Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nước thì hoạt động quản lý ngân sách nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, thể
hiện qua việc huy động, phân bổ nguồn lực hợp lý, bảo đảm cân đối thu chi, làm
lành mạnh tình hình tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Tuy nhiên, thực tiễn đời sống kinh tế xã hội đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi
công tác quản lý ngân sách nhà nước phải tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa.
Từ ngày 01/08/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Hoài Đức được
sáp nhập vào Hà Nội. Ngày 21/09/2012 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành
Quyết định số 4157/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo bản Quy
hoạch, đến năm 2020 Hoài Đức trở thành một vùng đô thị mới phát triển có hệ
thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, đến năm 2030 Hoài Đức trở thành trung
tâm đô thị hiện đại của Thành phố, có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường
trong lành, có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp kết hợp dịch vụ
du lịch sinh thái, duy trì sự phát triển hiệu quả, bền vững các làng nghề và ngành
nghề truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay Hoài Đức vẫn còn là huyện nông nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp nên khả năng huy động nguồn thu ngân sách nhà nước thấp,
trong khi đó nhu cầu chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, nhất là các
khoản chi cho xây dựng đô thị, giáo dục, y tế. Việc nâng cao hiệu quả quản lý ngân
sách huyện Hoài Đức là hết sức quan trọng, góp phần phát triển địa phương.
Thời gian qua, công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức dù có
những bước tiến tích cực, thu ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi góp phần kích
thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục, hoàn
thiện. Ví dụ như : quan hệ giữa các cấp ngân sách, việc lập và chấp hành dự toán
ngân sách, sử dụng hợp lý các nguồn lực. Quản lý ngân sách vừa phải bảo đảm
nguyên tắc tài chính quốc gia, vừa phải phát huy chức năng động, sáng tạo, tự chủ và
minh bạch. Vì vậy, tui chọn đề tài “Quản lý ngân sách tại huyện Hoài Đức,
Thành phố Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏ
trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những lý luận cơ bản về
quản lý ngân sách nhà nước. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động
quản lý ngân sách nhà nước của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, luận văn đề ra
những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước
huyện Hoài Đức trong giai đoạn tới, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, tác giả sẽ thực hiện một số công việc :
Nghiên cứu một số lý luận về quản lý ngân sách nhà nước, làm rõ nội dung
quản lý ngân sách nhà nước, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách nhà
nước trong đó tập trung vào quản lý ngân sách cấp địa phương.
Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước hiện nay trên địa bàn huyện
Hoài Đức, làm rõ đặc thù và những mặt tích cực, mặt yếu kém, nguyên nhân và những
bài học kinh nghiệp trong công tác quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Hoài Đức.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước ở
huyện Hoài Đức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: những vấn đề lý luận về quản lý NSNN ;
các hoạt động quản lý NSNN tại huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn :
- Về nội dung : Luận văn nghiên cứu về quản lý thu, quản lý chi, định mức,
chi tiêu cơ bản của NSNN huyện Hoài Đức ở các cấp chính quyền địa phương.
- Về thời gian : luận văn đánh giá hoạt động quản lý NSNN huyện Hoài Đức
trong giai đoạn 2010 - 2014.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Nội dung quản lý NSNN là gì? Thực trạng hoạt động quản lý NSNN tại
huyện Hoài Đức hiện nay như thế nào? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý
NSNN huyện Hoài Đức trong thời gian tới?
4. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu luận văn này được chia thành bốn
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số lý vấn đề lý luận về
quản lý ngân sách địa phương
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá hoạt động quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức
Chương4: Giải pháp quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất
nước thì hoạt động quản lý ngân sách nhà nước có vai trò hết sức quan trọng, thể
hiện qua việc huy động, phân bổ nguồn lực hợp lý, bảo đảm cân đối thu chi, làm
lành mạnh tình hình tài chính, thúc đẩy nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững.
