heobong_sieuway
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Khái quát một số vấn đề chung về người chưa thành niên phạm tội (NCTNPT) và quyết định hình phạt đối (QĐHP) với NCTN phạm tội. Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội. Đánh giá thực tiễn áp dụng QĐHP đối với NCTN phạm tội trong luật hình sự Việt Nam: các căn cứ quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội, quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội trong các trường hợp đặc biệt và thực tiễn QĐHP đối với NCTN phạm tội của Tòa án nhân dân các cấp trong những năm gần đây. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự liên quan đến QĐHP đối với NCTN phạm tội như: kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử nói chung và đối với NCTN phạm tội nói riêng, nâng cao ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án trong quá trình xét xử và QĐHP. Đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện tổ chức như: xem xét việc thành lập Tòa án NCTN để xét xử NCTN phạm tội, xây dựng hệ thống thu thập số liệu thống kê để theo dõi việc xử lý các vụ việc có liên quan đến NCTN phạm tội
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta được coi là sự nghiệp lớn của đất nước, dân tộc. Sự nghiệp ấy được đúc kết bởi tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục “Vì lợi ích mươi năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” [20, tr 222]. Một trong những quan điểm, xuyên suốt đường lối và các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ em được ví như măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là chủ nhân tương lai kế tục sự nghiệp phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; ….” [11, tr 107].
Tuy nhiên, vấn đề NCTN phạm tội hiện nay vẫn đang thu hút sự quan tâm của xã hội và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong những năm qua, tình hình NCTN vi phạm pháp luật, NCTN tái phạm gia tăng, sự trẻ hoá của tội phạm NCTN đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo trật tự an toàn cho cộng đồng mà còn nhằm để bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội trong tương lai. Trong khi đó, BLHS năm 1999- “một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [27]-lại được ban hành cách đây gần chục năm đã bộc lộ những nhược điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập cũng như yêu cầu đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tội phạm nói chung và tội phạm NCTN nói riêng. Đặc biệt là các quy định pháp luật về quyết định hình phạt chưa thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc phòng, chống tội phạm. Bên cạnh đó, việc quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội trên thực tế còn gặp nhiều bất cập do nhận thức và vận dụng không thống nhất các
quy định như: căn cứ quyết định hình phạt, quyết định hình phạt đối với NCTN phạm nhiều tội, quyết định hình phạt đối với NCTN trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt… dẫn tới làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm NCTN. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội và thực tiễn áp dụng để nhằm hoàn thiện, các quy định về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình phạt đối với họ là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Với nhận thức như trên, Học viên đã lựa chọn vấn đề “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu hình phạt và quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam đã được đề cập trong một số Luận án tiến sĩ và thạc sĩ luật học như: Luận án tiến sĩ luật học của TS. Dương Tuyết Miên về:“Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, 2003; Luận án Thạc sĩ luật học của Ths Đào Thị Nga về “Quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội”, 1997…Ngoài ra, còn có một số công trình đăng trên các tạp chí chuyên ngành khác như: Đặng Thị Thanh, TNHS của NCTN phạm tội và nguyên tắc xử lý của BLHS năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân số 6/2000; Đỗ Văn Chỉnh, Việc xác định tình tiết phạm tội nhiều lần đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2002; Đinh Văn Quế, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Kiểm sát số 6/2007…Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy, một số công trình có phạm vi nghiên cứu rộng, trong đó vấn đề quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội chỉ là một phần trong nội dung nghiên cứu của các tác giả nên chưa được phân tích sâu cả về mặt lý luận và thực tiễn; có công trình chỉ đề cập một phần trong nội dung của quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội, hay chỉ tập trung về phần lý luận nên các tác giả chưa
đưa các giải pháp có tính hệ thống và toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội; hay có công trình nghiên cứu về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội nhưng đã được tiến hành cách đây khá lâu, do vậy giá trị lý luận và thực tiễn không cao. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định về quyết định hình phạt đối với NCTN vẫn còn có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến quyết định hình phạt
đối với NCTN phạm tội: Khái niệm NCTN phạm tội; khái niệm và mục đích của hình phạt; Khái niệm quyết định hình phạt và các nguyên tắc của quyết định hình phạt…
- Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
- Đánh giá thực tiễn quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội. - Đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt
đối với NCTN phạm tội.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội. Nghiên cứu thực tiễn quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội thông qua các số liệu, bản án và các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao trong những năm gần đây.
5. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về hình phạt và cải tạo con người; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về pháp luật nói chung, chính sách hình sự nói riêng, đặc biệt là các quan điểm về giáo dục, phòng ngừa tội phạm NCTN.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án là: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê; phương pháp so sánh;…Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui cũng nghiên cứu một số bản án đã tuyên đối với NCTN phạm tội, nghiên cứu số liệu thống kê về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội và tham khảo ý kiến của các chuyên gia làm công tác thực tiễn để đưa ra những kiến nghị khoa học nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
6. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống cả về mặt lý luận và thực tiễn các vấn đề có liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội, Luận văn có những điểm mới sau:
- Góp phần đảm bảo sự nhận thức thống nhất các quy định có liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
- Chỉ ra được những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội; chỉ ra các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó cũng như đưa ra nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục.
- Điểm mới quan trọng nhất của Luận văn là đưa ra được hệ thống các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN bao gồm: Các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội; Các kiến nghị nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử NCTN phạm tội; các kiện nghị hoàn thiện tổ chức...
- Ngoài ra, Luận văn là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến NCTN phạm tội cũng như độc giả có quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu này.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được đề cập trong 3 chương, cụ thể là:
Chương I: Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
Chương II: Quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội theo BLHS năm 1999 và thực tiễn áp dụng.
Chương III. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Khái quát một số vấn đề chung về người chưa thành niên phạm tội (NCTNPT) và quyết định hình phạt đối (QĐHP) với NCTN phạm tội. Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội. Đánh giá thực tiễn áp dụng QĐHP đối với NCTN phạm tội trong luật hình sự Việt Nam: các căn cứ quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội, quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội trong các trường hợp đặc biệt và thực tiễn QĐHP đối với NCTN phạm tội của Tòa án nhân dân các cấp trong những năm gần đây. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự liên quan đến QĐHP đối với NCTN phạm tội như: kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử nói chung và đối với NCTN phạm tội nói riêng, nâng cao ý thức pháp luật và niềm tin nội tâm của đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án trong quá trình xét xử và QĐHP. Đưa ra các kiến nghị để hoàn thiện tổ chức như: xem xét việc thành lập Tòa án NCTN để xét xử NCTN phạm tội, xây dựng hệ thống thu thập số liệu thống kê để theo dõi việc xử lý các vụ việc có liên quan đến NCTN phạm tội
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta được coi là sự nghiệp lớn của đất nước, dân tộc. Sự nghiệp ấy được đúc kết bởi tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục “Vì lợi ích mươi năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người” [20, tr 222]. Một trong những quan điểm, xuyên suốt đường lối và các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ em được ví như măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc, là chủ nhân tương lai kế tục sự nghiệp phát triển của đất nước. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Chính sách chăm sóc, bảo vệ trẻ em tập trung vào thực hiện quyền trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn và lành mạnh, phát triển hài hoà về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức; ….” [11, tr 107].
Tuy nhiên, vấn đề NCTN phạm tội hiện nay vẫn đang thu hút sự quan tâm của xã hội và các cơ quan bảo vệ pháp luật. Trong những năm qua, tình hình NCTN vi phạm pháp luật, NCTN tái phạm gia tăng, sự trẻ hoá của tội phạm NCTN đòi hỏi phải có những biện pháp xử lý thích hợp, không chỉ nhằm đảm bảo trật tự an toàn cho cộng đồng mà còn nhằm để bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội trong tương lai. Trong khi đó, BLHS năm 1999- “một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm” [27]-lại được ban hành cách đây gần chục năm đã bộc lộ những nhược điểm, chưa đáp ứng được yêu cầu của xu thế hội nhập cũng như yêu cầu đấu tranh có hiệu quả với tình trạng tội phạm nói chung và tội phạm NCTN nói riêng. Đặc biệt là các quy định pháp luật về quyết định hình phạt chưa thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong việc phòng, chống tội phạm. Bên cạnh đó, việc quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội trên thực tế còn gặp nhiều bất cập do nhận thức và vận dụng không thống nhất các
quy định như: căn cứ quyết định hình phạt, quyết định hình phạt đối với NCTN phạm nhiều tội, quyết định hình phạt đối với NCTN trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt… dẫn tới làm giảm hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm NCTN. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định pháp luật hình sự về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội và thực tiễn áp dụng để nhằm hoàn thiện, các quy định về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội, nâng cao hiệu quả của việc áp dụng hình phạt đối với họ là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Với nhận thức như trên, Học viên đã lựa chọn vấn đề “Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu hình phạt và quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam đã được đề cập trong một số Luận án tiến sĩ và thạc sĩ luật học như: Luận án tiến sĩ luật học của TS. Dương Tuyết Miên về:“Quyết định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam”, 2003; Luận án Thạc sĩ luật học của Ths Đào Thị Nga về “Quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội”, 1997…Ngoài ra, còn có một số công trình đăng trên các tạp chí chuyên ngành khác như: Đặng Thị Thanh, TNHS của NCTN phạm tội và nguyên tắc xử lý của BLHS năm 1999, Tạp chí Tòa án nhân dân số 6/2000; Đỗ Văn Chỉnh, Việc xác định tình tiết phạm tội nhiều lần đối với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 16 tuổi, Tạp chí Tòa án nhân dân số 10/2002; Đinh Văn Quế, Quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, Tạp chí Kiểm sát số 6/2007…Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy, một số công trình có phạm vi nghiên cứu rộng, trong đó vấn đề quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội chỉ là một phần trong nội dung nghiên cứu của các tác giả nên chưa được phân tích sâu cả về mặt lý luận và thực tiễn; có công trình chỉ đề cập một phần trong nội dung của quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội, hay chỉ tập trung về phần lý luận nên các tác giả chưa
đưa các giải pháp có tính hệ thống và toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội; hay có công trình nghiên cứu về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội nhưng đã được tiến hành cách đây khá lâu, do vậy giá trị lý luận và thực tiễn không cao. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện các quy định về quyết định hình phạt đối với NCTN vẫn còn có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ một cách khoa học những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến quyết định hình phạt
đối với NCTN phạm tội: Khái niệm NCTN phạm tội; khái niệm và mục đích của hình phạt; Khái niệm quyết định hình phạt và các nguyên tắc của quyết định hình phạt…
- Phân tích các quy định của BLHS năm 1999 liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
- Đánh giá thực tiễn quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội. - Đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt
đối với NCTN phạm tội.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội. Nghiên cứu thực tiễn quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội thông qua các số liệu, bản án và các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân tối cao trong những năm gần đây.
5. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về hình phạt và cải tạo con người; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về pháp luật nói chung, chính sách hình sự nói riêng, đặc biệt là các quan điểm về giáo dục, phòng ngừa tội phạm NCTN.
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận án là: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê; phương pháp so sánh;…Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui cũng nghiên cứu một số bản án đã tuyên đối với NCTN phạm tội, nghiên cứu số liệu thống kê về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội và tham khảo ý kiến của các chuyên gia làm công tác thực tiễn để đưa ra những kiến nghị khoa học nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
6. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN VĂN
Trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống cả về mặt lý luận và thực tiễn các vấn đề có liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội, Luận văn có những điểm mới sau:
- Góp phần đảm bảo sự nhận thức thống nhất các quy định có liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
- Chỉ ra được những mâu thuẫn, bất cập của các quy định hiện hành về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội; chỉ ra các sai sót trong quá trình áp dụng các quy định đó cũng như đưa ra nguyên nhân để tìm giải pháp khắc phục.
- Điểm mới quan trọng nhất của Luận văn là đưa ra được hệ thống các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN bao gồm: Các kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật hình sự liên quan đến quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội; Các kiến nghị nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xét xử NCTN phạm tội; các kiện nghị hoàn thiện tổ chức...
- Ngoài ra, Luận văn là tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu, học tập, những người làm công tác thực tiễn liên quan đến NCTN phạm tội cũng như độc giả có quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu này.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được đề cập trong 3 chương, cụ thể là:
Chương I: Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
Chương II: Quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội theo BLHS năm 1999 và thực tiễn áp dụng.
Chương III. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả quyết định hình phạt đối với NCTN phạm tội.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Công tác điều tra, xử lý tội phạm và đặc biệt công tác xét xử các tội phạm do người chưa thành niên phạm tội, Thế nào là người chưa thành niên phạm tội trong Luật Hình sự Việt Nam, Theo quy định của pháp luật, việc xử lý vi phạm của những người chưa thành niên phạm tội được quy định như thế nào?, một số vấn đề với người chưa thành niên phạm tội của luật hình sự pháp luật đại cương, luận văn quyết định hình phạt, Giải pháp hoàn thiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam, Phân tích quyết định hình phạt đối với người phạm tội trong các trường hợp đặc biệt.