Link tải miễn phí luận văn
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại II và là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của
tỉnh Tiền Giang. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa và sự phát triển kinh tế
nhanh chóng của thành phố làm phát sinh khối lượng lớn chất thải rắn (đặc biệt là
chất thải rắn sinh hoạt). Hình thức xử lý chất thải rắn sinh hoạt phổ biến là đem
thải bỏ vào các bãi chôn lấp hở, chưa hợp vệ sinh. Việc thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn chưa quan tâm nhiều đến nguồn phát sinh, chất thải rắn chưa
được phân loại và lượng chất thải rắn được thu hồi lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ, do đó
lượng chất thải rắn đem chôn lấp hàng năm lớn. Bãi chôn lấp hở gây ra vấn đề về
ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí và không được sự ủng hộ cao của cộng
đồng dân cư quanh khu vực.
Các chính sách và quy định về quản lý và xử lý chất thải rắn hiện hành ở Việt
Nam đã đề ra mục tiêu là giảm lượng chất thải rắn đem chôn lấp, thu hồi lại chất
thải rắn để tái sinh, tái sử dụng lại chất thải rắn. Như vậy phương pháp xử lý chất
thải rắn sinh hoạt bằng hình thức chôn lấp toàn bộ như hiện nay tại địa phương
không còn phù hợp với quy định nữa. Thành phố Mỹ Tho cần xây dựng và áp
dụng phương pháp quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiên tiến hơn để quản
lý và xử lý chất thải rắn vừa hiệu quả vừa phù hợp với điều kiện địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài đã đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải
rắn sinh hoạt cho thành phố Mỹ Tho từ 2012 đến năm 2025. Phương án đề xuất
là sự kết hợp các giai đoạn và phương pháp trong quản lý và xử lý chất thải rắn
từ khâu phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng chất thải rắn sinh hoạt.
Nội dung chính của phương án đề xuất là xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng
phương pháp ủ phân compost kết hợp với phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn phát sinh và phân loại tập trung để thu hồi lại chất thải rắn có thể tái chế,
tái sinh.
Tại nguồn phát sinh, chất thải rắn được phân loại thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất là chất thải rắn hữu cơ có thể phân hủy sinh học. chất thải rắn
sinh hoạt được thu gom vận chuyển trung chuyển đến nhà máy ủ phân compost
trong khu liên hợp xử lý để sản xuất phân hữu cơ. Trong quá trình sản xuất phân
compost, thành phần chất thải rắn hữu cơ phân hủy chậm không thể sản xuất
phân được đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh.
- Nhóm thứ hai là chất thải rắn vô cơ. Nhóm này cũng được thu gom vận chuyển
trung chuyển đến khu phân loại của khu liên hợp xử lý. Tại đây chất thải rắn vô
cơ được phân loại thành chất thải rắn vô cơ có thể tái chế và không thể tái chế.
Chất thải rắn vô cơ có thể tái chế được thu hồi và bán lại cho các cơ sở tái sinh
tái chế. Chất thải rắn vô cơ không thế tái chế được đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh.
CHƯƠNG 01
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Mỹ Tho là đô thị thuộc loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang (được Thủ
tướng Chính phủ công nhận theo quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 07/10/2005).
Những năm gần đây nền kinh tế Mỹ Tho có những chuyển biến tốt, kinh tế tăng
trưởng ở mức cao.
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam nói chung và thành phố Mỹ Tho nói riêng phát
triển chậm trong những thập kỷ trước đây. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh hơn. Sự gia tăng
dân số đô thị trong khi chưa có điều kiện chuẩn bị thật tốt về cơ sở vật chất gây
nên nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt là một
trong những vấn đề cần được quan tâm. Quản lý và xử lý tốt chất thải rắn sinh
hoạt là việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg về “Phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, định hướng đến năm 2050” của Thủ tướng
Chính phủ ban hành ngày 17/12/2009 đặt mục tiêu đến năm 2025 như sau:
“- 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ
gia đình,
- 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom, trong
đó 90 được tái chế, tái sử dụng thu hồi năng lượng hay sản xuất phân hữu cơ,
- 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử
lý trong đó 60% được thu hồi tái sử dụng hay tái chế,
- 100% bùn bể phốt của các đô thị loại II trở lên và 50% của các đô thị còn lại
được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường,
- Giảm 85% khối lượng túi nylon tại các siêu thị và các trung tâm thương mại so
với năm 2010,
- 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại được
thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường,
- 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn, 100% tại các
làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường”.
