lilo_mimi2606

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 05
Nhà xuất bản: ĐHKT
Ngày: 2008
Chủ đề: Hà Tĩnh
Kinh tế
Ngân sách nhà nước
Quản lý nhà nước
Miêu tả: 98 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Quản trị kinh doanh -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý NSNN và vai trò của việc đổi mới và tăng cường công tác quản lý NSNN trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý NSNN trên địa bàn Hfa Tĩnh 3 năm qua (2005-2007) trên các mặt quản lý thu, quản lý chi ngân sách địa phương, phân cấp quản lý NSNN của tỉnh Hà Tĩnh. Đánh giá khái quát những kết quả, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Đề xuất một số giải pháp về quản lý NSNN tại Hà Tĩnh trong giai đoạn từ 2008 – 2010 trên một số lĩnh vực: tăng cường quản lý các nguồn thu ngân sách; quản lý chặt chẽ, hợp lý các khoản chi ngân sách; phấn đấu nuôi dưỡng nguồn thu, tiết kiệm chi; tiến hành cải cách hành chính trong hoạt động tài chính ở địa phương…nhằm làm cho hoạt động quản lý tài chính – ngân sách có hiệu quả trong việc đáp ứng nguồn lực để thực hiện chức năng nhiệm vụ của hệ thống chính trị, duy trì và phát triển các sự nghiệp, tích lũy vốn cho đầu tư, thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện đường lối cña §¶ng vÒ đổi mới và phát triển kinh tế ở nước ta, xây
dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhà nước cần
đổi mới và từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách kinh tế nói chung và cơ
chế quản lý tài chính nói riêng: Thống nhất nền tài chính quốc gia, nâng cao tính chủ
động và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng và quản lý
Ngân sách Nhà nước, củng cố kỷ luật tài chính, khai thác tốt nội lực, đa dạng hoá
nguồn vốn xã hội cho đầu tư phát triển, làm giàu đất nước, sử dụng tiết kiệm có hiệu
quả nguồn vốn và tài sản của Nhà nước, tăng tích luỹ cho việc phát triển của nền kinh
tế thị trường đúng hướng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.
Ngân sách nhà nước ở tầm quốc gia và địa phương bao giờ cũng luôn được
Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng quan tâm
đặc biệt, coi ®ã là một công cụ rÊt quan trọng để thực hiện việc điều tiết kinh tế vĩ
mô. Theo đó, ngân sách các cấp địa phương là công cụ để các cấp chính quyền
®Þa ph-¬ng thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong quá trình
quản lý kinh tế xã hội, an ninh, quốc phòng. Trong thùc tiÔn, công tác quản lý
ngân sách lại rất cần đến các nghiên cứu, tổng kết hay điều tra ở thời kỳ trước để
làm nền tảng cho việc hoàn thiện ở thời kỳ sau phù hợp với những điều kiện, hoàn
cảnh, nguồn lực có thể thay đổi và nhu cầu cũng như quan điểm phát triển.
Luật Ngân sách Nhà nước mới ban hành năm 2002, có hiệu lực từ năm 2004
là cơ sở pháp lý cơ bản để tổ chức quản lý Ngân sách Nhà nước nói chung và Ngân
sách địa phương nói riêng nhằm phục vụ cho công cuộc đổi mới và phát triển kinh
tế. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay vẫn còn một số yếu tố, điều kiện tiền đề chưa
đồng bộ, ảnh hưởng đến quá trinh quản lý Ngân sách Nhà nước tại các địa phương,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiviệc quản lý ngân sách còn lúng túng, thiếu tính thống nhất, chưa đáp ứng được
yêu cầu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Thực tế, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, công tác quản lý Ngân sách cũng
bộc lộ nhiều tồn tại: Thu ngân sách trên địa bàn bình quân hàng năm chỉ đáp ứng
được 35% nhu cầu chi tối thiểu; quy trình quản lý khai thác nguồn thu, quản lý và
kiểm soát chi ngân sách, cơ chế phân cấp quản lý ngân sách, tổ chức bộ máy quản
lý ngân sách nhà nước.... đang còn nhiều vấn đề tồn tại chưa được củng cố và hoàn
thiện. Bên cạnh đó, các yếu tố và điều kiện mới có tác động thuận lợi đến sự phát
triển kinh tế của địa phương trong thời gian tới thì vấn đề quản lý Ngân sách Nhà
nước trên địa bàn được đặt ra với tầm quan trọng đặc biệt và có tính cấp bách.
