Clustfeinad
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiền được ví như huyết mạch của nền kinh tế và các tổ chức tín dụng, ngân
hàng được so sánh như là hệ tuần hoàn để lưu chuyển những dòng huyết mạch đó
đến với người cần vốn trong thị trường. Sở hữu chéo, bản thân nó mang rất nhiều
ưu điểm và có tác động tích cực tới hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhưng nếu
không được nhận thức đúng bản chất, được quản lý bởi một hệ thống pháp luật tốt
và các đối trọng khác một cách hiệu quả sẽ gây ra nhiều biến thể có tác động tiêu
cực, ảnh hưởng xấu tới sự bình ổn của thị trường ngân hàng nói riêng và nền kinh tế
nói chung trong đó pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy, việc nghiên
cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động của
hệ thống ngân hàng trong đó đặc biệt đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật Việt
Nam hiện nay về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng sẽ góp phần xây dựng hành
lang pháp lý có hiệu quả để đưa hoạt động sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng trở
về đúng với quỹ đạo của nó.
Với mong muốn mang đến một cái nhìn toàn diện hơn về sở hữu chéo, hệ
thống hóa các quy định pháp luật liên quan đến sở hữu chéo và đưa ra một số
định hướng nhằm hoàn thiện các bất cập trong pháp luật về sở hữu chéo trong
lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam là lý do em chọn đề tài “Sở hữu chéo trong lĩnh
vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm nội dung nghiên cứu
cho Luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sở hữu chéo là một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là chủ đề nghiên cứu
lớn trong giới học thuật, sở hữu chéo được giới thiệu như là một chiến lược quản trị
doanh nghiệp. Các nghiên cứu về sở hữu chéo thường tập trung nhiều ở các quốc
gia có mức độ sở hữu chéo cao như Nhật Bản (phương Đông) và Đức (phương Tây).
Ở Việt Nam, hiện đã có một số bài nghiên cứu về sở hữu chéo như: Trương Quốc
Cường, Cấu trúc sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại. Kinh nghiệm
quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam; Tô Ngọc Hưng, Quản lý Nhà nước đối với sở hữu
chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại; Đinh Tuấn Minh, Các vấn đề sở hữu
chéo và đầu tư chéo trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam, 2013; Nguyễn
Thành Long, Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và tác động ngăn ngừa sở hữu
chéo, 2013; Nguyễn Đức Trung, Phạm Mạnh Hùng, Thực trạng sở hữu chéo trong
hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị, Tạp chí ngân hàng
số 12 tháng 6/2013; Bùi Huy Thọ, Sở hữu chéo đầu tư chéo trong hệ thống các tổ
chức tín dụng: Nhìn từ góc độ an toàn, 2013;….
Tuy nhiên, nội dung các bài nghiên cứu trên mới chỉ được tiếp cận ở góc độ
kinh tế, chưa mang tính hệ thống chuyên sâu (chủ yếu là các bài tạp chí, bình luận),
chưa có đề tài nào đi sâu phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo
một cách có hệ thống với quy mô của một đề tài khoa học. Luận văn này sẽ góp
phần khỏa lấp khoảng trống đó.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng;
- Làm rõ, phân tích các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu chéo
trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay;
- Chỉ ra những bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo trong
lĩnh vực ngân hàng;
- Đưa ra một số định hướng nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu
chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm, đường lối
của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận văn này bao
gồm: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp, thống kê, phương
pháp phân tích, phương pháp quan sát, …v.v để làm rõ các nội dung nghiên cứu
thuộc đề tài.
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Sở hữu chéo là một vấn đề không hề mới trên thế giới nhưng lại là một thực
trạng đang rất nóng, gây nhiều bức xúc và tiềm ẩn những rủi ro khôn lường đối với
thị trường ngân hàng tại Việt Nam. Hiện nay, có khá nhiều bài viết, nghiên cứu,
phân tích về sở hữu chéo tại Việt Nam nhưng lại chủ yếu đi sâu tìm hiểu các vấn đề
về mặt tài chính, kinh tế mà chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chính
thống nghiên cứu về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sở hữu chéo trong
lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
Đề tài mà tác giả lựa chọn nhằm phân tích các bất cập về pháp lý, thực tiễn
áp dụng cũng như đưa ra các giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện các quy định
pháp luật điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng. Qua đó, góp
phần nâng cao hiệu quả của việc quản lý bằng pháp luật, đảm bảo tính bình ổn của
thị trường tiền tệ trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, Luận
văn còn mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật đầy đủ,
phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế và là cơ sở pháp lý cho việc
hoàn thiện pháp luật về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ta hiện nay.
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật liên quan đến vấn
đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật của Việt Nam điều
chỉnh về các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, có sự so
sánh với pháp luật về sở hữu chéo của một số nước trên thế giới.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung đề tài được chia thành ba chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.
Chương 2. Các quy định pháp luật về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng
ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế về xử lý sở hữu chéo.
Chương 3. Thực trạng về sở hữu chéo ở Việt Nam và một số định hướng
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tiền được ví như huyết mạch của nền kinh tế và các tổ chức tín dụng, ngân
hàng được so sánh như là hệ tuần hoàn để lưu chuyển những dòng huyết mạch đó
đến với người cần vốn trong thị trường. Sở hữu chéo, bản thân nó mang rất nhiều
ưu điểm và có tác động tích cực tới hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng nhưng nếu
không được nhận thức đúng bản chất, được quản lý bởi một hệ thống pháp luật tốt
và các đối trọng khác một cách hiệu quả sẽ gây ra nhiều biến thể có tác động tiêu
cực, ảnh hưởng xấu tới sự bình ổn của thị trường ngân hàng nói riêng và nền kinh tế
nói chung trong đó pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vậy, việc nghiên
cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến việc điều chỉnh hoạt động của
hệ thống ngân hàng trong đó đặc biệt đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật Việt
Nam hiện nay về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng sẽ góp phần xây dựng hành
lang pháp lý có hiệu quả để đưa hoạt động sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng trở
về đúng với quỹ đạo của nó.
