Download miễn phí Đề tài Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với thị trường và thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 2
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa của luận văn 3
5. Kết cấu của luận văn 3
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG VÀ THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM TRA, KIỂM SOÁT THỊ TRƯỜNG. 4
1.1.Quản lý và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với thị trường. 4
1.2. Chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với thị trường. 14
1.3 Cở sở pháp luật của quản lý nhà nước đối với thị trường và chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường. 22
Chương 2: Thực trạng và giải pháp tăng cường thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước về thị trường ở Việt Nam hiện nay. 27
2.1. Thực trạng thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường của cơ quan nhà nước có chức năng quản lý thị trường (1997-2002). 27
2.2. Giải pháp tăng cường chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước về thị trường ở Việt Nam hiện nay. 34
KẾT LUẬN 42
PHỤ LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-de_tai_quan_ly_nha_nuoc_bang_phap_luat_doi_voi_thi_truong_va_40ItRhzOGk.png /tai-lieu/de-tai-quan-ly-nha-nuoc-bang-phap-luat-doi-voi-thi-truong-va-thuc-hien-chuc-nang-kiem-tra-kiem-soat-thi-truong-88900/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Hai: Buôn lậu.
Buôn lậu là một hiện tượng kinh tế phát sinh từ lâu đời, xuất hiện hầu như ở khắp các nước trên thế giới, có nơi, có lúc trở thành quốc nạn. Theo quan niệm chung nhất, buôn lậu bao gồm những hành vi sau:
- Hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hoá hay ngoại tệ, kim khí và đá quý, những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá mà Nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu, hay buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của Hải quan.
- Hành vi buôn bán trốn thuế, lậu thuế; buôn bán những hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh trong nước.
Theo Bộ luật Hình sự của Việt Nam, không phải tất cả những hành vi buôn lậu đều bị xét xử theo “Tội buôn lậu”, mà chỉ bị xét xử theo trình tự tố tụng hình sự về tội này những hành vi buôn bán hàng hoá trái phép qua biên giới có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên (hay dưới 100 triệu đồng nhưng vi phạm các quy định của Điều này), kể cả buôn bán hàng cấm, có số lượng lớn (hay tuy số lượng không lớn nhưng còn vi phạm các quy định khác của Điều này). Mặt khác, cũng theo Bộ luật Hình sự hiện hành, thì các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh ở trong nước và hành vi trốn thuế (nếu đến mức cấu thành tội phạm) thì lại bị xét xử theo những tội danh riêng (không thuộc tội buôn lậu). Ngoài ra, theo Bộ luật Hình sự thì hành vi vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới (hay tiền tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hoá, kể cả hàng cấm) cũng bị xét xử theo tội danh riêng, không xử theo “tội buôn lậu”. Tuy đây không phải là hành vi buôn bán hàng hoá trái phép qua biên giới mà chỉ là hoạt động vận chuyển, tức là một hoạt động dịch vụ gắn với việc mua bán hàng hoá nào đó, nhưng xét về bản chất thì nó cũng không thua kém gì hành vi buôn lậu.
Một đặc trưng chung của các hành vi buôn lậu cũng như hành vi vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới là việc trốn tránh sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dùng các thủ đoạn gian dối để che mắt các cơ quan này, hay cấu kết với các cơ quan này để thực hiện các hành vi đó. Trong tình hình hiện nay, công tác chống buôn lậu là một nội dung rất quan trọng, trở thành nội dung trung tâm của công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Ba: Buôn bán hàng giả.
Sản xuất hàng giả và buôn bán hàng giả là hai khâu thường gắn liền với nhau, có cùng bản chất. Vì thế, nên hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả được xem xét chung là một đối tượng không kém phần nguy hại so với buôn lậu, và cần được kiểm tra, kiểm soát gắt gao. Theo Bộ luật Hình sự của Việt Nam thì hành vi này bị xét xử theo một tội danh chung là “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”. Từ đó, nội dung công tác kiểm tra kiểm soát chống hàng giả được hiểu đầy đủ là chống sản xuất, buôn bán hàng giả, mặc dù ngày càng xuất hiện nhiều loại hàng giả được sản xuất ở một nước, nhưng buôn bán, tiêu thụ ở nước khác. Hiện nay ở nước ta cũng có nhiều loại hàng giả được sản xuất ở nước ngoài và được nhập lậu, thậm chí nhập theo đường chính thức vào để tiêu thụ; hay sau khi nhập khẩu vào rồi mới thay đổi nhãn mác, tên, địa chỉ người sản xuất và đưa ra buôn bán trên thị trường.
