Chia sẻ cho các bạn tài liệu
Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới
CHỦ ĐỀ: Qũy tiền tệ thế giới IMF và vai trò của nó trong các cuộc khủng hoảng lớn trên thế giới: Khủng hoảng tài chính Đông Á (1997), Khủng hoảng kinh tế thế giới (2008), Khủng hoảng nợ công Châu Âu (2010)
I – TỔNG QUAN VỀ IMF
IMF (International Monetary Fund) là tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng việc theo dõi tỉ giá hối đoái và cán cân thanh toán đồng thời hỗ trợ kĩ thuật và giúp đõ tài chính khi có yêu cầu.
1.1 – Lịch sử hình thành
Nguyên nhân hình thành bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tiền tệ 1930
Thời đó, tiền giấy đã được lưu hành nhưng hãy còn trong tình trạng phôi thai. Trị giá giao hoán quốc tế chưa có giá trị rõ ràng khiến cho sự mua bán, đổi chác còn ở trong khái niệm vật thể (như một đầu máy xe lửa trị giá bằng 100 tấn cà phê), vì vậy sự giao thương còn rất khó khăn. Người ta đã nghĩ ra phương cách dùng kim quý (vàng) để bảo trợ cho giá trị tiền tệ nước mình, nhưng chưa đạt được một quy ước thống nhất thì cuộc đại suy thoái 1930 bùng nổ, vì chỉ có một số quốc gia theo kim bản vị để quy định giá tiền tệ của mình, còn nhiều nước khác thì không. Việc này đã gây ra nhiều trở ngại giữa trao đổi hàng hoá của các nước với nhau. Đó là nguyên nhân làm trì trệ sản xuất, cho nên sau cuộc khủng hoảng xảy ra, các nhà lãnh đạo thế giới muốn đi tìm một biện pháp để thống nhất vấn đề tiền tệ giao hoán nhưng cũng không mang lại một kết quả nào.
Đến năm 1940, vấn đề lại được mang ra bàn thảo trở lại, theo kế hoạch đề nghị của ông Harry White và John Kenes. Theo đó, giá trị tiền tệ giao hoán phải được thống nhất và đồng thuận của các quốc gia. Một tổ chức quốc tế đã được thành lập để quyết định và giám sát việc thực thi về giao hoán này giữa 2 hay nhiều loại tiền tệ khác nhau. Sau nhiều năm bàn thảo rất khó khăn của giai đoạn đệ nhị thế chiến, cuối cùng tháng 7/1944 một hội nghị gồm 44 quốc gia (trong đó có cả Liên Xô cũ) diễn ra tại Bretton Woods, News Hampshire (Mỹ) từ ngày 1 - 22/7/1944 để soạn thảo điều lệ Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Ngày 27/12/1945, điều lệ thành lập IMF đã được 29 nước kí kết. IMF bắt đầu hoạt động từ tháng 5/1946 (số hội viên lúc này chỉ gồm 39 nước). Ngày 1/3/1947, IMF tiến hành cho vay và khoản vay đầu tiên vào ngày 8/5/1947, được hưởng quy chế cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Tổng số vốn lúc này là 202 tỷ USD
1.2 – Đặc điểm về nguồn vốn và tỉ lệ phiếu bầu
- Nguồn vốn của IMF chủ yếu do các thành viên đóng góp theo cổ phần. Ban đầu, mức cổ phần đóng góp phụ thuộc vào tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nước đó với xuất nhập khẩu của thế giới. Sau này thì tỉ lệ vốn góp tương ứng với tốc độ tăng trưởng GDP
- IMF cấp cho mỗi thành viên hạn mức tín dụng, cho phép vay tối đa là 125% của hạn mức tín dụng. Cho phép rút vốn 4 lần (3 lần đầu là 25%, lần cuối là 50%)
- Số phiếu trong các cơ quan lãnh đạo được phân bổ phù hợp với tỉ lệ góp vốn, vì vậy đa số phiếu tập trung vào các nước công nghiệp phát triển nhất. Các nước thành viên có cổ phần lớn nhất trong IMF hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp. Đến 31/8/2004, tổng vốn cổ phần của IMF là 311 tỷ USD, Hoa Kỳ chiếm 18,38% cổ phần, công hoà liên bang Đức chiếm 5,7%, Pháp chiếm 5,1%, Anh 5,1%, Nhật Bản 6,26%....
1.3 – Các mục tiêu của IMF
Thúc đẩy hợp tác quốc tế thông qua một thiết chế thường trực có trách nhiệm cung cấp một bộ máy tư vấn và cộng tác nhằm giải quyết các vấn đề tiền tệ quốc tế.
Tạo điều kiện mở rộng và tăng trưởng cân đối hoạt động mậu dịch quốc tế và nhờ đó góp phần vào việc tăng cường và duy trì ở mức cao việc làm, thu nhập thực tế và việc phát triển nguồn lực sản xuất của tất cả các thành viên, coi đó là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế.
Tăng cường ổn định ngoại hối nhằm duy trì một cách có trật tự hoạt động giao dịch ngoại hối giữa các thành viên và tránh việc phá giá tiền tệ để cạnh tranh.
Hỗ trợ việc thành lập một hệ thống thanh toán đa phương giữa các nước thành viên và xoá bỏ các hạn chế về ngoại hối gây phương hại tới sự tăng trưởng của mậu dịch quốc tế.
Tạo niềm tin cho các nước thành viên bằng cách cung cấp cho họ nguồn lực dự trữ của quỹ được đảm bảo an toàn và tạo cơ hội cho họ sửa chữa mất cân đối trong cán cân thanh toán quốc tế.
Rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độ cân bằng trong cán cân thanh toán của các nước thành viên.
Trong hơn 50 năm qua IMF đã khẳng định được vai trò cũng như thực hiện mục tiêu của mình trong việc duy trì sự ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên quy mô ngày càng rộng với tốc độ ngày càng nhanh.
1.4 – Mục tiêu hoạt động của IMF
- Mục đích của IMF là hỗ trợ tín dụng cho các nước thành viên để triển khai các dự án phát triển KT-XH, khắc phục thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, giải quyết những khó khăn tài chính bất thường xảy ra do ảnh hưởng của thiên thiên nhiên hay để ổn định giá những mặt hàng nguyên nhiên liệu chiến lược và điều chỉnh quan hệ tiền tệ giữa các nước hội viên
- Khi quốc gia nào gặp khó khăn trong vấn đề trả nợ nước ngoài thì IMF đề ra “chương trình điều chỉnh cơ cấu” bằng cách giảm phát nền kinh tế và giảm chi tiêu của chính phủ nhằm giúp các nước này lấy lại sự kiểm soát đối với nền kinh tế. Mặc dù có những vấn đề khó khăn với nền kinh tế quốc gia nhưng khi nền kinh tế được “điều chỉnh” thì mọi thứ sẽ trở nên tốt hơn. Nhưng trên thực tế chương trình này đòi hỏi chính phủ nước đi vay phải “thắt lưng buộc bụng” giảm chi tiêu dịch vu, giảm thuế nhập khẩu, giảm trợ cấp chính phủ. Điều này làm các công ty nước ngoài dễ dàng kiểm soát nền kinh tế nước đi vay.
1.5 – Chức năng và nhiệm vụ của IMF
1.5.1 – Chức năng
IMF có các chức năng cơ bản:
- Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các thành viên;
- Cấp tín dụng cho các thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán;
- Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nước thành viên;
- Tư vấn cho các nước hội viên về chính sách kinh tế vĩ mô;
- Cung cấp trợ giúp kĩ thuật.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links