát triển ổn định vững chắc Để khắc phục những tồn tại nêu trên, cần
thiết phải có những giải pháp mang tính chiến lược và một số biện pháp cụ thể
nhằm bồi dưỡng NVQL cho HT các trường THCS của huyện Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn, nhằm tạo ra được một đội ngũ HT các trường THCS đáp ứng nhu
cầu của sự phát triển GD&ĐT, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý
và chất lượng giáo dục THCS của tỉnh Lạng Sơn, tiến tới xây dựng các trường
THCS đạt chuẩn Quốc gia. Những năm gần đây, các cấp quản lý, các nhà khoa
học đã nghiên cứu đề xuất những biện pháp bồi dưỡng NVQL cho HT các
trường THCS nhưng cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào, chưa có
tác giả nào công bố kết quả nghiên cứu về quản lý hoạt động bồi dưỡng
NVQL cho HT các trường THCS của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tác giả lựa chọn nghiên
cứu đề tài: "Quản lý hoạt động bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệu
trƣởng các trƣờng trung học cơ sở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn".
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận và thực trạng công tác bồi dưỡng HT các trường
THCS của huyện Hữu Lũng đề xuất các biện pháp bồi dưỡng NVQL cho đội
ngũ này góp phần hoàn thiện công tác bồi dưỡng NVQL cho HT các trường
THCS, nâng cao chất lượng quản lý nhà trường hướng tới xây dựng trường
THCS đạt chuẩn Quốc gia nhằm nâng cao chất lượng GD & ĐT, thúc đẩy sự
phát triển bậc học THCS của huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

quocthangttsp

New Member
Re: [Free] Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05

Chào add,

Ad có thể up lại links bài này không?

Thank add
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
R Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS TP Nam định Luận văn Sư phạm 0
R Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán MB Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng Luận văn Sư phạm 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoạt động quản lý kho hàng của gemadept logistics company với vinmart Luận văn Kinh tế 0
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top