thaohoai15

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển vốn xã hội (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Trường Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) : Luận văn ThS. Xã hội học: 60 31 03 01
Nhà xuất bản: ĐHKHXH & NV
Ngày: 2014
Miêu tả: 107 tr. + CD-ROM
Luận văn ThS. Xã hội học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu.......................................................................................3
2.1. Các tài liệu về việc sử dụng Internet của sinh viên ......................................3
2.2. Các tài liệu về mạng xã hội...........................................................................5
2.3. Tình hình nghiên cứu về vốn xã hội .............................................................6
2.4. Tình hình nghiên cứu mối quan hệ giữa internet và vốn xã hội .................10
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.............................................13
3.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài ...........................................................................13
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................14
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................14
4.1. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................14
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................14
5. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu ...................................................14
5.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................14
5.2. Khách thể nghiên cứu .................................................................................14
5.3. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................15
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu...............................................15
6.1. Câu hỏi nghiên cứu.....................................................................................15
6.2. Giả thuyết nghiên cứu.................................................................................15
7. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................15
8. Khung lý thuyết ...............................................................................................19
9. Tính mới của đề tài..........................................................................................20
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................21
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN............................................................................21
1.1. Các khái niệm ...............................................................................................21
1.1.1. Khái niệm mạng xã hội............................................................................21
1.1.2. Khái niệm mạng xã hội Facebook ...........................................................26
1.1.3. Khái niệm “Sinh viên”.............................................................................32
1.1.4. Khái niệm “Vốn xã hội” ..........................................................................32
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1.1.5. Khái niệm “Lối sống”..............................................................................35
1.1.6. Khái niệm “Quan hệ xã hội”....................................................................35
1.1.7. Khái niệm “Tiến triển” ............................................................................36
1.2. Lý thuyết áp dụng.........................................................................................36
1.2.1. Lý thuyết vốn xã hội ................................................................................36
1.2.2. Lý thuyết mạng lưới xã hội......................................................................39
1.2.3. Lý thuyết về tương tác xã hội ..................................................................43
1.3. Sơ lƣợc về địa bàn nghiên cứu.....................................................................48
1.3.1. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ......................................48
1.3.2. Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông............................................49
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK
CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ...............................................................................50
2.1. Tình hình sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay ..........50
2.1.1. Thời gian, tần suất sử dụng Facebook của sinh viên...............................51
2.1.2. Cách thức chia sẻ thông tin trên Facebook của sinh viên........................58
2.1.3. Số lượng bạn bè trên Facebook của sinh viên .........................................62
2.2. Mục đích, nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên ........................65
2.2.1. Mục đích sử dụng Facebook của sinh viên..............................................65
2.2.2. Nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên .......................................69
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI FACEBOOK ĐẾN SỰ
TIẾN TRIỂN VỐN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN ..................................................71
3.1. Tác động tích cực của Facebook đến quá trình tiến triển vốn xã hội
của sinh viên.........................................................................................................71
3.1.1. Facebook là nhân tố tích cực góp phần thúc đẩy quá trình tương tác
xã hội, hỗ trợ tương tác trong việc trao đổi thông tin, cung cấp thông tin
đa chiều, phong phú cho sinh viên.....................................................................71
3.1.2. Facebook giúp sinh viên mở rộng các mối quan hệ xã hội cả trên
mạng và thực tế..................................................................................................75
3.1.3. Facebook góp phần củng cố và xây dựng nên một cộng đồng ảo với
đông đảo những “cư dân mạng” thường xuyên tương tác với nhau..................82
3.1.4. Mạng lưới xã hội ảo và khả năng tạo ra vốn xã hội thực ........................843.1.5. Đánh giá về tác động tích cực của Facebook đối với sinh viên ..............91
3.2. Tác động tiêu cực của Facebook đối với quá trình tiến triển vốn xã
hội của sinh viên...................................................................................................92
3.2.1. Tương tác trong thế giới ảo ảnh hưởng đến tâm lý khẳng định mình,
khả năng hoàn thiện bản thân trong thực tế của sinh viên.................................92
3.2.2. Những thói quen tốt bị mất đi và thay vào đó bởi nhiều thói quen
không tốt ............................................................................................................93
3.2.3. Lãng phí thời gian, gây nên những tương tác dạng cạnh tranh ...............94
3.2.4. Thay đổi cách thức giao tiếp với những người xung quanh ....................95
3.2.5. Đánh giá về tác động tiêu cực của Facebook đối với sinh viên ..............98
KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ.............................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................105
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Cơ cấu mẫu nghiên cứu .............................................................................17
Bảng 2.1: Tương quan giữa trường học với hành động đầu tiên khi vào Internet ......54
Bảng 2.3: Tương quan giữa trường học với tần suất truy cập Facbook trong
1 ngày ......................................................................................................56
Bảng 2.2: Những mục thông tin bản thân được sinh viên điền chính xác trên
Facebook...................................................................................................59
Bảng 2.3: Quan niệm của sinh viên về việc kết bạn trên Facebook ..........................62
Bảng 2.4: Tương quan giữa trường học với số lượng bạn bè trên Facebook ............64
Bảng 2.5: Tương quan giữa trường học với mục đích tìm kiếm thông tin phục
vụ học tập .................................................................................................67
Bảng 2.6: Tương quan giữa giới tính và việc sử dụng Facebook để kết bạn với
người mới ................................................................................................67
Bảng 2.7: Tương quan giữa yếu tố năm học và mục đích sử dụng Facebook ...........68
Bảng 3.1: Tương quan giữa năm học với mức độ ảnh hưởng của các thông tin
trên Facebook ..........................................................................................72
Bảng 3.2: Mức độ tin tưởng của sinh viên với các thông tin trên Facebook .............73
Bảng 3.3: Mức độ chia sẻ các thông tin khi nói chuyện với những người bạn
không quen trên Facebook........................................................................80
Bảng 3.4: Tương quan giữa giới tính với sự thay đổi các mối quan hệ xã hội
thực của sinh viên sau khi dùng Facebook ..............................................81
Bảng 3.5: Tương quan giữa trường học với sự thay đổi các mối quan hệ xã hội
thực của sinh viên sau khi dùng Facebook ..............................................82
Bảng 3.7: Tương quan giữa giới tính với việc tìm được nơi ở qua các mối quan
hệ trên Facebook.......................................................................................86
Bảng 3.8: Tương quan giữa trường học với vai trò của mối quan hệ xã hội trên
Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................87
Bảng 3.9: Tương quan giữa học lực với vai trò của các mối quan hệ xã hội trên
Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................88
Bảng 3.10: Tương quan giữa nơi ở với vai trò của các mối quan hệ xã hội trên
Facebook đối với đời sống của sinh viên ................................................89
Bảng 3.11: Tương quan giữa giới tính với cách thức trao đổi của sinh viên sau
khi dùng Facebook ..................................................................................96
Bảng 3.12: Tương quan giữa trường học với cách thức trao đổi của sinh viên
sau khi dùng Facebook ............................................................................97
Bảng 3.13: Mức độ gặp gỡ trực tiếp ngoài thực tế sau khi sử dụng Facebook .........97
Biểu 3.8: Đánh giá về mặt tiêu cực khi sử dụng Facebook ......................................98DANH MỤC BIỂU
Biểu 1: Thống kê lượng người dùng Facebook. .......................................................28
Biểu 2.1: Số người sử dụng mạng xã hội Facebook ................................................50
Biểu 2.2: Thời gian sử dụng Facebook ....................................................................51
Biểu 2.3: Tương quan giữa trường học và thời gian sử dụng Facebook của
sinh viên .................................................................................................52
Biểu 2.4: Một số số liệu thao khảo về thói quen làm việc đa nhiệm đồng thời
trên Internet của người dùng Internet việt Nam ......................................53
Biểu 2.5: Hành động đầu tiên khi vào Internet ........................................................54
Biểu 2.6: Tần suất sinh viên truy cập vào Facebook trong một ngày ......................55
Biểu 2.7: Tương quan giữa nơi ở hiện tại của sinh viên với tần suất truy cập
vào Facebook trong một ngày ................................................................56
Biểu 2.8: Tương quan giữa năm học của sinh viên với tần suất truy cập vào
Facebook trong một ngày .......................................................................57
Biểu 2.9: Thời điểm vào Facebook của sinh viên ....................................................57
Biểu 2.10: Tương quan giữa trường học với thời điểm vào Facebook ....................58
Biểu 2.11 : Tương quan giữa giới tính với mục thông tin giới tính trên Facebook ......60
Biểu 2.12: Thành phần bạn bè trong danh sách của sinh viên .................................63
Biểu 2.13: Số lượng bạn bè trên Facebook của sinh viên ........................................64
Biểu 2.14: Mục đích sử dụng Facebook của sinh viên ............................................65
Biểu 2.15: Nguyên nhân sử dụng Facebook của sinh viên ......................................69
Biểu 3.1: Mức độ ảnh hưởng của các thông tin trên Facebook đến sinh viên .........72
Biểu 3.2: Sự tham gia của sinh viên vào các hội, nhóm trên Facebook ..................75
Biểu 3.3: Nguyên nhân sinh viên tham gia vào các hội, nhóm trên Facebook ........76
Biểu 3.4: Tương quan giữa giới tính với mức độ chủ động nói chuyện với
những người không quen trên Facebook của sinh viên ..........................79
Biểu 3.5: Sự thay đổi các mối quan hệ xã hội thực của sinh viên sau khi dùng
Facebook .................................................................................................80
Biểu 3.6: Đánh giá về mặt tích cực khi sử dụng Facebook .....................................91
Biểu 3.7: Lựa chọn của sinh viên về cách thức trao đổi sau khi dùng Facebook ....95
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ đang phát triển mạnh mẽ,
đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống của con người. Trong đó, có thể kể đến sự ảnh hưởng của internet trong tất cả
các mặt của đời sống xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị. Internet đã và đang kết nối
mọi người trên thế giới với nhau, nó phá vỡ mọi khoảng cách về biên giới, không
gian, thời gian, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc giao tiếp xã hội. Từ
khi có internet thì cũng xuất hiện các loại hình tìm kiếm thông tin, giải trí, kết nối
xã hội, trong đó không thể thiếu được các mạng xã hội đang được rất nhiều người
sử dụng như: Google+, Facebook, Yahoo, Skye, Myspace… Mạng xã hội ở đây
được hiểu là một loại hình dịch vụ trên internet mới phát triển trong kỷ nguyên số,
ứng dụng những thành tựu của công nghệ thông tin. Mạng xã hội là dịch vụ kết nối
các thành viên cùng sở thích trên internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau
không phân biệt không gian và thời gian, đồng thời nó được tạo nên thông qua các
tương tác giữa các thành viên trong cộng đồng mạng.
