Download miễn phí Đồ án Sản xuất dầu phanh





- Ưu điểm : ĐEG có nhiều tính chất thoả mãn được yêu cầu chất nền cho dầu phanh. Đặc biệt là các chỉ tiêu quan trọng như độ nhớt, nhiệt độ sôi, độ nở cuppen rất phù hợp với yêu cầu Việt Nam.

 

- Nhược điểm : Bên cạnh các ưu điểm thì ĐEG còn có các nhược điểm cần khắc phục :

+ Khả năng chống oxy hoá.

+ Khả năng chống bào mòn, kẹt xuớc - bôi trơn.

+Khả năng chống ăn mòn.

+ Khả năng chống rỉ phía ngoài xilanh.

 

Để khắc phục các nhược điểm cho chất nền giúp cho dầu phanh sản xuất được thoả mãn các yêu cầu của dầu phanh trong nước ta phải nghiên cứu, pha thêm các phụ gia. Việc xác định các phụ gia sẽ được trình bày cụ thể ở mục sau.

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


col. Người ta cho rằng sẽ có xu hướng hình thành một lớp màng nước giữa chúng và sẽ tạo ra sự rỉ sét ở mức đó. Ngoài ra, khi hai dung dịch này trộn lẫn sau đó khuấy trộn lên, chúng sẽ tạo bọt và hình thành màng bao bọt khí.
-Các ưu, nhược điểm của dung dịch silicon :
+ Ưu điểm : Dung dịch silicon có một số ưu điểm khắc phục được nhược điểm của dung dịch glycol. Silicon là một chất không hút ẩm, vì vậy nó không hấp thụ nước; và nó không ảnh hưởng lên các bề mặt sơn. Từ chỗ không hấp thụ nước, nên sẽ không gây ăn mòn hay ăn mòn rất ít đối với hệ thống.
+ Nhược điểm : Nó rất đắt tiền, giá của dung dịch ít nhất cao hơn ba hay bốn lần loại dung dịch glycol; ở một số vùng, giá của nó có khi đắt hơn đến mười lần. Dung dịch silicon có tính nén khi nóng lên. Điều này tạo ra sự mềm xốp ở bàn đạp phanh dưới những điều kiện làm việc khắc nghiệt. Dung dịch silicon cũng có xu hướng tạo ra bọt khi bị ép xuyên qua khe hở nhỏ hay chịu sự rung động quá mạnh. Do khuynh hướng tạo bọt, dung dịch silicon hay dầu phanh DOT 5 không nên sử dụng ở hệ thống phanh ABS, trừ khi được sự chỉ định của nhà chế tạo.Ngoài ra, dung dịch silicon còn có nhược điểm đó là nó gây ra cho một số đệm kín bằng cao su trương nở 10%. Khi sử dụng dung dịch silicon, đệm sơ cấp của xilanh chính sẽ trương nở bị dính vào lòng xilanh và không trở về hoàn toàn; điều này làm kẹt phanh.
Một số đặc tính kĩ thuật của dầu phanh DOT 3, DOT 4 và DOT 5 :
Đặc tính kĩ thuật
DOT 3
DOT 4
DOT5
Điểm sôi khô
Điểm sôi ướt
205
140
230
155
260
180
I.3.1.3. Một số dầu phanh đặc chủng của BP oil.
- Dầu phanh BP brake fluid : Dung dịch có màu sáng. Là loại dầu tổng hợp, sử dụng cho hộp phanh vận hành bằng thuỷ lực. Thành phần hoá học : là hỗn hợp chất ức chế của các polyalkylene glycol và các ether của polyalkylene glycol.
- Dầu phanh BP super disc brake fluid là loại dầu phẩm chất tốt, được sử dụng trong hệ thống thuỷ lực phanh đĩa và phanh hộp. Thành phần : là một hỗn hợp chất ức chế của polyalkylene glycol, các ether của polyalhylene glycol và các borate ester của glycol ether.
I.3.2. Dầu phanh sản xuất trong nước.
I.3.2.1. Dầu phanh của công ty APP.
Công ty phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ - APP là đơn vị duy trì được hợp tác khoa học công nghệ có kết quả với các viện nghiên cứu và các công ty dầu mỏ nước ngoài để tạo ra các sản phẩm dầu phanh có chất lượng cao tương đương với dầu phanh nhập ngoại. Các loại dầu phanh của công ty APP được nghiên cứu để phù hợp với điều kiện làm việc, đặc thù địa lý của Việt Nam. Chất lượng dầu phanh của công ty này được xem là tốt nhất trong các loại dầu phanh sản xuất trong nước.
