river_711

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


Tên đề tài

Quy hoạch phát triển thương mại ở nước ta hiện nay – Những vấn đề lý luận và thực tiễn.

1. Sự cần thiết của đề tài
Quá trình tái sản xuất xã hội bao gồm 4 khâu : sản xuất – phân phối – lưu thông – tiêu dùng. Như vậy, thương mại thuộc khâu phân phối và lưu thông với chức năng làm cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Ngành thương mại được hiểu là ngành kinh tế – kỹ thuật, ngành rộng theo tính chất, theo chức năng chứ không phải ngành hẹp theo phạm vi và đối tượng quản lý.
Ngành thương mại là ngành có chức năng phân phối và lưu thông các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân. Để thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giữa trong nước và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế với nhau thông qua dòng vận động của hàng hoá thì nhiệm vụ đặt ra đối với ngành thương mại là phải làm sao cho hàng hoá đến tay người tiêu dùng nhanh nhất, phí lưu thông thấp nhất và giá cả rẻ nhất. Muốn vậy, phải có quy hoạch tối ưu về thương mại.
Quy hoạch thương mại (QHTM) là một bản luận chứng khoa học về sự phát triển của ngành thương mại trên cả nước hay trên các vùng lãnh thổ với sự bố trí, sắp xếp một cách hợp lý các nguồn lực để tổ chức phân phối và lưu thông hàng hoá dịch vụ theo cơ chế thị trường sao cho có hiệu quả nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của xã hội và dân cư, phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. QHTM là căn cứ để hoạch định kế hoạch và nó khác kế hoạch ở chỗ không đưa ra những chỉ tiêu quá cụ thể, mà phải xác định được xu hướng phát triển, đưa ra những định hướng cơ bản “ linh hoạt hơn” để có thể điều chỉnh mở rộng bước đi và giải pháp vĩ mô phù hợp. Trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến động phức tạp, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển đa dạng về cách và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ hiện đaị thì quy hoạch phát triển thương mại của cả nước, mỗi vùng và địa phương đòi hỏi phải có nhiều kịch bản và phương án khác nhau, thích ứng với những đặc điểm và bước đi khác nhau của từng thời kỳ. QHTM không thể đơn lẻ, tách rời mà phải xem xét trong mối tác động qua lại, bổ sung và phù hợp với nhau trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo sự hài hoà trên từng vùng lãnh thổ nhất định (xem sơ đồ số 1). Để có sự hài hoà, thống nhất về QHTM giữa ngành và lãnh thổ thì Nhà nước trung ương và chính quyền các cấp phải là người thực hiện sự kết hợp đó trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các vùng kinh tế.
Quy hoạch thương mại của cả nước và của các vùng còn phải thể hiện các khả năng và phương án phát triển, xử lý các mâu thuẫn để tìm ra phương án bố trí sắp xếp tối ưu. Xử lý các mâu thuẫn trong phát triển nhằm tạo sự hài hoà, cân đối, tối ưu giữa cả nước, các vùng và các địa phương là một trong những chức năng quan trọng nhất của quy hoạch thương mại.
+ Về mặt lý luận QHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa rất cơ bản vừa bức thiết. QHTM phải chỉ ra những xu thế và triển vọng vận động của thị trường trong nước và quốc tế, hoạch định mục đích, hướng đi và lộ trình của thương mại trong thời gian 10 năm thậm chí đến 20 năm. Quá trình xây dựng QHTM đòi hỏi phải phân tích và dự báo các điều kiện môi trường hiện tại cũng như tương lai, trong nước và ngoài nước, tiềm năng, khả năng và nội lực. QHTM phải hướng vào việc phân bổ khai thác có hiệu quả, hợp lý các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu cao nhất. Đồng thời QHTM cũng chỉ ra việc tập trung các nguồn lực và cân đối nhu cầu với khả năng của nguồn lực. Sự cân đối nhu cầu và khả năng nguồn lực trong một thời gian dài sẽ cho phép chủ động đầu tư thay đổi cơ cấu mặt hàng, đầu tư chế biến sâu cho hàng hoá lưu thông nhất là đầu tư tạo nguồn lực mới phải tính toán cho thời gian dài mới có hiệu quả. QHTM còn tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển thương mại, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Nhờ có QHTM mà các cơ quan quản lý của nhà nước có thể chủ động về các quyết sách của mình trước những diễn biến phức tạp và điều kiện về môi trường thường xuyên thay đổi.
Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, quy hoạch phát triển thương mại có ý nghĩa rất lớn, thậm chí là khâu đột phá để phát triển sản xuất và xuất khẩu. Bởi lẽ quá trình tái sản xuất vận động liên tục, phân phối và lưu thông có lúc chúng là điểm khởi đầu của sản xuất và tiêu dùng. Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh là trong kinh tế thị trường quy hoạch có tính định hướng cho sự phát triển, với nghĩa đó có lúc quy hoạch đi trước một bước thông qua việc tạo ra kết cấu hạ tầng thương mại. Mặt khác, mọi hoạt động của thương mại trong cơ chế thị trường luôn ở trong trạng thái động, nếu những mục tiêu định hướng nhất là mục tiêu ưu tiên đầu tư thiếu cụ thể, điều kiện thực hiện không khả thi và các giải pháp của QHTM được xây dựng không đủ cơ sở khoa học, không đúng tầm, không đoán và lường trước được những yếu tố tác động và có ảnh hưởng rất sâu sắc đến đến mọi lĩnh vực thương mại thì QHTM rất khó đi vào cuộc sống, sẽ không thể đạt như kỳ vọng mong muốn thậm chí phải trả giá. Như vậy, quy hoạch phát triển thương mại vừa rất cơ bản vừa là đòi hỏi cấp thiết đối với ngành thương mại đặc biệt là đối với công tác quản lý của Nhà nước về thương mại.
Về mặt lý luận, với những vị trí và vai trò trò to lớn đó, quy hoạch phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cần được quan tâm nghiên cứu ở tầm cao mới.
+ Trong thực tiễn, mặc dù trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể ngành thương mại chưa có chiến lược thương mại. Nhưng công tác xây dựng quy hoạch thương mại ở nước ta đến cuối năm 1995 đã được tiến hành và thực tế Bộ Thương mại lần đầu tiên mới tiến hành xây dựng quy hoạch phát triển thương mại và đã hoàn thành được “ Bản quy hoạch tổng thể ngành thương mại đến năm 2010” vào tháng 9/1996. Nhìn chung, nội dung bản quy hoạch đó đã cố gắng bám sát các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về định hướng phát triển thương mại giai đoạn 2001-2010, đã cơ bản đánh giá được thực trạng thương mại thời gian trước để làm căn cứ đề xuất các đổi mới. Song Bản quy hoạch này đã bộc lộ rất nhiều bất cập. Cụ thể là :
+ Phạm vi của bản quy hoạch này chỉ đề cập đến hàng hoá thuần tuý và một số dịch vụ có liên quan đến hàng hoá. Do cách tiếp cận như vậy nên phương pháp luận, các mục tiêu, định hướng, quan điểm và giải pháp đều chỉ tập trung đến thương mại hàng hoá và các dịch vụ liên qua đến hàng hoá. Như vậy, thương mại được đề cập trong bản quy hoạch này được hiểu theo “nghĩa hẹp”. Điều này, hoàn toàn không theo kịp với tiến trình đổi mới kinh tế - thương mại và hội nhập trong những năm qua khi mà đa số các nước và các tổ chức quốc tế đã hiểu khái niệm thương mại hoàn toàn theo “nghĩa rộng”.
+ Trong bản quy hoạch này chỉ chú trọng đến 2 thành phần là thương nghiệp quốc doanh và htx và chỉ đề cập thoáng qua và rất sơ sài phần thực trạng hoạt động của thương nhiệp tư nhân chỉ có số lượng doanh nghiệp tư nhân và cơ sở kinh doanh cá thể từ 1990- 1995 ( trang 16 ) nhất là trong phần chính sách và giải pháp về tổ chức thương nghiệp đối với tư nhân chỉ có 13 dòng trang 118. Như vậy, có thể nói trong bản quy hoạch này thành phần kinh tế ngoài nhà nước chưa được đề cập tới. Đây là một hạn chế rất lớn của bản quy hoạch này, chưa có tầm nhìn xa, không chỉ không đánh giá được tiềm năng – một thành phần kinh tế được coi là năng động nhất trong những năm qua nhất là khi có Luật Doanh nghiệp được ban hành.
+ Một thiếu sót rất lớn của bản quy hoạch này hoàn toàn không đề cập đến khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế. Một bộ phận kinh tế mới đã được hình thành từ khi có Luật Khuyến kích đầu tư nước ngoài năm 1987. Mặc dù thành phần này đã hình thành và đang phát triển trong thời gian xây dựng bản QHTM này, song nó không hề được đề cập tới, điều này là một thiếu sót lớn và đó còn cho thấy tầm nhìn của bản quy hoạch này là quá hạn hẹp không đón đầu được sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thương mại nói riêng.