Để giải quyết vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện của thành phố
Mỹ Tho và định hướng trong quyết định số 2149/QĐ-TTg, tui được thực hiện đề
tài nghiên cứu “Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt
cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang”.
6. Các nội dung chính và giới hạn đề tài
- Các nội dung chính
+ Khảo sát tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành
phố Mỹ Tho,
+ Đề xuất các phương án và chọn lựa phương án khả thi nhất để quản lý tổng
hợp chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Mỹ Tho,
+ Thiết kế kỹ thuật bãi chôn lấp hợp vệ sinh phần chất thải rắn còn lại sau khi áp
dụng phương án quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt;
- Giới hạn đề tài
+ Thời gian thực hiện đề tài: 14 tuần bắt đầu từ 03/01/2011 đến 28/04/2011,
+ Địa điểm được chọn để thực hiện đề tài: thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang,
+ Đối tượng thực hiện đề tài: chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang,
+ Phương pháp thực hiện đề tài: chỉ đưa ra phương án đề xuất và tính toán lý
thuyết bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
7. Các yêu cầu hỗ trợ
- Giấy giới thiệu của khoa Môi trường & TNTN, trường Đại học Cần Thơ
- Phòng thí nghiệm xử lý chất thải rắn, khoa Môi trường & TNTN, trường Đại
học Cần Thơ
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Thành phố Mỹ Tho là đô thị loại II và là trung tâm kinh tế - văn hóa - xã hội của
tỉnh Tiền Giang. Trong những năm qua, tốc độ đô thị hóa và sự phát triển kinh tế
nhanh chóng của thành phố làm phát sinh khối lượng lớn chất thải rắn (đặc biệt là
chất thải rắn sinh hoạt). Hình thức xử lý chất thải rắn sinh hoạt phổ biến là đem
thải bỏ vào các bãi chôn lấp hở, chưa hợp vệ sinh. Việc thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn chưa quan tâm nhiều đến nguồn phát sinh, chất thải rắn chưa
được phân loại và lượng chất thải rắn được thu hồi lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ, do đó
lượng chất thải rắn đem chôn lấp hàng năm lớn. Bãi chôn lấp hở gây ra vấn đề về
ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí và không được sự ủng hộ cao của cộng
đồng dân cư quanh khu vực.
Các chính sách và quy định về quản lý và xử lý chất thải rắn hiện hành ở Việt
Nam đã đề ra mục tiêu là giảm lượng chất thải rắn đem chôn lấp, thu hồi lại chất
thải rắn để tái sinh, tái sử dụng lại chất thải rắn. Như vậy phương pháp xử lý chất
thải rắn sinh hoạt bằng hình thức chôn lấp toàn bộ như hiện nay tại địa phương
không còn phù hợp với quy định nữa. Thành phố Mỹ Tho cần xây dựng và áp
dụng phương pháp quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tiên tiến hơn để quản
lý và xử lý chất thải rắn vừa hiệu quả vừa phù hợp với điều kiện địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu trên, đề tài đã đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải
rắn sinh hoạt cho thành phố Mỹ Tho từ 2012 đến năm 2025. Phương án đề xuất
là sự kết hợp các giai đoạn và phương pháp trong quản lý và xử lý chất thải rắn
từ khâu phát sinh đến khâu xử lý cuối cùng chất thải rắn sinh hoạt.
Nội dung chính của phương án đề xuất là xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng
phương pháp ủ phân compost kết hợp với phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại
nguồn phát sinh và phân loại tập trung để thu hồi lại chất thải rắn có thể tái chế,
tái sinh.
