diemconuong86

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 20
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2012
Chủ đề: Tài chính
Thanh toán biên mậu
Lạng Sơn
Ngân hàng
Miêu tả: 123 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Tài chính ngân hàng -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và phát triển hoạt động thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ..................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ............................................................................ iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................ iv MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN BIÊN MẬU ....................................................................................................... 5 1.1. VÀI NÉT VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC ............................... 5 1.1.1 Khái niệm: ....................................................................................... 5 1.1.2 Một số nét chung về khu vực kinh tế chung Trung Quốc – ASEAN: .................................................................................................... 7 1.2. KHÁI QUÁT VỀ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ. ................................. 8 1.2.1. Khái niệm. ...................................................................................... 8 1.2.2. Ý nghĩa của thƣơng mại quốc tế. ................................................. 9 1.2.3. Các phƣơng thức giao dịch thƣơng mại quốc tế. ..................... 11 1.3 KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA THANH TOÁN BIÊN MẬU ... 13 1.3.1 Khái niệm: ..................................................................................... 13 1.3.2 Đặc điểm và ƣu điểm của thanh toán biên mậu ........................ 15 1.4 VAI TRÒ, Ý NGHĨA VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC ÁP DỤNG TRONG THANH TOÁN BIÊN MẬU .................................................... 18 1.4.1. Vai trò ........................................................................................... 18 1.4.2. Ý nghĩa của thanh toán biên mậu .............................................. 21 1.4.3. Các phƣơng thức thanh toán áp dụng trong thanh toán biên mậu ................................................................................................................. 24

1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BIÊN MẬU .................................................................................... 30 1.5.1 Các yếu tố khách quan ................................................................. 30 1.5.2 Các nhân tố chủ quan: ................................................................. 32 1.6 CHẤT LƢỢNG THANH TOÁN BIÊN MẬU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .......................................................................................... 35 1.6.1 Quan điểm về chất lƣợng thanh toán biên mậu của ngân hàng thƣơng mại ............................................................................................. 35 1.6.2 Các chỉ tiêu phản ánh chất lƣợng thanh toán biên mậu của ngân hàng thƣơng mại .......................................................................... 38 1.7. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN VÀ BÀI HỌC CHO CÁC NHTM VIỆT NAM…………………………………………………….…..41 1.7.1. Kinh nghiệm về phát triển………………….………………….41 1.7.2. Bài học rút ra cho các NHTM Việt Nam……………………..46 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BIÊN MẬU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ................................................................................................................. 48 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VIỆT NAM – TRUNG QUỐC TẠI LẠNG SƠN ........................................................... 48 2.1.1. Một số đặc điểm chung của tỉnh Lạng Sơn: ............................. 48 2.1.2. Thực trạng giao dịch và trao đổi thƣơng mại Việt – Trung ... 49 2.2. THỰC TRẠNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ....................................................... 53 2.2.1. Khái quát chung hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn .......................................................................................................... 53