Một trong những đối tượng sử dụng mạng xã hội nhiều nhất chính là sinh
viên. Mạng xã hội trở thành một xu hướng không thể thiếu đối với thanh niên nói
chung và đối với sinh viên nói riêng. Với đặc thù là những người trẻ tuổi, có tri
thức, có chức năng động nên sinh viên là đối tượng rất dễ dàng tiếp cận những cái
mới. Vì vậy, việc thường xuyên sử dụng internet và mạng xã hội, trở thành công
dân mạng có thể làm thay đổi các hoạt động giao tiếp và một số quan niệm của họ
về giá trị của các quan hệ xã hội mà họ tiếp xúc và đối xử với quan hệ đó.
Facebook là một mạng xã hội lớn được rất nhiều người sử dụng trên thế giới.
Mạng xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến những lối sống, quan hệ xã hội của con
người. Những ảnh hưởng đó có tính chất pha trộn, mang tính hai mặt (cả mặt tích
cực và tiêu cực). Đặc biệt, việc tìm kiếm và thiết lập mạng lưới bạn bè trên
Facebook sẽ giúp cho người sử dụng tạo lập và duy trì một lượng “vốn xã hội” của
mình. Vốn xã hội từ Facebook có thể là cơ sở tạo ra những loại hình vốn xã hội
khác như vốn tài chính, vốn con người nhằm giúp cá nhân đạt được mục đích nhất
định mà cá nhân đó mong muốn. Có thể nói, trong những năm gần đây mạng xã hội2
Facebook đã trở thành một hiện tượng xã hội điển hình, thể hiện nhu cầu giao tiếp
xã hội và giải trí. Nó tạo ra cho mỗi người một cộng đồng xã hội bao gồm những
người quen biết và không quen biết, sự đa dạng về môi trường xã hội trên
Facebook, sự tự do trong việc trao đổi thông tin, tâm tư tình cảm…hay ngay cả các
yếu tố công việc, kinh tế cũng được đưa vào Facebook để trao đổi. Nhìn chung,
Facebook dần trở thành một công cụ xã hội không thể thiếu đối với nhiều người,
đặc biệt là giới trẻ, nhóm sinh viên. Song bất kỳ một vấn đề, hiện tượng xã hội nào
xuất hiện đều mang trong nó hai mặt: tích cực và tiêu cực, vấn đề đặt ra là chủ thể
sử dụng công cụ Facebook này như thế nào thì tác động ngược trở lại của nó đối với
con người, xã hội sẽ như vậy. Bởi vậy, nghiên cứu mạng xã hội Facebook trở thành
một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn là ngôi trường với những đặc
thù riêng như: Sinh viên được đào tạo, nghiên cứu các ngành khoa học xã hội, văn
hóa (lịch sử, văn học, báo chí, xã hội học, công tác xã hội, đông phương học…).
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là trường chuyên đào tạo, nghiên cứu về
công nghệ thông tin, công nghệ điện tử là hai khách thể nghiên cứu được lựa chọn
để nghiên cứu trong đề tài. Mỗi một môi trường sẽ tạo nên những đặc thù riêng,
điều đó sẽ ảnh hưởng tới các tri thức, hiểu biết, phương pháp tiếp cận các vấn đề
của sinh viên ở từng trường là khác nhau, trong đó có phương pháp tiếp cận, mục
đích sử dụng Facebook cũng là khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu lựa chọn sinh
viên của hai trường trên là cơ sở để có sự so sánh giữa sinh viên của hai khối trường
có đặc thù khác nhau (giữa khối xã hội và khối kỹ thuật) đồng thời xem xét sự ảnh
hưởng của mạng xã hội Facebook đến sinh viên của mỗi trường có những vấn đề
nào đặt ra.
Với những lý do trên, tui đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm xã hội học
với đề tài Sinh viên và mạng xã hội Facebook: Một phân tích về sự tiến triển
vốn xã hội (Khảo sát tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông). Nhằm phân tích và nhìn thấy được hiện
trạng sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên hiện nay. Những tác động của
nó đối với mạng lưới quan hệ xã hội của sinh viên hiện nay. Từ đó có cái nhìn khái
quát nhất về vấn đề trong một khía cạnh tiếp cận mới, đánh giá và đưa ra được xu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi3
hướng sử dụng mạng xã hội Facebook của một bộ phận sinh viên trong một vài năm
tiếp theo.
Đề tài là sự kết hợp giữa các kiến thức của xã hội học lối sống, xã hội học
khoa học và công nghệ. Vì vậy các nghiên cứu, bài viết có liên quan đến đề tài này
dựa trên những tài liệu về lối sống của thanh niên, ảnh hưởng của Internet đến sinh
viên và đặc biệt là những đề tài liên quan đến mạng xã hội, đánh giá vấn đề dưới
góc độ xã hội học khoa học công nghệ.
2. Tổng quan nghiên cứu
Là một hiện tượng xã hội, một trào lưu xã hội nảy sinh trong hơn thập kỷ qua
không chỉ ở cấp độ lãnh thổ mà là trên toàn thế giới, mạng xã hội Facebook đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới những cách tiếp cận khác nhau. Sự phát triển
này đã đánh dấu mạnh mẽ những biến đổi xã hội, sự mở rộng không biên giới các
mối quan hệ và sự tự do của con người trong một khía cạnh xã hội nhất định. Mạng
xã hội Facebook đã đáp ứng một nhu cầu lớn của con người trong đời sống xã hội
hiện đại. Nghiên cứu về mạng xã hội, mạng lưới xã hội là một vấn đề đã được nghiên
cứu xuyên suốt trong nhiều thập kỷ qua. Mỗi một thời điểm, mạng lưới xã hội của
con người lại có những biến đổi khác nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó
có sự tác động mạng mẽ của yếu tố khoa học công nghệ. Để làm cơ sở cho đề tài
nghiên cứu và phân tích, tác giả xin được đi vào phân tích tổng quan nhất những
nghiên cứu xã hội cả ở trong nước và ngoài nước các vấn đề liên quan đến mạng lưới
xã hội, khoa học công nghệ trong mối quan hệ mật thiết với sự biến đổi mạng lưới xã
hội…từ đó có thể thấy được những biến đổi trong nghiên cứu, trong hành vi, lối sống
của con người, đặc biệt là nhóm sinh viên trong việc tiếp cận khoa học và công nghệ,
sử dụng khoa học và công nghệ như một công cụ gắn kết và mở rộng mạng lưới xã
hội của cá nhân, phục vụ một phần nào đó nhu cầu của họ. Hay nói cách khác, đây là
phần trả lời cho câu hỏi, thế giới nghiên cứu những gì, Việt Nam nghiên cứu những
gì liên quan đến mối quan hệ giữa con người và khoa học công nghệ (mạng
Facebook), với tư cách như một công cụ để phát triển vốn xã hội của con người.
