Jen_lovely

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Link tải miễn phí Luận văn: Quan niệm về nhà nước pháp quyền của Ch.S. Montesquieu trong "Bàn về tinh thần pháp luật" và ý nghĩa của nó với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2009
Chủ đề: Nhà nước pháp quyền
Tinh thần pháp luật
Triết học Pháp
Miêu tả: 96 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Triết học -- Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền đề lý luận hình thành quan niệm nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật. Làm rõ quan niệm cơ bản về nhà nước pháp quyền của Montesquieu trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật. Làm rõ ý nghĩa của quan niệm trên với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử tư tưởng Nhà nước pháp quyền là lịch sử hình thành và phát
triển của những tư tưởng về tổ chức, xây dựng và vận hành của bộ máy nhà
nước nói chung thông qua hệ thống pháp luật. Nhà nước pháp quyền là nhà
nước được xem xét dưới góc độ pháp luật, trong đó tính tối cao của pháp luật
được tôn trọng, các tư tưởng và hành vi chính trị, tôn giáo của bất kỳ tổ chức
hay cá nhân nào cũng được giới hạn bởi khuôn khổ của pháp luật và chịu sự
điều chỉnh của pháp luật. Với cách tiếp cận như thế, theo chúng tôi, tư tưởng
về Nhà nước pháp quyền ra đời từ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Và tương
ứng với mỗi kiểu nhà nước đều có một hệ thống pháp luật tương ứng và đạt
mức độ phát triển khác nhau. Tuy nhiên, không phải bất kỳ nhà nước nào
trong lịch sử có hệ thống pháp luật cũng được gọi là Nhà nước pháp quyền.
Ở nước ta, ý tưởng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội
chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân đã được Đại hội VII, XIII, IX
của Đảng đặt sự quan tâm và mong muốn thiết lập. Tại Đại hội X, Đảng ta
tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa trên tất cả các mặt; Hệ thống thể chế, chức năng, nhiệm vụ; tổ
chức bộ máy; cán bộ, công chức; phương hướng hoạt động” [13, 253]. Chủ
trương của Đảng là xây dựng Nhà nước được tổ chức và vận hành một cách
khoa học theo nguyên tắc thống nhất quyền lực, có sự phân công phối hợp
chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước. Để thực hiện đường lối đúng đắn của
Đảng cộng sản Việt Nam về việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân và vì dân, theo chúng tôi, việc nghiên cứu những tư tưởng, quan điểm có
giá trị về Nhà nước pháp quyền trong lịch sử là một trong những nhân tố quan
trọng xúc tiến vào quá trình xây dựng ấy. Bởi lẽ, cho tới nay Nhà nước pháp
quyền đã trở thành giá trị văn minh của nhân loại mà mọi nhà nước mong
muốn trở thành nhà nước dân chủ, nhà nước văn minh đều phải hướng tới
không phân biệt chế độ chính trị.
Chúng tui quyết định lựa chọn Quan niệm về nhà nước pháp quyền của
Ch.S. Montesuquieu trong Bàn về tinh thần pháp luật và ý nghĩa của nó với
việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
làm đề tài cho luận văn của mình bởi những lý do sau:
Lý do thứ nhất, theo chúng tôi, việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng về Nhà
nước pháp quyền nói chung và giai đoạn Khai sáng Pháp nói riêng là thực sự
cần thiết. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, đứng trước những thách thức
ngày càng lớn của công cuộc hội nhập và phát triển, có rất nhiều vấn đề thực
tiễn đặt ra cần giải quyết. Chúng tui cho rằng việc nghiên cứu cơ sở lý
luận về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học sẽ góp một phần nào đó
cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Bên cạnh
đó, chúng tui cũng nhận thấy việc trở lại nghiên cứu những tư tưởng giai đoạn
Khai sáng Pháp với những quan điểm về nhà nước, xã hội công dân, về con
người…là một trong những hướng nghiên cứu không chỉ có ý nghĩa lý luận
và còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.
Lý do thứ hai để chúng tui tập trung nghiên cứu đề tài chính bởi những
giá trị hiện thời quý báu của những quan điểm về nhà nước pháp quyền của
Nam tước Ch.S. Montesquieu (1689-1755)- Đệ nhất Khai sáng Pháp thế kỷ
XVIII. Sinh ra trong dòng dõi quý tộc nhưng suốt cuộc đời mình Montesquieu
