daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................1
3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................1
4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...............................................................................1
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................................1
6. Giả thuyết khoa học ..............................................................................................2
7. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................2
8. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ...............................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN – CƠ SỞ THỰC TIỄN .............................................3
1.1 Quan niệm về Atlat ..............................................................................................3
1.2 Atlat giáo khoa địa lí Việt Nam ...........................................................................3
1.2.1 Khái niệm ................................................................................................3
1.2.2 Cấu trúc của Atlat địa lí Việt Nam .........................................................3
1.2.3 Đặc điểm ..................................................................................................3
1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí ..........................................3
1.3.1 Đối với giáo viên ........................................................................................3
1.3.2 Đối với học sinh .........................................................................................3
CHƯƠNG II: . RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ÁT LÁT TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 9 ....................................................................................................................5, 6, 7
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .........................................8
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ...............................................................................................................9
2. Kiến nghị .............................................................................................................9
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiPHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam rất quan trọng trong dạy học Địa lí lớp
9 ở trường THCS nhưng hiện nay trong dạy học Địa lí lớp 9 ở trong nhà trường giáo viên
chưa sử dụng tốt vai trò này, chưa chú trọng sử dụng Atlat trong việc giảng dạy Địa lí ,
chưa hướng dẫn học sinh sử dụng Atlat nên chưa nắm được vai trò của Atlat trong việc
giảng dạy môn Địa lí, nên hiệu quả dạy học Địa lí còn thấp.
Từ cơ sở trên, tui đã lựa chọn đề tài “Đổi mới phương pháp sử dụng Atlat địa lí
Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp 9 trường THCS” để nghiên cứu và thực nghiệm
trong quá trình giảng dạy .
2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí lớp 9 nhằm
nâng cao chất lượng dạy học Địa lí lớp 9 trong các nhà trường THCS.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Chủ thể: Phương pháp sử dụng Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp
9 trường THCS.
Khách thể: Học sinh lớp 9.
4. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.
Ở Việt Nam, PGS.TS Lâm Quang Dốc đã biên soạn cuốn sách “Bản đồ giáo khoa”
và “Hướng dẫn sử dụng Atlat địa lí”. PGS.TS Ngô Đạt Tam cùng TS. Nguyễn Quý Thao
đã biên soạn Atlat Địa lí Việt Nam của NXB Giáo dục.
Tuy nhiên, đối với việc cụ thể rèn luyện kĩ năng sử dụng Atlat địa lí 9 nói riêng và
trong dạy học Địa lí lớp 9.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Cơ sở lí luận của đề tài này - Vai trò của Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí
lớp 9: Giúp học sinh lớp 9 phát triển tư duy, nâng cao nhận thức về tự nhiên và xã hội
Việt Nam. Bên cạnh kênh chữ trong sách giáo khoa - phương pháp cũ thì kênh hình chỉmới được đưa vào sử dụng trong dạy học địa lí không lâu, nên việc sử dụng kênh hình
còn gặp phải nhiều khó khăn, nhất là với học sinh lớp 9 khi tìm hiểu về tự nhiên và cả
kinh tế - xã hội của các khu vực khác nhau.Trong Atlat địa lí Việt Nam khá chi tiết, đầy
đủ những kiến thức địa lí cơ bản, những thông tin tổng hợp và có hệ thống, màu sắc trong
Atlat rất đẹp mắt giúp học sinh hứng thú và ham mê học tập địa lí hơn.