Việc xác định hàng giả mặc dù đã có hướng dẫn của cơ quan nhà nước song suy cho cùng là phải lấy hàng thật làm chuẩn để so sánh, đối chiếu các tiêu chí, tiêu chuẩn, nhất là tiêu chuẩn chất lượng và các nội dung khác của chúng để phát hiện sự khác biệt; nếu cần qua kiểm nghiệm, giám định của cơ quan chuyên môn kỹ thuật. Nói chung, đặc trưng chủ yếu của hàng giả là hàng có chất lượng kém, phẩm cấp thấp nhưng chủ hàng với động cơ lừa dối, thủ đoạn tinh đã cố ý nguỵ trang nó dưới danh nghĩa hàng thật, che đậy nó bằng cách làm giả, làm nhái nhãn mác hàng chính hiệu cùng loại có chất lượng tốt hơn, phẩm cấp cao hơn của các hãng sản xuất - kinh doanh được thị trường tín nhiệm và người tiêu dùng ưa chuộng nhằm dễ tiêu thụ sản phẩm của mình với khối lượng lớn, bán hàng nhanh và thu lợi nhuận lớn.
Hàng giả một mặt tàn phá nền kinh tế trong nước, làm xói mòn uy tín các thương hiệu chính phẩm và lợi ích của các nhà sản xuất chân chính; mặt khác, đặc biệt nghiêm trọng là hàng giả xâm hại lợi ích, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng người tiêu dùng, nhất là hàng giả là thực phẩm, thuốc chữa và phòng bệnh cho người, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây, con, phân bón Có thể nói, với công nghệ hiện đại, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ nhanh, hầu như ít có hay hiếm thấy loại hàng nào mà kẻ xấu không thể làm giả hay không tìm cách để làm giả. Vì thế cuộc chiến chống hàng giả không kém phần khó khăn, phức tạp so với chống buôn lậu, diễn ra không ngừng và nhiều khi rất quyết liệt nhằm bảo vệ lợi ích chung của xã hội, lợi ích và cuộc sống bình yên, an toàn của người tiêu dùng, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.
Bên cạnh hàng giả, còn các loại hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không bảo đảm tiêu chuẩn bắt buộc về chất lượng theo quy định của Nhà nước hay không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm Tuy không thuộc “phạm trù hàng giả”, nhưng hành vi lưu thông, buôn bán các hàng hoá này có thể được xếp chung vào nhóm đối tượng “buôn bán hàng giả” để tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các vi phạm theo các quy định pháp luật có liên quan, vì các vi phạm thuộc loại này gây nguy hại trực tiếp tới lợi ích, sức khoẻ người tiêu dùng không kém gì hàng rởm, hàng giả.
Ngoài ra, các loại tem, vé, văn bằng, hoá đơn tài chính hay các giấy tờ có giá khác được làm giả và mua - bán như hàng hoá thì đều bị coi là hàng giả, và cần xử lý nghiêm các hành vi buôn bán này. Việc thực hiện dán tem đối với một số sản phẩm sản xuất trong nước hay nhập khẩu vừa có tác dụng chống hàng nhập lậu, vừa có tác dụng chống hàng giả. Tuy nhiên, nếu việc tổ chức dán tem hay quản lý tem không chặt chẽ thì chính tem (có thể là tem thật bị lọt ra ngoài vòng kiểm soát, tem thật quay vòng tái sử dụng hay là tem giả) lại tạo ra nơi ẩn náu mới cho hàng lậu, hàng giả, vừa gây khó khăn cho việc kiểm tra, kiểm soát, vừa gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng.
Bốn: Gian lận thương mại.
Gian lận thương mại là một trong những đối tượng của kiểm tra, kiểm soát thị trường.Trong hoạt động thương mại thường gặp các hành vi gian lận sau:
+ Gian lận đối với khách hàng và người tiêu dùng, như: gian dố...