Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Làm rõ cơ sở khoa học lý luận về đăng ký bất động sản để có căn cứ xem xét, đánh giá thực trạng pháp luật. Phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam trên cơ sở so sánh với các quy định về đăng ký bất động sản trong pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức nhằm làm rõ những ưu điểm và thành công, những nhược điểm và hạn chế của chế định hiện hành. Trên cơ sở phân tích, so sánh luật, đưa ra kiến nghị phương hướng và giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về đăng ký bất động sản ở nước ta
4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐĂNG KÝ BẤT
ĐỘNG SẢN
7
1.1. Khái niệm đăng ký bất động sản 7
1.1.1. Khái niệm 7
1.1.2. Lịch sử về đăng ký bất động sản trên thế giới 10
1.1.3. Mục đích đăng ký bất động sản 12
1.2. Đặc điểm của đăng ký bất động sản 14
1.2.1. Thẩm quyền đăng ký 14
1.2.2. Giá trị của việc đăng ký 16
1.2.3. Tính chất của việc đăng ký 16
1.2.4. Tính công khai hóa của thông tin đăng ký bất động sản 18
1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc đăng ký bất động sản 19
1.3.1. Đối với người dân 19
1.3.2. Đối với hoạt động quản lý nhà nước 20
1.3.3. Đối với thị trường bất động sản 22
1.4. Khái quát sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam
về đăng ký bất động sản
23
Chương 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN
TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI PHÁP LUẬT CỘNG
HÒA LIÊN BANG ĐỨC
27
2.1. Một vài nét về quy định đăng ký bất động sản trong pháp luật
Việt Nam và pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức
27
2.2. Quy định về đăng ký bất động sản trong pháp luật việt nam và
pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức
28
2.2.1. Về mô hình và thẩm quyền cơ quan đăng ký 28
2.2.2. Về đối tượng đăng ký 37
2.2.3. Về hiệu lực của việc đăng ký 43
2.2.4. Về việc cung cấp thông tin 50
2.2.5. Về nguyên tắc thực hiện đăng ký 57
2.2.6. Về nội dung đăng ký bất động sản 60
2.3. Nhận xét, đánh giá chung về hệ thống pháp luật đăng ký bất
động sản của Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức
75
2.3.1. Về hệ thống pháp luật đăng ký bất động sản của Việt Nam 76
2.3.2. Về pháp luật đăng ký bất động sản của Cộng hòa Liên bang Đức 80
Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP
LUẬT ĐĂNG KÝ BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM TRÊN CƠ SỞ
THAM KHẢO PHÁP LUẬT CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
82
3.1. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký bất động sản 82
3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về đăng ký bất động sản phù hợp
với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
82
3.1.2. Xây dựng pháp luật về đăng ký bất động sản đồng bộ, thống
nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam, gắn với mục tiêu cải
cách hành chính
83 3.1.3. Đảm bảo sự tương thích giữa quy định của pháp luật Việt
Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới
83
3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về đăng ký bất động sản 84
3.2.1. Hoàn thiện thủ tục đăng ký bất động sản 84
3.2.2. Xây dựng bộ hồ sơ đầy đủ về tình trạng pháp lý của bất động sản 85
3.2.3. Hạn chế sự can thiệp của các cơ quan hành chính vào thủ tục
xác lập quyền dân sự về bất động sản của người dân
86
3.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đăng ký bất động sản 87
3.3.1. Xây dựng Luật đăng ký bất động sản - một đạo luật thống
nhất quy định về đăng ký bất động sản
88
3.3.2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của luật nội dung có liên
quan đến đăng ký bất động sản nhằm đảm bảo tính thống
nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật
95
KẾT LUẬN 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 105 MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động đăng ký bất động sản có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo
đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao dịch, ngăn ngừa tranh chấp và
cung cấp chứng cứ để giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực này thông qua
cơ chế công khai và minh bạch quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất và các quyền khác liên quan đến bất động sản của cá nhân và tổ
chức, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy sự phát
triển lành mạnh của thị trường bất động sản.
Trong những năm vừa qua, mặc dù Nhà nước Việt Nam đã có nhiều
cố gắng trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đăng ký bất động sản
nhằm tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện đăng ký bất động sản nhưng
pháp luật về lĩnh vực này còn tồn tại nhiều bất cập:
- Đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có một đạo luật riêng về đăng ký
bất động sản. Các quy định về đăng ký bất động sản nằm rải rác trong các văn
bản pháp luật khác nhau như: Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật
Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Kinh doanh bất động sản cùng các văn bản
hướng dẫn thi hành các đạo luật nêu trên;
- Ngày 23 tháng 7 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số
83/2010/NĐ-CP về đăng ký giao dịch bảo đảm, đây là một văn bản quy định
tập trung thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm đối với các loại tài sản (cả bất
động sản và động sản), tuy nhiên, văn bản này chỉ mới dùng lại ở cấp độ Nghị
định nên việc thi hành vẫn còn nhiều bất cập. Vấn đề quyền sử dụng hạn chế
bất động sản liền kề đã được đề cập đến trong Bộ luật Dân sự (Điểm b, khoản 2
Điều 173 - Quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản - Bộ
luật Dân sự), tuy nhiên, quy trình đăng ký quyền sử dụng hạn chế bất động
sản liền kề theo thỏa thuận và một số quyền khác về bất động sản vẫn chưa
được xây dựng.
Những bất cập nêu trên của pháp luật về đăng ký bất động sản đã gây ra
không ít khó khăn, vướng mắc cho cá nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện:
- Về phía người dân: Trong quá trình đăng ký, với cơ chế "xin - cho"
mà một số cơ quan đăng ký bất động sản vẫn duy trì, tạo cho người dân tâm
lý ngại đi đăng ký. Thực tế cho thấy, rất nhiều giao dịch bất động sản không
thực hiện theo quy trình đăng ký, do đó, các tranh chấp phát sinh trong giao
dịch ngày càng nhiều, và rủi ro cho người thứ ba khi tham gia giao dịch là
không tránh khỏi.