Cơ sở thực tiễn của đề tài này đó là: Với học sinh lớp 9, giáo viên cần đưa ra biện
pháp nhằm phát huy tính tích cực học học hiện đại đã được đưa vào sử dụng nên dạy học
bằng Atlat địa lí Việt Nam đã tập của học sinh trong việc học tập địa lí lớp 9 bởi hiện nay
rất nhiều phương tiện dạy có nhiều giáo viên xem nhẹ đi. Học sinh nếu được giáo viên
hướng dẫn cách đọc Atlat thì khi quan sát các bản đồ to sẽ k bị bỡ ngỡ, lạ lẫm; Ít phải ghi
nhớ máy móc, sẽ chủ động tiếp thu kiến thức theo nội dung của từng bài học bởi trong
Atlat, các nội dung, thông tin đều cung cấp đầy đủ đến học sinh. Ngoài ra, cuốn Atlat địa
lí Việt Nam rất dễ mang đi bất cứ đâu, rất tiện lợi và hiệu quả cao, không cần sử
dụng các bản đồ cồng kềnh, những công cụ tài liệu phức tạp.
Bản chất của vấn đề dạy học Atlat địa lí Việt Nam: nghiên cứu các phương pháp
khai thác, sử dụng Atlat có hiệu quả trong dạy học Địa lí lớp 9 như: phương pháp đọc và
tìm hiểu các nội dung trên bản đồ, biểu đồ của Atlat; phương pháp khai thác bản đồ, biểu
đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để tìm hiểu kiến thức địa lí, dân cư; phương pháp phân tích
bản đồ trong Atlat địa lí Việt Nam để rút ra nhận định về tình hình phát triển của các
ngành kinh tế của nước ta; phương pháp phân tích bản đồ, biểu đồ trong Atlat địa lí lớp 9
để rút ra nhận định về tình hình phát triển kinh tế của các vùng kinh tế nước ta; phương
pháp phân tích hình ảnh trong Atlat địa lí Việt Nam để khắc sâu kiến thức của bài học.
Thực nghiệm: Khi đưa vào sử dụng nhiều Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học địa lí
lớp 9 sẽ cần sự chú ý quan sát của tất cả học sinh trong 1 lớp => Phương pháp này sẽ rất
có hiệu quả nếu như giáo viên khéo léo hướng dẫn học sinh từng bước đọc bản đồ, lược
đồ trong Atlat, rồi từ đó học sinh có thể tích cực tự nghiên cứu được nội dung thể hiện
trong từng bản đồ, lược đồ. Từ đó sẽ thu lại được kết quả cao. Nếu giáo viên không đưa
Atlat địa lí Việt Nam vào giảng dạy địa lớp 9 hay học sinh không đọc Atlat thì sẽ thiếu
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiđi 1 nguồn tư liệu đa dạng phong phú, 1 kho tàng kiến thức và đặc biệt sẽ hạn chế phương
pháp tư duy, logic, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc giảng dạy và học tập môn địa lí.
Kiến nghị: đề nghị các trường THCS cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, để
việc sử dụng Atlat địa lí Việt Nam được nâng cao, ngày càng lan rộng và đi vào chiều
sâu.
6. Giả thuyết khoa học.
Nếu phương pháp sử dụng atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn Địa lí lớp 9
trường THCS được đưa vào sử dụng rộng rãi và có hiệu quả thì sẽ nâng cao được dạy học
địa lí lớp 9, cung cấp được rất nhiều kiến thức cơ bản và hệ thống được kiến thức về đặc
điểm tự nhiên, dân cư, xã hội của các khu vực và so sánh được đặc điểm của các khu vực
với nhau nhờ vào việc sử dụng được 1 lúc nhiều trang trong Atlat để nghiên cứu.
7. Phạm vi nghiên cứu.
Học sinh lớp 9.
8. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu.
Đề tài đã sử dụng các quan điểm: dạy học theo hướng phát triển bền vững, lấy học
sinh làm trung tâm, quan điểm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hoạt động hóa,
tích cực hóa người học, quan điểm tiếp cận hệ thống.
Để thực hiện những nhiệm vụ đề ra, đề tài đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu như:
Phương pháp quan sát
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp phân tích tổng hợp
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp điều tra khảo sát
Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp toán học thống kê
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÍ LUẬN – CƠ SỞ THỰC TIỄN.
