ducvinh_tbvn

New Member
CBRE Việt Nam: Nhà đầu tư “rộng cửa” hơn với Luật Đất đai mới

Thứ năm, 24/07/2014, 13:13 (GMT+7)





CBRE Việt Nam vừa phát đi thông điệp đánh giá về những nội dung thay đổi quan trọng của Luật Đất đai mới được kỳ vọng sẽ tạo cú hích lớn cho thị trường bất động sản Việt Nam.





[​IMG]

Ảnh minh họa.



Một số cải cách trong mua bán đất và giá đất nhằm tăng cường sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài là những đột phá của Luật Đất đai 2013 vừa có hiệu lực chính thức từ đầu tháng 7/2014, theo nhìn nhận của Tổ chức Tư vấn bất động sản quốc tế CBRE.



Ghi nhận của CBRE cho thấy, mặc dù Luật Đất đai mới vẫn chưa thể làm hài lòng tất cả các bên liên quan, nhưng đã có những cải thiện đáng kể về khung pháp lý cũng như đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục.



Trong đó, 4 nội dung được CBRE đưa ra nhìn nhận gồm: Giao đất, cho thuê đất; Thu hồi đất; Giá đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất.



Giao đất, cho thuê đất



Theo CBRE, những thay đổi này có thể giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến bất động sản gắn liền với đất và thu hồi đất, nguyên nhân của các tranh chấp trong nhiều năm qua.



“Cho phép giao đất cho người nước ngoài sẽ giúp tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, qua đó đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả hơn”, bản thông báo nêu rõ.



Các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay có quyền như nhà đầu tư trong nước khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai.



Dưới bộ luật mới, Việt Kiều và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được giao đất để đầu tư xây dựng nhà ở để bán hay để bán kết hợp cho thuê.



Tuy nhiên, cũng theo CBRE, trong khi dự thảo sửa đổi Luật Nhà ở đang xem xét cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Việt kiều, mua và sở hữu nhà, Luật Đất đai mới vẫn chưa đề cập đến lợi ích của người nước ngoài.



Thu hồi đất



Không giống với Luật Đất đai 2003 với các định nghĩa khá rộng như “mục đích phát triển kinh tế”, Luật Đất đai mới đưa ra các định nghĩa chi tiết và chặt chẽ hơn trong các điều khoản thu hồi đất nông nghiệp cho các dự án thương mại.



Về phương diện này, quan điểm của CBRE nhận định, Luật mới sẽ giúp phân phối lại quỹ đất cho các nhà đầu tư có khả năng tài chính để phát triển dự án hiệu quả hơn.



Đặc biệt là các “khu đất vàng” đã giải phóng mặt bằng nhưng vẫn không có bất kỳ hoạt động xây dựng nào. Đây cũng là thực tế đã làm đau đầu các cơ quan chức năng trong suốt nhiều năm qua.



Mặt khác, CBRE cho rằng, với Luật mới, Chính phủ sẽ chủ động hơn trong việc khắc phục tình trạng phân phối đất đai không hiệu quả. Thay đổi này sẽ thu hẹp phạm vi thu hồi đất của Chính phủ qua đó tác động đến nguồn cung đất sơ cấp.



Tuy nhiên, điều khiến các chuyên gia CBRE lo lắng, sau khi thu hồi đất Chính phủ sẽ làm gì hay chuyển nhượng đất dự án cho ai vẫn còn là một bài toán. “Việc tìm kiếm các nhà đầu tư có năng lực tài chính và hồ sơ năng lực tốt trong bối cảnh hiện này không phải là điều dễ dàng”, báo cáo nhận định.



Định giá đất



Luật Đất đai sửa đổi quy định chi tiết việc xác định giá đất theo hai phương thức: Bảng giá đất và giá đất cụ thể cho từng trường hợp, bởi một ủy ban định giá đất dựa trên bảng giá đất và giá thị trường.



Công tác định giá đất cần dựa trên giá thị trường kết hợp với các phương pháp định giá phù hợp từ các tổ chức chuyên môn.



Theo đánh giá của CBRE, hai phương thức định giá đất nêu trên sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa giá đất do Nhà nước quy định và giá đất trên thị trường.



Quy trình định giá đất cụ thể giúp tách biệt giữa quyền xác định giá đất và quyền thu hồi đất của các cơ quan chức năng. Bởi, giá đất sẽ được quyết định bởi hội đồng thẩm định giá đất độc lập, tách biệt với UBND cấp tỉnh, cơ quan có chức năng thu hồi và quyết định quyền sử dụng đất.



