Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Phân tích khái niệm, đặc điểm và nội dung của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Trình bày thực trạng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa; quá trình phát triển của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; thực trạng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tìm hiểu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở tỉnh Thanh Hóa: đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch khoa học và công nghệ; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; đổi mới quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ …
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng
của khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH) của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, KH&CN đã được xác định "là quốc
sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để
giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội", là "động
lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định,
nhưng nhìn chung KH&CN nước ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng
cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền
tảng và động lực phát triển KT-XH. Một trong những nguyên nhân cơ bản của
thực trạng trên là quản lý nhà nước (QLNN) về KH&CN còn chưa đổi mới
kịp so với yêu cầu chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Thanh Hóa là tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn (thứ năm
toàn quốc), dân số đông (thứ ba toàn quốc), có vị trí địa lý thuận lợi và tiềm
năng tương đối phong phú, song đến nay vẫn là một tỉnh nghèo. Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định mục tiêu đến năm 2020
Thanh Hóa trở thành tỉnh tiên tiến. Để đạt được mục tiêu đó, phát triển KH&CN
đã được tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong những giải pháp quan trọng.
Để KH&CN của tỉnh phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển
KT-XH của địa phương thì việc đổi mới QLNN về KH&CN là rất cần thiết.
Hoạt động QLNN về KH&CN ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, nhất là
sau khi có Luật KH&CN (năm 2000), bên cạnh những kết quả quan trọng đã
đạt được, cũng bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập cả về xây dựng và ban hành
pháp luật, thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về KH&CN. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KH&CN
mới chỉ tập trung vào việc quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh. Hầu hết
các nội dung khác về quản lý KH&CN không có văn bản quy phạm pháp luật
của Tỉnh để điều chỉnh.
Việc thực hiện pháp luật về KH&CN còn nhiều hạn chế, bất cập: Bộ
máy QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa được hoàn thiện
theo quy định; thiếu nhiều cơ chế, chính sách để có thể thực hiện có hiệu quả
hoạt động QLNN về KH&CN; mới tập trung vào quản lý hoạt động nghiên
cứu triển khai, chủ yếu là quản lý các nhiệm vụ KH&CN, các nội dung quản
lý khác hầu như chưa được triển khai thực hiện hay triển khai thực hiện thiếu
hiệu quả; chỉ quản lý được các nhiệm vụ KH&CN có vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước; không thực hiện phân cấp trong quản lý KH&CN; cơ chế xin - cho
trong hoạt động nghiên cứu triển khai vẫn tồn tại; thủ tục hành chính trong hoạt
động KH&CN còn phức tạp; việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang hoạt
động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP
của Chính phủ chưa thực hiện được...
Chính vì thế, việc nghiên cứu hoạt động QLNN về KH&CN trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua để tìm ra những yếu kém, nguyên
nhân yếu kém, trên cơ sở đó tìm ra được các giải pháp tăng cường QLNN về
KH&CN của tỉnh trong thời gian tới là vấn đề hết sức cần thiết. Do vậy, tui đã
chọn đề tài "Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa" để làm luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành: Lý luận và lịch
sử nhà nước và pháp luật, mã số: 60 38 01.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu QLNN về KH&CN:
- Luận văn Thạc sĩ "Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công
nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", của Bùi Văn Sỹ, 2005, đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động QLNN về hoạt
động KH&CN; đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
QLNN về hoạt động KH&CN trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, luận văn
mới nghiên cứu QLNN về KH&CN ở góc độ chung, chưa đi sâu nghiên cứu
QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
- Luận văn Thạc sĩ "Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ ở tỉnh Đồng Nai", của Nguyễn Thị Huệ, 2005, đã đánh giá thực trạng QLNN
về KH&CN ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2005; trên cơ sở đó đề ra phương
hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động KH&CN ở tỉnh
Đồng Nai đến năm 2010. Tuy nhiên, luận văn tiếp cận vấn đề này dưới góc độ
khoa học kinh tế, không tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý.
