daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC
Mục lục i
Danh mục hình iii
Danh mục bảng vi
Mở đầu 1
Phần I. Tổng quan về chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học 2
1. Lịch sử về sự phát triển của ngành sản xuất thuốc trừ sâu sinh học 2
2. Thuốc trừ sâu sinh học 3
3. Đặc điểm và cơ chế gây độc của thuốc trừ sâu sinh học 4
3.1. Đặc điểm của thuốc trừ sâu sinh học 4
3.2. Cơ chế gây độc của thuốc trừ sâu sinh học 5
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế gây độc của thuốc trừ sâu sinh học 5
4.1 Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý 5
4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học 6
5. Các loại thuốc trừ sâu sinh học phổ biến trên thị trường 7
Phần II. Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học bằng vi khuẩn Bacillus Thuringiensis 11
1. Giới thiệu về vi khuẩn Bacillus Theringiensis 11
2. Chu trình sống của vi khuẩn Bacillus Thuringiensis 12
2.1. Thể sinh dưỡng 12
2.2. Nang bào tử 13
2.3. Bào tử và tinh thể 13
3. Độc tố và cơ chế lây nhiễm độc của vi khuẩn Bacillus Thuringiensis 14
3.1. Các loại độc tố của vi khuẩn Bacillus Thuringiensis 14
3.2. Cơ chế lây nhiễm độc của vi khuẩn Bacillus Thuringiensis 17
4. Phản ứng sinh hóa của vi khuẩn Bacillus Theringiensis 18
Phần III. Công nghệ sản xuất thuốc trừ sâu sinh học 20
1. Sơ đồ khối quy trình sản xuất 20
2. Thuyết minh quy trinh sản xuất 21
3. Các điều kiện ảnh hưởng tới hiệu suất của quá trình lên men 23
4. Ưu, nhược điểm và cách khắc phục của thuốc trừ sâu Bt 24
4.1. Ưu điểm 24
4.2. Nhược điểm 24
4.3. Cách khắc phục 24
Phần IV. Kết luận 25
Phần V. Danh mục tài liệu tham khảo 26

- Khả năng phát tán rộng trong tự nhiên của các giống vi sinh vật có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng cường lây lan tạo thành dịch ở côn trùng, đó là một ưu điểm lớn của thuốc bảo vệ thực vật vi sinh vật.
Nhược điểm: bên cạnh những ưu điểm trên thì thuốc bảo vệ thực vật vi sinh vật còn một số hạn chế như:
- Thuốc trừ sâu vi sinh có đặc hiệu cao nên phổ tác động hẹp. Do đó để tiêu diệt nhiều loại côn trùng thì phải sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu virus, điều này không mang lại hiệu quả về kinh tế.
- Diễn biến chậm, khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi thì khó đạt kết quả tốt.
- Chịu những tác động của môi trường rất lớn như ánh sáng, lượng nước tưới, nước mưa, nhiệt độ,…
- Khó cân đong ngoài đồng ruộng, thời gian bảo quản ngắn, thường 1-2 năm, trong những điều kiện lạnh, khô.
- Giá thành còn cao. Tuy nhiên với những hạn chế trên là rất nhỏ chúng ta có thể hạn chế được bằng nhiều biện pháp khác nhau.
3.2. Cơ chế gây độc của thuốc trừ sâu sinh học
Các vi sinh vật diệt côn trùng có thể nhiễm lên côn trùng bằng nhiều cách khác nhau: bằng đường tiêu hóa (ở vi khuẩn), khi sâu ăn phải lá có vi khuẩn, tinh thể độc cùng với bào tử sẽ xâm nhập vào cơ thể sâu qua đường tiêu hóa. Khi đi vào ruột giữa, tinh thể độc hòa tan và được protease trong ruột hoạt hóa thành dạng có hoạt tính độc. độc tính này liên kết với tế bào biểu mô thành ruột, đâm qua màng tạo thành lỗ xuyên màng, làm mất cân bằng ion nội bào của tế bào biểu mô làm cho chúng bị phân giải, ruột bị phá hoại, sâu chết.
4. Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ chế gây độc của thuốc trừ sâu sinh học
4.1. ảnh hưởng của các yếu tố vật lý
Nhiệt độ: Các chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học tương đối bền với nhiệt, giới hạn nhiệt độ mà chúng có thể tồn tại tương đối rộng. Chúng có thể chịu được nhiệt độ lên tới 90oC.
Độ ẩm: Khi ở dạng bào tử thì độ ẩm của môi trường không ảnh hưởng nhiều tới chúng. Khi ở dạng sinh trưởng thì độ ẩm có tác động rất lớn tới tác dụng gây độc trong cơ thể côn trùng của chúng. Độ ẩm thích hợp cho chúng có thể phát triển trên cơ thể côn trùng và sâu hại là tùy thuộc vào từng chế phẩm, thường độ ẩm tốt nhất nằm trong khoảng 70-85%.
Các yếu tố khác: Bên cạnh các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm thì ánh sáng, gió, mưa cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tác dụng của các chế phẩm. Một số loại chế phẩm thường bị phân hủy dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời với cường độ chiếu sáng cao. Mưa cũng tác dụng rất lớn tới phạm vi gây bệnh của chế phẩm, nếu phun các chế phẩm gặp trời mưa thì rất dễ bị rửa trôi do đó hiệu quả không cao.
4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố hóa học
- pH: pH của môi trường mà các chế phẩm thuốc trừ sâu vi sinh vật tồn tại và phát triển tốt là môi trường kiềm bên trong cơ thể côn trùng, sâu hại. Khoảng pH tối thích tùy thuộc vào từng loại chế phẩm khác nhau, thông thường nằm trong khoảng pH=6,5 đến 7,5 là tốt.
- Các yếu tố khác: Ngoài pH của môi trường các chế phẩm này còn chịu tác động của một số chất có trong các thuốc bảo vệ thực vật hóa học đang dùng và một số chất kích thích sinh trưởng khác.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top