Sản vật mùa lũ miền Tây
Bông điên điển là đặc sản mùa lũ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, dùng nấu canh chua với cá linh non hay ăn lẩu mắm ăn. Lũ về còn mang theo chuột đồng, ốc bươu, ốc lác, rắn, rùa… món ăn hấp dẫn người miền Tây.
Lũ về, những chùm điên điển trổ đầy bông vàng rực. Người dân các tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu hái bông điên điển bán với giá 45.000-50.000 đồng mỗi kg. Bông này nấu canh chua hay nhúng vào lẩu mắm ăn ngon tuyệt, ăn một lần rồi nhớ mãi.
Cá linh non to bằng ngón tay út theo về trong nước lũ. Cá chỉ cần bóp nhẹ bụng lấy ruột, nấu canh, kho mắm. Đến khoảng tháng 10 âm lịch cá linh non sẽ to bằng 4 ngón tay, nướng ăn rất ngon.
Cua đồng rang me hay đâm nhuyễn đun sôi lấy “riêu” ăn bún hay nấu canh.
Những con cua đực có đôi càng rất to, chỉ cần ngâm vào nước đá vài phút cua bị “xỉu” nên dễ dàng bẻ càng bán với giá 40.000 đồng một kg. Càng cua dùng để rang muối hay hấp bia lai rai với bạn bè rất khoái khẩu.
Mùa lũ cũng là mùa săn chim trời để bán.
Nước về mang theo nhiều cá lóc. Người dân đánh bắt làm khô phơi dọc theo hai bên đường về An Giang, Đồng Tháp.
Ốc bươu, ốc lác cũng là đặc sản đồng bằng sông Cửu Long.
Mắm cá linh thơm phức. Mắm rất mềm nên có thể “ăn sống” rất ngon.
Đây cũng là mùa rắn nước, rắn bông súng bò đầy các bờ ruộng ngập nước. Con gái miền Tây không biết sợ rắn.
Ruộng đồng bị lũ nhấn chìm, chuột đồng chạy lên gò đất cao, nông dân tha hồ bắt chuột bán với giá 30.000-40.000 đồng một kg. Thịt chuột làm sẵn giá mỗi ký 50.000-60.000 đồng, mua về rửa sạch ướp chao nướng hay nướng tươi chấm nước mắm ớt; kho với củ hành tím, ướp sả với ít muối chiên.
Nhiều nông dân tất bật nuôi ếch vào mùa nước lớn.
Thiên Phước
Bông điên điển là đặc sản mùa lũ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, dùng nấu canh chua với cá linh non hay ăn lẩu mắm ăn. Lũ về còn mang theo chuột đồng, ốc bươu, ốc lác, rắn, rùa… món ăn hấp dẫn người miền Tây.
Lũ về, những chùm điên điển trổ đầy bông vàng rực. Người dân các tỉnh đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu hái bông điên điển bán với giá 45.000-50.000 đồng mỗi kg. Bông này nấu canh chua hay nhúng vào lẩu mắm ăn ngon tuyệt, ăn một lần rồi nhớ mãi.
Cá linh non to bằng ngón tay út theo về trong nước lũ. Cá chỉ cần bóp nhẹ bụng lấy ruột, nấu canh, kho mắm. Đến khoảng tháng 10 âm lịch cá linh non sẽ to bằng 4 ngón tay, nướng ăn rất ngon.
Cua đồng rang me hay đâm nhuyễn đun sôi lấy “riêu” ăn bún hay nấu canh.
Những con cua đực có đôi càng rất to, chỉ cần ngâm vào nước đá vài phút cua bị “xỉu” nên dễ dàng bẻ càng bán với giá 40.000 đồng một kg. Càng cua dùng để rang muối hay hấp bia lai rai với bạn bè rất khoái khẩu.
Mùa lũ cũng là mùa săn chim trời để bán.
Nước về mang theo nhiều cá lóc. Người dân đánh bắt làm khô phơi dọc theo hai bên đường về An Giang, Đồng Tháp.
Ốc bươu, ốc lác cũng là đặc sản đồng bằng sông Cửu Long.
Mắm cá linh thơm phức. Mắm rất mềm nên có thể “ăn sống” rất ngon.
Đây cũng là mùa rắn nước, rắn bông súng bò đầy các bờ ruộng ngập nước. Con gái miền Tây không biết sợ rắn.
Ruộng đồng bị lũ nhấn chìm, chuột đồng chạy lên gò đất cao, nông dân tha hồ bắt chuột bán với giá 30.000-40.000 đồng một kg. Thịt chuột làm sẵn giá mỗi ký 50.000-60.000 đồng, mua về rửa sạch ướp chao nướng hay nướng tươi chấm nước mắm ớt; kho với củ hành tím, ướp sả với ít muối chiên.
Nhiều nông dân tất bật nuôi ếch vào mùa nước lớn.
Thiên Phước