- Luận văn Thạc sĩ "Quản lý hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát
triển công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa", của Đàm Bá Quang,
2005, đã đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát
triển công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa; trên cơ sở đó đề xuất
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ trong nông nghiệp ở Thanh
Hóa. Tuy nhiên, luận văn cũng mới chỉ tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc
độ khoa học kinh tế, không tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp
lý. Bên cạnh đó, luận văn cũng mới chỉ nghiên cứu một nội dung của QLNN
về KH&CN là hoạt động nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Như vậy, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện về QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa dưới góc độ khoa
học pháp lý.
3. Mục đích đề tài và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: tìm ra các giải pháp tăng cường QLNN về
KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
+ Thời gian nghiên cứu: từ năm 2001-2010, tập trung vào giai đoạn
2006-2010.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu đặc điểm, nội dung QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu thực trạng QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu các giải pháp tăng cường QLNN về KH&CN trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, trong luận văn sử dụng kết hợp các
phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, tổng
hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp chuyên gia.
Các tài liệu nghiên cứu chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến hoạt động QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh từ khi có Luật
KH&CN (năm 2000) đến nay; các văn bản quy phạm pháp luật và các văn
bản khác do tỉnh Thanh Hóa ban hành trong giai đoạn 2001-2010 có liên quan
đến KH&CN; các báo cáo tổng kết công tác hằng năm của ngành KH&CN
Thanh Hóa; văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN do một số tỉnh ban hành
trong giai đoạn 2001-2010; báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn
2001-2010 của một số tỉnh để đối chiếu, so sánh với tỉnh Thanh Hóa.
6. Điểm mới của luận văn
- Đã làm rõ được những vấn đề chung của QLNN về KH&CN trên địa
bàn tỉnh: khái niệm, đặc điểm, nội dung QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật -- Khoa Luật . Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Phân tích khái niệm, đặc điểm và nội dung của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ. Trình bày thực trạng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa: khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa; quá trình phát triển của quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; thực trạng quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Tìm hiểu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ ở tỉnh Thanh Hóa: đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch khoa học và công nghệ; hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; đổi mới quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ …
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, không ai có thể phủ nhận được vai trò đặc biệt quan trọng
của khoa học và công nghệ (KH&CN) đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
(KT-XH) của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, KH&CN đã được xác định "là quốc
sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện cần thiết để
giữ vững độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội", là "động
lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa".
Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định,
nhưng nhìn chung KH&CN nước ta còn nhiều mặt yếu kém, còn có khoảng
cách khá xa so với thế giới và khu vực, chưa đáp ứng được yêu cầu là nền
tảng và động lực phát triển KT-XH. Một trong những nguyên nhân cơ bản của
thực trạng trên là quản lý nhà nước (QLNN) về KH&CN còn chưa đổi mới
kịp so với yêu cầu chuyển sang nền kinh tế thị trường.
Thanh Hóa là tỉnh ở khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn (thứ năm
toàn quốc), dân số đông (thứ ba toàn quốc), có vị trí địa lý thuận lợi và tiềm
năng tương đối phong phú, song đến nay vẫn là một tỉnh nghèo. Nghị quyết Đại
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định mục tiêu đến năm 2020
Thanh Hóa trở thành tỉnh tiên tiến. Để đạt được mục tiêu đó, phát triển KH&CN
đã được tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong những giải pháp quan trọng.
Để KH&CN của tỉnh phát triển, góp phần tích cực vào sự phát triển
KT-XH của địa phương thì việc đổi mới QLNN về KH&CN là rất cần thiết.
Hoạt động QLNN về KH&CN ở tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua, nhất là
sau khi có Luật KH&CN (năm 2000), bên cạnh những kết quả quan trọng đã
đạt được, cũng bộc lộ nhiều yếu kém, bất cập cả về xây dựng và ban hành
pháp luật, thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về KH&CN. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực KH&CN
mới chỉ tập trung vào việc quản lý các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh. Hầu hết
các nội dung khác về quản lý KH&CN không có văn bản quy phạm pháp luật
của Tỉnh để điều chỉnh.