Các loại dầu phanh của công ty APP bao gồm ba nhãn hiệu : APP VH 3.2, APP DOT 3, APP DOT 4. Các loại dầu phanh này được sản xuất từ chất lỏng tổng hợp chất lượng cao và các phụ gia đặc biệt chuyên dụng, sử dụng thích hợp cho hệ thống phanh và côn ôtô làm việc trong dải nhiệt độ rộng và cao, không tạo túi khí.
Dầu phanh APP VH 3.2 đặc biệt thích hợp trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và thích hợp cho hệ thống phanh đòi hỏi loại dầu phanh không cao hơn DOT 3.
Dầu phanh APP DOT 3 và APP DOT 4 đạt được một số chỉ tiêu kĩ thuật quốc tế và tiêu chuẩn Âu, Mỹ về dầu phanh nên thích hợp cho nhiều hệ thống phanh dầu lắp trên các thiết bị vận tải có xuất xứ khác nhau.
Một số đặc tính kĩ thuật của dầu phanh do hãng APP sản xuất được thể hiện ở Bảng I.1.
Bảng I.1 : Chỉ tiêu kĩ thuật của dầu phanh công ty APP.
Chỉ tiêu
Giá trị đo được
APP VH 3.2
APP DOT 3
APP DOT 4
Độ nhớt động học ở 100oC, cSt
2,7
1,5
2,3
Khối lượng riêng ở 20oC, kg/l
1,1100 ¸ 1,1250
Độ pH
8,0 ¸ 10
7,5 ¸ 11,0
7,5 ¸ 11,0
Nhiệt độ sôi, oC
220
235
240
Độ nở cuppen (120oC, 70 h)
1,0 ¸ 5,0
1,0 ¸ 8,0
1,0 ¸ 8,0
Độ ăn mòn kim loại (100oC, 120h)
- Thép, mg/cm2
- Nhôm, mg/cm2
- Đồng, mg/cm2
0,025
0,025
0,025
0,2
0,1
0,4
0,2
0,1
0,4
Nhiệt độ đông đặc, oC
-10
-20
-40
I.3.2.2. Dầu phanh của Viện hoá học công nghiệp.
Trong những năm qua Viện hoá học công nghiệp đã có những nghiên cứu để sản xuất dầu phanh đáp ứng nhu cầu trong nước. Sản phẩm của Viện , dầu phanh VH 3.2, được tổng hợp dựa trên chất nền là glycol với các phụ gia thích hợp. Dầu phanh VH 3.2 có màu vàng sáng. Sản phẩm đáp ứng được phần lớn các yêu cầu của dầu phanh Việt Nam. Một số chỉ tiêu kĩ thuật của dầu phanh VH 3.2 so với dầu phanh nước ngoài được thể hiện ở bảng I.2.
Bảng I.2. So sánh tính chất dầu phanh VH 3.2 với các dầu phanh nước ngoài.
Chỉ tiêu
VH 3.2
NHEV (Liên Xô)
DOT-3 (Nhật)
Super HĐ (Ý)
Shell (Mỹ)
Apollo (Mỹ)
Độ nhớt động học ở 50oC, cSt
10,5
6,4
6,8
6,7
8,7
6,1
Nhiệt độ sôi thực, oC
240
190
210
200
210
220
Độ nở cuppen (12h, 120oC),
% kl
- Cuppen nội
- Cuppen Liên Xô
-0,5
0,05
24,0
2,0
1,9
-0,9
29,0
2,6
20.5
2,5
7,3
-3,5
Nhiệt độ bắt cháy, oC
135
110
120
137
133
150
Độ pH
11
9,5
8,5
9,5
5,0
5,5
Tỷ trọng, g/cm3
1,1162
1,0724
1,0410
1,1155
1,1050
1,1102
Độ ăn mòn động (50h, 100oC), mg/cm2
- Lên sắt CT3
- Lên nhôm D16
- Lên đồng M1
- Lên chì
0,1105
0,0615
0,1915
0,3230
0,1325
0,0561
0,0897
0,5010
0,1020
0,1302
0,2102
0,4302
0,0050
0,0080
0,1020
0,5050
0,1430
0,0290
0,1436
0,0290
0,1304
0,4130
0,1204
0,9430
Nhiệt độ đông đặc, oC
-20
-50
-50
-50
-50
-50
Mùi
Hắc
dầu lạc
hắc
dầu cá
hắc
hắc
Màu
vàng
vàng
không màu
vàng
đỏ
đỏ
CHƯƠNG II : THỰC NGHIỆM.
II.1. Lựa chọn chất nền cho dầu phanh.
Như ta đã biết dầu phanh chỉ sản xuất theo phương pháp tổng hợp. Vì vậy, thực chất của việc nghiên cứu sản xuất dầu phanh là tìm thành phần, tiếp đó là sử dụng, sản xuất các hoá chất - hợp phần đã tìm được để điều chế thành dầu phanh. Thông thường dầu phanh bao gồm ba hợp phần:
- Hợp phần cơ bản : Là chất có độ nhớt lớn, độ bôi trơn tốt, nhiệt độ sôi cao thoả mãn phần lớn yêu cầu của dầu phanh như : Polyglycol, dầu thầu dầu, este silixic, axit boric
- Hợp phần phụ : Là các chất pha loãng hợp phần chính tới độ nhớt mong muốn và giảm nhiệt độ đông đặc của dầu như este, ancol
Hai hợp phần này thường được gọi là chất nền.
- Phụ gia : Là các chất cho thêm với hàm lượng nhỏ để làm thay đổi tích cực một số tính chất lý - hoá, một số chức năng của chất nền đảm bảo cho dầu phanh sử dụng tốt.
Qua nghiên cứu tài liệu và các sản phẩm dầu phanh trên thị trường nhận thấy hiện nay đa số các loại dầu phanh tổng hợp của thế giới và ở Việt Nam đều có chất nền là glycol. Đối với các loại dầu phanh có tính toàn cầu thì hợp phần cơ bản thường là polyglycol và hợp phần phụ là ete glycol.
Công dụng của hợp phần phụ ngoài việc pha loãng còn làm giảm nhiệt độ đông đặc. Sử dụng hợp phần phụ cho phép dùng các hợp phần cơ bản có độ nhớt rất lớn, tức là có khả năng bôi trơn rất tốt, có hệ số nhiệt - nhớt cao. Nhưng so với yêu cầu dầu phanh sử dụng ở Việt Nam, nước thuộc vùng nhiệt đới, việc đưa hợp phần phụ để giảm nhiệt độ đông đặc là không cần thiết; trái lại nó còn làm giảm nhiệt độ sôi của dầu. Vì vậy, tốt nhất chỉ nên dùng một chất làm chất nền. Nếu dùng một chất thì không thể sử dụng polyglycol ( vì độ nhớt quá lớn ) mà phải dùng monoglycol.
So sánh tính chất vật lí giữa etylenglycol với đietylenglycol (ĐEG ) cho thấy đietylenglycol có độ nhớt và nhiệt độ sôi tốt hơn, phù hợp hơn với yêu cầu dầu phanh. Vì vậy, đã sử dụng đietylenglycol là chất nền cho dầu phanh. Các tính chất của ĐEG so với yêu cầu dầu phanh được tóm tắt ở bảng II.1.
Thứ
tự
Các chỉ tiêu
Chỉ số đạt
Yêu cầu dầu phanh Việt Nam
Nhận xét
1
Độ nhớt động ở 50oC,cSt
9,4
9 ¸ 12
tốt
2
Nhiệt độ sôi,oC
246
>230
tốt
3
Độ bôi trơn, chống kẹt
Bị kẹt
Tốt
kém
4
Độ chống oxi hoá, h
50
>150
kém
5
Độ nở cuppen, % trọng lượng
0,25
£ ± 1
tốt
6
Độ ăn mòn động ở 100oC trong 50h, mg/cm2
- Lên sắt CT3
- Lên nhôm
- Lên đồng
- Lên chì
0,09
0,044
0,159
0,201
0,010
0,015
0,013
0,500
yếu
đạt
kém
đạt
7
Độ ăn rỉ gang
Rỉ nhiều
Không
kém
8
Nhiệt độ đông đặc, oC
- 8
- 10
được
9
Độ axit, mgKOH/g
< 0,05
-
được
10
Áp suất hơi bão hoà ở20oC,
Pa
2,7
Nhỏ
tốt
11
Tạp chất, %
Không
Không
tốt
12
Độ pH
6
5 ¸ 12
tốt
13
Hàm lượng nước, %
0,1
£ 3
tốt
14
Độ tro, %
0,005
-
tốt
15
Độ chịu nén
tốt
tốt
tốt
16
Độ tạo bọt
Nhỏ
nhỏ
tốt
17
Nhiệt độ bắt cháy hở, 20oC
138
> 100
tốt
18
Màu
không màu
-
tốt
19
Mùi
không
đặc trưng
yếu
Bảng II.1. So sánh tính chất ĐEG với yêu cầu dầu phanh Việt Nam.
Từ bảng tổng hợp II.1 nhận thấy ĐEG có một số ưu, nhược điểm so với yêu cầu dầu phanh :
- Ưu điểm : ĐEG có nhiều tính chất thoả mãn được yêu cầu chất nền cho dầu phanh. Đặc biệt là các chỉ tiêu quan trọng như độ nhớt, nhiệt độ sôi, độ nở cuppen rất phù hợp với yêu cầu Việt Nam.
- Nhược điểm : Bên cạnh các ưu điểm thì ĐEG còn có các nhược điểm cần khắc phục :
+ Khả năng chống oxy hoá.
+ Khả năng chống bào mòn, kẹt xuớc - bôi trơn.
+Khả năng chống ăn mòn.
+ Khả năng chống rỉ phía ngoài xilanh.
Để khắc phục các nhược điểm cho chất nền giúp cho dầu phanh sản xuất được thoả mãn...

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top