minhtrangkool

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Quan niệm về mối quan hệ thầy - trò qua sách luận ngữ của Khổng tử và ý nghĩa của nó đối với truyền thông tôn sư trọng đạo ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 03 01
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
NỘI DUNG ..................................................................................................... 10
Chương 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƯ TƯỞNG
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ .......................................... 10
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội thời Xuân Thu ................................................ 10
1.2. Một số tiền đề tư tưởng hình thành tư tưởng của Khổng Tử ................... 13
1.2.1. Tư tưởng thời Tây Chu ........................................................................ 13
1.2.2. Tư tưởng thời Xuân Thu ....................................................................... 18
1.3. Cuộc đời sự nghiệp của Khổng Tử và sách “Luận ngữ” ......................... 21
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử ................................................. 21
1.3.2. Sách “Luận ngữ” ................................................................................... 23
Chương 2: QUAN HỆ THẦY - TRÒ TRONG TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG
TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA MỐI QUAN HỆ NÀY ĐỐI VỚI TRUYỀN THỐNG
TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................... 27
2.1. Những tư tưởng cơ bản của Khổng Tử về mối quan hệ thầy trò ............. 27
2.1.1. Quan niệm về quan hệ thầy - trò trong xã hội....................................... 27
2.1.2. Vai trò, trách nhiệm của thầy đối với trò .............................................. 30
2.1.3. Trách nhiệm, nghĩa vụ của trò đối với thầy .......................................... 42
2.2. Giá trị những tư tưởng của Khổng Tử về mối quan hệ thầy - trò ................ 48
2.2.1. Giá trị lý luận và thực tiễn ở thời đại Khổng Tử................................... 48
2.2.2. Một số hạn chế ...................................................................................... 51
2.3. Ý nghĩa của mối quan hệ thầy - trò trong tư tưởng Khổng Tử đối với
truyền thống tôn sư trọng đạo ở Việt Nam hiện nay. ...................................... 53
2.3.1. Truyền thống tôn sư trọng đạo ở Việt Nam .......................................... 53
2.3.2. Một số ý nghĩa rút ra từ mối quan hệ thầy - trò trong tư tưởng của
Khổng Tử đối với việc phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo ở Việt Nam
hiện nay....... .................................................................................................... 61
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 73

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khổng Tử là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà hiền triết, nhà chính trị, nhà giáo
dục có tầm khai sáng và ảnh hưởng sâu rộng tới nền văn hóa, giáo dục ở Châu
Á trong đó có Việt Nam. Những tư tưởng giáo dục của Khổng Tử không chỉ
có giá trị ở thời đại ông sống mà còn ở các thời đại về sau, cho đến hiện nay
người ta vẫn tìm thấy những hạt nhân đúng đắn có thể áp dụng một cách tích
cực, hiệu quả vào sự nghiệp trồng người. Bản thân cuộc đời và sự nghiệp
Khổng Tử là tấm gương sáng ngời về một người thầy mẫu mực đáng kính.
Danh hiệu cao quý mà người đời phong tặng cho ông là "Tố vương, vạn thế
sư biểu". Ông cho rằng đã là con người thì dù thiện hay ác đều có thể bằng
con đường giáo dục mà cảm hóa được. Đây là điểm cốt lõi trong tư tưởng
giáo dục của ông, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, ông đã đặt niềm tin con
đường giáo dục có thể làm cho con người tốt hơn.
Chính cuộc đời và kinh nghiệm dạy học của Khổng Tử đã cho ông thấy
rõ vai trò của giáo dục đối với đời sống xã hội nói chung và đối với hình
thành nhân cách nói riêng. Với xã hội, theo ông giáo dục có thể ảnh hưởng
trực tiếp đến việc thực thi lẽ công bằng, đến tôn ti trật tự, đến cuộc sống của
cộng đồng. Nghĩa là ông xác định được vai trò của giáo dục trong mối quan
hệ của nó với chính trị và đời sống tinh thần. Đúng như ông đã nhận xét
rằng, bước chân vào một quốc gia có thể biết nền giáo dục ở đó thế nào và
nhìn vào nền giáo dục có thể biết quốc gia ấy sẽ ra sao. Với cá nhân, Khổng
Tử sớm nhận thấy nhân cách của con người bị quyết định không chỉ đơn
thuần tùy theo điều kiện sống cho nên ông đã đến với giáo dục trong niềm tin
ở sức mạnh của nó đối với việc cảm hóa con người.
Xã hội Việt Nam từ ngàn đời nay luôn luôn coi trọng sự nghiệp giáo dục,
bồi dưỡng nhân tài, lấy đào tạo con người làm trung tâm để trở thành trụ cột
cho sự phát triển đất nước. Có lẽ vì vậy mà từ sâu trong tiềm thức của các thế