Tuy nhiên, thực tiễn đời sống kinh tế xã hội đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi
công tác quản lý ngân sách nhà nước phải tiếp tục được hoàn thiện hơn nữa.
Từ ngày 01/08/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Hoài Đức được
sáp nhập vào Hà Nội. Ngày 21/09/2012 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành
Quyết định số 4157/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội huyện Hoài Đức đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo bản Quy
hoạch, đến năm 2020 Hoài Đức trở thành một vùng đô thị mới phát triển có hệ
thống giao thông tương đối hoàn chỉnh, đến năm 2030 Hoài Đức trở thành trung
tâm đô thị hiện đại của Thành phố, có kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường
trong lành, có cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp kết hợp dịch vụ
du lịch sinh thái, duy trì sự phát triển hiệu quả, bền vững các làng nghề và ngành
nghề truyền thống. Tuy nhiên, hiện nay Hoài Đức vẫn còn là huyện nông nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp nên khả năng huy động nguồn thu ngân sách nhà nước thấp,
trong khi đó nhu cầu chi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội là rất lớn, nhất là các
khoản chi cho xây dựng đô thị, giáo dục, y tế. Việc nâng cao hiệu quả quản lý ngân
sách huyện Hoài Đức là hết sức quan trọng, góp phần phát triển địa phương.
Thời gian qua, công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức dù có
những bước tiến tích cực, thu ngân sách cơ bản đáp ứng nhu cầu chi góp phần kích
thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần khắc phục, hoàn
thiện. Ví dụ như : quan hệ giữa các cấp ngân sách, việc lập và chấp hành dự toán
ngân sách, sử dụng hợp lý các nguồn lực. Quản lý ngân sách vừa phải bảo đảm
nguyên tắc tài chính quốc gia, vừa phải phát huy chức năng động, sáng tạo, tự chủ và
minh bạch. Vì vậy, tui chọn đề tài “Quản lý ngân sách tại huyện Hoài Đức,
Thành phố Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp một phần nhỏ
trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu những lý luận cơ bản về
quản lý ngân sách nhà nước. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động
quản lý ngân sách nhà nước của huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội, luận văn đề ra
những giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước
huyện Hoài Đức trong giai đoạn tới, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu, tác giả sẽ thực hiện một số công việc :
Nghiên cứu một số lý luận về quản lý ngân sách nhà nước, làm rõ nội dung
quản lý ngân sách nhà nước, các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách nhà
nước trong đó tập trung vào quản lý ngân sách cấp địa phương.
Đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước hiện nay trên địa bàn huyện
Hoài Đức, làm rõ đặc thù và những mặt tích cực, mặt yếu kém, nguyên nhân và những
bài học kinh nghiệp trong công tác quản lý ngân sách nhà nước ở huyện Hoài Đức.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước ở
huyện Hoài Đức, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: những vấn đề lý luận về quản lý NSNN ;
các hoạt động quản lý NSNN tại huyện Hoài Đức – TP. Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn :
- Về nội dung : Luận văn nghiên cứu về quản lý thu, quản lý chi, định mức,
chi tiêu cơ bản của NSNN huyện Hoài Đức ở các cấp chính quyền địa phương.
- Về thời gian : luận văn đánh giá hoạt động quản lý NSNN huyện Hoài Đức
trong giai đoạn 2010 - 2014.
Câu hỏi nghiên cứu:
- Nội dung quản lý NSNN là gì? Thực trạng hoạt động quản lý NSNN tại
huyện Hoài Đức hiện nay như thế nào? Làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý
NSNN huyện Hoài Đức trong thời gian tới?
4. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc luận văn: Ngoài phần mở đầu luận văn này được chia thành bốn
chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và một số lý vấn đề lý luận về
quản lý ngân sách địa phương
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Đánh giá hoạt động quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức
Chương4: Giải pháp quản lý ngân sách nhà nước huyện Hoài Đức
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links