Việc thực hiện pháp luật về KH&CN còn nhiều hạn chế, bất cập: Bộ
máy QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa được hoàn thiện
theo quy định; thiếu nhiều cơ chế, chính sách để có thể thực hiện có hiệu quả
hoạt động QLNN về KH&CN; mới tập trung vào quản lý hoạt động nghiên
cứu triển khai, chủ yếu là quản lý các nhiệm vụ KH&CN, các nội dung quản
lý khác hầu như chưa được triển khai thực hiện hay triển khai thực hiện thiếu
hiệu quả; chỉ quản lý được các nhiệm vụ KH&CN có vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước; không thực hiện phân cấp trong quản lý KH&CN; cơ chế xin - cho
trong hoạt động nghiên cứu triển khai vẫn tồn tại; thủ tục hành chính trong hoạt
động KH&CN còn phức tạp; việc chuyển đổi các tổ chức KH&CN sang hoạt
động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115/2005/NĐ-CP
của Chính phủ chưa thực hiện được...
Chính vì thế, việc nghiên cứu hoạt động QLNN về KH&CN trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua để tìm ra những yếu kém, nguyên
nhân yếu kém, trên cơ sở đó tìm ra được các giải pháp tăng cường QLNN về
KH&CN của tỉnh trong thời gian tới là vấn đề hết sức cần thiết. Do vậy, tui đã
chọn đề tài "Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa" để làm luận văn thạc sĩ Luật học, chuyên ngành: Lý luận và lịch
sử nhà nước và pháp luật, mã số: 60 38 01.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu QLNN về KH&CN:
- Luận văn Thạc sĩ "Quản lý nhà nước về hoạt động khoa học và công
nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", của Bùi Văn Sỹ, 2005, đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động QLNN về hoạt
động KH&CN; đưa ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
QLNN về hoạt động KH&CN trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, luận văn
mới nghiên cứu QLNN về KH&CN ở góc độ chung, chưa đi sâu nghiên cứu
QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
- Luận văn Thạc sĩ "Hoàn thiện quản lý nhà nước về khoa học và công
nghệ ở tỉnh Đồng Nai", của Nguyễn Thị Huệ, 2005, đã đánh giá thực trạng QLNN
về KH&CN ở tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2001 - 2005; trên cơ sở đó đề ra phương
hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động KH&CN ở tỉnh
Đồng Nai đến năm 2010. Tuy nhiên, luận văn tiếp cận vấn đề này dưới góc độ
khoa học kinh tế, không tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp lý.
- Luận văn Thạc sĩ "Quản lý hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát
triển công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa", của Đàm Bá Quang,
2005, đã đánh giá thực trạng quản lý hoạt động nghiên cứu ứng dụng và phát
triển công nghệ trong nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa; trên cơ sở đó đề xuất
phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt
động nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ trong nông nghiệp ở Thanh
Hóa. Tuy nhiên, luận văn cũng mới chỉ tiếp cận vấn đề nghiên cứu dưới góc
độ khoa học kinh tế, không tiếp cận, nghiên cứu dưới góc độ khoa học pháp
lý. Bên cạnh đó, luận văn cũng mới chỉ nghiên cứu một nội dung của QLNN
về KH&CN là hoạt động nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Như vậy, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn
diện về QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa dưới góc độ khoa
học pháp lý.
3. Mục đích đề tài và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: tìm ra các giải pháp tăng cường QLNN về
KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. - Phạm vi nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
+ Thời gian nghiên cứu: từ năm 2001-2010, tập trung vào giai đoạn
2006-2010.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn có các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu đặc điểm, nội dung QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
- Nghiên cứu thực trạng QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Nghiên cứu các giải pháp tăng cường QLNN về KH&CN trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, trong luận văn sử dụng kết hợp các
phương pháp: phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp phân tích, tổng
hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê; phương pháp chuyên gia.
Các tài liệu nghiên cứu chủ yếu là các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan đến hoạt động QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh từ khi có Luật
KH&CN (năm 2000) đến nay; các văn bản quy phạm pháp luật và các văn
bản khác do tỉnh Thanh Hóa ban hành trong giai đoạn 2001-2010 có liên quan
đến KH&CN; các báo cáo tổng kết công tác hằng năm của ngành KH&CN
Thanh Hóa; văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN do một số tỉnh ban hành
trong giai đoạn 2001-2010; báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN giai đoạn
2001-2010 của một số tỉnh để đối chiếu, so sánh với tỉnh Thanh Hóa.
6. Điểm mới của luận văn
- Đã làm rõ được những vấn đề chung của QLNN về KH&CN trên địa
bàn tỉnh: khái niệm, đặc điểm, nội dung QLNN về KH&CN trên địa bàn tỉnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links