1

hệ người Việt, mối quan hệ thầy – trò luôn được sự quan tâm đặc biệt, ảnh
hưởng sâu sắc đến mỗi cá nhân, gia đình và toàn bộ hệ thống văn hóa – xã
hội. Đặc biệt, nền giáo dục của Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố
tích cực của Nho giáo, trước hết là tư tưởng “tôn sư trọng đạo” vốn bắt nguồn
từ truyền thống coi trọng nhân tài, ham học hỏi của người Việt kết hợp với lễ
giáo nhân nghĩa, trung hiếu của đạo Nho hội nhập.
Ngày nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, giao lưu giữa các nền văn
hóa diễn ra sâu rộng, cùng sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã tác động
mạnh mẽ đến tất cả các mối quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ thầy – trò.
Mối quan hệ thầy - trò dần thay đổi và có nhiều phức tạp hơn, cả theo hướng
tích cực và cũng không tránh khỏi những tiêu cực phát sinh. Tuy nhiên chúng
ta không thể so sánh mối quan hệ thầy – trò xưa và nay, thời nào tốt hơn, bởi
bất cứ đâu, thời điểm nào, mối quan hệ thầy trò đều có những mặt tiêu cực và
tích cực, ưu điểm và hạn chế. Điều quan trọng là chúng ta luôn phải nhìn nhận
vấn đề một cách khách quan theo đúng quy luật vận động chung của cả xã
hội, áp dụng những yêu tố tích cực của Nho giáo vào giảng dạy hay dần loại
bỏ những mặt trái trong quan hệ thầy - trò để mối quan hệ đó trở nên minh
bạch, trong sáng và lành mạnh hơn.
Như vậy, những tư tưởng giáo dục nói chung cũng như quan niệm về
mối quan hệ thầy - trò đã được Khổng Tử và các học trò bàn luận rõ nét trong
sách Luận ngữ. Mặc dù, trải qua hàng nghìn năm lịch sử nhưng giá trị tư
tưởng giáo dục của Khổng Tử vẫn chưa bị phai mờ. Để mối quan hệ thầy –
trò ở Việt Nam hiện nay đi đúng theo chuẩn mực đạo đức truyền thống của
dân tộc thì chúng ta cần xây dựng bộ quy tắc về chuẩn mực đạo đức giữa
thầy và trò. Do đó, từ góc độ tiếp cận triết học, tác giả lựa chọn vấn đề:
"Quan niệm về mối quan hệ thầy - trò qua sách Luận ngữ của Khổng Tử
và ý nghĩa của nó đối với truyền thống tôn sƣ trọng đạo ở Việt Nam hiện

2

nay” để làm đề tài nghiên cứu trong bản luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
* Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến tƣ tƣởng Khổng
Tử, tƣ tƣởng giáo dục Nho giáo
Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng giáo dục
của Nho giáo nói chung cũng như của Khổng Tử nói riêng. Vấn đề này ngày
càng được quan tâm hơn trong nghiên cứu và giảng dạy Nho giáo cũng như
lịch sử Nho giáo, lịch sử tư tưởng Trung Quốc và Việt Nam. Liên quan đến đề
tài luận văn, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu sau:
Tứ thư bình giải của tác giả Lý Minh Tuấn biên soạn (Nxb Tôn giáo,
2010) là bộ sách đồ sộ lần đầu tiên được biên soạn bao gồm đủ bốn quyển
sách lớn của nền triết học cổ đại Trung Hoa: Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và
Trung dung. Soạn giả không chỉ làm công việc chuyển dịch, mà đặc biệt còn
vận dụng những kiến thức chuyên môn của nhiều năm giảng dạy để phân tích
và nêu bật từng vấn đề, trong mối quan hệ với xã hội hiện đại. Đọc Tứ thư
bình giải giúp người đọc hiểu được toàn bộ những gì tinh hoa và tiêu biểu
nhất của bốn quyển sách quý, vốn đã từng được xem là nền tảng của hệ thống
giáo dục Trung Hoa. Ở đây, soạn giả đã phần nào "hiện đại hóa" những tư
tưởng và khái niệm, thêm vào đó những ý kiến luận giải và bình giảng, giúp
cho người đọc được dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và nhận hiểu nguồn tư
liệu đồ sộ này.
Sách Khổng Phu tử và Luận Ngữ của tác giả PGS.TS. Phạm Văn Khoái,
Chủ nhiệm bộ môn Hán Nôm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
- Đại học Quốc gia Hà Nội (Nxb Chính trị quốc gia, năm 2004) là một tư liệu
nghiên cứu có giá trị về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử. Cuốn sách được
chia làm hai phần: Phần thứ nhất, Cuộc đời Khổng Tử và học thuyết của ông
qua Luận ngữ. Phần thứ hai, tác giả dịch và chú giải tỉ mỉ tác phẩm Luận ngữ.