1.1 Quan niệm về Atlat
Atlat là 1 hệ thống các bản đồ có sự liên quan với nhau 1 cách hữu cơ và bổ
sung cho nhau, được thành lập theo những chủ đề và mục đích sử dụng nhất định.
Các bản đồ trong Atlat được xây dựng theo 1 chương trình địa lí và lịch sử nhất
định. Các Atlat hiện nay đều đảm bảo các tính chất hoàn thành và thống nhất.
1.2 Atlat giáo khoa địa lí Việt Nam
1.2.1 Khái niệm
Là tập hợp 1 tập bản đồ giáo khoa trong đó bao gồm hệ thống các bản đồ,
tranh ảnh, biểu đồ...nhằm phản ảnh các sự vật, hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội
Việt nam. Các bản đồ, biểu đồ được sắp xếp theo 1 trình tự logic, có hệ thống của
các bài học địa lí Việt Nam phù hợp nội dung SGK và chương trình Địa lí lớp 9.
1.2.2 Cấu trúc của Atlat địa lí Việt Nam
Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục Việt Nam phát hành năm 2010 gồm
3 phần chính: địa lí tự nhiện, địa lí kinh tế - xã hội và địa lí các vùng với 31 trang.
1.2.3 Đặc điểm
Về tỉ lệ: Atlat địa lí Việt Nam được biên soạn ở các tỉ lệ sau:
tỉ lệ 1:3000000;
tỉ lệ 1:6000000;
tỉ lệ 1:9000000;
tỉ lệ 1:12000000;
tỉ lệ 1:18000000;
tỉ lệ 1:24000000;
tỉ lệ 1: 180000000.
Về các phương pháp biểu hiện dùng trong Atlat: phương pháp kí hiệu,
phương pháp bản đồ định vị, phương pháp kí hiệu đường, phương pháp kí hiệu
đường chuyển động, phương pháp vùng phân bố, phương pháp nền chất lượng,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiphương pháp đường đẳng trị, phương pháp chấm điểm, phương pháp bản đồ biểu
đồ, phương pháp bản đồ mật độ.
1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng Atlat trong dạy học Địa lí
1.3.1 Đối với giáo viên
Vì bản đồ vừa là nguồn tri thức, vừa là phương tiện minh họa trong khâu
chuẩn bị bài giảng, khâu giảng bài mới, khâu kiểm tra và đánh giá và khâu hướng
dẫn học sinh tự học và ôn tập.
1.3.2 Đối với học sinh
Atlat giúp học sinh rèn luyện các kĩ năng địa lí, giáo dục ý thức tốt, tinh thần
vượt khó, ý thức hoàn thành nhiệm vụ, tình yêu quê hương đất nước. Hình thành
các em tính kiên trì, tự học ở nhà và làm bài tập trong sách giáo khoa và tập bản
đồ, Atlat còn giúp học sinh ôn tập được thường xuyên, liên tục kiến thức mới với
kiến thức đã học.
CHƯƠNG II: RÈN LUYỆN KĨ NĂNG SỬ DỤNG ÁT LÁT TRONG DẠY HỌC
ĐỊA LÍ 9
1.2. Cách đọc Átlat địa lí
- Nắm được nội dung yêu cầu cần đọc.
- Nắm được mục đích, yêu cầu khi đọc átlát để tìm kiếm và rút ra được những thông tin
cần thiết.
- Cần kết hợp với những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lí được thể
hiện trong bản đồ.
- Đọc átlát theo trình tự từ khái quát đến chi tiết .
2.2. Các mức độ đọc átlát địa lí
- Mức độ 1 (đơn giản): Học sinh chỉ cần đọc kĩ chú giải, tìm và xác định đối tượng trên
bản đồ.
- Mức độ 2: Học sinh cần dựa vào màu sắc, kí hiệu, ước hiệu để tìm ra những đặc điểm
không thể hiện trực tiếp trên bản đồ- Mức độ 3: cần kết hợp nhiều bản đồ và những kiến thức đã học để tìm ra kiến
thức liên quan, đồng thời giải thích các hiện tượng địa lí được thể hiện trên átlát.
