Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục công dân (GDCD) là một môn khoa học xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong trường THPT. Cùng với các môn học khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoa học, có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm cộng đồng, gia đình và bản thân.
Tuy nhiên, hiện nay phần lớn học sinh phổ thông đều chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này nên xem nhẹ, thậm chí coi thường môn học, giờ học môn GDCD đa phần học sinh ít tập trung, học theo kiểu chống đối hay làm việc riêng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song một trong những nguyên nhân đó là do phương pháp dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say mê học tập ở học sinh. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi giáo viên nói chung, giáo viên dạy GDCD nói riêng.
Kho tàng truyện kể Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, những câu chuyện cũng là những bài học cho tất cả mọi người về mọi mặt của đời sống. Nếu người giáo viên biết cách chọn lựa, dẫn dắt và kể những câu chuyện sao cho phù hợp với bài học và đối tượng học sinh khi dạy môn GDCD chắc chắn sẽ giúp học sinh say mê, hứng thú học tập từ đó đạt kết quả tốt hơn. Việc khai thác các câu chuyện thông qua các bài giảng GDCD là một hướng đi mang bản sắc riêng của nền giáo dục nước nhà. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Những câu truyện kể sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi của các em học sinh từ đó các em sẽ nhận thức được vai trò và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến niềm yêu thích môn GDCD của học sinh. Hơn nữa khéo léo sử dụng truyện kể không chỉ có tác dụng tích cực đến kết quả học tập bộ môn cho học sinh mà còn có tác dụng trong việc gìn giữ văn hóa dân tộc; giáo dục truyền thống lịch sử; khơi gợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc…
Đối với những bài học về đạo đức, đạo làm người trong chương trình GDCD thì việc sử dụng những câu chuyện kể về người thật, việc thật càng trở nên thiết thực và có ý nghĩa hơn. Xuất phát từ những lí do nêu trên tui đã chọn đề tài nghiên cứu: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - Giáo dục công dân lớp 10”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số cơ sở lí luận từ đó đề ra giải pháp: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài: “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học – Giáo dục công dân lớp 10”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ trả lời cho các câu hỏi khoa học:
+ Truyện kể có tác dụng gì trong giảng dạy và học tập trong bộ môn GDCD ?
+ Để dạy tốt bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - GDCD 10 ”cần chuẩn bị như thế nào?
+ Vận dụng truyện kể như thế nào để dạy tốt bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”?
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này bản thân tui đã sử dụng những phương pháp sau:
+ Phân tích, tổng hợp (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp các kết quả đạt được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách báo…)
+ Phương pháp quan sát (trong quá trình giáo dục của giáo viên và học tập của học sinh …)
+ Phương pháp điều tra, đánh giá (điều tra mức độ tiếp thu, hứng thú học tập và kết quả của học sinh sau bài dạy…..)
+ Nghiên cứu các loại tài liệu sư phạm, tâm lí , giáo dục học có liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn (lấy ý kiến học sinh, giáo viên, phụ huynh…)
+ Phương pháp thực nghiệm (áp công cụ thể với tập thể học sinh, đối tượng học sinh …)
+ Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động của học sinh thông qua những câu hỏi nêu vấn đề.
+ Phương pháp thực nghiệm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của đề tài.
1.1. Cơ sở triết học.
Lênin nói rằng: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tiễn khách quan”. Luận điểm triết học này của Lênin chỉ ra rằng trực quan sinh động và tư duy trừu tượng gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức thế giới khách quan; từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn mới hoàn thành một chu trình của quá trình nhận thức. Nhận thức là một quá trình từ cảm tính đến lí tính, đây là cơ sở khoa học quan trọng trong việc sưu tầm truyện kể để vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt vào bài học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vì: Dạy học là một quá trình truyền thụ tri thức khoa học, kĩ năng và phương pháp hành động. Đó là sự tác động của người dạy vào các giác quan của học sinh, cung cấp các kiến thức mang tính chất kích thích tư duy nhận thức của người học. Do vậy, GV cần sưu tầm có hệ thống và có chọn lọc các câu chuyện phù hợp với nội dung bài học nhằm mang lại kết quả cao nhất.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
I- ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Giáo dục công dân (GDCD) là một môn khoa học xã hội có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong trường THPT. Cùng với các môn học khác, nó góp phần đào tạo người lao động mới vừa có tri thức khoa học, có đạo đức, có năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị tư tưởng, có ý thức trách nhiệm cộng đồng, gia đình và bản thân.