2.1. Các tài liệu về việc sử dụng Internet của sinh viên
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của Internet đối với thanh niên Hà Nội” của Bùi
Hoài Sơn đã đi vào làm rõ hơn lý thuyết về mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội và việc4
sử dụng Internet; lý thuyết về vốn xã hội và việc sử dụng Internet; quan điểm về sự
khác biệt trong sử dụng Internet và lý thuyết về sự bắt chước. Nghiên cứu đã chỉ ra
những thay đổi văn hóa và xã hội do việc sử dụng Internet mang lại như sự hình thành
thế giới ảo, những giá trị xã hội mới hay các loại tội phạm mới ra đời như môi giới
mại dâm, lừa đảo trên mạng, phá hủy dữ liệu, ăn cắp thông tin…Cuối cùng nghiên cứu
đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao tính tích cực khi sử dụng Internet.
Đề tài “Tác động của Internet đến lối sống của sinh viên” của Nguyễn Quý
Thanh đã phân tích như sau: Internet là một phương tiện truyền thông kiểu mới, có
tác động đa chiều, thậm chí trái ngược nhau đến hoạt động học tập, giải trí và định
hướng giá trị của sinh viên Việt Nam hiện nay. Qua Internet làm cho lối sống của
sinh viên trở lên năng động hơn, hướng ngoại nhiều hơn, định hướng giá trị mang
tính tự do hơn so với các thế hệ sinh viên trước kia. Cuốn sách Internet - Sinh viên -
Lối sống, nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới vớí các nội
dung về tác động xã hội của Internet tới hoạt động học tập, hoạt động giải trí, những
quan điểm về lối sống của sinh viên hiện nay.
Nghiên cứu của Huỳnh Văn Thông về “Một số vấn đề về lối sống Internet
và ảnh hưởng của nó đến hoạt động giao tiếp của người dùng Internet Việt
Nam” cho thấy những ảnh hưởng của Internet đến thời gian sử dụng Internet và
phân tích lối sống di động xã hội Internet.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Bước đầu nghiên cứu về thực trạng nghiện
internet của học sinh THCS trên địa bàn Quận Hải Quân và Liên Chiểu - Thành
phố Đà Nẵng” của Bùi Thị Huệ (Trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng) đã chỉ ra một số
tác động tiêu cực của Internet đến giới trẻ hiện nay. Theo nghiên cứu cho thấy thời
gian mà giới trẻ dành cho Internet càng nhiều sẽ gây nên tâm lý e sợ cho phụ
huynh càng lớn. Nghiên cứu cũng chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng
quá nhiều thậm chí là lạm dụng phương tiện internet trong đời sống của giới trẻ
như: mạng Internet dễ dần tới sự say mệ, lôi cuốn quá đà, ảnh hưởng đến sức khỏe,
học tập và có những cách cư xử lạ, rơi vào chứng bệnh “nghiện Internet”. Đây là
những tác động tiêu cực mà con người phải đối mặt khi có sự xuất hiện của một
phương tiện truyền thông mới, đồng thời cho thấy một khía cạnh về lối sống của
tầng lớp thanh niên hiện nay trong xã hội hiện đại.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi5
Nghiên cứu có tên “Tác động của Truyền thông đại chúng đến lối sống của
sinh viên hiện nay” của Đinh Quang Hùng tại Học viện Cảnh sát Nhân dân cho
thấy vai trò của truyền thông đại chúng trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Các
thông tin của phương tiện truyền thông đại chúng tác động vào trí thức sinh viên
hình thành nên tri thức, thái độ hành vi mới thay thế thái độ hành vi cũ theo hai
chiều hướng tiêu cực (xa rời thực tế và các giá trị truyền thống, coi trọng địa vì và
tiền bạc…) và tích cực (tìm hiểu nhiều kiến thức, thông tin, mạng lưới quan hệ xã
hội được mở rộng). Đây cũng là một thực tế xã hội phải đối mặt trong thời kỳ công
nghiệp hóa - hiện đại hóa như hiện nay. Hay nói cách khác, nó là một mặt khác của
quá trình biến đổi xã hội, phát triển xã hội ở Việt Nam thời gian qua.