Bên cạnh đó, sự thay đổi trong việc xác định giá đất đòi hỏi các nhà đầu tư có một kế hoạch nghiên cứu tiền khả thi cẩn trọng hơn. Việc triển khai xác định giá đất cụ thể như thế nào vẫn cần thời gian để xem xét, tuy nhiên giá đất các dự án thương mại sẽ khó đoán hơn.



Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đối với dự án nhà ở)



Chuyển nhượng một phần dự án không còn là khái niệm mới trên thị trường, đặc biệt đối với tình hình kinh tế hiện nay mặc dù vẫn chưa được cho phép tại Luật Đất đai 2003.



Trên thực tế thị trường, mua bán – sáp nhập (M&A) đã được xem là một hình thức đầu tư thay vì là giải pháp cuối cùng của chủ đầu tư khi không thể tiếp tục triển khai dự án.



Đồng thời, việc cho phép chuyển nhượng một phần tại một số dự án đã giúp tháo gỡ khá nhiều nút thắt quan trọng trên thị trường bất động sản với việc hàng loạt dự án đã hồi sinh sau M&A.



Theo đánh giá của CBRE, với những quy định chi tiết hơn về các điều khoản liên quan đến chuyển nhượng dự án đã giúp hỗ trợ về mặt cơ sở pháp lý cho các hoạt động M&A đang trở nên ngày càng phổ biến trên thị trường hiện nay.



Tuy nhiên, CBRE cho rằng, quy trình và thủ tục liên quan đến chuyển nhượng quyền sở hữu ở Luật Đất đai mới vẫn chưa rõ ràng.
 

MacDubhgall

New Member
Nhiều doanh nghiệp Pháp quan tâm đầu tư hạ tầng ở TP.HCM

Thứ hai, 21/07/2014, 22:00 (GMT+7)



Ngày 21-7, Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đã có buổi tiếp thân mật bà Fleur Pellerin, Quốc vụ khanh phụ trách Ngoại thương, Xúc tiến du lịch và người Pháp ở nước ngoài của Bộ Ngoại giao và phát triển quốc tế Pháp, đang có chuyến thăm tại Việt Nam.







[​IMG]

Ảnh minh họa.



Tại buổi tiếp, bà Fleur Pellerin bày tỏ mối quan tâm về các dự án đầu tư hạ tầng có quy mô lớn đang được triển khai tại TP.HCM, bà Fleur Pellerin mong muốn các doanh nghiệp Pháp tham gia nhiều hơn và có quy mô lớn hơn vào các dự án như xây dựng các tuyến metro, cấp thoát nước, sân bay quốc tế Long Thành… Bà Fleur Pellerin cho biết thêm, sẽ đề nghị một số cơ quan của Pháp như Cơ quan Phát triển Pháp làm việc với TP.HCM để hai bên có thể thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ hơn nữa, nhất là doanh nghiệp của hai bên.



Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân giới thiệu về một số dự án trọng điểm của TP như các dự án xây dựng các tuyến tàu điện ngầm, dự án cải tạo môi trường nước, dự án sân bay quốc tế Long Thành… đang được ráo riết triển khai và mong muốn Chính phủ Pháp và các doanh nghiệp Pháp quan tâm, tích cực tham gia giúp đỡ TP trong việc hỗ trợ nguồn vốn, kỹ thuật cho các dự án.



Theo Chủ tịch Lê Hoàng Quân, giữa Pháp và TP.HCM có nhiều tiềm năng rất lớn để thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mà Pháp có thế mạnh như hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế, quản lý đô thị, văn hóa nghệ thuật… Lãnh đạo TP sẽ làm hết mình để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hai bên hợp tác, đầu tư cũng như thực hiện các cam kết mà Chính phủ hai nước Việt Nam và Pháp đã ký kết.
 

Darron

New Member
Luật Đất Đai 2013 tháo gỡ một nút thắt quan trọng trên thị trường BĐS



[​IMG]



Việc cho phép chuyển nhượng một phần dự án trong Luật Đất Đai 2013 giúp tháo gỡ một nút thắt quan trọng trên thị trường BĐS.

Đây là đánh giá của Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Chuyên viên Phân tích Cấp cao, Phòng Nghiên cứu & Tư vấn CBRE Việt Nam.