3

Với cách tiếp cận mới, tác giả đã trình bày nhận thức mới và làm sáng tỏ giá
trị tư tưởng của Luận ngữ đối với đời sống hiện nay. Đặc biệt, đọc sách này
giúp người đọc hiểu được những tư tưởng giáo dục, đạo đức, chính trị... của
Khổng Tử một cách có hệ thống, rõ ràng và khoa học.
Tập chuyên luận Tư tưởng Nhân bản của Nho học Tiên Tần của Giáo sư
Tào Thượng Bân (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005). Đây là cuốn
sách tâm đắc của học giả người Đài Loan. Nội dung cuốn sách khá sâu rộng,
đề cập tới những vấn đề tiêu biểu của tư tưởng Nhân bản Nho gia như Nhân
học của Khổng Tử, Hiếu đạo, tư tưởng văn nghệ, thực tiễn tu dưỡng đạo đức,
thuyết nhân hợp nhất... Tuy nhiên tác giả không đi sâu vào luận giải toàn bộ
và có hệ thống các vấn đề nêu trên trong học thuyết Nho gia, mà luận giải về
nó với tính chất là nhân tố gốc cội của toàn bộ tư tưởng Nhân bản Nho gia.
Hai bộ giáo trình của Bộ Giáo dục và đào tạo là Giáo trình triết học MácLênin và Lịch sử triết học đã trình bày những nội dung cơ bản của Nho giáo
nói chung và của Khổng Tử nói riêng. Đặc biệt là, trong khi trình bày những
nội dung chủ yếu của Nho giáo Trung Quốc, các tác giả đã trình bày và đánh
giá khái quát tư tưởng của Khổng Tử về con người, đạo đức, giáo dục v.v. Và
các tác giả đã đi đến kết luận rằng, Khổng Tử là người sáng lập nên trường
phái Nho giáo, những tư tưởng của Khổng Tử là cơ sở để các nhà Nho về sau
kế thừa và phát triển.
Các công trình nghiên cứu, các bài viết được đăng trong các Kỷ yếu, Hội
nghị và hội thảo khoa học, các Tạp chí khoa học như: Việc nghiên cứu Khổng
Tử và Nho giáo ở Trung Quốc trong thập kỷ 80 (Phan Văn Các, Tạp chí Triết
học, số 1, 1991); Tìm hiểu tư tưởng của Nho giáo ( Minh Anh, Tạp chí Triết
học, số 12, 2002); Nghiên cứu con người giáo dục và phát triển thế kỷ XIX
(Kỷ yếu công trình khoa học, Hà Nội, 1995); Nho học và Nho học ở Việt
Nam, một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nguyễn Tài Thư, Nxb. Khoa học xã