2.2. Các tài liệu về mạng xã hội
Nghiên cứu “Ảnh hưởng của mạng xã hội đến thanh niên trong thời đại
đa truyền thông” của Lê Thị Dung và Mai Thanh Thảo (Viện Nghiên cứu và Phát
triển Thanh niên TP. Hồ Chí Minh) đã đưa ra những vấn đề nảy sinh của mạng xã
hội trong thời đại hiện nay. Và nghiên cứu cũng đưa ra mặt tích cực khi sử dụng
mạng xã hội như: đó là nơi gắn kết cộng đồng, giúp đỡ chia sẻ với những người có
hoàn cảnh khó khăn. Mặt tiêu cực như: lợi dụng sự phát tán thông tin của mạng xã
hội nhiều người đã sử dụng mạng xã hội để đưa các clip, hình ảnh sex, những thông
tin có nội dung lệch lạc. Bên cạnh đó có nhiều thanh thiếu niên nghiên game online,
game sex… làm giảm thể lực và tinh thần của thanh thiếu niên.
Tác phẩm “Thế giới phẳng” của Thomas Fredman cho thấy sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ thông tin và kết nối mọi người với nhau thông qua các
phương tiện thông tin (đặc biệt là Internet) và tạo ra một thế giới phẳng, không có
sự cản trở về mặt địa lý, không gian, thời gian hay nói cách khác nó giúp con người
có những mối quan hệ trên nhiều khía cạnh của đời sống xã hội vượt qua khả năng
của con người về vấn đề đại lý, không gian, trình độ xã hội. Hay nói cách khác
Tác phẩm “Hiệu ứng Facebook và cuộc cách mạng toàn cầu của mạng xã
hội” của David Kirkpatrick ghi lại thành một câu chuyện chân thực vè cội nguồn,
sự ra đời và quá trình hình thành của Facebook, những khó khăn và những thành
công của nó. Yếu tố đưa đến sự phát triển của mạng xã hội này không phải ở chỗ
đơn thuần chỉ là yếu tố thương mại trực diện mà chính là sự chia sẻ, truyền nhiệt từ6
tất cả những con người có chung mối quan tâm, niềm đam mê để tạo ra hiệu ứng
tích cực trong cộng đồng, tổ chức và doanh nghiệp.
Qua những đề tài, nghiên cứu, các bài viết trên đều nêu lên những ảnh hưởng
của Internet đối với đời sống của giới trẻ hiện nay. Tuy nhiên để phân tích kỹ hơn
về một chiều cạnh đối với một nhóm đối tượng cụ thể và nội dung cụ thể như phân
tích việc sử dụng mạng xã hội (Facebook) đến vốn xã hội của sinh viên, đặc biệt là
mạng lưới quan hệ xã hội của họ (nghiên cứu tại trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn và Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông) thì vẫn chưa có nghiên
cứu nào đề cập và triển khai.
2.3. Tình hình nghiên cứu về vốn xã hội
Khái niệm về vốn xã hội nhận được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà
nghiên cứu khoa học xã hội. Có thể chia các bài viết ra thành hai khuynh hướng:
Một là những nghiên cứu thiên về hướng tổng kết giúp cho sự tìm hiểu về mặt lý
thuyết một cách vững chắc và hai là các nghiên cứu áp dụng lý thuyết vốn xã hội
vào nghiên cứu thực tiễn của mình.
Về hướng nghiên cứu các lý thuyết chính về vốn xã hội, đầu tiên là các bài
viết được dịch từ những nghiên cứu của thế giới về vốn xã hội. Một số bài viết được
dịch sang đó là: “Nguồn vốn xã hội và sự phát triển: chương trình nghị sự tương
lai” (Francis Fukuyama), bài viết đề cập tới mối quan hệ giữa vốn xã hội và thiết
chế kinh tế, trong đó tập trung phân tích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản như: Vốn
xã hội là gì? Vai trò, chức năng của vốn xã hội trong thị trường dân chủ, tự do? Làm
thế nào để tăng cường vốn xã hội… Bài viết đã gợi ra những vấn đề quan trọng về
mối quan hệ của vốn xã hội với xã hội dân sự, vai trò, vị trí, chức năng chính trị,
kinh tế của vốn xã hội đối với sự phát triển của xã hội dân sự.
Một bài viết khác được dịch đó là bài viết “Vốn xã hội: Nguồn gốc và những
sự áp dụng nó trong xã hội học hiện đại” của Alejandro Portes, tác giả đưa ra quan
điểm của những người đi trước, so sánh chúng với nhau, sau đó qua phân tích vài
nghiên cứu gần đây ông đưa ra những nhận xét sắc sảo và chỉ ra sự vận dụng lý
thuyết vốn xã hội trong các nghiên cứu này.
Trong bài viết có tên “Vốn xã hội và kinh tế” của tác giả Trần Hữu Dũng
(Trần Hữu Dũng, 2003 đã lược duyệt và đánh giá một số quan niệm khác nhau về
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi7
vốn xã hội. Tác giả đề cập đến các quan điểm lý thuyết của Pierre Bourdieu, James
Coleman, Robert Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto. Ông cho rằng cần
phải làm rõ hơn đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác.
Trong một bài viết khác với tên gọi: “Vốn xã hội và phát triển kinh tế” (Trần Hữu
Dũng, 2006), tác giả này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh
tế, vốn xã hội và chính sách kinh tế. Bằng cách điểm lại các luận điểm đã có, Trần
Hữu Dũng nhấn mạnh rằng vốn xã hội giúp tiết kiệm phí giao dịch, nâng cao mức
đầu tư. Ông cũng cho biết vốn xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và
tốc độ tích lũy vốn con người.
Những bài viết mang tính tổng hợp lý thuyết, đầu tiên có thể nhắc tới đó là
tác giả Trần Hữu Dũng với những bài viết tổng kết các lý thuyết vốn xã hội của
nhiều tác giả trên thế giới. Trong bài viết “Phát triển bền vững” nhìn từ góc độ xã
hội và văn hóa” (Trần Hữu Dũng, 2004) được đăng trên tạp chí Tia sáng 11/2004,
bằng lập luận chặt chẽ của mình, Trần Hữu Dũng đã chứng minh sự phát triển bền
vững không thể chỉ là phát triển về kinh tế mà thiếu đi thành tố xã hội và văn hóa.
