Link tải miễn phí luận văn
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
1. Khái niệm quản lý chất thải.
1.1. Khái niệm chất thải.
Trước khi đi tìm hiểu khái niệm QLCT ta phải hiểu được “chất thải” là gì?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 LBVMT năm 2005 thì: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hay hoạt động khác”.Phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau, chất thải có thể được phân chia thành các loại như sau:
- Căn cứ vào nguồn phát sinh: có thể chia thành 3 loại: chất thải sinh hoạt, CTYT, chất thải công nghiệp.
- Căn cứ vào trạng thái tồn tại của chất thải có thể chia thành: CTR, chất thải lỏng, chất thải khí và các chất thải ở dạng khái khác.
- Căn cứ vào độ độc hại của chất thải, chia thành 2 loại: chất thải thông thường và CTNH.
1.2. Khái niệm quản lý chất thải.
Về khái niệm QLCT thì khái niệm QLCT được định nghĩa lần đầu tiên tại thông tư số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 03/04/1997 về các biện pháp cấp bách trong quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. Theo đó thì “ QLCT là các hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu sản sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển, xử lý ( tái chế, tái sử dụng), tiêu hủy ( thiêu đốt, chôn lấp) chất thải và giám sát các địa điểm tiêu hủy chất thải”. Thông tư này chỉ áp dụng đối với hoạt động quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. LBVMT 2005 ra đời là một bước tiến mới bằng việc quy định về hoạt động QLCT. Theo khoản 12 Điều 3 LBVMT thì “QLCT là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”. Xuất phát từ đặc tính của chất thải dù ít hay nhiều luôn chứa đựng những yếu tố không có lợi cho môi trường và sức khỏe con người, việc QLCT là một quy trình khép kín. Những hoạt động này đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn phát sinh đến giai đoạn xử lý, tiêu hủy hoàn toàn.
Do đặc tính nguy hiểm độc hại của CTNH pháp luật cũng có những quy định riêng về quản lý CTNH tại thông tư số 155/1999/ QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý CTNH. Khoản 3 điều 3 quy chế QLCT định nghĩa: “ Quy chế quản lý CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình phát sinh từ thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH”. Mới đây nhất Bộ tài nguyên môi trường đã ban hành thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý CTNH (sau đây gọi tắt là thông tư 12/2011/TT-BTNMT),tại Khoản 1 Điều 3 thông tư này định nghĩa: “Quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH”.
CTYT cũng là một trong những loại chất thải có đặc tính nguy hại cao và cần được kiểm soát chặt chẽ. Khoản 3 điều 3 quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) – sau đây gọi tắt là quy chế quản lý CTYT 2007, định nghĩa: “quản lý CTYT là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ CTYT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện”
Hiện nay CTR đang chiếm số lượng lớn trong tổng lượng chất thải. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 nghị định của chính phủ về quản lý CTR( sau đây gọi tắt là nghị định 59/2007/NĐ-CP) chỉ rõ: “Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người”. Những quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý CTR rất phù hợp với những quy định của công ước Basel 1989 về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới CTNH và việc tiêu hủy chúng. Theo công ước “ QLCT là việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm hay các phế thải khác, bao gồm cả việc giám sát các địa điểm tiêu hủy”. Theo quy định này, QLCT nói chung là một quy trình khép kín và tuần tự. Chúng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu đảm bảo chất thải được tiêu hủy hoàn toàn.
2. Các biện pháp quản lý chất thải.
- Biện pháp pháp lý: là việc vận dụng những quy định của pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người trong quá trình QLCT, bảo vệ môi trường. Bằng những quy định cụ thể của pháp luật những hoạt động nhằm QLCT được thể chế hóa thành nghĩa vụ pháp lý mang tính bắt buộc. Điều 7 LBVMT 2005 đã quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực môi trường trong đó nghiêm cấm các hành vi xả thải các loại chất thải vào môi trường và dành một chương riêng quy định về QLCT. Bên cạnh đó còn có nhiều văn bản pháp luật liên quan khác quy định về hoạt động QLCT.
- Biện pháp kinh tế: biện pháp này được thực hiện thông qua các hình thức như là: thu phí chất thải đối với các cơ sở kinh doanh; áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường hay có chứa các CTNH có khả năng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người..đây là biện pháp đánh trực tiếp vào nguồn thu, vào lợi nhuận của doanh nghiệp nên rất có hiệu quả.
- Biện pháp khoa học công nghệ: vận dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào quá trình QLCT.
- Biện pháp chính trị: Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa vấn đề môi trường và QLCT trở thành nhiệm vụ trong cương lĩnh chính chị của mình.
- Biện pháp giáo dục: tuyên truyền về tác hại của chất thải, phổ biến kiến thức về môi trường để nâng cao nhận thức và tăng cường ý thức của người dân.
II. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI.
