nguocmatnhinmuabetocmay
New Member
Download miễn phí Luận văn Quản lý hoạt động chi bảo hiểm xã hội ở công ty cổ phần Đại Cát Thành
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I: Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm xã hội.
I, Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH.
1. Sự cần thiết khách quan của BHXH
2. Vai trò của BHXH
II, Sự ra đời và phát triển của BHXH
1. Bảo hiểm xã hội trên thế giới
1.1. Phạm vi đối tượng
1.2. Hệ thống các chế độ BHXH
1.3. Điều kiện hưởng, chế độ BHXH
1.4. Quỹ BHXH
1.5. Quản lý quỹ BHXH
2. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của BHXH Việt Nam
2.1. Nguồn hình thành quỹ BHXH ở Việt Nam
2.2. Hệ thống tổ chức quản lý quỹ BHXH qua các thời kỳ
Chương II: Thực trạng chi BHXH ở công ty CP Đại Cát Thành
I, Vài nét về công ty CP Đại Cát Thành
II, Tình hình chi BHXH ở công ty CP Đại Cát Thành
1. Những vấn đề chung về chi BHXH
2. Hoạt động chi BHXH
3. Những nguyên tắc trong chi BHXH
4. Quản lý đối tượng đối tượng được hưởng chế độ BHXH
5. Quản lý mô hình chi trả và phương thức chi trả cho các chế độ BHXH
6. Quản lý kinh phí chi trả BHXH
Chương III: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm duy trì nâng cao hoạt động thu chi quỹ BHXH
I, Kiến nghị về hoàn thiện, đổi mới hoạt động quản lý thu BHXH.
II, Kiến nghị về hoàn thiện, đổi mới hoạt động quản lý chi BHXH
1, Hoàn thiện phương thức quản lý chi BHXH
2, Hoàn thiện phương thức quản lý chi hoạt động bộ máy quản lý
3, Hoàn thiện công tác quản lý chi cho hoạt động khác
4, Một số kiến nghị khác
KẾT LUẬN
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-luan_van_quan_ly_hoat_dong_chi_bao_hiem_xa_hoi_o_c.xmV2N8OqTw.swf /tai-lieu/luan-van-quan-ly-hoat-dong-chi-bao-hiem-xa-hoi-o-cong-ty-co-phan-dai-cat-thanh-75792/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
1.5- Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội:
Hầu hết các nước đều giao cho bộ lao động và xã hội quản lý, Nhà nước thống nhất đối với hệ thống BHXH. Bộ tài chính giám sát về hoạt động tài chính, Bộ y tế giám sát phần chăm sóc phần y tế trong hoạt động đó, hoạt động nghiệp vụ về BHXH thường có một hệ thống riêng
2- Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
- Các chế độ BHXH bao gồm 6 loại trợ cấp:
+ Chế độ trợ cấp ốm đau
+ Chế độ trợ cấp hưu trí
+ Chế độ trợ cấp tử tuất
+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
+ Chế độ trợ cấp thai sản
+ Chế độ trợ cấp mất sức lao động
Đáng chú ý là đến lúc này quỹ BHXH được chính thức thành lập, là quỹ thuộc ngân sách Nhà nước. Các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước chỉ nộp một tỷ lệ phần trăm(%) so với tổng quỹ lương của công nhân viên chức và công nhân viên chức không phải đóng góp phí BHXH.
Trong loại hình BHXH bắt buộc thì người sử dụng lao động cũng phải đóng góp phí BHXH nhân danh những người lao động sử dụng quỹ BHXH được nhà nước hỗ trợ thêm; quy định lại 5 chế độ BHXH là: ốm đau (ngoài bảo hiểm y tế), tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, hưu trí và tử tuất. Xóa bỏ trợ cấp mát sức lao động vốn đã bộc lộ nhiều tiêu cực và bất hợp lý; thống nhất hóa hệ thống BHXH trong cả nước.
- Nguồn hình thành quỹ BHXH ở Việt Nam
BHXH là một chính sách của Đảng và nhà nước đối với người lao động và cộng đồng. Sự ra đời và phát triển của các chế độ BHXH gắn liền với sự ra đời và phát triển của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước đây và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày nay. Chính sách BHXH và việc tổ chức thực hiện nó trong những năm trước đây đã thực sự là nguồn động viên cổ vũ công nhân viên chức yên tâm phấn khởi lao động sản xuất góp phần xây dựng Chủ Nghĩ Xã Hội ở Miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước.