Từ đây, nhà nghiên cứu đưa ra một số quan điểm thế nào là một phát triển xã hội
bền vững? Một phát triển văn hóa bền vững? Do đây là bài tập viết đề cập, đan xen
quan điểm về những ba khái niệm: phát triển bền vững, vốn xã hội và vốn văn hóa
nhằm mục đích chỉ ra mối liên hệ giữa hai yếu tố sau tới phát triển bền vững; Bởi
vậy việc phân tích lý thuyết vốn xã hội mới chỉ dừng lại ở mức đưa ra lý thuyết đại
diện của Coleman và Fukuyama, những người mà trong các tác phẩm của họ có đề
cập tới so sánh vốn xã hội, vốn tài chính/vật thể và vốn con người. Tuy vậy, trong
mức độ nào đó, chúng ta cũng có thể coi bài viết trên đây là một sự suy tưởng rộng
hơn của tác giả về chức năng của xã hội.
Tác giả Trần Hữu Quang với bài viết “Tìm hiểu khái niệm vốn xã hội”
(Trần Hữu Quang, 2006). Trong bài viết này Trần Hữu Quang bàn về quan điểm
vốn xã hội của nhiều tác giả nước ngoài như Bourdieu, Putnam, Fukuyama, qua đó
nhấn mạnh rằng “vốn xã hội là một hiện thực đặc trưng của những mối dây liên kết
giữa con người với nhau trong một cộng đồng hay một xã hội”. Theo quan điểm
của Trần Hữu Quang thì cần bàn về vốn xã hội trong mối quan hệ với chuẩn mực,
sự cố kết, và hợp tác. Ông lưu ý đến việc phân tích vốn xã hội trong bối cảnh văn
hóa - xã hội và các định chế xã hội.8
Bài viết “Vốn xã hội và đo lường vốn xã hội” của Lê Minh Tiến (2006), Đại
học Mở, Thành phố Hồ Chí Minh đã khái quát một số quan niệm về vốn xã hội,
trình bày một số cách vận dụng các nghiên cứu nước ngoài xây dựng các chỉ báo đo
lường vốn xã hội. Từ đó, định hướng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam.
Bài viết cung cấp những thông tin về vốn xã hội giúp các nhà nghiên cứu tiếp sau
trong việc xây dựng các chỉ báo đo lường vốn xã hội ở Việt Nam.
Hướng nghiên cứu thứ hai là hướng nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội.
Trong hướng nghiên cứu thực nghiệm về vốn xã hội này, chúng ta có thể thấy các
bài viết sử dụng khá linh hoạt những phương pháp điều tra thực nghiệm. Đó có thể
là phương pháp phân tích dữ liệu định lượng như bài viết “Quan hệ xã hội và
nguồn vốn xã hội ở Việt Nam” của nhóm tác giả Russell J.Dalton, Phạm Minh
Hạc, Phạm Thành Nghị, Thụy Như Ngọc (2002), đề cập đến các mô hình quan hệ
xã hội và nguốn vốn xã hội ở Việt Nam dựa trên phân tích kết quả điều tra giá trị
thế giới (WVS) ở Việt Nam năm 2001. Số liệu được so sánh giữa các nước như Việt
Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Phillipn để xem xét mối tương quan giữa các yếu tố
dân số, xã hội và sự tham gia vào các mạng lưới xã hội giữa các nước.
Trong bài viết Quan hệ họ hàng với việc dồn điền đổi thửa và sử dụng ruộng
đất dưới góc nhìn vốn xã hội ở một lãng Bắc Trung bộ (Nguyễn Tuấn Anh, Fleur
Thomése, 2007: 3 - 7), tác giả sử dụng kết quả nghiên cứu định tính và định lượng,
bài viết đã chỉ ra được sự khai thác hiệu quả vốn xã hội (với biểu hiện cụ thể là tinh
thần trách nhiệm và sự tin cậy lẫn nhau giữa những người có quan hệ họ hàng) để
nhận chung ruộng đất cùng nhau khi dồn điền đổi thửa, hay thuê/mượn ruộng của
nhau sau dồn điền đổi thửa. Đồng tác giả TS. Nguyễn Tuấn Anh có một bài viết
“Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện
nay” (bài viết trong khuôn khổ đề tài “Vốn xã hội và vai trò của nó trong việc thích
ứng và phát triển kinh tế ở nông thôn Bắc Trung Bộ trong thời kỳ đổi mới”). Dường
như những phát triển ở nông thôn, nơi mà sự cố kết cộng đồng còn diễn ra chặt chẽ,
là đề tài nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Ngô Đức Thịnh trong bài
viết “Tiếp cận nông thôn Việt Nam từ mạng lưới xã hội và vốn xã hội cho phát
triển” đã chỉ ra sự biến đổi của mạng lưới xã hội và vốn xã hội ở nông thôn trong
khoảng nửa cuối thế kỷ XX và một số vấn đề đặt ra những kiến nghị có cơ sở khoa
học cho các chính sách xã hội tại nông thôn.
PHỎNG VẤN SÂU SỐ 05
Thông tin ngƣời trả lời phỏng vấn
Giới tính: Nam
Độ tuổi: 19 tuổi
Nơi ở: Ký túc xã
Nghề nghiệp: Sinh viên
Sinh viên năm thứ nhất
Quê quán: Ninh Bình
Trƣờng: Học viện bƣu chính viễn thông
H: Em có sử dụng Facebook không?