1. Những quy định đối với chủ nguồn thải
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI
1. Khái niệm quản lý chất thải.
1.1. Khái niệm chất thải.
Trước khi đi tìm hiểu khái niệm QLCT ta phải hiểu được “chất thải” là gì?
Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 LBVMT năm 2005 thì: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hay hoạt động khác”.Phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau, chất thải có thể được phân chia thành các loại như sau:
- Căn cứ vào nguồn phát sinh: có thể chia thành 3 loại: chất thải sinh hoạt, CTYT, chất thải công nghiệp.
- Căn cứ vào trạng thái tồn tại của chất thải có thể chia thành: CTR, chất thải lỏng, chất thải khí và các chất thải ở dạng khái khác.
- Căn cứ vào độ độc hại của chất thải, chia thành 2 loại: chất thải thông thường và CTNH.
1.2. Khái niệm quản lý chất thải.
Về khái niệm QLCT thì khái niệm QLCT được định nghĩa lần đầu tiên tại thông tư số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 03/04/1997 về các biện pháp cấp bách trong quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. Theo đó thì “ QLCT là các hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu sản sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển, xử lý ( tái chế, tái sử dụng), tiêu hủy ( thiêu đốt, chôn lấp) chất thải và giám sát các địa điểm tiêu hủy chất thải”. Thông tư này chỉ áp dụng đối với hoạt động quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. LBVMT 2005 ra đời là một bước tiến mới bằng việc quy định về hoạt động QLCT. Theo khoản 12 Điều 3 LBVMT thì “QLCT là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”. Xuất phát từ đặc tính của chất thải dù ít hay nhiều luôn chứa đựng những yếu tố không có lợi cho môi trường và sức khỏe con người, việc QLCT là một quy trình khép kín. Những hoạt động này đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn phát sinh đến giai đoạn xử lý, tiêu hủy hoàn toàn.
Do đặc tính nguy hiểm độc hại của CTNH pháp luật cũng có những quy định riêng về quản lý CTNH tại thông tư số 155/1999/ QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý CTNH. Khoản 3 điều 3 quy chế QLCT định nghĩa: “ Quy chế quản lý CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình phát sinh từ thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH”. Mới đây nhất Bộ tài nguyên môi trường đã ban hành thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý CTNH (sau đây gọi tắt là thông tư 12/2011/TT-BTNMT),tại Khoản 1 Điều 3 thông tư này định nghĩa: “Quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH”.
CTYT cũng là một trong những loại chất thải có đặc tính nguy hại cao và cần được kiểm soát chặt chẽ. Khoản 3 điều 3 quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) – sau đây gọi tắt là quy chế quản lý CTYT 2007, định nghĩa: “quản lý CTYT là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ CTYT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện”
Hiện nay CTR đang chiếm số lượng lớn trong tổng lượng chất thải. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 nghị định của chính phủ về quản lý CTR( sau đây gọi tắt là nghị định 59/2007/NĐ-CP) chỉ rõ: “Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người”. Những quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý CTR rất phù hợp với những quy định của công ước Basel 1989 về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới CTNH và việc tiêu hủy chúng. Theo công ước “ QLCT là việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm hay các phế thải khác, bao gồm cả việc giám sát các địa điểm tiêu hủy”. Theo quy định này, QLCT nói chung là một quy trình khép kín và tuần tự. Chúng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu đảm bảo chất thải được tiêu hủy hoàn toàn.
2. Các biện pháp quản lý chất thải.
- Biện pháp pháp lý: là việc vận dụng những quy định của pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người trong quá trình QLCT, bảo vệ môi trường. Bằng những quy định cụ thể của pháp luật những hoạt động nhằm QLCT được thể chế hóa thành nghĩa vụ pháp lý mang tính bắt buộc. Điều 7 LBVMT 2005 đã quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực môi trường trong đó nghiêm cấm các hành vi xả thải các loại chất thải vào môi trường và dành một chương riêng quy định về QLCT. Bên cạnh đó còn có nhiều văn bản pháp luật liên quan khác quy định về hoạt động QLCT.
- Biện pháp kinh tế: biện pháp này được thực hiện thông qua các hình thức như là: thu phí chất thải đối với các cơ sở kinh doanh; áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường hay có chứa các CTNH có khả năng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người..đây là biện pháp đánh trực tiếp vào nguồn thu, vào lợi nhuận của doanh nghiệp nên rất có hiệu quả.
- Biện pháp khoa học công nghệ: vận dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào quá trình QLCT.
- Biện pháp chính trị: Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa vấn đề môi trường và QLCT trở thành nhiệm vụ trong cương lĩnh chính chị của mình.
- Biện pháp giáo dục: tuyên truyền về tác hại của chất thải, phổ biến kiến thức về môi trường để nâng cao nhận thức và tăng cường ý thức của người dân.
II. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI.
1. Những quy định đối với chủ nguồn thải
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links