Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
1.1. Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quyết định hình phạt
1.1.2. Các nguyên tắc của quyết định hình phạt
1.1.3. Các căn cứ quyết định hình phạt
1.2. Một số vấn đề về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của
Bộ luật Hình sự
1.2.1. Khái niệm quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Hình sự
1.2.2. Ý nghĩa của quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ
luật Hình sự
1.3. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới
1.3.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga
1.3.2. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc
1.3.3. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong Bộ luật Hình sự Nhật Bản
1.3.4. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong Bộ luật Hình sự Thụy Điển
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật Hình sự từ năm 1945 đến trước năm 1999
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước năm 1999
2.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về quyết định hình
phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
2.2.1. Quy định về các nguyên tắc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật Hình sự
2.2.2. Quy định về các căn cứ quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật Hình sự
2.2.3. Quy định về giới hạn của việc quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật Hình sự
2.3. Thực tiễn áp dụng quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật Hình sự
2.3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về quyết định hình phạt nhẹ
hơn quy định của Bộ luật Hình sự
2.3.2. Những bất cập trong quy định về quyết định hình phạt nhẹ
hơn quy định của Bộ luật Hình sự
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về quyết định
hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
3.1.1. Hoàn thiện các căn cứ quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của Bộ luật Hình sự
3.1.2. Hoàn thiện quy định về giới hạn của việc quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
3.1.3. Hoàn thiện các vấn đề khác có liên quan đến quyết định hình
phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Hình sự
3.2.1. Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa
án nhân dân
3.2.2. Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ Hội thẩm nhân dân
trong xét xử hình sự
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong những năm gần đây
cho thấy tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi, với nhiều thủ
đoạn khác nhau. Luật hình sự đi vào đời sống xã hội có vai trò quan trọng
trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một trong những vấn đề
quan trọng của luật hình sự là vấn đề quyết định hình phạt (QĐHP) của Tòa
án đối với các trường hợp phạm tội nói chung và đối với trường hợp QĐHP
nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) nói riêng. QĐHP chính xác,
công bằng và đúng pháp luật không chỉ đảm bảo tính nghiêm minh của pháp
luật mà còn có tác dụng cho người dân tin tưởng vào chính sách pháp luật của
Nhà nước. Nhìn chung, việc QĐHP đúng không chỉ có tác dụng đối với người
phạm tội mà còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và phát huy tác
dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Vì vậy, mọi trường hợp áp dụng hình phạt
nặng hơn hay nhẹ hơn mức cần thiết đối với hành vi phạm tội đều không
đảm bảo được mục đích trừng trị và giáo dục người phạm tội trở thành người
có ích cho xã hội.
Việc QĐHP không phải là việc dập khuôn như nhau với mọi hành vi
phạm tội cũng như mọi người phạm tội, mà phải dựa trên các căn cứ và các
nguyên tắc QĐHP theo quy định của BLHS. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa
án có thể QĐHP nhẹ hơn quy định tại điều khoản cụ thể của BLHS nếu dựa
trên các căn cứ, nguyên tắc về QĐHP mà BLHS quy định mà vẫn đảm bảo
tính chính xác, công bằng cũng như đạt được việc giáo dục và phòng ngừa
chung. Trong thực tiễn xét xử, việc QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS còn
nhiều khó khăn vướng mắc nhất định nên cần xem xét, nghiên cứu để
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Quy định về việc QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS là xuất phát từ
nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước để thực
hiện phương châm trong đường lối xử lý tội phạm và người phạm tội của Nhà
nước ta, đó là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo
dục, cải tạo.