TL: Dạ, em có sử dụng Facebook ạ.
Em bắt đầu sử dụng Facebook từ khi em còn học lớp 11, các bạn trong lớp ai
cũng có với lại em cảm giác Facebook có nhiều điều mới lạ, hay hay nên em
cũng lập tài khoản và sử dụng cho đến bây giờ.
H: Em có thƣờng để đúng những thông tin trong Facebook của mình
không?
TL: Ngày trước, em không hiểu nhiều về việc đăng ký tài khoản Facebook, chỉ
sợ ghi thật các thông tin sẽ ảnh hưởng đến mình hay bị làm phiền nên em chỉ
có tên, quê quán, lớp đúng thôi, còn các thông tin còn lại của em đều là giả cả.
Bây giờ, em sửa lại gần hết nên các thông tin trong Facebook hiện giờ thường
rất chính xác, nó tiện cho em làm việc, kết giao bạn bè, tìm bạn cũ hơn nhiều.
H: Mức độ vào Facebook của em nhƣ thế nào trong một ngày?
TL: Em vào Facbook thường xuyên, hầu như ngày nào cũng phải vào. Nhưng thời
gian mình dành cho Facebook cũng chỉ khoảng 2 đến 3 tiếng thôi.”
H: Em thƣờng vào Facebook trong lúc nào?
TL Em thì vào Facebook tùy hứng nhưng hầu như là ngày nào cũng vào, lúc nào thích
thì vào… Nếu trong lớp buồn ngủ quá hay không tập trung được vào bài giảng thì
mình cũng lướt Facebook cho mau hết thời gian.
H: Em có sủ dụng Facebook không?
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi125
TL: Có chứ chị, em dùng nhiều là đằng khác. Hiện nay, không có Facebook ở
độ tuổi của chúng em thì hơi lạc hậu. Bây giờ, các bạn đều đi học xa nhà, không
mấy khi được gặp nhau mà Facebook lại đáp ứng được nhu cầu về trò chuyện
và nắm bắt được thông tin của từng người bạn của mình mà phải chi ít tiền hơn.
Ngoài ra, em còn có thể dùng Facebook như một công cụ để trao đổi thông tin
học tập…Bởi vậy, em dùng Facebook ngày càng nhiều.
H: Em có tham gia vào các hội nhóm trên Facebook không?
TL: Nói chung, ở độ tuổi em bây giờ, mỗi người ít nhất cũng có tham gia vài
hội nhóm. Riêng em thì em chả nhớ là tham gia bao nhiêu. Em có tham gia
nhóm học tập, nhóm có chung sở thích bóng đá, cờ vua, nhóm hội những người
khao khát thành công. Em cảm giác tham gia những nhóm này rất hữu ích, em
có thể có thêm bạn bè và hiểu biết thêm về lĩnh vực mà em yêu thích.
H: Em có bao giờ chủ động nói chuyện với những ngƣời không quen trên
Facebook không?
TL: Thường xuyên luôn ạ, em nói chuyện với bạn của bạn này, những người
cùng sở thích với em ở các nơi này. Nói chung rất sôi nổi luôn. Em nghĩ không
cần thiết phải gặp mặt mới là bạn, cứ có thể trao đổi được những thông tin mình
thích, cùng một hướng nhìn thì đã là bạn rồi.
H: Đã bao giờ em chủ động gặp bạn mới quen trên Facebook ở ngoài
thực tế chƣa?
TL: Tất nhiên là nếu có cơ hội gặp mặt các bạn ở trên Facebook thì càng tốt.
Em nghĩ nó sẽ góp phần làm bền thêm quan hệ tình bạn. Nhưng nó chỉ là một
phần thôi. Hai là, em nghĩ mình cũng nên thận trọng khi gặp người lạ. Dẫu
sao Facebook cũng thường được gọi là mạng ảo mà.
H: Em đánh giá gì về việc sử dụng Facebook đối với sinh viên cả về mặt
tích cực và tiêu cực?
TL: Em nghĩ dùng Facebook không có gì xấu hết. Em có thể làm được rất nhiều
điều mà ngoài thực tế em khó có thể làm được: em có thể kết bạn nhiều hơn, trao
đổi được nhiều thông tin hơn, thể hiện bản thân mình nhiều hơn, nhận được sự126
chia sẻ của bạn bè, người thân mỗi khi có chuyện gì, giải trí…nhìn chung
Facebook đáp ứng được một phần nhu cầu thông tin của lứa tuổi chúng em.
Nhưng, em cũng chứng kiến một vài bạn của em bị làm phiền từ Facebook, hoặc
có nhiều trang web lạ vào Faceebook và viết những thông tin không lịch sự, em
cũng cảm giác bực bội. Nhưng cái gì cũng có mặt nọ mặt kia mà chị. Em nghĩ
mình phải chấp nhận những điểm yếu của vấn đề trong khi đang sử dụng lợi ích
của vấn đề đó mang lại. Điều mà em có thể làm là hạn chế và đề phòng những
mối quan hệ quá ảo hay thông tin không trung thực khi sử dụng Facebook thôi.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi127
PHỎNG VẤN SÂU SỐ 06
Thông tin ngƣời trả lời phỏng vấn
Giới tính: Nam
Độ tuổi: 21 tuổi
Nơi ở: ở trọ
Nghề nghiệp: Sinh viên
Sinh viên năm thứ hai
Quê quán: Hà Nội
Trƣờng: Học viện bƣu chính viễn thông
H: Em có sử dụng Facebook không?