- Về phía Nhà nước: xuất phát từ chỗ người dân không hưởng ứng
việc đăng ký, do đó các giao dịch "ngầm" tiếp tục phát sinh. Trong thời gian
cuối năm 2003, hầu hết những báo cáo về thị trường bất động sản của cơ quan
quản lý hay điều tra xã hội học đều nói rằng "thị trường ngầm" đang "chiếm
ở mức từ 50% đến 80%" [7]. Điều này dẫn đến tình trạng mặc dù thị trường
bất động sản ngày càng phát triển, nhưng Nhà nước chưa kiểm soát được đầy
đủ các diễn biến của thị trường. Ngoài ra, Nhà nước không có đủ thông tin để
giải quyết các khiếu kiện về bất động sản (theo thống kê của Tòa án nhân dân
tối cao," trong quý I năm 2008, tòa thụ lý 11.045 vụ tranh chấp về bất động
sản nhưng số vụ đã giải quyết là 2.355 vụ, như vậy các vụ đã giải quyết chỉ
chiếm 21% các vụ đã thụ lý" [7]), trong đó "riêng khiếu kiện về đất đai chiếm
khoảng 70%" [7], đồng thời gặp khó khăn trong việc phòng ngừa, chống tham
nhũng cũng như thất thu thuế.
Do sự không ổn định về tổ chức cơ quan đăng ký (do những thay đổi
thường xuyên về thẩm quyền đăng ký tại các văn bản quy phạm pháp luật
hay do sự phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về chức năng, nhiệm vụ
của cơ quan chịu trách nhiệm giúp Ủy ban thực hiện công tác này) dẫn đến hệ
quả là hồ sơ được quản lý không thống nhất, thông tin về giao dịch bất động
sản không tập trung, bị gián đoạn. Nhà nước tốn kém nhiều chi phí cho mỗi
lần thay đổi về hệ thống cơ quan đăng ký giao dịch bất động sản;
- Đối với nền kinh tế - xã hội: Theo xếp hạng của Tập đoàn quản lý
tiền tệ và bất động sản Jones Lang LaSalle của Hoa Kỳ, "Việt Nam đứng ở
cuối bảng xếp hạng 56 trên 56 nước trong vùng lãnh thổ Châu Á - Thái Bình
Dương năm 2006 về tính minh bạch của thị trường bất động sản" [25]. Với
thứ hạng thấp như vậy, Việt Nam khó có thể có thị trường bất động sản lành
mạnh, có sức thúc đẩy sự phát triển kinh tế, từ đó khó thu hút đầu tư nước
ngoài vào lĩnh vực bất động sản để phát triển nền kinh tế đất nước.
Trước tình hình trên, việc xây dựng một văn bản pháp lý thống nhất
mang tầm Luật về đăng ký bất động sản là hết sức cần thiết. Dự án Luật Đăng
ký bất động sản được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của
Quốc hội khóa XI (2002-2007), Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của
Quốc hội khóa XII (2007-2011). Tuy nhiên, trong hai năm 2005 và 2008, dự
án Luật Đăng ký bất động sản mặc dù đã hai lần được Chính phủ thông qua
và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng cho đến thời điểm này, Quốc hội
vẫn chưa cho ý kiến đối với dự án luật này. Nguyên nhân của tình trạng này
đó là do khi xây dựng luật, một mặt chúng ta thiếu một nền tảng lý luận vững
chắc và thống nhất về đăng ký bất động sản, đặc biệt là trong pháp luật thực
định nên có nhiều luồng ý kiến khác nhau liên quan đến việc xây dựng dự án
luật. Mặt khác, trong quá trình soạn thảo luật còn phát sinh không ít vấn đề
gây tranh luận như đối tượng, phạm vi đăng ký, giá trị pháp lý của việc đăng
ký, bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình, v.v…
Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu pháp luật đăng ký bất động
sản tại Việt Nam trên cơ sở phân tích, so sánh các quy định của pháp luật hiện
hành với pháp luật đăng ký bất động sản của một số quốc gia tiêu biểu là cần
thiết để thấy được những nét tương đồng và khác biệt trong tư duy pháp lý
cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật của Việt Nam và thế giới, tham khảo
kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong lĩnh vực đăng ký bất động sản,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T So sánh hệ thống pháp luật lao động Việt Nam với các công ước của ilo liên quan đến vấn đề lao động trẻ em Luận văn Kinh tế 0
D Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: Phân tích và so sánh Văn hóa, Xã hội 0
D So sánh Pháp luật La Mã và Bộ luật dân sự Việt Nam 2005 về Các quy định chung trong phần Nghĩa vụ Luận văn Luật 0
M Phân tích diễn ngôn văn bản luật pháp tiếng Việt so sánh với tiếng Anh và ứng dụng trong dịch văn bản luật pháp Luận văn Sư phạm 0
D So sánh giữa 2 loại văn bản: văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật Luận văn Luật 0
T Khảo sát đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc (Có so sánh với văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế của Việt Nam) Văn hóa, Xã hội 0
D So sánh pháp luật của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và Cộng hòa XHCN Việt Nam về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Luận văn Luật 0
W Nghiên cứu so sánh quản lý công ty CP theo pháp luật CHXHCN Việt Nam và pháp luật CHND Trung Hoa Luận văn Luật 2
B Phòng, chống tra tấn trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: phân tích so sánh Luận văn Luật 0
W Bảo hiểm thân tàu trong thương mại hàng hải so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật nước trên thế giới Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top