Tại nguồn phát sinh, chất thải rắn được phân loại thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất là chất thải rắn hữu cơ có thể phân hủy sinh học. chất thải rắn
sinh hoạt được thu gom vận chuyển trung chuyển đến nhà máy ủ phân compost
trong khu liên hợp xử lý để sản xuất phân hữu cơ. Trong quá trình sản xuất phân
compost, thành phần chất thải rắn hữu cơ phân hủy chậm không thể sản xuất
phân được đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh.
- Nhóm thứ hai là chất thải rắn vô cơ. Nhóm này cũng được thu gom vận chuyển
trung chuyển đến khu phân loại của khu liên hợp xử lý. Tại đây chất thải rắn vô
cơ được phân loại thành chất thải rắn vô cơ có thể tái chế và không thể tái chế.
Chất thải rắn vô cơ có thể tái chế được thu hồi và bán lại cho các cơ sở tái sinh
tái chế. Chất thải rắn vô cơ không thế tái chế được đưa đi chôn lấp hợp vệ sinh.
CHƯƠNG 01
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Mỹ Tho là đô thị thuộc loại II, trực thuộc tỉnh Tiền Giang (được Thủ
tướng Chính phủ công nhận theo quyết định số 248/QĐ-TTg ngày 07/10/2005).
Những năm gần đây nền kinh tế Mỹ Tho có những chuyển biến tốt, kinh tế tăng
trưởng ở mức cao.
Quá trình đô thị hóa ở Việt Nam nói chung và thành phố Mỹ Tho nói riêng phát
triển chậm trong những thập kỷ trước đây. Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường có sự quản lý của nhà nước, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh hơn. Sự gia tăng
dân số đô thị trong khi chưa có điều kiện chuẩn bị thật tốt về cơ sở vật chất gây
nên nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt là một
trong những vấn đề cần được quan tâm. Quản lý và xử lý tốt chất thải rắn sinh
hoạt là việc làm cần thiết để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg về “Phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, định hướng đến năm 2050” của Thủ tướng
Chính phủ ban hành ngày 17/12/2009 đặt mục tiêu đến năm 2025 như sau:
“- 100% các đô thị có công trình tái chế chất thải rắn thực hiện phân loại tại hộ
gia đình,
- 100% tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh được thu gom, trong
đó 90 được tái chế, tái sử dụng thu hồi năng lượng hay sản xuất phân hữu cơ,
- 90% tổng lượng chất thải rắn xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử
lý trong đó 60% được thu hồi tái sử dụng hay tái chế,
- 100% bùn bể phốt của các đô thị loại II trở lên và 50% của các đô thị còn lại
được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường,
- Giảm 85% khối lượng túi nylon tại các siêu thị và các trung tâm thương mại so
với năm 2010,
- 100% tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại và nguy hại được
thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường,
- 90% lượng chất thải rắn phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn, 100% tại các
làng nghề được thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường”.
Để giải quyết vấn đề chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với điều kiện của thành phố
Mỹ Tho và định hướng trong quyết định số 2149/QĐ-TTg, tui được thực hiện đề
tài nghiên cứu “Đề xuất phương án quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt
cho thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang”.
6. Các nội dung chính và giới hạn đề tài
- Các nội dung chính
+ Khảo sát tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại thành
phố Mỹ Tho,
+ Đề xuất các phương án và chọn lựa phương án khả thi nhất để quản lý tổng
hợp chất thải rắn sinh hoạt cho thành phố Mỹ Tho,
+ Thiết kế kỹ thuật bãi chôn lấp hợp vệ sinh phần chất thải rắn còn lại sau khi áp
dụng phương án quản lý tổng hợp chất thải rắn sinh hoạt;
- Giới hạn đề tài
+ Thời gian thực hiện đề tài: 14 tuần bắt đầu từ 03/01/2011 đến 28/04/2011,
+ Địa điểm được chọn để thực hiện đề tài: thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang,
+ Đối tượng thực hiện đề tài: chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang,
+ Phương pháp thực hiện đề tài: chỉ đưa ra phương án đề xuất và tính toán lý
thuyết bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
7. Các yêu cầu hỗ trợ
- Giấy giới thiệu của khoa Môi trường & TNTN, trường Đại học Cần Thơ
- Phòng thí nghiệm xử lý chất thải rắn, khoa Môi trường & TNTN, trường Đại
học Cần Thơ
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links