Trong khuôn khổ và bối cảnh đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý
Ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh”, ®ể làm sáng tỏ những vấn đề
phát sinh từ thực tiễn và đặc thù công tác quản lý ngân sách ở địa phương, tìm ra
các giải pháp tăng cường quản lý Ngân sách Nhà nước: Cơ chế phân cấp quản lý
ngân sách, đổi mới việc quản lý khai thác nguồn thu, quản lý điều hành chi ngân
sách nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý ngân sách trên địa
bàn góp phần thực hiện nhanh mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,
đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
2. Tình hình nghiên cứu:
Trong sách báo kinh tế nước ta thời gian qua đã có một số đề tài khoa học,
luận văn và các công trình nghiên cứu của một số tác giả đã đề cập đến vấn đề này
ở nhiều khía cạnh, phạm vi khác nhau. Mỗi công trình đều có mục đích, phương
pháp theo cách tiếp cận riêng về ngân sách nhà nước như: “Giải pháp nâng cao
hiệu quả quản lý và điều hành Ngân sách nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở tại
Việt Nam”- Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Văn Nhất, “Đổi mới Ngân sách
Nhà nước” của Tào Hữu Phùng và Nguyễn Công Nghiệp, “Quản lý tài chính công
ở Việt nam, Thực trạng và những giải pháp tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quảquản lý Tài chính công” của Dương Đăng Chinh và Đặng Văn Du- Học viện Tài
chính, “Chính sách kinh tế- Tài chính vĩ mô, hoạt động điều hành giai đoạn 2001-
2005 và nmột số định hướng giai đoạn 2006-2010” của tác giả Nguyễn Thị Thanh
Thảo và Nguyễn Thị Lệ Hằng-Viện Khoa học Tài chính...... Các công trình nghiên
cứu đã đi sâu vào các vấn đề chủ yếu của Ngân sách Nhà nước là thu, chi, phân cấp
quản lý, áp dụng luật Ngân sách Nhà nước trong quá trình quản lý, giải quyết nhiều
vấn đề về việc quản lý Ngân sách Nhà nước…
Tuy nhiên, tại địa bàn tỉnh Hà Tĩnh chưa có đề tài khoa học, luận văn nào đề
cập đến vấn đề này, nhất là kể từ khi Luật ngân sách nhà nước mới ra đời năm
2002 và có hiệu lực thi hành từ năm 2004. Nhiều vấn đề về quản lý ngân sách đã
nảy sinh ở cả 3 cấp chính quyền địa phương với những điều kiện và hoàn cảnh
mới, rất cần đến sự mổ xẻ, thống nhất cả về mặt lý luận và thực tiễn. Chính vì vậy,
trong nội dung luận văn Thạc sỹ của mình, tác giả sẽ chuyên sâu vào nghiên cứu
các vấn đề : lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước, Phân tích rõ thực trạng về công
tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn Hà tĩnh; Đề xuất một số giải pháp
nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích của luận văn là đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác
quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới. Để thực
hiện được mục đích này, tác giả đã đề ra nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách
nhà nước.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà
Tĩnh ;
- Trên cơ sở các phân tích trên, đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm đổi
mới và hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Hiền Trần

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh : Luận văn ThS. Kinh doanh và quản lý: 60 34 05
Link tải Free download cho anh em kết nối:
Tài liệu đang trong kho của Ket-noi, ai cần thì trả lời để mods up lên cho
ad cho em xin link tải tài liệu này với, em Thank ad ạ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top