4

hội, Hà Nộ i, 1997); Vấn đề bản chất con người trong Nho giáo Trung Quốc
cổ đại của Nguyễn Văn Thọ (Tạp chí Triết học, số 1, năm 2005)…
* Nhóm các công trình nghiên cứu về truyền thống tôn sƣ trọng đạo
ở Việt Nam hiện nay
Tôn sư tro ̣ng đa ̣o là truyề n thố ng đạo đức tốt đẹp được lưu truyền lâu đời
của dân tộc ta. Có rất nhiều tác phẩm viết về chủ đề này, có thể liệt kê một số
công trình tiêu biểu như sau:
Tác phẩm Truyền thống tôn sư trọng đạo của tác giả Hứa Văn Ân và
nhiều tác giả (Nxb Trẻ, 2004) là tập sách đề cập đến mối quan hệ thầy trò
thông qua cái nhìn hệ thống về lịch sử phát triển của nền giáo dục Việt Nam.
Tác giả đã phác họa dáng thầy trò trong từng giai đoạn lịch sử, giúp các
thế hệ sau này có thể tìm thấy ở đó những tấm gương, những bài học ứng xử
tốt đẹp trong và ngoài môi trường sư phạm. Thông qua các tài liệu sưu tầm,
và những trao đổi, chia sẻ của bạn bè, đồng nghiệp, tác giả đã gửi gắm vào
trong cuốn sách một thông điệp về việc gìn giữ và tôn vinh những giá trị
truyền thống tốt đẹp giữa thầy và trò, phát huy mối quan hệ cộng đồng, trách
nhiệm giữa gia đình - nhà trường và xã hội, để đào tạo những lớp công dân
mới là những nhân tài, vừa tài vừa đức, có ích cho nước nhà.
Cuốn sách Chuyện thầy trò thời xưa của tác giả Kiều Thu Hoạch (Nxb
Giáo dục, năm 1996) gồm những truyện kể về thuở học trò hay thuở làm
thầy của các danh nhân văn hóa, lịch sử - những nhân vật có thực như: Lý
Công Uẩn, Chu Văn An, Phạm Sư Mạnh, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Du, Phan Chu Trinh... Đó là những câu truyện kể về
thời thơ ấu của các danh nhân, truyện về thời họ làm thầy. Tác giả đã tuyển
chọn những cốt truyện hay, có tình tiết lí thú có giá trị nghệ thuật, đó là phong
cách học tập thông minh, năng động của Lương Thế Vinh, đó là trí nhớ kì lạ
của Lê quý Đôn, đó là chuyện đạo lý và tình cảm thầy trò: Phạm Sư Mạnh-Lê
Quát; đó là tình bạn cao cả, đôi bạn tri âm tri kỉ Nguyễn Văn Siêu - Cao Bá

5

Quát, những đại thần mũ cao áo dài ở triều Trần vẫn lấy làm vinh dự được
quỳ gối bên giường thầy Chu Văn An mỗi khi về thăm thầy... Cuốn sách giúp
người đọc nhận thức được tình nghĩa thầy trò thời xưa thật đáng quý và đáng
trân trọng, đó là những tấm gương sáng mà mỗi chúng ta luôn phải học tập và
noi theo.
Tác phẩm Đạo học với truyền thống tôn sư của tác giả Nguyễn Văn Năm
(Nxb Giáo dục, năm 2006) giúp người đo ̣c thấ y rõ lòng tôn sư tro ̣ng đa ̣o của
dân tô ̣c ta đã sáng tỏa với biế t bao tấ m gương về những người thầ y của Viê ̣t
Nam – Những người đã không quản nga ̣i gian lao, vấ t vả, thâ ̣m chí hy sinh cả
đời min
̀ h để giáo du ̣ c ho ̣c trò thành tài , giúp ích cho nền giáo dục nước
nhà. Nội dung của cuốn sách nói về Đạo học và truyền thống tôn sư trong nền
giáo dục Việt Nam từ ngàn xưa đến nay, gồm bốn chương: Chương I: Trao
đổi về truyền thống tôn sư trọng đạo xưa và nay; quá trình hình thành nền
giáo dục Việt Nam qua các thời đại. Chương II: Trao đổi về câu “Tiên học lễ,
hậu học văn”. Chương III: Những bài viết của các nhà văn, nhà báo, các học
giả, phụ huynh về truyền thống tôn sư trọng đạo có tính giáo dục cao. Chương
IV: lời kết, bàn về nhiều vấn đề xoay quanh nhà giáo và giáo dục.
Sách Tình Thầy trò do Nhóm Nhân văn tuyển chọn và biên soạn (Nxb
Trẻ, năm 2005) là một cuốn sách hay viết về tình thầy trò. Cuốn sách gồm
hơn 60 mẩu chuyện, mỗi câu chuyện là một bài học nhân từ về đạo làm trò, về
tình cảm ấm áp và trách nhiệm - tình thương của người làm thầy. Với cái nhìn
mới mẻ, không đặt ra nhiều vấn đề luân lí cao siêu và khô khan về tình thầy
trò, các tác giả đã tạo những mạch truyện tự nhiên, giản dị mà sâu lắng, chứa
đựng nhiều ý nghĩa cao đẹp. Người đọc qua đó sẽ tự hiểu ra nhiều điều và sẽ
ngẫm nghĩ đến những gì mình phải làm và nên làm.
Cuốn sách Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo (Nxb Lao động-Xã hội,
năm 2007) là một tư liệu quý, vừa phục vụ cho chiến lược Giáo dục - Đào tạo
xây dựng con người mới ở nước ta, vừa có ý nghĩa tích cực góp phần phục vụ