Với mong muốn mang đến một cái nhìn toàn diện hơn về sở hữu chéo, hệ
thống hóa các quy định pháp luật liên quan đến sở hữu chéo và đưa ra một số
định hướng nhằm hoàn thiện các bất cập trong pháp luật về sở hữu chéo trong
lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam là lý do em chọn đề tài “Sở hữu chéo trong lĩnh
vực ngân hàng theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm nội dung nghiên cứu
cho Luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sở hữu chéo là một hiện tượng phổ biến trên thế giới và là chủ đề nghiên cứu
lớn trong giới học thuật, sở hữu chéo được giới thiệu như là một chiến lược quản trị
doanh nghiệp. Các nghiên cứu về sở hữu chéo thường tập trung nhiều ở các quốc
gia có mức độ sở hữu chéo cao như Nhật Bản (phương Đông) và Đức (phương Tây).
Ở Việt Nam, hiện đã có một số bài nghiên cứu về sở hữu chéo như: Trương Quốc
Cường, Cấu trúc sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại. Kinh nghiệm
quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam; Tô Ngọc Hưng, Quản lý Nhà nước đối với sở hữu
chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại; Đinh Tuấn Minh, Các vấn đề sở hữu
chéo và đầu tư chéo trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam, 2013; Nguyễn
Thành Long, Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và tác động ngăn ngừa sở hữu
chéo, 2013; Nguyễn Đức Trung, Phạm Mạnh Hùng, Thực trạng sở hữu chéo trong
hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị, Tạp chí ngân hàng
số 12 tháng 6/2013; Bùi Huy Thọ, Sở hữu chéo đầu tư chéo trong hệ thống các tổ
chức tín dụng: Nhìn từ góc độ an toàn, 2013;….
Tuy nhiên, nội dung các bài nghiên cứu trên mới chỉ được tiếp cận ở góc độ
kinh tế, chưa mang tính hệ thống chuyên sâu (chủ yếu là các bài tạp chí, bình luận),
chưa có đề tài nào đi sâu phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo
một cách có hệ thống với quy mô của một đề tài khoa học. Luận văn này sẽ góp
phần khỏa lấp khoảng trống đó.
3. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng;
- Làm rõ, phân tích các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề sở hữu chéo
trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam hiện nay;
- Chỉ ra những bất cập của các quy định pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo trong
lĩnh vực ngân hàng;
- Đưa ra một số định hướng nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về sở hữu
chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật
biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểm, đường lối
của Đảng và Nhà nước Việt Nam về xây dựng pháp luật.
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong Luận văn này bao
gồm: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp tổng hợp, thống kê, phương
pháp phân tích, phương pháp quan sát, …v.v để làm rõ các nội dung nghiên cứu
thuộc đề tài.
5. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Sở hữu chéo là một vấn đề không hề mới trên thế giới nhưng lại là một thực
trạng đang rất nóng, gây nhiều bức xúc và tiềm ẩn những rủi ro khôn lường đối với
thị trường ngân hàng tại Việt Nam. Hiện nay, có khá nhiều bài viết, nghiên cứu,
phân tích về sở hữu chéo tại Việt Nam nhưng lại chủ yếu đi sâu tìm hiểu các vấn đề
về mặt tài chính, kinh tế mà chưa có công trình nghiên cứu nào mang tính chính
thống nghiên cứu về các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sở hữu chéo trong
lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.
Đề tài mà tác giả lựa chọn nhằm phân tích các bất cập về pháp lý, thực tiễn
áp dụng cũng như đưa ra các giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện các quy định
pháp luật điều chỉnh về vấn đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng. Qua đó, góp
phần nâng cao hiệu quả của việc quản lý bằng pháp luật, đảm bảo tính bình ổn của
thị trường tiền tệ trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam hiện nay. Đồng thời, Luận
văn còn mang ý nghĩa lý luận cho việc xây dựng các quy phạm pháp luật đầy đủ,
phù hợp giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế và là cơ sở pháp lý cho việc
hoàn thiện pháp luật về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở nước ta hiện nay.
6. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật liên quan đến vấn
đề sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật của Việt Nam điều
chỉnh về các vấn đề liên quan đến sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, có sự so
sánh với pháp luật về sở hữu chéo của một số nước trên thế giới.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung đề tài được chia thành ba chương như sau:
Chương 1. Tổng quan về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.
Chương 2. Các quy định pháp luật về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng
ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế về xử lý sở hữu chéo.
Chương 3. Thực trạng về sở hữu chéo ở Việt Nam và một số định hướng
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: nguyên nhân sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng, Thực trạng tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng hiện nay và phân tích quy định trong pháp luật ngân hàng Việt Nam nhằm hạn chế tình trạng này, Luận văn về tình trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, quy định hạn chế sở hữu chéo trong ngân hàng, thực trạng sở hữu chéo ngân hàng hiện nay, thực trạng sở hữu chéo ngân hàng tại việt nam hiện nay, tổng quan về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng, phân tích quy định trong pháp luật ngân hàng Việt Nam nhằm hạn chế sở hữu chéo trong ngân hàng