Quarrie

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Quản lý giáo dục -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010
Tổng quan cơ sở lý luận về quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên. Điều tra, khảo sát việc sử dụng và những tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên; đồng thời đánh giá thực trạng công tác quản lý Internet và quản lý những tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay. Đề xuất một số biện pháp quản lý để phát huy những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của Internet đối với cuộc sống và học tập của thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đưa ra các khuyến nghị tới cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân có liên quan để kêu gọi, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội trong việc quản lý, định hướng và hỗ trợ thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội sử dụng và kiểm soát tác động của Internet một cách hiệu quả
1. Lý do chọn đề tài
Mạng thông tin điện tử toàn cầu (Internet) là thành tựu khoa học và công
nghệ to lớn của nhân loại đã và đang làm thay đổi nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin trên mạng Internet và các ứng
dụng của nó hiện nay ngày càng trở nên phổ biến, thường xuyên hơn trong xã hội,
đặc biệt là trong giới trẻ.
Internet với những lợi thế và tiện ích của nó đã đóng góp rất lớn cho sự phát
triển của xã hội hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Bên
cạnh đó, lợi dụng tính thông dụng, phổ biến và sự phức tạp trong quản lý thông tin
trên mạng cũng như như những hạn chế trong kiến thức và nhận thức của người sử
dụng, Internet đã bị lợi dụng làm công cụ để tuyên truyền, lôi kéo thanh niên, truyền
bá những giá trị phi văn hóa, phi đạo đức, tác động tiêu cực đến một bộ phận thanh
niên.
Trước tốc độ phát triển nhanh và ảnh hưởng ngày càng lớn của Internet ở
Việt Nam hiện nay, sự nhìn nhận, thừa nhận và đánh giá của xã hội về vấn đề này
cũng còn nhiều khác biệt, chưa đầy đủ, thậm chí là thiên lệch về những lợi ích cũng
như những hệ luỵ, tác động tiêu cực của Internet đối với xã hội nói chung và đối với
lối sống của thanh niên, thanh niên học sinh, sinh viên nói riêng. Hiện nay, khi đề
cập đến Internet, trong xã hội đang tồn tại hai khuynh hướng chủ yếu: một là đề cao
vai trò, những tiện ích của Internet mang lại, coi đó là một phương tiện quan trọng,
thậm chí có vai trò chi phối trong cuộc sống hiện đại; hai là quá nhấn mạnh tới
những tác động tiêu cực, coi Internet là một phương tiện để các thế lực thù địch
chống phá chế độ, là nơi truyền bá những giá trị phi văn hoá, phi đạo đức, không
phù hợp với bản sắc văn hoá và truyền thống của người Việt Nam, cần ngăn
chặn, cấm đoán để nó không ảnh hưởng tới lớp trẻ.
Thanh niên là những người nhanh nhạy, thích khám phá và tìm hiểu cái mới,
nhất là những thành tựu về khoa học và công nghệ. Sự ra đời và phát triển của hệ
thống Internet ở nước ta hiện nay đã tác động mạnh mẽ và nhiều mặt đến thanh niên.
Trong đó, thanh niên trong lứa tuổi học sinh, sinh viên chiếm một tỷ lệ khá cao trong
số những người thường xuyên truy cập và sử dụng Internet. Đây là lứa tuổi của sự
phát triển phức tạp và nhiều mặt của cá thể, đang trong giai đoạn trưởng thành và
thay đổi nhanh chóng về tâm, sinh lý, là thời kỳ biến đổi từ tuổi thiếu niên thành
thanh niên và người trưởng thành. Trong giai đoạn này, người thanh niên luôn muốn
được tự khẳng định mình, khẳng định “cái tôi” của mình trong xã hội. Đồng thời,
đây cũng là thời kỳ mà con người có sự phát triển về trí tuệ, khả năng tư duy mạnh
mẽ, tích cực và độc lập hơn, luôn khát khao khám phá, sáng tạo, học hỏi không
ngừng để bổ sung vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên, do tuổi đời
còn trẻ, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống nên trước tác động của Internet, nếu
không có đủ bản lĩnh và kinh nghiệm sẽ khó nhận thức đầy đủ, đúng đắn được cái
lợi và cái hại để sử dụng nó một cách hữu ích hay hạn chế được những tác động tiêu
cực phục vụ cho sự phát triển của bản thân thanh niên học sinh, sinh viên và sự phát
triển của xã hội.
Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan
cũng như các nhà trường và gia đình đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm quản
lý, định hướng tác động của Internet đến xã hội, đến lớp trẻ nhằm vừa khai thác hiệu
quả, vừa đấu tranh ngăn chặn những tác động tiêu cực của nó. Tuy nhiên, do tính
rộng mở và tính ảo của mạng Internet nên việc quản lý còn gặp rất nhiều khó khăn,
bất cập. Vì thế, việc quan tâm nghiên cứu để có những biện pháp quản lý tác động
của Internet đối với xã hội, thanh niên nói chung, thanh niên học sinh, sinh viên nói
riêng là một đòi hỏi cấp bách và cần thiết nhằm góp phần phục vụ cho sự nghiệp
phát triển đất nước, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Với bản thân tác giả - là người có nhiều năm gắn bó với công tác thanh niên
và nhất là đối tượng thanh niên học sinh, sinh viên - thấy rằng Internet với thanh
niên nói chung và thanh niên học sinh, sinh viên nói riêng là một chủ đề mới, đang
thu hút sự quan tâm của xã hội cũng như giới trẻ; đây cũng là vấn đề tác giả có hứng
thú nghiên cứu và quan tâm đặc biệt trong thời gian vừa qua; đồng thời, với chuyên
ngành được đào tạo là “quản lý giáo dục”, tác giả chọn nghiên cứu về các biện pháp
quản lý tác động của Internet đến thanh niên học sinh, sinh viên để có thể đề xuất,
kiến nghị những biện pháp quản lý phù hợp, đồng bộ của nhà nước, gia đình, nhà
trường và xã hội để khai thác những ưu thế vượt trội, đồng thời khắc phục những tác
động, ảnh hưởng tiêu cực của Internet đối với nhóm đối tượng thanh niên đang ngồi
trên ghế nhà trường này. Thêm vào đó, với trách nhiệm và tình cảm của người cán
bộ chuyên trách làm công tác thanh niên lâu năm, tác giả muốn có được những đóng
góp cụ thể, có ý nghĩa trong công tác định hướng, giúp đỡ và hỗ trợ thanh niên nói
chung, thanh niên học sinh, sinh viên nói riêng trong học tập và cuộc sống thông qua
một phương tiện thú vị và đầy tính khám phá như Internet.
Trên cơ sở nhận thức của bản thân về những tác động của Internet đối với
thanh niên, thanh niên học sinh, sinh viên (TNHSSV) nói chung và trên địa bàn
thành phố Hà Nội nói riêng, tác giả chọn đề tài “Biện pháp quản lý tác động của
Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp
đối với các cơ quan chức năng nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng, các lực
lượng xã hội, trong đó có vai trò quan trọng của gia đình, nhà trường và các tổ chức
đoàn thể trong việc phát huy những lợi thế, tác động tích cực cũng như khắc phục,
hạn chế những tác động tiêu cực của Internet góp phần định hướng, giúp đỡ cho sự
phát triển toàn diện của thanh niên học sinh, sinh viên.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các biện pháp quản lý tác động của Internet nhằm phát huy có
hiệu quả những tác động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của Internet
đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý tác động của Internet đối với thanh
niên học sinh, sinh viên.
- Điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng việc sử dụng và những tác động của
Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên; đồng thời đánh giá thực trạng công
tác quản lý Internet và quản lý những tác động của Internet đối với thanh niên học
sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
- Đề xuất các biện pháp quản lý để phát huy những tác động tích cực và hạn
chế những tác động tiêu cực của Internet đối với cuộc sống và học tập của thanh
niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đưa ra các khuyến nghị tới cơ quan quản lý, các tổ chức và cá nhân liên
quan để kêu gọi, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành và xã hội trong việc
quản lý, định hướng và hỗ trợ thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố
Hà Nội sử dụng và kiểm soát tác động của Internet một cách hiệu quả.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Tác động của Internet đối với thanh niên học sinh,
sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý tác động của Internet đối với
thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng các biện pháp nâng cao nhận thức, kiến thức cho thanh niên học
sinh, sinh viên khi truy cập, sử dụng Internet; hoàn thiện các quy định của pháp luật
và nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý
Internet; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo đảm cung cấp dịch vụ cũng
như khả năng kiểm soát tốt hơn thông tin trên Internet; đáp ứng tốt hơn nhu cầu
chính đáng của thanh niên học sinh, sinh viên thông quan hoạt động hấp dẫn, lành
mạnh trên Internet; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội
trong quản lý việc sử dụng và những tác động của Internet đối với thanh niên học
sinh, sinh viên… sẽ phát huy được những tác động tích cực và hạn chế được những
tác động tiêu cực của Internet, mang lại hiệu quả thiết thực cho cuộc sống và học tập
của thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về đối tượng khảo sát: các đối tượng là thanh niên học sinh, sinh viên các
trường THPT Nhân Chính, Xuân Đỉnh; Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Đại
học Sư phạm thể dục thể thao; Đại học Bách khoa và Cao đẳng Sư phạm Hà Tây
(Hà Nội); các nhà quản lý về thông tin, truyền thông, nhà quản lý giáo dục, giáo
viên, phụ huynh học sinh, các chủ quán Internet công cộng…
- Về nội dung nghiên cứu: Tác giả dự kiến nghiên cứu tác động hai mặt tích
cực và tiêu cực của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên ở bốn lĩnh vực cơ
bản là: 1) Nhận thức chính trị, tư tưởng và tiếp cận thông tin; 2) Học tập; 3) Hưởng
thụ văn hóa nghệ thuật, giao tiếp và giải trí; 4) Tình bạn - tình yêu và đề xuất các
biện pháp quản lý những tác động này.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ
thống hóa các văn bản, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Quan sát, điều tra, khảo sát bằng
phiếu hỏi, phỏng vấn…
- Nhóm phương pháp thống kê toán học và phân tích thống kê.
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Tiến hành nghiên cứu các tài liệu, đề tài khoa học, các bài báo, tạp chí, bài
viết của các tác giả có liên quan đến Internet và tác động của Internet đối với thanh
niên học sinh, sinh viên, nhất là trên phạm vi địa bàn Hà Nội.
- Nghiên cứu nội dung, hình thức chuyển tải của một số trang web hiện có
trên Internet.
- Nghiên cứu các văn bản của Đảng, Nhà nước, của thành phố Hà Nội về
quản lý Internet.
* Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tiến hành thu thập thông tin qua bảng
hỏi (số lượng khảo sát tương đương giữa khu vực các quận nội thành và khu vực các
huyện ngoại thành).
* Phương pháp phỏng vấn:
- Phỏng vấn nhóm tập trung: Tác giả tổ chức phỏng vấn 03 nhóm tập trung
(từ 5-10 người) phân theo từng đối tượng cụ thể (cán bộ; sinh viên, học sinh THPT;
chủ đại lý Internet…) về vấn đề liên quan đến Internet .
- Phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 người, trong đó có: cán
bộ quản lý; giáo viên; cán bộ Đoàn, Hội; HSSV; chủ đại lý Internet và phụ huynh
học sinh.
* Phương pháp quan sát: Tác giả tiến hành quan sát số thanh niên sử dụng
Internet tại 05 đại lý Internet công cộng; quan sát các trang web (nội dung và hình
thức chuyển tải) mà thanh niên hay khai thác sử dụng.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và danh mục các tài liệu tham
khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý tác động của Internet đối với thanh niên
học sinh, sinh viên.
- Chương 2: Thực trạng tác động và quản lý tác động của Internet đến thanh
niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Chương 3: Biện pháp quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học
sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thaiba

New Member
Re: [Free] Biện pháp quản lý tác động của Internet đối với thanh niên học sinh, sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05

link die rồi add ơi, cập nhật lại dùm em với
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế sử dụng đất phi nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Hoàn thiện công tác quản lý quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác quản lý chi trả BHXH bắt buộc tại BHXH tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2007-2010 Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Công tác xã hội với người khuyết tật vận dụng quản lý ca Văn hóa, Xã hội 0
D Quản lý nhà nước về công tác bảo trợ xã hội tại huyện kon PLông tỉnh kon tum Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top