Vấn đề QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS lần đầu tiên được ghi
nhận chính thức trong BLHS năm 1985, được quy định chung cùng các tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) trong một điều của BLHS năm
1985 (Điều 38). Tương tự như vậy, đến lần pháp điển hóa lần thứ hai bằng
việc thông qua BLHS năm 1999 các quy định về QĐHP nhẹ hơn quy định của
BLHS cũng được tiếp tục ghi nhận đồng thời có những sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với tình hình mới, mà cụ thể quy định này đã được tách ra và ghi
nhận tại một điều luật riêng biệt trong Phần chung (Điều 47). Tuy nhiên, quy
định về QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS tại BLHS năm 1999 vẫn chưa
đáp ứng được các yêu cầu về mặt lập pháp với chế định này, cũng như thực
tiễn áp dụng vẫn còn những vướng mắc nhất định. Chẳng hạn, cả BLHS năm
1985 và BLHS năm 1999 vẫn chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý của việc
QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS, các tình tiết giảm nhẹ TNHS hay tăng
nặng TNHS có ý nghĩa như thế nào đối với việc QĐHP nhẹ hơn quy định của
BLHS? Hay vấn đề tại sao lại quy định chỉ được QĐHP trong khung hình
phạt nhẹ hơn liền kề, trong khi đó các chế định khác như miễn hình phạt,
miễn TNHS còn mang lại hậu quả pháp lý có lợi hơn nhiều cho người phạm
tội? Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng pháp luật đối với chế định này cho thấy
còn nhiều bất cập, việc áp dụng chưa thống nhất giữa các đơn vị, địa phương,
nhận thức của nhiều Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân còn nhiều thiếu sót dẫn
đến việc áp dụng chế định này trên thực tế chưa đáp ứng được các yêu cầu về
chính sách hình sự.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về
mặt lý luận các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS và vấn đề áp dụng trong thực tiễn xét xử chế
định này để đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định về
vấn đề QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và
pháp lý hết sức quan trọng. Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài
"Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn" làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS là một trong những
trường hợp QĐHP có tính đặc biệt. Quy định này có một vai trò quan trọng
trong chế định QĐHP vì vậy về mặt lý luận cho đến nay ở nước ta đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
- Về sách chuyên khảo:
+ ThS. Đinh Văn Quế: Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt
trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;
+ TS. Lê Văn Đệ: Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật
hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010;
+ TS. Dương Tuyết Miên: Định tội danh và quyết định hình phạt,
Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2007.
- Về các bài viết:
+ TS. Trần Thị Quang Vinh, Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của pháp luật hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2000;
+ Dương Tuyết Miên, Vấn đề quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của Bộ luật Hình sự, Tạp chí Luật học, số 6/2000;
+ TS. Phạm Mạnh Hùng, Vấn đề quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật, Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND), số 3/2001;
+ TS. Lê Đăng Doanh, Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ
luật Hình sự, Tạp chí TAND, số 12/2003;
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH
PHẠT NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
1.1. Một số vấn đề chung về quyết định hình phạt
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của quyết định hình phạt
1.1.2. Các nguyên tắc của quyết định hình phạt
1.1.3. Các căn cứ quyết định hình phạt
1.2. Một số vấn đề về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của
Bộ luật Hình sự
1.2.1. Khái niệm quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Hình sự
1.2.2. Ý nghĩa của quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ
luật Hình sự
1.3. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới
1.3.1. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong trong Bộ luật Hình sự Liên bang Nga
1.3.2. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong Bộ luật Hình sự Trung Quốc
1.3.3. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong Bộ luật Hình sự Nhật Bản
1.3.4. Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
trong Bộ luật Hình sự Thụy Điển
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ
QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN QUY ĐỊNH CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1. Pháp luật hình sự Việt Nam về quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật Hình sự từ năm 1945 đến trước năm 1999
2.1.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước năm 1985
2.1.2. Giai đoạn từ năm 1985 đến trước năm 1999
2.2. Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về quyết định hình
phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
2.2.1. Quy định về các nguyên tắc quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật Hình sự
2.2.2. Quy định về các căn cứ quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật Hình sự
2.2.3. Quy định về giới hạn của việc quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật Hình sự
2.3. Thực tiễn áp dụng quy định về quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của Bộ luật Hình sự
2.3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định về quyết định hình phạt nhẹ
hơn quy định của Bộ luật Hình sự
2.3.2. Những bất cập trong quy định về quyết định hình phạt nhẹ
hơn quy định của Bộ luật Hình sự
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ GIẢI
PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY
ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT NHẸ HƠN QUY
ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
3.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về quyết định
hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
3.1.1. Hoàn thiện các căn cứ quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của Bộ luật Hình sự
3.1.2. Hoàn thiện quy định về giới hạn của việc quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
3.1.3. Hoàn thiện các vấn đề khác có liên quan đến quyết định hình
phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định về quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật
Hình sự
3.2.1. Nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ Thẩm phán ngành Tòa
án nhân dân
3.2.2. Nâng cao năng lực, chất lượng của đội ngũ Hội thẩm nhân dân
trong xét xử hình sự
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm trong những năm gần đây
cho thấy tình hình tội phạm diễn biến hết sức phức tạp, tinh vi, với nhiều thủ
đoạn khác nhau. Luật hình sự đi vào đời sống xã hội có vai trò quan trọng
trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. Một trong những vấn đề
quan trọng của luật hình sự là vấn đề quyết định hình phạt (QĐHP) của Tòa
án đối với các trường hợp phạm tội nói chung và đối với trường hợp QĐHP
nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) nói riêng. QĐHP chính xác,
công bằng và đúng pháp luật không chỉ đảm bảo tính nghiêm minh của pháp
luật mà còn có tác dụng cho người dân tin tưởng vào chính sách pháp luật của
Nhà nước. Nhìn chung, việc QĐHP đúng không chỉ có tác dụng đối với người
phạm tội mà còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật và phát huy tác
dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Vì vậy, mọi trường hợp áp dụng hình phạt
nặng hơn hay nhẹ hơn mức cần thiết đối với hành vi phạm tội đều không
đảm bảo được mục đích trừng trị và giáo dục người phạm tội trở thành người
có ích cho xã hội.