Luật Đất Đai số 45/2013/QH13 (“Luật Đất Đai Mới”) được thông qua ngày 29/11/2013 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/07/2014, thay thế Luật Đất Đai năm 2003 (có hiệu lực từ năm 2004 đến ngày 30/6/2014) với một số cải cách về các điều khoản mua bán đất và giá đất nhằm tăng cường sự bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.



Theo Bà Thanh, mặc dù Luật Đất Đai Mới vẫn chưa thể làm hài lòng tất cả các bên liên quan, luật có những cải thiện đáng kể về khung pháp lý cũng như đơn giản hóa và rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục. Một số thay đổi quan trọng giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến bất động sản gắn liền với đất và thu hồi đất – nguyên nhân của các tranh chấp trong nhiều năm qua, bao gồm: Giao đất, cho thuê đất; Thu hồi đất; Giá đất và Chuyển nhượng quyền sử dụng đất.



Giao đất và cho thuê đất



Theo Luật Đất Đai Mới, quyền sở hữu đất đai tiếp tục thuộc về sở hữu toàn dân, được thay mặt và quản lý bởi Nhà Nước Việt Nam. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay có quyền như nhà đầu tư trong nước khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai.



Luật Đất Đai 2013 nêu rõ, Việt Kiều và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được giao đất để đầu tư xây dựng nhà ở để bán hay để bán kết hợp cho thuê. Những người thuê đất trả tiền một lần trước ngày luật có hiệu lực có thể tiếp tục sử dụng đất trong thời gian thuê còn lại, hay có thể đổi sang hình thức giao đất đóng tiền sử dụng đất.



Theo đánh giá của thay mặt CBRE, cho phép giao đất cho người nước ngoài sẽ giúp tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, qua đó đảm bảo việc sử dụng đất hiệu quả hơn. Tuy nhiên, Luật Đất Đai Mới vẫn còn hạn chế là chưa đề cập đến lợi ích của người nước ngoài.



Thu hồi đất



Không giống với Luật Đất Đai năm 2003 với các định nghĩa khá rộng như “mục đích phát triển kinh tế”, Luật Đất Đai Mới đưa ra các định nghĩa chi tiết và chặt chẽ hơn trong các điều khoản thu hồi đất nông nghiệp cho các dự án thương mại. Theo đó, việc thu hồi đất nông nghiệp chỉ áp dụng cho các dự án xây dựng khu dân cư mới hay nâng cấp các khu đô thị hiện hữu và phải có sự thông qua của Chính quyền tỉnh trước khi thực hiện.



Luật Đất Đai Mới cũng quy định rằng, đối với các trường hợp vi phạm, các chủ đầu tư sẽ được gia hạn 24 tháng để khắc phục tình hình thay vì 12 tháng như luật cũ. Sau 24 tháng gia hạn, đất và các tài sản sẽ bị thu hồi mà không có bất kỳ khoản đền bù nào ngoại trừ các trường hợp bất khả kháng, trong khi theo luật đất đai cũ, Nhà Nước sẽ đền bù một phần chi phí đầu tư vào đất (tài sản, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất).



Dự kiến, Luật Đất Đai Mới sẽ phân phối lại quỹ đất cho các nhà đầu tư có khả năng tài chính để phát triển hiệu quả hơn, đặc biệt là các khu đất vàng đã giải phóng mặt bằng nhưng vẫn không có bất kỳ hoạt động xây dựng nào.



Theo bà Thanh, những quy định mới trong việc thu hồi đất của Luật Đất Đai 2013 sẽ giúp Chính phủ sẽ chủ động hơn trong việc khắc phục tình trạng phân phối đất đai không hiệu quả. Thu hẹp phạm vi thu hồi đất của Chính phủ qua đó tác động đến nguồn cung đất sơ cấp. Tuy nhiên, bà Thanh cũng cho biết thêm, sau khi thu hồi đất Chính phủ sẽ làm gì hay chuyển nhượng đất dự án cho ai vẫn còn là một bài toán. Việc tìm kiếm các nhà đầu tư có năng lực tài chính và hồ sơ năng lực tốt không phải dễ dàng.