TL: Có. Mình dùng lâu rồi, chắc cũng được đến 7 năm.
H: Em có thƣờng để đúng những thông tin trong Facebook của mình
không?
TL: Các thông tin cơ bản như tuổi, tên, năm sinh, trường học mình dùng thông
tin chính xác, vì còn để bạn mình biết thông tin mà làm quen nữa.
H: Mức độ vào Facebook của em nhƣ thế nào trong một ngày?
TL: Lúc đầu thì mình vào ít, sau quen và thấy hay nên vào càng nhiều hơn.
Trung bình một ngày mình cũng vào khoảng 2 tiếng.
H: Em thƣờng vào Facebook trong lúc nào?
TL Mình vào thường vào buổi tối sau khi học song hay không có việc gì làm.
H: Em có sủ dụng Facebook không?
TL: Đúng là có một số bạn lập Facebook mà chả biết làm gì, mình thì sử dụng
Facebook chủ yếu để giải trí thôi. Giờ học đại học thì còn dùng để lấy thông tin
học tập nữa.
H: Em có tham gia vào các hội nhóm trên Facebook không?
TL: Mình thì tham gia nhiều nhóm lắm ví dụ: mình tham gia
H: Em có bao giờ chủ động nói chuyện với những ngƣời không quen trên
Facebook không?128
TL: Mình nghĩ rằng Facebook là nơi để chúng ta thoải mái làm quen, trò
chuyện nên nếu như mình đã chủ động add nick của một bạn nào đó thì mình sẽ
chủ động nói chuyện với bạn ấy để hiểu nhau hơn.
H: Đã bao giờ em chủ động gặp bạn mới quen trên Facebook ở ngoài
thực tế chƣa?
TL: Nhiều chứ, những bạn mới mình gặp bây giờ nhiều người là bạn của
mình mà còn chơi rất thân nữa.
H: Em đánh giá gì về việc sử dụng Facebook đối với sinh viên cả về mặt
tích cực và tiêu cực?
TL: Mình gặp nhiều trường hợp các bạn của mình đều gặp rắc rối do lạm dụng
Facebook quá đà. Chuyện gì các bạn ấy cũng đưa lên Facebook, từ yêu người
này đến ghét người kia nên nhiều lúc gây mất đoàn kết với những người khác.
Còn mình, mình thấy Facebook không có gì là xấu song nếu như mình có thể
hạn chế một số những vấn đề không cần thiết và cảm giác sẽ không phải chịu
ảnh hưởng từ Facebook
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Tags: phương pháp nghiên cứu khoa học về nghiện mạng xã hội tác động đến lối sống sinh viên, mỗi quan giữa sử dụng mạng xã hội facebook và kết quả học tập của sinh viên, bài viết về nghiên cứu facebook trong nước, nghiên cứu về ảnh hưởng sử dụng facebook đối với sinh viên, áp lực nhóm bạn bè gây ra hành vi ứng xử tiêu cực trên mạng xã hội facebook của sinh viên, tác động của mạng xã hội đến hành vi mua sắm thời trang của giới trẻ tại Hà Nội ( Duy Anh Phạm - học viện công nghệ bưu chính viễn thông năm 2021), Sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên: Nhìn từ kết quả khảo sát định tính tại một trường đại học ở Hà Nội”, Sử dụng mạng xã hội Facebook của sinh viên: Nhìn từ kết quả khảo sát định tính tại một trường đại học ở Hà Nội, các nghiên cứu nước ngoài về vấn đè ảnh hưởng của mạng xã hội facebook đến đời sông sinh viên, ví dụ tích cực về mạng xã hội với sinh viên hiện nay, tổng hợp các thực nghiệm về ảnh hưởng của mạng xã hội, tác động của facebook đối với sinh viên báo, các khái niệm các quan điểm có liên quan đến mạng xã hội, mạng xã hội làm thay đổi thời gian đối với sinh viên, phân tích độ tuổi ảnh hướng đến mức độ sử dụng mạng xã hội facebook, Tác động mạng xã hội đến giới trẻ. Luận văn Thạc sĩ, ĐHKHXH&NV. Bùi Thu HoHoài, quan điểm phát triển bền vững của mạng xã hội đối với sinh viên, đề tài nghiên cứu tội phạm mạng xã hội fACEBOOK, luận văn thạc sĩ về mạng xã hội ảnh hưởng đến sinh viên
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vấn Đề Tự Học Của Sinh Viên Khoa Sư Phạm Nghệ Thuật Và Vai Trò Của Giảng Viên Trong Việc Rèn Luyện Tự Học Luận văn Sư phạm 0
R Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
N Nhờ tải giúp em Thực trạng và các yếu tố tác động đến việc làm thêm của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Luận văn thạc sĩ) - Phan Thị ThuThảo Khởi đầu 3
D thực trạng sử dụng thư viện của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn Luận văn Sư phạm 0
D Quản lý giáo dục tính kỷ luật cho sinh viên tại trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh Luận văn Sư phạm 0
D xác lập mối liên hệ giữa toán học cao cấp và toán học phổ thông nhằm giúp sinh viên ngành toán rèn luyện tay nghề dạy học Luận văn Sư phạm 1
D Nhận thức và thái độ của sinh viên hiện nay về đồng tính (qua khảo sát sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền) Y dược 1
D Tác động của việc tham gia các hoạt động tình nguyện đối với sự hình thành kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên trường đại học Văn hóa, Xã hội 0
D Tư tưởng Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức cách mạng và sự vận dụng tư tưởng đó và xây dựng đạo đức lối sống của sinh viên hiện nay Môn đại cương 1
D Lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay, thực trạng và kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top