2.3.Các bước sử dụng átlát Địa lí
2.3.1. Tìm hiểu cấu trúc của átlát
- Gồm những trang nào, mục nào
- Sắp xếp các trang, các mục
2.3.2. Xem chú giải của át lát
- Xem chú giải (trang 1)để biết nội dung thể hiện của các kí hiệu thể trên bản đồ. Trên
thực tế có rất nhiều kí hiệu khác nhau, trong đó có những kí hiệu đơn giản đễ dàng nhận
biết, nhưng cũng có những kí hiệu tương đối lạ, phức tạp. Trong quán trình tìm hiểu các
chú giải, học sinh cần cố gắng ghi nhớ các kí hiệu để thuận tiện trong việc sử dụng át lát.
Ví dụ:
- Nắm vững các kí hiệu, ước hiệu của từng loại mỏ khi đọc bản đồ khoáng sản.
- Biết sử dụng màu sắc khi đọc bản đồ khí hậu, địa hình,...
- Biết sử dụng ước hiệu khi đọc bản đồ nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp...
2.3.3. Khai thác kiến thức từ các biểu đồ, số liệu thống kê
Thông thường mỗi bản đồ kinh tế có từ 1- 3 át lát thể hiện sự tăng giảm về giá trị tổng
sản lượng, cơ cấu của các ngành kinh tế. Vì vậy GV cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng
dựa vào kí hiệu, ước hiệu của bản đồ để tìm ra qui mô sản lượng, cơ cấu của các ngành
(Căn cứ chiều cao các cột, độ lớn các hình tròn, át lát trên bản đồ)
Trong át lát địa lí Việt Nam có rất nhiều bảng số liệu, biểu đồ để khai thác kiến thức
(Trang 14, 15, 16, 17, 19, 20...).
2.3.4. Chú ý khi trả lời câu hỏi khai thác átlát địa lí
- Nội dung, mục đích của câu hỏi.
- Trên cơ sở nội dung của câu hỏi cần xem phải trả lời một hay nhiều vấn đề từ đó
xác định những trang bản đồ cần thiết trong átlát.
a. Dạng câu hỏi chỉ cần sử dụng một bản đồ:
Ví dụ 1:Dựa vào átlát địa lí Việt Nam, hãy trình bày sự phân bố nguồn tài
nguyên khoáng sản của nước ta?
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiVới dạng câu hỏi như trên Học sinh chỉ cần sử dụng bản đồ địa chất - khoáng sản (trang
6) là đủ để nêu lên được sự phân bố của khoáng sản nước ta.
* Gợi ý trả lời:
- Tài nguyên khoáng sản nước ta phong phú và đa dạng, bao gồm:
+ Khoáng sản kim loại đen: Sắt, Mănggan...
+ Khoáng sản kim loại màu: Đồng, kẽm,....
+ Khoáng sản phi kim loại: Apatit,
+ Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đá vôi, đất sét, ...
+ Khoáng sản năng lượng: Than, dầu mỏ, khí đốt.
- Phân bố:
+ Sắt: Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang
+ Măng gan: Cao Bằng.
+ Đồng, vàng: Lao Cai; đồng, Niken: Sơn La; chì, kẽm: Bắc Kạn; vàng: Quảng Nam .....
+ Apatit: Lào Cai; đất hiếm: Lai Châu.
- Ý nghĩa: Sự phong phú của tài nguyên khoáng sản thuận lợi cho phát triển các ngành
công nghiệp nặng.
Ví dụ 2:Dựa vào Átlat địa lí Việt Nam:
a. Hãy kể tên các vùng có diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo
trồng đã sử dụng ở các mức: trên 40%; từ 15% - 40%
b. Nêu sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm.