đã có những đóng góp tích cực nhằm chống lại chế độ phong kiến, thiết lập
những nguyên tắc căn bản cho việc xây dựng thể chế chính trị mới. Bản thân
Montesuquieu là nhà Khai sáng, nhà triết học, nhà xã hội học, nhà sử học và
nhà tư tưởng luật gia xuất sắc của nước Pháp. Cùng với Francois-Marie
Voltaire, Jean-Jacques Rousseau…Montesquieu đã góp phần tạo nên một thời
kỳ Khai sáng huy hoàng trong lịch sử nhân loại nói chung và lịch sử văn hóa
Pháp nói riêng. Montesquieu viết khá nhiều tác phẩm cho tới những năm cuối
đời, trong đó Bàn về tinh thần pháp luật được xem là “viên ngọc sáng trong
kho tàng lý luận về khoa học pháp lý cũng như triết học và nhiều khoa học xã
hội của nhân loại” [40, 5]. Với tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật,
Montesquieu thể hiện không chỉ là nhà luật học với tư duy sắc sảo, mà còn để
lại một dấu ấn sâu sắc trong tư duy nhân loại với tư cách là một triết gia pháp
quyền. Trong tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật, Montesquieu đã đưa ra
những kiến giải hết sức sâu sắc về xã hội công dân và nhà nước pháp quyền.
Mặc dù khái niệm “Nhà nước pháp quyền” chưa một lần được gọi tên trong
các văn bản của ông nhưng ở Bàn về tinh thần pháp luật, Montesquieu đã
trình bày những quan niệm tiến bộ về những cơ sở của nhà nước pháp quyền.
Cho tới nay gần ba thế kỷ đã trôi đi nhưng thời gian không làm phai mờ sức
sống mãnh liệt của tác phẩm Bàn về tinh thần pháp luật. Sức hấp dẫn của tác
phẩm vẫn thu hút sự quan tâm của những nhiều nhà khoa học trong và ngoài
nước. Những quan niệm bước đầu về Nhà nước pháp quyền của Montesquieu
trong Bàn về tinh thần pháp luật không chỉ có ý nghĩa trên phương diện lý
luận mà còn có giá trị hiện thời sâu sắc với xây dựng nhà nước pháp quyền ở
Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những thập kỷ trước đây, do những lý do chủ quan và khách
quan khác nhau, việc nghiên cứu các học thuyết tư sản nói chung và các học
thuyết triết học pháp quyền của Montesquieu nói riêng ở Việt Nam còn khá
khiếm tốn. Những tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp như Montesquieu,
Rousseau…bắt đầu được nhắc tới trong các Tân văn, Tân thư cũng như trong
các tư liệu sách báo du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, tác
phẩm Bàn về tinh thần pháp luật của Montesquieu chính thức xuất hiện ở
Việt Nam vào năm 1963 với tên gọi Vạn pháp tinh lý do Trịnh Xuân Ngạn
dịch. Sau đó, năm 1996 nhà xuất bản Giáo dục ra mắt bạn đọc cuốn Tinh thần
Trong khi bàn luâṇ về quyền công dân , Montesquieu đăc̣ biêṭ chú ý tớ i
“Tinh thần của các nhà lâp̣ pháp” trong viêc̣ soaṇ thảo luâṭ . Tinh thần ấy
chính là việc đảm bảo tính minh bạch , khách quan, công bằng của pháp luâṭ
thông qua những con ngườ i xây dưṇ g pháp luâṭ . Theo tác giả luâṇ văn, những
lưu ý trong chương 16 quyển XXIX có thể xem là đóng góp lớn nhất vừa
mang tính lý luận vừa mang tính thực tiễn của Montesquieu. Trong giớ i haṇ
luâṇ văn này xin trích dâñ ngắn goṇ môṭ số quan điểm của Montesquieu lưu ý
cách soạn thảo với các nhà làm luâṭ như sau:
- “Phong cách thảo luật phải ngắn gọn, rõ ràng”
- “Phong cách thảo luật phải giản dị”.
- “Điều cốt yếu của lời lẽ của luật pháp phải gợi lên trong đầu người
đời những ý nghĩ như luật nói”.
- “Khi pháp luật phải ghi một điều phạt thì cần hết sức tránh ghi
thành giá tiền”.
- “Khi luật đã xác định ý nghĩa của một sự việc thì chớ nên dùng những
từ ngữ mơ hồ”.
- “Luật không cần mềm mỏng tế nhị” nhưng “Lý lẽ phải đơn giản”
để thực hiện một cách dễ dàng.
- “Chớ thay đổi một điều luật khi chưa đủ các lý do cần thiết”.
- “Nhiều đạo luật vô bổ làm yếu mất các đạo luật hữu ích. Những đạo
luật để làm cho người ta lẩn tránh làm yếu cả pháp chế nói chung”.
- “Luật thì cần có hiệu quả không để người ta vi phạm vì thoả thuận
những điều cá biệt”.
- “Cần quan tâm để pháp luật được nhận thức đúng với ý nghĩa sự vật
chứ đừng trái ngược với bản chất của sự vật”.
- “Luật pháp phải có cái gì đó trong sáng. Làm ra luật là để trừng phạt cái
ác. Luật phải có tâm hồn vô tư cao cả” [ 40, 232-235].
Những lưu ý Montesquieu trình bày ở trên có ý nghiã rất lớ n vớ i các nhà

