Link tải luận văn miễn phí cho ae
1.Lý do chọn đề tài.
Trong các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền vững,
đúng định hướng thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản. Muốn xây dựng
nguồn lực con người, phải đẩy mạnh đồng bộ giáo dục đào tạo, khoa học công
nghệ và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Muốn phát triển được giáo dục, một trong những vấn đề cấp thiết có tính
chiến lược là đổi mới phương pháp giáo dục. Từ việc truyền thụ tri thức thụ
động một chiều: Thầy giảng, trò ghi, sang hướng dẫn người học chủ động tư
duy trong quá trình tiếp cận tri thức. Phương pháp giáo dục được quy định
trong Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại mục 2
Điều 4 ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên” [13].
Trước bối cảnh đó, đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. Nghị
quyết hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII chỉ rõ: "Đổi
mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy
học..." [7].
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin (CNTT) đối
với đổi mới giáo dục, trong Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT, Bộ trưởng Bộ
giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển biến cơ bản trong quá
trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và
quản lý giáo dục" [2]. Hiện nay, sự phát triển của CNTT đã mở ra triển vọng to lớn trong việc
đổi mới phương pháp dạy học. Hầu hết các trường đều được trang bị máy vi
tính, phòng học CNTT, kết nối Internet… Máy vi tính được sử dụng trong
dạy học để hỗ trợ các nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học (QTDH) và nhất
là hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học chương trình mới theo hướng tích cực
hóa người học. Với sự trợ giúp của máy vi tính và phần mềm dạy học, giáo
viên (GV) có thể tổ chức quá trình học tập của học sinh (HS) theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh
[12], [18].
Với đặc thù của Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm (TN) nên
trong quá trình hình thành những kiến thức mới cho HS đòi hỏi GV và HS
phải tiến hành các thí nghiệm. Từ đó tạo niềm tin, phát triển tư duy và góp
phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS. Thế nhưng việc tiến hành thí nghiệm
Vật lí hiện nay vẫn gặp một số khó khăn nhất định. Các khó khăn gặp phải khi
tiến hành các thí nghiệm là do một vài thí nghiệm cần thực hiện với nhiều
thao tác phức tạp; một vài thí nghiệm khác thì có mức độ nguy hiểm cao hoặc
không thể thực hiện được trong điều kiện bình thường; ở một số trường còn
thiếu hay thậm chí chưa có các phòng học bộ môn hay phòng thí nghiệm
thực hành, những nơi đã có phòng thí nghiệm thực hành thì thiếu cán bộ
chuyên trách; diện tích phòng học nhỏ và bố trí bàn ghế cũng như thiết bị ở
bên trong không thuận lợi cho việc sử dụng thí nghiệm trên lớp,…
Đối với môn Vật lí, muốn học sinh hiểu sâu sắc những định luật, bản
chất hiện tượng, cần có những phần mềm được xây dựng công phu để
mô tả tiến trình của các thí nghiệm. Một khó khăn là các nhà nghiên cứu khoa
học, giáo viên vật lí không chuyên về lĩnh vực tin học gặp rất nhiều khó khăn
để xây dựng các phần mềm như thế, từ thực trạng đó, mỗi giáo viên cần biết
khai khác những phần mền chuyên môn đã được xây dựng ở các nước cũng
như nước ta và kết hợp sử dụng chúng với các phương tiện dạy học hiện đại
như máy vi tính, Projector... vào quá trình dạy và học nhằm giúp học sinh
phát huy tính tích cực học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức, điều
kiển của giáo viên, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện
đại [27].
Với những lí do nêu trên, chúng tui chọn đề tài:
“Sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức
của học sinh trong dạy học một số kiến thức Vật lí 11, THPT".
2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu, khai thác và sử dụng phần mềm trong dạy học đã có nhiều
tác giả nghiên cứu như "Khai thác và sử dụng phần mềm Crocodile Physics
trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông" (Lê Thị Ngọc Thủy,
2005), "Nghiên cứu khai thác Working Model thiết kế dạy cơ học Vật lí 10
trung học phổ thông" (Hoàng Trọng Phú, 2004), "Khai thác và sử dụng phần
mềm Working Model trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông"
(Huỳnh Thị Đức Hạnh, 2006).
Tác giả Hoàng Trọng Phú là người đầu tiên nghiên cứu khai thác
Working Model vào dạy học. Tuy nhiên, tác giả chỉ giới hạn phạm vi ở phần
cơ học 10 và chưa đưa ra một hướng dẫn cụ thể, chi tiết cần thiết cho người
lần đầu tiên thiết kế mô phỏng với Working Model. Các TNMP được thiết kế
còn đơn giản, chưa khai thác hết những chức năng của phần mềm Working
Model. Với trình độ tin học và tiếng Anh hạn chế, nhiều GV còn rất ngần ngại
trong việc khai thác và sử dụng phần mềm Working Model để phục vụ dạy
học. Do vậy, trong thực tế, việc khai thác và sử dụng phần mềm này vào dạy
học Vật lí nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS chưa phát triển hết
khả năng vốn có của nó [8].
Trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, hầu hết các kiến thức VL được
rút ra từ những quan sát và thí nghiệm. Vì vậy, thí nghiệm là một phương tiện
rất quan trọng, có tác dụng to lớn trong việc nâng cao chất lượng nắm vững
kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo của HS. Trong những năm gần đây, bên
cạnh những công trình nghiên cứu về việc sử dụng các thí nghiệm vào dạy
học có hiệu quả, còn có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng MVT vào dạy
học VL và đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục. Tiêu biểu là các
công trình nghiên cứu của các tác giả Mai Văn Trinh trong luận án Tiến sĩ
năm 2001 đã nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở
trườngTHPT nhờ việc sử dụng MVT và các phương tiện dạy học hiện đại ”;
tác giả Trần Huy Hoàng với đề tài “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ
trợ của MVT trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học
phổ thông”, luận án Tiến sĩ 2006; “ Khai thác và sử dụng Internet trong dạy
học điện học lớp 11 trung học phổ thông” của tác giả Phạm Vân Điệp, luận
văn Thạc sĩ 2007, ...
Hiện nay có nhiều phần mềm mô phỏng hỗ trợ dạy học Vật lí như:
PAKMA, Working Model, Crocodile Physics, Interactive Physics... Trong
nhóm các phần mềm mô phỏng về Vật lí, phần mềm dạy học cho phép thiết
kế các thí nghiệm mô phỏng (TNMP) sinh động, hấp dẫn, mang lại hiệu quả
trong việc phân tích các hiện tượng, đặc biệt là khi không thể thực hiện thí
nghiệm thực hay để giải các bài tập Vật lí... Những TNMP sẽ tạo điều kiện
tốt hơn cho HS quan sát, thu thập thông tin... Nhờ đó HS sẽ hứng thú hơn,
hoạt động nhận thức có hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy
học ở trường phổ thông. Để tạo nguồn tư liệu tham khảo, hỗ trợ việc dạy và
học cho GV và HS, đáp ứng xu hướng vận dụng công nghệ thông tin và đổi
mới phương pháp dạy học.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1.Lý do chọn đề tài.
Trong các nguồn lực để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả, bền vững,
đúng định hướng thì nguồn lực con người là yếu tố cơ bản. Muốn xây dựng
nguồn lực con người, phải đẩy mạnh đồng bộ giáo dục đào tạo, khoa học công
nghệ và xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Muốn phát triển được giáo dục, một trong những vấn đề cấp thiết có tính
chiến lược là đổi mới phương pháp giáo dục. Từ việc truyền thụ tri thức thụ
động một chiều: Thầy giảng, trò ghi, sang hướng dẫn người học chủ động tư
duy trong quá trình tiếp cận tri thức. Phương pháp giáo dục được quy định
trong Luật Giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại mục 2
Điều 4 ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say
mê học tập và ý chí vươn lên” [13].
Trước bối cảnh đó, đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết. Nghị
quyết hội nghị lần 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII chỉ rõ: "Đổi
mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp
dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy
học..." [7].
Nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin (CNTT) đối
với đổi mới giáo dục, trong Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT, Bộ trưởng Bộ
giáo dục và Đào tạo đã chỉ rõ: “Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
trong giáo dục và đào tạo sẽ tạo ra một bước chuyển biến cơ bản trong quá
trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập và
quản lý giáo dục" [2]. Hiện nay, sự phát triển của CNTT đã mở ra triển vọng to lớn trong việc
đổi mới phương pháp dạy học. Hầu hết các trường đều được trang bị máy vi
tính, phòng học CNTT, kết nối Internet… Máy vi tính được sử dụng trong
dạy học để hỗ trợ các nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học (QTDH) và nhất
là hỗ trợ đắc lực cho việc dạy và học chương trình mới theo hướng tích cực
hóa người học. Với sự trợ giúp của máy vi tính và phần mềm dạy học, giáo
viên (GV) có thể tổ chức quá trình học tập của học sinh (HS) theo hướng phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động nhận thức của học sinh
[12], [18].