6

cuộc vận động Học tập làm theo tấm giương đạo đức Hồ Chí Minh do Đảng
ta phát động. Cuốn sách gồm có ba phần: Phần thứ nhất: Là tập hợp những
công trình khoa học nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào
tạo. Phần thứ hai: Cung cấp một cách đầy đủ hệ thống tư liệu quý gồm những
bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục – đào tạo.
Phần thứ ba: Giới thiệu những bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo Đảng,
Nhà nước và một số nhà khoa học nước ta trong nghiên cứu, học tập vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng tiếp tục
quán triệt các quan điểm cơ bản về giáo dục và đào tạo đã thể hiện trong nghị
quyết Trung ương 2 (khoá VIII), Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, kết thúc
Hội nghị TW lần thứ VI (khoá IX), khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng
với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực
thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”[22, tr94]. Tiếp tục kế thừa
văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần XI khẳng định: “Giáo dục và đào tạo
có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài,
góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người
Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học công
nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát
triển. Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã
hội”[23, tr77]. Bên cạnh tiến bộ đã đạt được, giáo dục ở nước ta vẫn còn
nhiều yếu kém, bất cập mà Đảng quan tâm nhất là chất lượng và hiệu quả giáo
dục còn thấp. Chưa giải quyết đồng bộ 3 nhiệm vụ của giáo dục: “dạy chữ”,
“dạy nghề”, và “dạy người”. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta tiếp tục đẩy
mạnh “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục”, vì vậy việc nghiên cứu những
quan điểm giáo dục của Khổng Tử là vấn đề hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả
về lý luận và thực tiễn.

7

Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào
trình bày một cách có hệ thống, đánh giá một cách khách quan, toàn diện
trong quan niệm của Khổng Tử về mối quan hệ thầy – trò qua sách Luận ngữ,
từ đó rút ra ý nghĩa của tư tưởng đối với truyền thống tôn sư trọng đạo ở Việt
Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích của luận văn: Phân tích một cách cơ bản, có hệ thống những
quan niệm của Khổng Tử về mối quan hệ thầy trò qua sách Luận ngữ, từ đó
chỉ ra những giá trị, ý nghĩa của tư tưởng này đối với truyền thống tôn sư
trọng đạo ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
- Trình bày khái lược về bối cảnh lịch sử kinh tế - xã hội, tiền đề hình
thành tư tưởng của Khổng Tử và sách Luận ngữ.
- Phân tích một số nội dung cơ bản trong quan niệm của Khổng Tử về
mối quan hệ thầy trò qua sách Luận ngữ.
- Ý nghĩa của tư tưởng này đối với truyền thống tôn sư trọng đạo ở Việt
Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận; Luận văn thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, đạo đức, giáo dục.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn vận dụng phương pháp luận
Mácxít, phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học, đặc biệt là triết học phương
Đông. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học khác như: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp logic –
lịch sử, phương pháp đối chiếu – so sánh, phương pháp trừu tượng hóa,
phương pháp hệ thống cấu trúc…
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

8

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung cơ bản trong tư
tưởng của Khổng Tử về mối quan hệ thầy - trò qua sách Luận ngữ.
- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: tư tưởng của Khổng Tử trong sách
Luận ngữ.
6. Đóng góp của luận văn
- Những kết quả đạt được của luận văn này là sự bổ sung cần thiết trong
việc nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện hơn tư tưởng giáo dục, đạo
đức của Khổng Tử về mối quan hệ thầy trò có ý nghĩa như thế nào đối với
truyền thống tôn sư trọng đạo ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo phục vụ công
tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập về tư tưởng giáo dục của Khổng Tử nói
chung cũng như những quan niệm riêng của ông về mối quan hệ thầy trò.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục và Danh mục tài liệu tham
khảo, Nội dung của luận văn gồm có 2 chương, 6 tiết.