Đối với các quỹ ngân sách, Nhà nước chủ trương tiếp tục bao cấp với các quy có ý nghĩa sống còn về an ninh quốc gia, giảm dần trợ cấp các quỹ dành cho y tế, giáo dục. Các quỹ thuộc ngân sách Nhà nước buộc phải tách ra thực hiện chế độ tự đảm bảo thu- chi và nhà nước hỗ trợ một phần khi gặp khó khăn không thể khắc phục được hoặc để giải quyết những vấn đề là hậu quả của quá khứ. Qũy BHXH thuộc diện này.
- Các chế độ BHXH bao gồm:
+ Chế độ trợ cấp ốm đau
+ Chế độ trợ cấp thai sản
+ Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Chế độ hưu trí và chế độ trợ cấp tử tuất
Về đối tượng BHXH điều lệ quy định gồm có
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước.
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên, hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên.
- Người lao động Việt Nam làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu chế xuất, khu công nghiệp, trong các cơ quan, tổ chức nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế khác tại Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.
- Người lao động làm viếc cho các tổ chức liên doanh dịch vụ thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan Đảng, đoàn thể.
- Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, các tổ chức dịch vụ thuộc các lượng vũ trang.
- Người dữ chức vụ dân cử, bầu cử làm việc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ trung ương cho đến cấp huyện
- Công chức, viên chưc Nhà nước làm ciệc trong các cơ quan Đảng, đoàn thể từ trung ương đến cấp huyện.
- Những đối tượng trên được gọi chung là người lao động. Quỹ BHXH được hình thành do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp, ngân sách Nhà nước đóng góp và hỗ trợ, lãi hoạt động bảo tồn tăng trưởng quỹ và thu khác. Mức đóng góp của các bên vào quỹ BHXH và việc sử dụng được quy định như sau:
+ Người lao động hàng tháng phải đóng 5% tiền lương vào quỹ BHXH để thực hiện chế độ hưu trí, tử tuất.
+ Ngưới sử dụng lao động hàng tháng đóng 15% tiền lương vào quỹ BHXH. Trong đó 10% để thực hiện các chế độ hưu trí, tử tuất, 5% để thực hiện chế độ ốm đau thai sản, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
- Hệ thống tổ chức quản lý BHXH qua các thời kỳ.
Hệ thống chính sách chế độ BHXH ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ năm 1962 với mục đích hỗ trợ cho người lao động (những người tham gia BHXH) khi hị gặp những rủi ro bất khả kháng. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà BHXH mới chỉ thu hút được một bộ phận nhỏ người tham lao động gồm những người làm việc trong các khu vực Nhà nước và lực lượng vũ trang. Nên quỹ BHXH vẫn là gánh nặng đối với ngân sách Nhà nước ( đặc biệt là phần qũy do Bộ Lao động thương binh và xã hội quan lý).
Quỹ BHXH Việt Nam đã chính thức là một quỹ tài chính độc lập nằm ngoài nhân sách nhà nước và nó được quản lý theo một hệ thống riêng, đó là hệ thống BHXH Việt Nam được tổ chức theo hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương với cơ cấu sau:
+ Ở Trung ương là BHXH Việt Nam
+ BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+ BHXH huyện xã hội, quận , thi xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
Bảng 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
(Giai đoạn sau nghị định12/CP và 19/CP)
HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
BẢO HIỂM XÃ HÔI QUẬN, HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC
TỈNH
Dựa trên các kết quả đạt được trong việc thực hiện Nghị định 43/CP và căn cứ vào Bộ luật Lao động đã được Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/06/1994. chính phủ đã ban hành nghị định 12/CP vào ngày 26 tháng 1 năm 1995 và điều lệ BHXH kèm theo. Tiếp đó, Chính phủ ban hành Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995 về việc thành lập BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức BHXH hiện có ở trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Tuy nhiên, do tác động của một số yếu tố khách quan như nhân sự, tổ chức, hành chính… cho nên toàn bộ hệ thống BHXH Việt Nam mới chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/10/1995. Nhưng việc thu BHXH đã được tiến hành từ ngày 01/07/1995 (quy định tại thông tư 58/TC HCSN ngày 24/07/1995 của Bộ Tài Chính về việc ...