Tuy nhiên, hiện nay phần lớn học sinh phổ thông đều chưa ý thức được tầm quan trọng của môn học này nên xem nhẹ, thậm chí coi thường môn học, giờ học môn GDCD đa phần học sinh ít tập trung, học theo kiểu chống đối hay làm việc riêng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên song một trong những nguyên nhân đó là do phương pháp dạy của giáo viên chưa tạo được hứng thú và niềm say mê học tập ở học sinh. Chính vì vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết với mỗi giáo viên nói chung, giáo viên dạy GDCD nói riêng.
Kho tàng truyện kể Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, những câu chuyện cũng là những bài học cho tất cả mọi người về mọi mặt của đời sống. Nếu người giáo viên biết cách chọn lựa, dẫn dắt và kể những câu chuyện sao cho phù hợp với bài học và đối tượng học sinh khi dạy môn GDCD chắc chắn sẽ giúp học sinh say mê, hứng thú học tập từ đó đạt kết quả tốt hơn. Việc khai thác các câu chuyện thông qua các bài giảng GDCD là một hướng đi mang bản sắc riêng của nền giáo dục nước nhà. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay.
Những câu truyện kể sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức, thái độ, hành vi của các em học sinh từ đó các em sẽ nhận thức được vai trò và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội đây chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến niềm yêu thích môn GDCD của học sinh. Hơn nữa khéo léo sử dụng truyện kể không chỉ có tác dụng tích cực đến kết quả học tập bộ môn cho học sinh mà còn có tác dụng trong việc gìn giữ văn hóa dân tộc; giáo dục truyền thống lịch sử; khơi gợi lòng yêu nước, tự hào dân tộc…
Đối với những bài học về đạo đức, đạo làm người trong chương trình GDCD thì việc sử dụng những câu chuyện kể về người thật, việc thật càng trở nên thiết thực và có ý nghĩa hơn. Xuất phát từ những lí do nêu trên tui đã chọn đề tài nghiên cứu: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - Giáo dục công dân lớp 10”
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu một số cơ sở lí luận từ đó đề ra giải pháp: Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài: “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học – Giáo dục công dân lớp 10”.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ trả lời cho các câu hỏi khoa học:
+ Truyện kể có tác dụng gì trong giảng dạy và học tập trong bộ môn GDCD ?
+ Để dạy tốt bài “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học - GDCD 10 ”cần chuẩn bị như thế nào?
+ Vận dụng truyện kể như thế nào để dạy tốt bài “Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”?
4. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này bản thân tui đã sử dụng những phương pháp sau:
+ Phân tích, tổng hợp (phân tích từng đối tượng học sinh, tổng hợp các kết quả đạt được, phân tích tổng hợp tài liệu qua tham khảo sách báo…)
+ Phương pháp quan sát (trong quá trình giáo dục của giáo viên và học tập của học sinh …)
+ Phương pháp điều tra, đánh giá (điều tra mức độ tiếp thu, hứng thú học tập và kết quả của học sinh sau bài dạy…..)
+ Nghiên cứu các loại tài liệu sư phạm, tâm lí , giáo dục học có liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp đàm thoại, phỏng vấn (lấy ý kiến học sinh, giáo viên, phụ huynh…)
+ Phương pháp thực nghiệm (áp công cụ thể với tập thể học sinh, đối tượng học sinh …)
+ Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực sáng tạo chủ động của học sinh thông qua những câu hỏi nêu vấn đề.
+ Phương pháp thực nghiệm.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận của đề tài.
1.1. Cơ sở triết học.
Lênin nói rằng: “ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn là con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý, của sự nhận thức thực tiễn khách quan”. Luận điểm triết học này của Lênin chỉ ra rằng trực quan sinh động và tư duy trừu tượng gắn bó mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau trong quá trình nhận thức thế giới khách quan; từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn mới hoàn thành một chu trình của quá trình nhận thức. Nhận thức là một quá trình từ cảm tính đến lí tính, đây là cơ sở khoa học quan trọng trong việc sưu tầm truyện kể để vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt vào bài học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bởi vì: Dạy học là một quá trình truyền thụ tri thức khoa học, kĩ năng và phương pháp hành động. Đó là sự tác động của người dạy vào các giác quan của học sinh, cung cấp các kiến thức mang tính chất kích thích tư duy nhận thức của người học. Do vậy, GV cần sưu tầm có hệ thống và có chọn lọc các câu chuyện phù hợp với nội dung bài học nhằm mang lại kết quả cao nhất.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links