9

NỘI DUNG
Chƣơng 1
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ TƢ TƢỞNG HÌNH
THÀNH TƢ TƢỞNG CỦA KHỔNG TỬ
1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội thời Xuân Thu
Trung Quốc là một trong những chiếc nôi văn minh của nhân loại, là
trung tâm văn hoá và triết học rực rỡ, phong phú của phương Đông. Sự hình
thành và phát triển của các tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại gắn liền với
quá trình biến đổi của điều kiện kinh tế - xã hội, văn hoá và sự phát triển của
những mầm mống khoa học tự nhiên trong xã hội Trung Quốc qua từng thời
kỳ. Đặc biệt thời Xuân Thu là thời kỳ nở rộ xuất hiện các nhà tư tưởng, các
trào lưu triết học, trong đó có Khổng Tử - nhà tư tưởng vĩ đại mở đường cho
thời kỳ cổ đại ở Trung Quốc. Thời Xuân Thu (khoảng 770 – 475 tr.CN). Đây
là thời kỳ chuyển biến từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến.
Về kinh tế: Với sự xuất hiện phổ biến của đồ sắt đã làm cho nền sản xuất
nông nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thời Xuân thu phát triển mạnh mẽ. Nhờ
công cụ sản xuất bằng sắt phát triển nên diện tích đất đai và thủy lợi nhờ đó
cũng được mở rộng. Giờ đây công xã giao hẳn đất công cho từng gia đình
nông nô cày cấy trong thời hạn lâu dài. Ruộng đất do nông dân vỡ hoang biến
thành ruộng tư ngày một nhiều. Mặt khác, kỹ thuật trồng trọt được cải tiến
cũng tạo điều kiện tăng năng suất lao động trong sản xuất nông nghiệp, sự
phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất cũng ngày càng cao. Chế độ
tỉnh điền dần tan rã, sau đó, chế độ tư hữu ruộng đất còn được pháp luật nhà
nước thừa nhận và bảo vệ. Do việc sử dụng đồ sắt trở thành phổ biến cùng
với việc mở rộng quan hệ trao đổi sản phẩm lao động, sản xuất thủ công
nghiệp cũng đạt tới mức độ chuyên nghiệp cao hơn, thúc đẩy một loạt các
ngành nghề thủ công nghiệp phát triển như nghề luyện sắt, nghề rèn, nghề

10

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh (2009), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và vận dụng vào
đào tạo đại học hiện nay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Minh Anh (2001), “Chúng ta kế thừa tư tưởng gì ở Nho giáo”, Tạp chí
Triết học, (số8), tr.34 – 37.
3. Minh Anh (2002), “Tìm hiểu tư tưởng của Nho giáo”, Tạp chí Triết học,
(số 12), tr.40 – 43.
4. Hứa Văn Ân (2004), Truyền thống tôn sư trọng đạo, Nxb. Trẻ, Hà Nội.
5. Tào Thượng Bân (2005), Tư tưởng nhân bản của Nho học Tiên Tần, Nxb.
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Nguyễn Thanh Bình (2007), Học thuyết chính trị-xã hội của Nho giáo và
ảnh hưởng của nó ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX),
Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Bình (2005), Tư tưởng Nhân, Lễ, Chính danh trong tác phẩm
Luận ngữ của Khổng Tử và vận dụng vào đạo đức cho sinh viên Việt Nam
hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học triết học, Trung tâm học liệu, Đai học
Huế.

11

8. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Bộ Giáo dục và đào tạo (2011), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Phan Văn Các (1991), “Việc nghiên cứu Khổng Tử và Nho giáo ở Trung
Quốc trong thập kỷ 80”, Tạp chí Triết học, (số 1), tr.61.
11. Phan Bội Châu (1998), Khổng học đăng, Nxb.Văn hóa-Thông tin, Hà Nội.
12. Doãn Chính (Chủ biên) (1992), Đại cương lịch sử triết học phương Đông
cổ đại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top