Gợi ý: Với câu hỏi trên thì học sinh chỉ cần sử dụng Bản đồ cây công nghiệp (trang
14) là đủ và trả lời các nội dung sau:
a. Các vùng có diện tích trồng cây công nghiệp so với tổng diện tích gieo trồng đã sử
dụng ở mức:
- Trên 40%: Vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
- Từ 15% - 40%: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải
Nam Trung Bộ...
b. Vùng phân bố của các cây công nghiệp lâu năm:
+ Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ+ Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên
+ Chè: Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
+ Dừa: các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nam Bộ (Bến Tre)......
b. Dạng câu hỏi dùng nhiều bản đồ trong átlát.
* Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển một ngành
VD 1: Đánh giá tiềm năng để phát triển công nghiệp:
Cần sử dụng nhiều bản đồ để khai thác như:
+ Bản đồ địa hình để phân tích ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố các cơ sở sản
xuất công nghiệp...
+ Sử dụng bản đồ khoáng sản để thấy được cơ sở nguyên liệu để phát triển công nghiệp
nặng;
+ Sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy được cơ sở nguyên liệu để phát triển công nghiệp
chế biến.
+ Sử dụng bản đồ dân cư để thấy được nguồn nhân lực và nguồn tiêu thụ để phát triển
công nghiệp...
VD2: Đánh giá tiềm năng để phát triển nông nghiệp
Cần sử dụng các bản đồ để khai thác như:
+ Bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ phân bố các loại đất, động thực vật để thấy
được ảnh hưởng của các nhân tố đó đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp;
+ Bản đồ dân cư để thấy được tiềm năng về lao động và nguồn tiêu thụ sản phẩm...
* Những câu hỏi đánh giá thế mạnh của một vùng kinh tế:
+ Học sinh phải tìm Bản đồ nông nghiệp chung (trang 13) để xác định giới hạn của
vùng, phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí vùng. Đồng thời đối chiếu với các
bản đồ: địa hình, đất, động thực vật... để phân tích tiềm năng phát triển nông nghiệp; đối
chiếu với bản đồ địa chất - khoáng sản để phân tích thế mạnh phát triển công nghiệp; đối
chiếu với bản đồ dân cư để phân tích nguồn lao động và nguồn tiêu thụ sản phẩm của
vùng...
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi* Đối với những câu hỏi yêu cầu phải giải thích thì không những cần sử dụng nhiều bản
đồ mà còn phải vận dụng những kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng địa lí thể
hiện trên bản đồ .
Ví dụ:Dựa vào átlát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học:
a/ Hãy kể tên các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở khu vực Đồng
bằng sông Hồng và các vùng phụ cận.
b/ Giải thích vì sao đồng bằng sông Hồng và các vùng phụ cận có mức độ tập trung
công nghiệp theo lãnh thổ vào loại cao nhất nước ta?
* Gợi ý: Với đề bài như trên Học sinh cần sử dụng các bản đồ:
+ Bản đồ công nghiệp chung - trang 16
+ Bản đồ vùng kinh tế Bắc Bộ - trang 21
+ Bản đồ dân số trang 11 và bản đồ địa chất - khoáng sản - trang 6
+ Bản đồ nông nghiệp chung - trang 13
- Trả lời:
a/ Các trung tâm công nghiệp theo quy mô từ lớn đến nhỏ ở khu vực đồng bằng sông
Hồng và các vùng phụ cận:
- Trung tâm quy mô lớn (10 - 15 nghìn tỉ đồng): Hà Nội, Hải Phòng
- Trung tâm trung bình (3 - 9,9 nghìn tỉ đồng): Việt Trì, Phúc Yên, Thái Nguyên, Cẩm
Phả...
- Trung tâm nhỏ (1 - 2,9 nghìn tỉ đồng): Bắc Ninh, Hà Đông, Hải Dương, Hạ Long,
Nam Định, Thanh Hoá....
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



xem thêm

Phương pháp sử dụng atlat địa lí Việt Nam trong dạy học môn địa lí lớp 9

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top