+ Mặt khác bản QHTM năm 1996 đã không đoán được và không hề đề cập tới nhiều hình thức và mô hình kinh tế mới như : Hiệp hội ngành hàng, kinh tế trang trại và các hình thức kinh tế - hỗn hợp khác v.v.
+ Bản quy hoạch tổng ngành thương mai một mặt vừa thiếu chiến lược thương mại đây là một quy trình không hợp lý mặt khác lại đưa ra quá nhiều mục tiêu và nhiều chương trình ưu tiên trong điều kiện nguồn lực và vật lực còn nhiều hạn chế. Nhiều mục tiêu và chương trình ưu tiên trong bản quy hoạch này được xây dựng theo tư duy chủ quan, thiếu tính thực tiễn, không phù hợp với xu thế phát triển, tuy đã được chỉnh sửa song vẫn, không theo kịp với qúa trình thay đổi nhanh của các hoạt động thương mại trên thị trường nội địa đặc biệt là trong hội nhập.
+ Về số liệu và các dự báo trong bản quy hoạch tổng thể. Do thiếu số liệu và mức độ cung cấp số liệu từ nhiều Bộ, ngành vừa không đầy đủ vừa không đảm bảo độ chính xác nhất là nguồn số liệu từ các địa phương, đặc biệt là thiếu hẳn nguồn thông tin về tình hình thị trường ngoài nước cho nên việc dự báo tình hình sản xuất hàng hoá trong nước, mức thu nhập, sức mua của dân cư và nhất là dự báo thị trường xuất khẩu trọng điểm và mặt hàng xuất khẩu chủ lực rất sơ sài không sát với thực tiễn những năm qua. Bởi vậy, dự báo các luồng hàng hoá vào – ra hoàn toàn không đầy đủ dẫn đến định hướng các quy hoạch chi tiết thiếu tính thực tiễn và điều kiện thực thi.
+ Đối với các quy hoạch chi tiết như : kết cấu cơ sở hạ tầng thương mại, hệ thống kho xăng dầu, kho thông dụng, hệ thống chợ trên các địa bàn nông thôn, miền núi, đô thị và các trung tâm thương mại, các siêu thị v.v cho đến nay rất khó triển khai vào thực tiễn nếu có triển khai thì gặp quá nhiều khó khăn không ít vướng mắc hay không đủ điều kiện thực thi.
Nhìn chung, Bản quy hoạch thương mại năm 1996 một mặt không đề cập toàn diện, tập trung quá cao vào các doanh nghiệp nhà nước, ít chú trọng đến các thành phần kinh tế khác, mặt khác lại đưa ra quá nhiều mục tiêu. Như vậy là không hợp lý, không khả thi. Đặc biệt là quy hoạch phát triển thương mại các vùng kinh tế một mặt đề cập quá sơ sài, không đầy đủ, toàn diện mặt khác thiếu ăn khớp với quy hoạch tổng thể của toàn ngành, còn vênh rất lớn với quy hoạch thương mại của địa phương. Gần 10 năm qua tính thực tiễn cũng như tác dụng của bản quy họach thương mại năm 1996 là rất hạn chế như : chưa đủ độ tin cậy và căn cứ để cho các DN xây dựng kế hoạch thương mại, chưa đúng tầm là một công cụ trong quản lý nhà nước về thương mại.
+ Thực tế quy hoạch phát triển thương mại tỉnh, thành phố đến năm 1997 mới được các Sở Thương mại bắt đầu quan tâm. Đến tháng 3 năm 2002 đã có 100% Sở Thương mại xây dựng xong quy hoạch phát triển thương mại của địa phương mình. Tuy nhiên, nếu theo đúng tinh thần Chỉ thị số 22/2000/CT-TTg và theo chỉ đạo của Bộ Thương mại thì mới có 23 địa phương hoàn thành (trong đó có TP Hà Nội), 18 địa phương đang hoàn thiện (trong đó có TP Hồ Chí Minh, TP Hải Phòng), 11 địa phương mới xong đề cương, 5 địa phương chưa điều chỉnh theo Chỉ thị trên và 4 địa phương chưa có báo cáo về Bộ. Cho đến tháng 4 –2004 vẫn còn khoảng gần 10 địa phương nữa nếu xét theo tinh thần Chỉ thị số 22/2000/CT – TTg vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Như vậy, toàn bộ các Sở Thương mại đều không có chiến lược thương mại mà bắt tay ngay vào xây dựng QHTM. Bởi vậy, công tác xây dựng QHTM ở các tỉnh, thành phố không chỉ bất cập về lý luận, lúng túng về phương pháp, nội dung mà còn quy trình khi triển khai xây dựng QHTM không hợp lý và thực tiễn triển khai quá chậm chạp. Điều đó không thể đáp ứng yêu cầu nhiều mặt về phát triển kinh tế – xã hội của địa phương đặc biệt là công tác quản lý nhà nước về thương mại.