2.2.2 Quá trình triển khai và thực trạng hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ...... 56 2.3. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BIÊN MẬU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ............................................................................ 71 2.3.1 Những kết quả đạt đƣợc .............................................................. 71 2.3.2 Những vấn đề còn tồn tại, khó khăn, vƣớng mắc ..................... 74 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại .................................................. 77 Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BIÊN MẬU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ............................... 87 3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BIÊN MẬU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN ........................................................................... 87 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BIÊN MẬU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN .......................... 90 3.2.1. Các giải pháp vĩ mô ..................................................................... 90 3.2.2 Các giải pháp vi mô ...................................................................... 95 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 112 3.3.1 Đối với Chính phủ ...................................................................... 114 3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc .................................................... 116 3.3.3 Đối với các Bộ, Ngành khác ....................................................... 118 KẾT LUẬN .................................................................................................. 121 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, toàn cầu hoá và khu vực hoá đang trở thành một trong những xu hướng phát triển chủ yếu của các quan hệ kinh tế quốc tế. Điều đó đã góp phần thúc đẩy sự phát triển đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung, từng quốc gia nói riêng trong đó có Việt Nam. Với đường lối, chính sách đổi mới đất nước của Đảng và Nhà nước ta theo hướng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực nhất là quan hệ kinh tế với các nước có chung đường biên giới, trong đó có Trung Quốc. Trong những năm qua, hoạt động buôn bán thương mại Việt - Trung không ngừng được mở rộng với số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK) giữa hai nước ngày càng tăng. Hiện nay, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch mậu dịch song phương chính ngạch năm 2010 đạt 27 tỷ USD, qua đó góp phần quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích chung đấy chính là việc hợp tác thanh toán biên mậu (TTBM) qua hệ thống ngân hàng hai nước trong những năm qua đã có những bước phát triển đáng kể. Lãnh đạo cấp cao Ngân hàng trung ương hai nước đã tiến hành ký kết Hiệp định Thanh toán và Hợp tác giữa hai nước ngày 26/05/1993, và Hiệp định sửa đổi bổ sung ngày 16/10/2003. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quy chế thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc được áp dụng thí điểm từ năm 1997 đến nay, các hình thức thanh toán biên mậu đã được các ngân hàng thương mại triển khai rộng rãi, đáp ứng được nhu cầu thanh toán bằng bản tệ ngày càng tăng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua biên giới với Trung Quốc, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hoà nhịp với tình hình chung đó, với đặc thù là một tỉnh biên giới, hoạt động thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại (NHTM) trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những năm qua luôn diễn ra sôi động, không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng thanh toán. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu biên giới trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc, nổi cộm như: tình trạng buôn lậu, trốn thuế, những bất cập về vấn đề cơ chế pháp lý của hoạt động thanh toán biên mậu chậm được bổ sung, sửa đổi theo kịp với tình hình thực tiễn, số lượng và số lần các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thanh toán qua hệ thống ngân hàng vẫn chưa tương xứng với thực tế, chất lượng dịch vụ thanh toán, các thủ tục thanh toán, thời gian, hiệu quả thực hiện...chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, việc tìm ra những giải pháp nhằm quản lý và nâng cao chất lượng thanh toán biên mậu đang là một nhu cầu bức thiết, một đòi hỏi khách quan không chỉ đối với sự phát triển kinh tế trên địa bàn mà còn đối với chính sự phát triển hoạt động này tại các ngân hàng trên địa bàn. Xuất phát từ những vấn đề và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” làm luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay, đã có một số luận văn nghiên cứu về vấn đề thanh toán biên mậu. Luận văn của tác giả Nguyễn Bá Bách năm 2011 với vấn đề nghiên cứu "Phát triển thanh toán biên mậu Việt - Trung tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lạng Sơn" và luận văn của tác giả Nguyễn Thị Phượng năm 2003 với đề tài “Giải pháp mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán biên giới tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam”. Tuy nhiên, việc nghiên cứu riêng về vấn đề thanh toán biên mậu đối với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn là chưa có. Do đó tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài này để nghiên cứu.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất các giải pháp nhằm quản lý và phát triển hoạt động thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Với mục đích nêu trên, đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những lý luận cơ bản về hoạt động thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang thực hiện thanh toán biên mậu. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu hoạt động thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đứng trên góc độ từ phía các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh từ khi bắt đầu triển khai hoạt động thanh toán biên mậu đến hết năm 2010, để từ đó phân tích rõ thực trạng đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể để giúp các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hoạt động thanh toán biên mậu. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn dựa trên một số phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng Phân tích, xem xét sự phát triển của hoạt động thanh toán biên mậu trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài (yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia và quốc tế), các yếu tố bên trong (các yếu tố nội tại của ngân hàng thương mại). Phương pháp lịch sử:

Xem xét hoạt động thanh toán biên mậu trong quá khứ, hiện tại để rút ra các mặt được và chưa được trong phát triển hoạt động thanh toán biên mậu. Từ đó, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động dịch vụ này. Đồng thời luận văn cũng kết hợp sử dụng tổng hợp các phương pháp: Phương pháp thống kê, đối chiếu so sánh, phân tích, tổng hợp…nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về thanh toán biên mậu. - Phân tích thực trạng trong đó nêu rõ kết quả, hạn chế và phân tích những nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại trong chất lượng thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Đề xuất, kiến nghị một số giải pháp có tính khả thi nhằm hoàn thiện hơn nữa chất lượng hoạt động thanh toán biên mậu qua hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 7. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán biên mậu Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN BIÊN MẬU Đối với bất kỳ vấn đề cần nghiên cứu nào thì việc tìm hiểu lý luận chung luôn là điều cần thiết và quan trọng. Từ thực tế đó chương I của luận văn sẽ đề cập đến những nội dung lý thuyết cơ bản về thanh toán biên mậu như khái niệm, đặc điểm và ưu điểm của thanh toán biên mậu; vai trò, ý nghĩa của hoạt động thanh toán biên mậu đối với nền kinh tế nói chung, đối với các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói riêng. Bên cạnh đó để có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn đối với vấn đề thanh toán biên mậu, chương I của luận văn sẽ đề cập đến một số nét chung về các lĩnh vực khác có liên quan như hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là hội nhập kinh tế khu vực các quốc gia Đông nam á (ASEAN) – Trung Quốc, lĩnh vực thương mại quốc tế và những ảnh hưởng của các vấn đề đó đối với hoạt động thanh toán biên mậu. Ngoài ra để đánh giá được hiệu quả hoạt động đối với công tác thanh toán biên mậu, nội dung chương I đưa ra các nhân tố chủ quan, yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán biên mậu và giới thiệu một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng của loại hình dịch vụ ngân hàng này. 1.1. VÀI NÉT VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ KHU VỰC 1.1.1 Khái niệm: Hội nhập kinh tế khu vực là một phần của hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do hóa và mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau, từ đơn phương đến song phương, tiểu khu vực/vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Hội nhập kinh tế có thể diễn ra
số lượng khách hàng cũng như doanh số thực hiện TTBM qua hệ thống ngân hàng còn đạt tỷ lệ thấp so với doanh số thực tế. Điều đó tạo điều kiện cho các cá nhân thực hiện hoạt động thu đổi ngoại tệ phục vụ XNK qua biên giới ngày càng phát triển, thậm chí có phần lấn át ngân hàng. Mặt khác, cơ cấu khách hàng chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở các khách hàng đã có quan hệ tín dụng, vì vậy hoạt động TTBM của các ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều từ hoạt động tín dụng. 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại Trong thời gian qua, việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán biên mậu của các NHTM trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn nhiều tồn tại vướng mắc, cả về phía cơ chế chính sách của Nhà nước cũng như từ chủ quan của các NHTM, điều đó xuất phát từ các nguyên nhân sau: 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan: a. Một số bất cập, vướng mắc trong quan hệ xuất, nhập khẩu biên giới Việt – Trung: - Thứ nhất, mặc dù hai nước có đường biên giới chung nhau, có nhiều điều kiện tương đồng về lịch sử, xã hội, kinh tế…nhưng quan hệ kinh tế đối ngoại giữa hai nước vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai nước. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam và nước ta cũng đã có những bước phát triển đáng ghi nhận trong việc thâm nhập thị trường Trung Quốc nhưng kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước. - Thứ hai, quan hệ ngoại thương giữa hai nước thể hiện sự chênh lệch rất rõ về trình độ ngoại thương và khả năng cạnh tranh của các mặt hàng xuất nhập khẩu của Trung Quốc, cụ thể: + Trung Quốc thực hiện chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường trước Việt Nam 10 năm, là nước lớn, đông dân, có tiềm lực kinh tế mạnh, có
kinh nghiệm về quan hệ ngoại thương với nhiều nước trên thế giới, hiện nay nền kinh tế Trung Quốc đã đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm quốc nội. + Chính phủ Trung Quốc có nhiều chính sách mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động ngoại thương và có những chính sách cụ thể với từng đối tác kinh tế. Đối với Việt Nam, Trung Quốc duy trì hai chính sách ngoại thương là “ Quốc mậu” và “ Biên mậu” trong đó chủ trương duy trì chính sách biên mậu, theo đó hàng hoá xuất, nhập khẩu qua biên giới theo con đường “tiểu ngạch” có thể dưới dạng chính thức (kê khai nộp thuế đầy đủ), hay không chính thức nẩy sinh tình trạng gian lận thương mại như: buôn lậu, trốn thuế làm cho những rào cản bảo hộ hàng hoá trong nước và chính sách xuất nhập khẩu của Việt Nam trở nên kém hiệu quả. + Nhiều mặt hàng của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh cao do ưu thế về chất lượng, chủng loại, giá thành thấp phù hợp với thị trường Việt Nam, trong khi đó hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng giá trị thấp và thường bị tác động của thị trường thế giới theo xu hướng giảm (hàng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến). - Thứ ba, khả năng đáp ứng của hàng hoá Việt Nam và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Trong quan hệ thương mại với Trung Quốc là mối quan hệ giữa một thị trường lớn, có khả năng cạnh tranh cao và một thị trường nhỏ, sức cạnh tranh yếu. Do đó, trong quan hệ xuất nhập khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị trường Trung Quốc mang tính chất bổ sung, còn đối với hàng hoá của Trung Quốc vào thị trường Việt Nam, tính bổ sung thấp nhưng tính cạnh tranh là rất cao. Các doanh nghiệp Việt Nam lượng hàng hoá còn nhỏ bé, chưa có chiến lược xuất khẩu cụ thể sang thị trường Trung Quốc, còn thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về thị trường và doanh nghiệp Trung Quốc, từ đó dẫn đến những rủi ro và thiệt hại trong quan hệ buôn bán.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

@123linh

New Member
Chào bạn. Mình cần tài liệu này để làm bài nghiên cứu. Phiền bạn hỗ trợ giúp mình nhé ạ
 

@123linh

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Quản lý hoạt động thanh toán biên mậu của các Ngân hàng Thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 20
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho
dạ em chào chị, hiện tại em đang cần tải tài liệu cho một bài nghiên cứu em đang thực hiện, chị có thể cho em xin file tài liệu này được không ạ
Em Thank chị nhiều ạ
 

daigai

Well-Known Member
dạ em chào chị, hiện tại em đang cần tải tài liệu cho một bài nghiên cứu em đang thực hiện, chị có thể cho em xin file tài liệu này được không ạ
Em Thank chị nhiều ạ
Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Quản lý hoạt động cố vấn học tập cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
R Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh các trường THCS TP Nam định Luận văn Sư phạm 0
R Quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý hoạt động tự doanh chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán MB Luận văn Kinh tế 0
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý hoạt động tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học của tổ trưởng Luận văn Sư phạm 0
D hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Quy Nhơn Khoa học Tự nhiên 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoạt động quản lý kho hàng của gemadept logistics company với vinmart Luận văn Kinh tế 0
A Quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án BOT tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - chi nhánh thành phố Hà nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top