p̣ pháp. Bở i lẽ, thực tế đã cho thấy: “Luật pháp luôn luôn gặp sự đam mê và
cả thành kiến của nhà lập pháp, có khi nó đi qua và tắt ngấm, có khi nó lưu lại
và hoà nhập với người lập pháp” [40, 236]. Luâṭ pháp đươc̣ xây dưṇ g do con
ngườ i và muc̣ đích vì con ngườ i . Nhâṇ thứ c về điều đó, Montesquieu đã yêu
cầu ngườ i làm luâṭ phải đảm bảo tính khách quan , công bằng v à minh bạch
của pháp luật. Đến đây chúng ta có thể nhận thấy điểm khác nhau khá căn bản
giữa Montesquieu với các nhà triết học Khai sáng khác như T.Hobbes, J.
Locke, J. J. Rousseau ở chỗ: Montesquieu đã yêu cầu xác lập tính thành văn
của pháp luật, tức là pháp luật không chỉ là khế ước ngầm giữa con người với
nhau nữa mà nó được quy định bằng các văn bản pháp luật. Thông qua các
văn bản pháp luật đó công dân thực thi quyền và nghĩa vụ của mình trong xã
hội. Chúng tui đánh giá cao điều này ở Montesquieu
Sở dĩ tác giả luâṇ văn đưa nôị dung này vào tiểu tiết Nhà nướ c pháp
quyền như là cơ sở đảm bảo quyền công dân , bở i lẽ, qua sự phân tích ở trên
có thể nhận thấy Montesquieu đặc biệt quan tâm tới lợi ích của công dân . Khi
nhà lập pháp xây dựng hệ thống ph áp luật đảm bảo những yêu cầu mà
Montesquieu nói ở trên thì không những pháp luâṭ đảm bảo tính minh bac̣ h
mà còn thể hiệ n tính hiêụ quả thiết th ực. Luâṭ pháp càng minh bac̣ h , công
bằng bao nhiêu thì công dân càng có lơị bấ y nhiêu. Nếu luâṭ pháp nằm trong
sự “đam mê và cả thành kiến” của ngườ i lâp̣ pháp thì sự thiêṭ thòi lớ n nhất là
cho đaị đa số công dân của quốc gia đó.
Từ sự phân ở trên có thể thấy những tư tưở ng về xây dưṇ g Nhà nướ c
pháp quyền trên cơ sở đảm bảo quyền công dân ở Montesquieu khá toàn diện .
Ông đã đi từ góc đô ̣tự do , bình đẳng, dân chủ tớ i viêc̣ luâṇ bàn về quyền tín
ngưỡng và các quy tắc soaṇ luâṭ cho công dân trong Nhà nướ c . Và “Luật
pháp” được Montesquieu dùng như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả những luận
giải cho quyền công dân . Qua đó Montesquieu đã gián tiếp khẳng điṇ h luâṇ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

daovietha1992

New Member
Link tải miễn phí Luận văn:Quan niệm về nhà nước pháp quyền của Ch.S. Montesquieu trong "Bàn về tinh thần pháp luật" và ý nghĩa của nó với xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Link tải Free download cho anh em Ketnooi:

link tải không được bạn a
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top