Việc QĐHP không phải là việc dập khuôn như nhau với mọi hành vi
phạm tội cũng như mọi người phạm tội, mà phải dựa trên các căn cứ và các
nguyên tắc QĐHP theo quy định của BLHS. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa
án có thể QĐHP nhẹ hơn quy định tại điều khoản cụ thể của BLHS nếu dựa
trên các căn cứ, nguyên tắc về QĐHP mà BLHS quy định mà vẫn đảm bảo
tính chính xác, công bằng cũng như đạt được việc giáo dục và phòng ngừa
chung. Trong thực tiễn xét xử, việc QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS còn
nhiều khó khăn vướng mắc nhất định nên cần xem xét, nghiên cứu để
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Quy định về việc QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS là xuất phát từ
nguyên tắc nhân đạo trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước để thực
hiện phương châm trong đường lối xử lý tội phạm và người phạm tội của Nhà
nước ta, đó là nghiêm trị kết hợp với khoan hồng, trừng trị kết hợp với giáo
dục, cải tạo.
Vấn đề QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS lần đầu tiên được ghi
nhận chính thức trong BLHS năm 1985, được quy định chung cùng các tình
tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) trong một điều của BLHS năm
1985 (Điều 38). Tương tự như vậy, đến lần pháp điển hóa lần thứ hai bằng
việc thông qua BLHS năm 1999 các quy định về QĐHP nhẹ hơn quy định của
BLHS cũng được tiếp tục ghi nhận đồng thời có những sửa đổi, bổ sung cho
phù hợp với tình hình mới, mà cụ thể quy định này đã được tách ra và ghi
nhận tại một điều luật riêng biệt trong Phần chung (Điều 47). Tuy nhiên, quy
định về QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS tại BLHS năm 1999 vẫn chưa
đáp ứng được các yêu cầu về mặt lập pháp với chế định này, cũng như thực
tiễn áp dụng vẫn còn những vướng mắc nhất định. Chẳng hạn, cả BLHS năm
1985 và BLHS năm 1999 vẫn chưa đưa ra được định nghĩa pháp lý của việc
QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS, các tình tiết giảm nhẹ TNHS hay tăng
nặng TNHS có ý nghĩa như thế nào đối với việc QĐHP nhẹ hơn quy định của
BLHS? Hay vấn đề tại sao lại quy định chỉ được QĐHP trong khung hình
phạt nhẹ hơn liền kề, trong khi đó các chế định khác như miễn hình phạt,
miễn TNHS còn mang lại hậu quả pháp lý có lợi hơn nhiều cho người phạm
tội? Mặt khác, trong thực tiễn áp dụng pháp luật đối với chế định này cho thấy
còn nhiều bất cập, việc áp dụng chưa thống nhất giữa các đơn vị, địa phương,
nhận thức của nhiều Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân còn nhiều thiếu sót dẫn
đến việc áp dụng chế định này trên thực tế chưa đáp ứng được các yêu cầu về
chính sách hình sự.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn nữa để làm sáng tỏ về
mặt lý luận các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS và vấn đề áp dụng trong thực tiễn xét xử chế
định này để đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định về
vấn đề QĐHP nhẹ hơn quy định của BLHS có ý nghĩa lý luận, thực tiễn và
pháp lý hết sức quan trọng. Chính vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài
"Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự - Một số vấn
đề lý luận và thực tiễn" làm đề tài luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS là một trong những
trường hợp QĐHP có tính đặc biệt. Quy định này có một vai trò quan trọng
trong chế định QĐHP vì vậy về mặt lý luận cho đến nay ở nước ta đã có rất
nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này.
- Về sách chuyên khảo:
+ ThS. Đinh Văn Quế: Tìm hiểu về hình phạt và quyết định hình phạt
trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;
+ TS. Lê Văn Đệ: Định tội danh và quyết định hình phạt trong luật
hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2010;
+ TS. Dương Tuyết Miên: Định tội danh và quyết định hình phạt,
Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2007.
- Về các bài viết:
+ TS. Trần Thị Quang Vinh, Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của pháp luật hình sự, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2000;
+ Dương Tuyết Miên, Vấn đề quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định
của Bộ luật Hình sự, Tạp chí Luật học, số 6/2000;
+ TS. Phạm Mạnh Hùng, Vấn đề quyết định hình phạt nhẹ hơn quy
định của Bộ luật, Tạp chí Tòa án nhân dân (TAND), số 3/2001;
+ TS. Lê Đăng Doanh, Quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ
luật Hình sự, Tạp chí TAND, số 12/2003;
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links