+ Trong triển khai xây dựng quy hoạch, các Sở Thương mại địa phương ít căn cứ vào quy hoạch tổng thể ngành, thậm chí có trường hợp còn không tuân theo. Do đó trên phạm vi toàn cục QHTM thiếu tính thống nhất và đồng bộ toàn ngành. Các Sở thương mại không chỉ thiếu thông tin hay không nắm vững không gian của nhau, dẫn đến tình trạng vừa khó khăn trong triển khai vừa có phần trùng lặp giữa các địa phương.
Chương 3
đề xuất Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy hoạch phát triển thương mại ở nước ta thời gian tới
3.1 Quan điểm
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn coi QHTM là cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển thương mại. Hạn chế lớn nhất trong công tác xây dựng quy hoạch nói chung và QHTM nói riêng thời gian qua là không tính toán được đầy đủ những biến động trên thị trường trong nước nhất là những biến động lớn trên thị trường thế giới. Bởi vậy quy hoạch nói chung và QHTM nói riêng chỉ dừng ở mức dự báo, định hướng đặc biệt là tính khả thi không cao, thiếu điều kiện thực hiện. Khi thực thi và triển khai vào đời sống một phần do không theo quy hoạch, một phần làm theo phong trào mà đã gây ra nhiều hậu quả không tốt đối với đời sống kinh tế – xã hội. Bởi vậy, quan điểm xây dựng QHTM trong thời gian tới là :
- Quan điểm đầu tiên là phải thay đổi tư duy trong việc xây dựng QHTM mà trước hết là thay đổi nhận thức về các mục tiêu đề ra trong quy hoạch. Các mục tiêu trong QHTM chỉ mang tính dự báo và định hướng hoàn toàn không mang tính pháp lệnh. Việc thay đổi tư duy này không những góp phần làm cho quy hoạch mang tính khách quan mà còn làm cho quy hoạch thực sự là một công cụ quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về thương mại.
- Quan điểm thứ hai là quy hoạch phát triển thương mại cần được xây dựng theo hướng mở nhằm phát huy những lợi thế, tiềm năng chưa khai thác hết và hạn chế đến mức tối đa những bất lợi của đất nước nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng.
- Quan điểm thứ ba là tiếp tục đổi mới cả quy trình xây dựng, tổ chức thực hiện lẫn điều hành và kiểm tra quy hoạch nhằm nâng cao vị trí, vai trò và tính hiệu lực, hiệu quả QHTM.
3.2 Yêu cầu
Công tác xây dựng quy hoạch phát triển thương mại trong thời gian tới phải đáp ứng các yêu cầu sau :
- Xác định rõ các mục tiêu, quy trình, phương pháp, nội dung của QHTM trong sự nghiệp CNH, HĐH.
- Xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện và giám sát QHTM.
- Xác định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và tổ chức thự hiện QHTM.
- Từng bước nâng cao chất lượng xây dựng QHTM trên cơ sở đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống, toàn diện đặc biệt là nâng cao tính khả thi.
3.3 Phương hướng
3.3.1 Phương hướng đổi mới quy trình xây dựng các quy hoạch phát triển thương mại
- Xác định mục tiêu
- Nội dung
3.3.2 Phương hướng đổi mới tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển thương mại
3.4 Các giải pháp tiếp tục đổi mới công tác xây dựng quy hoạch tổng thể ngành thương mại
3.4.1 Các giải pháp về quy trình xây dựng
3.4.2 Các giải pháp về tổ chức thực hiện
3.5 Các giải pháp tiếp tục đổi mới công tác xây dựng quy hoạch vùng
3.5.1 Các giải pháp về quy trình xây dựng
3.5.2 Các giải pháp về tổ chức thực hiện
3.6 Các giải pháp tiếp tục đổi mới công tác xây dựng quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại
3.6.1 Các giải pháp về quy trình xây dựng
3.6.2 Các giải pháp về tổ chức thực hiện
3.7 Các giải pháp khác
+ Nhóm các giải pháp về quản lý nhà nước
- Hoàn thiện và đổi mới pháp luật
- Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý và chính sách
- Tiếp tục đổi mới cơ chế phối kết hợp
- Hoàn thiện và đổi mới cơ chế phê duyệt, kiểm tra, giám sát
- Tiếp tục đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực
+ Nhóm các giải pháp về tổ chức bộ máy
+ Nhóm các giải pháp về nguồn nhân lực
+ Nhóm các giải pháp về vai trò cộng đồng
9 - Khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở tham khảo đối với các cơ quan nhà nước trong việc hoạch định cơ chế chính sách và lập kế hoạch kế hoạch thương mại.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để Bộ Thương mại sử dụng vào việc hoàn thiện và đổi mới công tác xây dựng QHTM của cả nước, xây dựng quy hoạch vùng, đặc biệt là quy hoạch thương mại ở những vùng kinh tế trọng điểm có tính chất đầu tàu để nhằm tạo sự bứt phá.
- Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các địa phương nhất là các tỉnh, thành phố có cơ sở để điều chỉnh, bổ sung kịp thời hay xây dựng mới quy hoạch thương mại của tỉnh, thành phố mình phù hợp với quy hoạch liên vùng và toàn ngành.
- Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cần thiết để giúp cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế định hướng đầu tư trên nhiều phương diện như : chọn lĩnh vực đầu tư, lựa chọn mặt hàng chiến lược, quy mô đầu tư v.v
10 Sản phẩm cần đạt được của đề tài là :
- 01 bản báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu khoảng 100 –150 trang
- 01 Bản tóm tắt kết quả nghiên cứu khoảng 25-30 trang
- 01 Đĩa mềm để lưu tổng hợp và tóm tắt
11 Thời gian
Thời gian để hoàn thành đề tài này là 12 tháng ( 2004-2005), kể từ ngày đề cương được Hội đồng khoa học Bộ phê duyệt. Cụ thể như sau :
- Chuẩn bị tư liệu, xây dựng nội dung và các tiêu chí cho khảo sát thực tế 02 tháng.
- Khảo sát từ 5 –7 tỉnh, thành phố ở miền Bắc ( trong đó có một số tỉnh trung du, miền núi khoảng 01 tháng, 1,5 đến 2 tháng khảo sát ở miền Trung và miền Nam.
- Tổng hợp và xử lý số liệu và đến một số Bộ, ngành hữu quan để bổ sung thêm tư liệu khoảng 02 tháng.
- Viết báo cáo để tổ chức Hội thảo dự kiến vào tháng thứ 9 hay tháng thứ 10. Còn lại 2 tháng cuối là hiệu chỉnh báo cáo sau khi được hội đồng và các chuyên gia cho ý kiến đóng góp và chuần bị báo cáo nghiệm thu.
12 Lực lượng nghiên cứu
1 - Cơ quan chủ trì đề tài

+ Chủ nhiệm đề tài :
Chức vụ:
Học vị :
Đơn vị công tác :
+ phó chủ nhiệm đề tài :
Chức vụ:
Học vị :
Đơn vị công tác :
+ thư ký đề tài :
Chức vụ:
Học vị :
Đơn vị công tác :
+ Thành viên :
2 - Cơ quan phối hợp nghiên cứu
-
13 Kinh phí nghiên cứu
Tổng kinh phí là 150 triệu đồng, gồm:
- Thuê khoán chuyên môn : 70 triệu đồng
- Hội thảo : 20 triệu đồng
- Khảo sát thực tế : 35 triệu đồng
- Mua tài liệu : 10 triệu đồng
- Công tác phí + chi khác : 15 triệu đồng


Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2004
Chủ nhiệm đề tài


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Định giá quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội 2020 Luận văn Kinh tế 0
G Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Nghiên cứu quy hoạch môi trường gắn với quy họach phát triển kinh tế xã hội Thị xã Bến Tre từ nay đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 Khoa học Tự nhiên 0
T Quy hoạch phát triển hệ thống giao thông tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
M Xây dựng - Quy hoạch phát triển hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
R Quy hoạch tổng thể phát triển kinh xã hội Quận Đống Đa, Ba Đình giai đoạn 2001-2010 Luận văn Kinh tế 0
S Định hướng và giải pháp phát triển của viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp trong tương lai Luận văn Kinh tế 0
T Quy hoạch phát triển vùng Bắc trung bộ Luận văn Kinh tế 0
C Nghiên cứu các vấn đề môi trường và quy hoạch môi trường, phát triển bền vững và phát triển du lịch bền vững Công nghệ thông tin 2
L Nghiên cứu các kiểu vỏ phong hóa và đất phục vụ quy hoạch và phát triển bền vững khu vực hành lang đường mòn Hồ Chí Minh trong phạm vi tỉnh Hà Tĩnh Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top