Giá đất



Luật đất đai sửa đổi quy định chi tiết việc xác định giá đất theo hai cách: (1) bảng giá đất và (2) giá đất cụ thể cho từng trường hợp, bởi một ủy ban định giá đất dựa trên bảng giá đất và giá thị trường. Bảng giá đất sẽ được công bố năm năm một lần và được điều chỉnh nếu giá trên thị trường lệch hơn ± 20% so với mức giá tối đa/ tối thiểu quy định trong khung giá đất. Công tác định giá đất cần dựa trên giá thị trường kết hợp với các phương pháp định giá phù hợp từ các tổ chức chuyên môn.



"Hai cách (1) và (2) sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa giá đất do Nhà Nước quy định và giá đất trên thị trường", Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh cho biết.



Bên cạnh đó, quy trình định giá đất cụ thể giúp tách biệt giữa quyền xác định giá đất và quyền thu hồi đất của các cơ quan chức năng. Giá đất sẽ được quyết định bởi hội đồng thẩm định giá đất độc lập, tách biệt với Ủy Ban Nhân Dân cấp tỉnh, cơ quan có chức năng thu hồi và quyết định quyền sử dụng đất.



Theo bà Thanh, sự thay đổi trong việc xác định giá đất đòi hỏi các nhà đầu tư có một kế hoạch nghiên cứu tiền khả thi cẩn trọng hơn. Việc triển khai xác định giá đất cụ thể như thế nào vẫn cần thời gian để xem xét, tuy nhiên giá đất các dự án thương mại sẽ khó đoán hơn.



Chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Dự án nhà ở)



Chuyển nhượng một phần dự án không còn là khái niệm mới trên thị trường, đặc biệt đối với tình hình kinh tế hiện nay mặc dù vẫn chưa được cho phép tại điều luật cũ. Mua bán và sáp nhập nên được xem là một hình thức đầu tư thay vì như là giải pháp cuối cùng của chủ đầu tư khi không thể tiếp tục triển khai dự án. Việc cho phép chuyển nhượng một phần dự án giúp tháo gỡ một nút thắt quan trọng trên thị trường.



Ngoài ra, Luật Đất Đai Mới còn quy định chi tiết về các điều kiện kèm theo khi chuyển nhượng quyền sở hữu đất nền trong một dự án; về các điều khoản như ai được phép chuyển nhượng, chuyển nhượng dưới hình thức nào, và chuyển nhượng cho ai.



Quy định này giúp hỗ trợ về mặt cơ sở pháp lý cho các hoạt động mua bán sáp nhập mà hiện nay ngày càng phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, bà Thanh cho rằng quy trình và thủ tục liên quan đến chuyển nhượng quyền sở hữu vẫn chưa rõ ràng.



Đánh giá tổng quát về Luật Đất Đai 2013, Bà Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh cho rằng: "Luật Đất Đai Mới chủ yếu chú trọng vào dự án nhà ở với nỗ lực cải thiện thị trường đất và phát triển dự án bất động sản. Sự ra đời của Luật Đất Đai Mới cho thấy nhận thức của Chính phủ trong việc thay đổi nhằm đảm bảo nền kinh tế tiếp tục phát triển đúng hướng. Tuy Luật Đất Đai Mới có nhiều điểm rõ ràng hơn, nhiều nhà phân tích nước ngoài vẫn hoài nghi về tính khả thi của nó. Hướng dẫn và thực thi luật một cách thống nhất và rõ ràng theo đúng định hướng sẽ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của Luật Đất Đai Mới".
 
Vùng Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị hiện đại





Vùng Tây Nguyên sẽ có tới 117 đô thị, 10 cửa khẩu và 24 khu công nghiệp, 74 cụm công nghiệp vào năm 2030.

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030. Phạm vi nghiên cứu quy hoạch xây dựng vừng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) với tổng diện tích là 54.641,069 km2. Năm 2030, dự báo quy mô dân số toàn vùng khoảng 7.390.600 người, dân số đô thị khoảng 3.095.600 người, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40,7%.



Theo quy hoạch, vùng Tây Nguyên là đầu mối giao thương của các nước tiểu vùng sông Mê Kông và vùng biển Đông; vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp và là vùng bảo tồn bản sắc văn hóa...



Vùng Tây Nguyên được phân ra thành các tiểu vùng và dải hành lang phát triển kinh tế. Cụ thể các tiểu vùng gồm: Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên (tập trung phát triển công nghiệp thuỷ điện; hình thành các khu du lịch sinh thái), Tiểu vùng Trung Tây Nguyên (tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản), Tiểu vùng Nam Tây Nguyên (tập trung phát triển ngành dịch vụ, công nghiệp khai thác).



Các dải hành hành lang phát triển kinh tế - đô thị gồm: Dải kinh tế phía Đông là vùng phát triển nông lâm nghiệp. Dải kinh tế trung tâm trọng tâm phát triển các loại cây công nghiệp chủ lực. Dải hành lang kinh tế phía Tây trọng tâm phát triển công nghiệp khai thác chế biến. Vùng kinh tế - Đô thị Nam Tây Nguyên (tỉnh Lâm Đồng) là vùng chuyên canh rau, hoa ôn đới...



Theo định hướng phát triển hệ thống đô thị, cửa khẩu, khu và cụm công nghiệp thì đến năm 2030 vùng Tây Nguyên sẽ có 117 đô thị. Đồng thời, vùng Tây Nguyên cũng xây dựng 10 cửa khẩu và 24 khu công nghiệp, 74 cụm công nghiệp. Trong đó, mỗi huyện hình thành từ 1 - 2 cụm hay điểm công nghiệp quy mô 20 - 50 ha chủ yếu là công nghiệp chế biến nông - lâm sản để phát triển kinh tế địa phương.
 
Ngày 24/7, NHNN hút 590 tỷ đồng trên OMO





[​IMG]





Ngày 24/7,lãi suất liên ngân hàng bình quân liên ngân hàng tiếp tục tăng đối với kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng, trong khi đó lãi suất bình quân liên ngân hàng qua đêm và kỳ hạn 3 tháng giảm nhẹ.

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất bình quân kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 3,52%/năm và 3,82%/năm (tăng lần lượt là 0,02% và 0,32% so với ngày hôm qua). Trong khi đó, lãi suất bình quân qua đêm và kỳ hạn 3 tháng lại giảm nhẹ, lần lượt là 3,38%/năm và 4,26%/năm (giảm lần lượt là 0,07% và 0,02% so với ngày hôm qua).



Biến động lãi suất bình quân trên thị trường liên ngân hàng thời gian gần đây





[​IMG]









Trên thị trường mở (OMO), đối với nghiệp vụ Reverse Repo, trong ngày 24/7, NHNN không tổ chức đấu thầu đối với nghiệp vụ này, trong khi đó không có khối lượng đáo hạn, như vậy trạng thái trong ngày đối với nghiệp vụ này là 0 đồng. Tính đến ngày 24/7, dư nợ đối với nghiệp vụ Reverse Repo cũng là 1.000 tỷ đồng.



Đối với nghiệp vụ Sell Outright, trong ngày 24/7, NHNN đã đấu thầu thành công 4.166 tỷ đồng tín phiếu, trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày trúng thầu là 200 tỷ đồng (lãi suất trúng thầu là 3,00%/năm, tăng 0,2% so với phiên đấu thầu ngày 22/7), kỳ hạn 56 ngày là 995 tỷ đồng (lãi suất trúng thầu là 3,30%/năm, không đổi so với phiên đấu thầu ngày 22/7) và kỳ hạn 91 ngày là 2.971 tỷ đồng (lãi suất trúng thầu là 3,90%/năm, không đổi so với phiên đấu thầu ngày 23/7). Trong ngày 24/7, tổng khối lượng tín phiếu đáo hạn là 3.576 tỷ đồng, như vậy, NHNN đã hút 590 tỷ đồng qua nghiệp vụ Sell Outright.



Kể từ đầu năm đến nay, NHNN đã đấu thầu thành công tổng cộng 518.850 tỷ đồng tín phiếu, trong đó đã có 334.980 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn, hiện còn 183.870 tỷ đồng tín phiếu chưa đáo hạn (trong đó tín phiếu kỳ hạn 28 ngày, 56 ngày và 91 ngày lần lượt là 7.741 tỷ đồng; 22.894 tỷ đồng và 153.235 tỷ đồng).



Tính chung trong ngày 24/7, NHNN đã hút ròng 590 tỷ đồng trên thị trường mở.



Diễn biến bơm/hút trên thị trường mở thời gian gần đây





[​IMG]
 

minhtuan_29

New Member
Tính đến hết tháng 6, tổng giá trị tồn kho là 83.000 tỉ đồng. Trong đó, Hà Nội giảm 36% so với quý 1/2013 Tp HCM giảm 45%.

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, cho biết, qua nửa năm, thị trường bất động sản đã có chuyển biến rõ rệt khi giao dịch tăng đáng kể, giá không giảm sâu thêm, hàng tồn kho giảm rõ rệt.
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top