Với đặc thù của Vật lí học là môn khoa học thực nghiệm (TN) nên
trong quá trình hình thành những kiến thức mới cho HS đòi hỏi GV và HS
phải tiến hành các thí nghiệm. Từ đó tạo niềm tin, phát triển tư duy và góp
phần giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS. Thế nhưng việc tiến hành thí nghiệm
Vật lí hiện nay vẫn gặp một số khó khăn nhất định. Các khó khăn gặp phải khi
tiến hành các thí nghiệm là do một vài thí nghiệm cần thực hiện với nhiều
thao tác phức tạp; một vài thí nghiệm khác thì có mức độ nguy hiểm cao hoặc
không thể thực hiện được trong điều kiện bình thường; ở một số trường còn
thiếu hay thậm chí chưa có các phòng học bộ môn hay phòng thí nghiệm
thực hành, những nơi đã có phòng thí nghiệm thực hành thì thiếu cán bộ
chuyên trách; diện tích phòng học nhỏ và bố trí bàn ghế cũng như thiết bị ở
bên trong không thuận lợi cho việc sử dụng thí nghiệm trên lớp,…
Đối với môn Vật lí, muốn học sinh hiểu sâu sắc những định luật, bản
chất hiện tượng, cần có những phần mềm được xây dựng công phu để
mô tả tiến trình của các thí nghiệm. Một khó khăn là các nhà nghiên cứu khoa
học, giáo viên vật lí không chuyên về lĩnh vực tin học gặp rất nhiều khó khăn
để xây dựng các phần mềm như thế, từ thực trạng đó, mỗi giáo viên cần biết
khai khác những phần mền chuyên môn đã được xây dựng ở các nước cũng
như nước ta và kết hợp sử dụng chúng với các phương tiện dạy học hiện đại
như máy vi tính, Projector... vào quá trình dạy và học nhằm giúp học sinh
phát huy tính tích cực học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự tổ chức, điều
kiển của giáo viên, góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện
đại [27].
Với những lí do nêu trên, chúng tui chọn đề tài:
“Sử dụng phần mềm dạy học theo hướng tích cực hóa quá trình nhận thức
của học sinh trong dạy học một số kiến thức Vật lí 11, THPT".
2. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Nghiên cứu, khai thác và sử dụng phần mềm trong dạy học đã có nhiều
tác giả nghiên cứu như "Khai thác và sử dụng phần mềm Crocodile Physics
trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông" (Lê Thị Ngọc Thủy,
2005), "Nghiên cứu khai thác Working Model thiết kế dạy cơ học Vật lí 10
trung học phổ thông" (Hoàng Trọng Phú, 2004), "Khai thác và sử dụng phần
mềm Working Model trong dạy học Vật lí ở trường trung học phổ thông"
(Huỳnh Thị Đức Hạnh, 2006).
Tác giả Hoàng Trọng Phú là người đầu tiên nghiên cứu khai thác
Working Model vào dạy học. Tuy nhiên, tác giả chỉ giới hạn phạm vi ở phần
cơ học 10 và chưa đưa ra một hướng dẫn cụ thể, chi tiết cần thiết cho người
lần đầu tiên thiết kế mô phỏng với Working Model. Các TNMP được thiết kế
còn đơn giản, chưa khai thác hết những chức năng của phần mềm Working
Model. Với trình độ tin học và tiếng Anh hạn chế, nhiều GV còn rất ngần ngại
trong việc khai thác và sử dụng phần mềm Working Model để phục vụ dạy
học. Do vậy, trong thực tế, việc khai thác và sử dụng phần mềm này vào dạy
học Vật lí nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS chưa phát triển hết
khả năng vốn có của nó [8].
Trong dạy học Vật lí ở trường phổ thông, hầu hết các kiến thức VL được
rút ra từ những quan sát và thí nghiệm. Vì vậy, thí nghiệm là một phương tiện
rất quan trọng, có tác dụng to lớn trong việc nâng cao chất lượng nắm vững
kiến thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo của HS. Trong những năm gần đây, bên
cạnh những công trình nghiên cứu về việc sử dụng các thí nghiệm vào dạy
học có hiệu quả, còn có nhiều công trình nghiên cứu ứng dụng MVT vào dạy
học VL và đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục. Tiêu biểu là các
công trình nghiên cứu của các tác giả Mai Văn Trinh trong luận án Tiến sĩ
năm 2001 đã nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở
trườngTHPT nhờ việc sử dụng MVT và các phương tiện dạy học hiện đại ”;
tác giả Trần Huy Hoàng với đề tài “Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ
trợ của MVT trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học
phổ thông”, luận án Tiến sĩ 2006; “ Khai thác và sử dụng Internet trong dạy
học điện học lớp 11 trung học phổ thông” của tác giả Phạm Vân Điệp, luận
văn Thạc sĩ 2007, ...
Hiện nay có nhiều phần mềm mô phỏng hỗ trợ dạy học Vật lí như:
PAKMA, Working Model, Crocodile Physics, Interactive Physics... Trong
nhóm các phần mềm mô phỏng về Vật lí, phần mềm dạy học cho phép thiết
kế các thí nghiệm mô phỏng (TNMP) sinh động, hấp dẫn, mang lại hiệu quả
trong việc phân tích các hiện tượng, đặc biệt là khi không thể thực hiện thí
nghiệm thực hay để giải các bài tập Vật lí... Những TNMP sẽ tạo điều kiện
tốt hơn cho HS quan sát, thu thập thông tin... Nhờ đó HS sẽ hứng thú hơn,
hoạt động nhận thức có hiệu quả hơn, từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy
học ở trường phổ thông. Để tạo nguồn tư liệu tham khảo, hỗ trợ việc dạy và
học cho GV và HS, đáp ứng xu hướng vận dụng công nghệ thông tin và đổi
mới phương pháp dạy học.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links