crystal_plane_3108
New Member
Download miễn phí Đề tài Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN - NHỮNG VẤN ĐỀ MANG TÍNH LÝ LUẬN. 3
1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN. 3
2. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN. 4
1.1. Lịch sử hình thành - Sự cần thiết thành lập công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. 6
1.2. Các mô hình công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. 13
1.3. Vai trò của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. 14
2. HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ TẠI CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN. 17
2.1. Các khái niệm cơ bản. 17
2.2. Cơ chế hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản. 22
3. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI - BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM. 26
3.1. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới. 26
3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam. 34
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. 38
1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÀNH LẬP CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN Ở VIỆT NAM 38
2. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. 43
2.1. Lịch sử hình thành công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 43
2.3. Khái quát về Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 45
3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. 53
3.1. Tình hình hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong năm qua. 53
3.2. Các kết quả đạt được - Nguyên nhân thành công. 60
3.3. Những khó khăn tồn tại - Nguyên nhân tồn tại trong hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 62
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. 80
1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. 80
1.1. Đề án xử lý nợ tồn đọng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 80
1.2. Mục tiêu nhiệm vụ và các giải pháp chính của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. 82
2. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY QUẢN LÝ NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM. 86
2.1. Về tổ chức công ty. 86
2.2. Về hoạt động của công ty. 90
3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. 92
3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành liên quan. 93
3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước. 104
3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn . 111
KẾT LUẬN 113
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-de_tai_quan_ly_no_va_khai_thac_tai_san_ngan_hang_nong_nghiep.ubAzL5bByU.swf /tai-lieu/de-tai-quan-ly-no-va-khai-thac-tai-san-ngan-hang-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-viet-nam-84178/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
+) Bán qua Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.
+) Bán cho công ty mua, bán nợ của Nhà nước (khi được thành lập)
Lập và tổ chức thực hiện đề án cơ cấu lại nợ tồn đọng bằng các biện pháp: Giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi nợ thành vốn góp theo chỉ đạo của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Sử dụng nguồn vốn của công ty để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay được giao quản lý và khai thác bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh. Riêng góp vốn, liên doanh bằng tài sản thực hiện theo đề án của công ty khi được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chấp thuận.
Mua, bán nợ tồn đọng của các Tổ chức tín dụng khác, của các Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại khác theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các hoạt động khác theo uỷ quyền của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Chế độ tài chính, hạch toán kế toán, trích lập và sử dụng quỹ
Công ty thực hiện chế độ tài chính theo quy định của Bộ tài chính và hướng dẫn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Công ty thực hiện hạch toán, kế toán, báo cáo kế toán và báo cáo thống kê theo quy định của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Công ty được trích lập và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Mô hình tổ chức của công ty:
Giám đốc: Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và pháp luật về việc điều hành hoạt động của công ty. Giám đốc do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Giám đốc có những quyền hạn và nhiệm vụ sau:
+) Tiếp nhận vốn và các nguồn lực khác được Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam giao cho công ty quản lý và sử dụng.
+) Trình Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam về việc:
. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty
. Mở chi nhánh, văn phòng đại diện.
. Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại trụ sở chính của công ty, cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại chi nhánh, văn phòng thay mặt của công ty
. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Phó Giám đốc, Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại kiện của công ty và các chức danh tương đương khác của công ty.
. Quy chế tổ chức và hoạt động của công ty.
. Phương án hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế.
. Thông qua quy chế hoạt động của chi nhánh, văn phòng thay mặt của công ty để Giám đốc ký ban hành.
. Giải thể công ty, chia, tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động của chi nhánh công ty.
. Tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán công ty.
. Báo cáo tài chính tổng hợp và quyết toán hàng năm của công ty
. Hướng dẫn cụ thể việc thực hiện các quy định của Nhà nước và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+) Bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng và Phó phòng chuyên môn, nghiệp vụ của công ty (trừ Trưởng phòng kế toán, Tổ trưởng tổ kiểm tra nội bộ); Phó Giám đốc chi nhánh, Phó văn phòng đại diện; Trưởng và Phó phòng chuyên môn nghiệp vụ của chi nhánh.
+) Tuyển dụng, sử dụng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ chính sách cán bộ của công ty theo đúng quy định của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và của pháp luật.
+) Thực hiện phương án hoạt động kinh doanh, phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế khi được Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phê duyệt.
+) Điều hành và quyết định các vấn đề có liên quan đến các hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam; chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty.
+) Đại diện cho công ty trong quan hệ dân sự, tố tụng, tranh chấp, giải thể.
+) Được áp dụng các biện pháp vượt thẩm quyền của mình trong trường hợp khẩn cấp (thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn,...) và chịu trách nhiệm về những quyết định của mình, sau đó phải báo cáo ngay với Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
+) Chịu sự kiểm soát của Hội đồng quản trị, kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với hoạt động của công ty.
+) Báo cáo Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
+) Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Các phó giám đốc: là người điều hành một hay một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công.
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các quy định nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ của công ty theo chương trình kiểm tra kiểm toán nội bộ của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Các phòng nghiệp vụ, chức năng: Bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của công ty. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy chuyên môn nghiệp vụ do Hội đồng quản trị quyết định. Phòng nghiệp vụ kinh doanh sẽ là bộ phận thực hiện các hoạt động chính của công ty: làm việc với ngân hàng, tiếp nhận nợ và tài sản bảo đảm, tiến hành nghiên cứu, phân tích, cơ cấu lại nợ, xử lý tài sản... Phòng kế toán thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty, có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Trưởng phòng kế toán do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
Mô hình bộ máy tổ chức của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản - Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ
phòng nghiệp vụ kinh doanh
phòng tài chính kế toán
phòng tổng hợp
phòng hành chính nhân sự
CHI NHÁNH
VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Chi nhánh, văn phòng đại diện: ở những thành phố, những trung tâm lớn, tập trung hoạt động của Ngân hàng nông nghiệpvà Phát triển nông thôn như Hải phòng, Bắc ninh, Thanh Hoá... công ty có thành lập các chi nhánh, văn phòng thay mặt để kịp thời, sâu sát nắm bắt tình hình nợ tồn đọng và đề ra biện pháp xử lý thích hợp cho hoạt động ngân hàng ở những địa bàn đó.
Thực trạng hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản...